Nghiên cứu tính dễ bị tổn thương và năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng xã Tây Phong huyện Cao Phong tỉnh Hòa Bình - 2


nhưng trong khuôn khổ nghiên cứu này chỉ tập trung một số khía cạnh của các hiện tượng khí hậu cực đoan, đặc biệt là hạn hán, mưa lũ, rét đậm rét hại và tác động của chúng lên sản xuất nông nghiệp, sinh kế của những người nghèo.

Kết cấu chính của luận văn Mở đầu

Chương 1: Tổng quan về tính dễ bị tổn thương và năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu. Chương 2: Địa điểm, thời gian, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu

Kết luận và khuyến nghị Tài liệu tham khảo

Phụ lục


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG VÀ NĂNG LỰC THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU‌

1.1. Một số khái niệm


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.

Biến đổi khí hậu


Nghiên cứu tính dễ bị tổn thương và năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng xã Tây Phong huyện Cao Phong tỉnh Hòa Bình - 2

Là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và/hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn. Biến đổi khí hậu có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất. (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008)

Theo Nguyễn Đức Ngữ (chủ biên), 2008, các biểu hiện của biến đổi khí hậu là


- Nhiệt độ trung bình năm tăng; sự biến đổi và độ khác thường của thời tiết và khí hậu tăng;

- Nước biển dâng do băng tan từ các cực Trái đất và các đỉnh núi cao;


- Các hiện tượng cực đoan của thời tiết và thiên tai (nóng, rét hại, bão, lũ lụt,hạn hán, v.v…) xảy ra với tần suất cao hơn, cường độ và độ khác thường lớn hơn.

Khí hậu cực đoan


Ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (The Intergoverment Panel on Climate Change – IPCC), 2007 định nghĩa “hiện tượng thời tiết cực đoan” và “hiện tượng khí hậu cực đoan” như sau:

Hiện tượng thời tiết cực đoan: là hiện tượng hiếm ở một nơi cụ thể khi xem xét phân bố thống kê của nó. Hiếm có thể hiểu là các hiện tượng thời tiết cực đoan thông thường được có tần suất xuất hiện của nó nhỏ hơn 10%. Theo định nghĩa này, những đặc trưng của thời tiết cực đoan có thể thay đổi tùy từng khu vực mà đặc trưng cho khu vực đó, nó phụ thuộc vào các yếu tố địa lý tự nhiên, bức xạ, địa hình…


Hiện tượng khí hậu cực đoan: là trung bình của số các hiện tượng thời tiết cực đoan trên một khoảng thời gian nhất định, trung bình tự nó đã là cực đoan. Hiện tượng khí hậu cực đoan có thể xác định từ các yếu tố khí hậu. Nói cách khác, hiện tượng khí hậu cực đoan phần lớn không được quan trắc trực tiếp mà người ta căn cứ vào số liệu quan trắc các yếu tố khí hậu để xác định hoặc quy định một hiện tượng nào đó có xuất hiện hay không.

Tính dễ bị tổn thương


Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, tính dễ bị tổn thương: “Khả năng (tính) dễ bị tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu là mức độ mà một hệ thống (tự nhiên, xã hội, kinh tế) có thể bị tổn thương do BĐKH, hoặc không có khả năng thích ứng với những tác động bất lợi của biến đổi khí hậu” (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008)

Thích ứng với biến đổi khí hậu


Thích ứng với biến đổi khí hậu là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con người đối với hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi, nhằm mục đích giảm khả năng bị tổn thương do dao động và biến đối khí hậu hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận dụng các cơ hội do nó mang lại (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008)

1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới


Đánh giá tính dễ bị tổn thương


Tính dễ bị tổn thương được nghiên cứu nhiều năm qua trong đó ở lĩnh vực BĐKH: Theo nghiên cứu của IUCN đã nêu trong báo cáo về “người bản địa và biến đổi khí hậu” (2008), tính dễ bị tổn thương được phân làm 2 nhóm yếu tố: Xã hội (nghèo đói, bất bình đẳng, mù chữ…. ); lý sinh (sức khỏe và dinh dưỡng). Theo Cục biến đổi khí hậu và năng lượng Australia, 2011, tính dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu được phân thành 3 yếu tố là sinh thái học, kinh tế và xã hội.


Các nhà nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp khác nhau để đánh giá tính dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu. Alex de Sherbinin và cộng sự (2010) sử dụng phương pháp tiếp cận dựa vào các kịch bản kết hợp với những phương pháp tiếp cận mới đánh giá tính dễ bị tổn thương từ dưới lên để nghiên cứu đánh giá tính dễ bị tổn thương tại 3 thành phố là Mumbai, Rio de Janeiro và Thượng Hải. Nghiên cứu này đã đánh giá một số cản trở về mặt chính trị để chuẩn bị tốt hơn trong việc phòng ngừa thiên tai.

Heru Santoso (2007) sử dụng phương pháp đánh giá nhanh tính dễ bị tổn thương để thu thập thông tin ở các lĩnh vực khác nhau và từ đó xây dựng các chiến lược thích ứng tại Indonesia

Thích ứng với biến đổi khí hậu


Hiện nay có nhiều cách tiếp cận thích ứng với BĐKH như: Thích ứng dựa trên hệ sinh thái, cộng đồng và quyền lợi….Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu về cộng đồng thường sử dụng cách tiếp cận dựa trên cộng đồng để nghiên cứu khả năng thích ứng của cộng đồng dễ bị tổn thương với biến đổi khí hậu.

Cách tiếp cận thích ứng với BĐKH dựa trên cộng đồng là một phương pháp luận để thu thập, tổ chức và phân tích thông tin về khả năng bị tổn thương và năng lực thích ứng của cộng đồng, hộ gia đình và cá nhân. Nó cung cấp những hướng dẫn và công cụ cho nghiên cứu, phân tích và học hỏi có sự tham gia. Nó cũng tính đến vai trò của các cơ quan và chính sách quốc gia và địa phương trong thực hiện hoạt động thích ứng. (CARE International, 2010)

Dựa trên cách tiếp cận này, Tổ chức CARE International và Viện Phát triển Bền vững Quốc tế đã nghiên cứu Bộ công cụ phân tích sự thích ứng dựa vào cộng đồng(CBA). Bộ công cụ này hướng dẫn các bước phân tích, đánh giá khả năng bị tổn


thương và năng lực thích ứng với BĐKH tại các cộng đồng, từ đó xây dựng, triển khai các dự án. (CARE International, 2010)

Ngoài ra, Hannah Reid và cộng sự (2009) cũng sử dụng phương pháp tiếp cận dựa vào cộng đồng để nghiên cứu tính dễ bị tổn thương và năng lực thích ứng với BĐKH. Phương pháp này tập trung vào việc thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng giúp cộng đồng phân tích nguyên nhân và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trong việc tích hợp các kiến thức khoa học và kiến thức cộng đồng để lập kế hoạch thích ứng.

Các nghiên cứu về tính dễ bị tổn thương và khả năng thích ứng với BĐKH của hộ nghèo

Năm 2007, báo cáo về nghèo đói với BĐKH của Oxfam Quốc tế đã có những cảnh báo về sự suy tàn sinh kế của người nghèo; nêu rò sự gia tăng các thảm họa khí hậu ảnh hưởng tới nhiều người đặc biệt là hộ nghèo, người nghèo không có sức mạnh để chống chịu lại các thảm họa.

Hari Bansha Dulal (2010) đã đưa ra những khảo sát về khả năng của những người dân nghèo thuộc các cộng đồng ở vùng Koshi Tappu ở Nepal thích ứng với biến đổi khí hậu, đặc biệt chú ý đến các tài sản chủ yếu (nhân lực, xã hội, tự nhiên, vật chất, và vốn tài chính) để duy trì khả năng ứng phó với các sự kiện thời tiết cực đoan liên tục xảy ra.

Trong báo cáo “Thay đổi môi trường toàn cầu và An ninh con người” (Siri E.H. Eriksen, 2007) đề cập tới mối quan hệ giữa nghèo đói và thích ứng với biến đổi khí hậu, báo cáo cũng xem xét tới thực trạng thể chế trong việc kếp hợp giải pháp thích ứng với biến đối khí hậu của việc thực thi các chính sách hỗ trợ phát triển hiện nay.

Nông nghiệp là đối tượng bị ảnh hưởng bởi các hiện tượng khí hậu cực đoan do tác động của BĐKH.


Trong nghiên cứu của Helal Ahammad, 2007 đã đề cập tới “ các vấn đề và thách thức của nông nghiệp Australia trong việc thích nghi với thay đổi thời tiết, đặc biệt là xem xét các ảnh hưởng của thay đổi khí hậu có thể xảy ra đối với ngành sản xuất nông nghiệp của Australia. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng những khu vực (phụ thuộc lớn vào ngành nông nghiệp) có thể phải chịu những mất mát đáng kể do ảnh hưởng của việc thay đổi khí hậu. Nghiên cứu này cũng phát hiện vai trò tiềm năng của thích nghi trong việc làm giảm những chi phí do những ảnh hưởng này.

Báo cáo đánh giá rủi ro ngành nông nghiệp Indonesia năm 2007 (Rosamond L. Naylor, 2007) đã sử dụng cơ sở lý luận về đánh giá rủi ro để xem xét ảnh hưởng tiềm năng của các hiện tượng El Nino và thay đổi tự nhiên đối với ngành lúa gạo năm 2050 với điều kiện thay đổi khí hậu. Nghiên cứu này tập trung vào hai khu vực sản xuất lúa gạo chính; Java và Bali và chỉ ra nhu cầu cần có chiến lược thích ứng cho ngành lúa gạo Indonesia; bao gồm cả việc đầu tư các hồ chứa nước, các cây trồng chịu hạn, đa dạng hoá mùa vụ và hệ thống cảnh báo sớm.

Ramasy cùng các đồng nghiệp (2007) đã nghiên cứu và xuất bản cuốn sách “sự dao động và biến đổi khí hậu: thích ứng với hạn hán ở Bangladesh” những thông tin trong cuốn sách giúp cho cán bộ khuyến nông, cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý địa phương chuẩn bị và tiến hành đánh giá BĐKH ở cộng đồng, các khu vực nhạy cảm nhằm nâng cao năng lực ứng phó và khả năng thích ứng với BĐKH trong sinh kế nông nghiệp và các nghành liên quan.

Các nghiên cứu nêu trên đã phần nào khái quát tình hình nghiên cứu trên thế giới về tính dễ bị tổn thương và năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu và nổi bật lên các vấn đề sau:

- Tính dễ bị tổn thương bao gồm các yếu tố: Xã hội (nghèo đói, bất bình đẳng, mù chữ…. ), lý sinh (sức khỏe và dinh dưỡng), sinh thái học và kinh tế;


- Các nhà nghiên cứu sử dụng phương pháp dựa vào cộng đồng, dựa vào các kịch bản, phương pháp tiếp cận từ trên xuống để nghiên cứu tính dễ bị tổn thương và năng lực thích ứng với BĐKH;

- Nông nghiệp và hộ nghèo bị ảnh hưởng rất lớn bởi biến đổi khí hậu;


- Lồng ghép thích ứng với BĐKH trong hoạch định chính sách và lâp kế hoạch;


Thông qua các nghiên cứu trên cho thấy, vấn đề thích ứng với biến đổi khí hậu mà trực tiếp tác động là thời tiết cực đoan (hạn hán, mưa lũ, rét đậm, rét hại...) tới đảm bảo sinh kế của hộ nghèo còn được đề cập rất ít và nếu có chỉ là các khía cạnh riêng rẽ như cộng đồng nghèo, nông nghiệp... Với nghiên cứu tính dễ bị tổn thương và năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu tập trung vào các hiện tượng thời tiết cực đoan và sinh kế dựa vào nông nghiệp của các hộ nghèo miền núi sẽ bổ xung thêm các nghiên cứu nói trên.

1.3. Các nghiên cứu ở Việt Nam


Trong bối cảnh BĐKH ngày càng mạnh mẽ như hiện nay, Việt Nam đã và đang tích cực chống lại biến đổi khí hậu với các hoạt động, dự án trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: Nông nghiệp, giao thông, thủy lợi… với nhiều cơ quan chuyên môn cũng như các tổ chức quốc tế nghiên cứu và triển khai trong những năm qua.

Tính dễ bị tổn thương và năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu


Dự án “Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu ở lưu vực sông Hương và chính sách thích nghi ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế” do Chương trình hỗ trợ Nghiên cứu Khí hậu Hà Lan tài trợ là một nghiên cứu thí điểm về BĐKH tại khu vực. Nghiên cứu đánh giá tác động của BĐKH và tính dễ bị tổn thương của các nghành kinh tế, xã hội dựa trên quan điểm quản lý tổng hợp từ đó giảm khả năng bị tổn thương cải thiện sinh kế cho người dân (Lê Nguyên Tường và nnk, 2008).


Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường (IMHEN) (2011) đã nghiên cứu và xây dựng hướng dẫn “Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và xác định các giải pháp thích ứng” nhằm phục vụ cho công tác xây dựng kế hoạch hành động của các Bộ, ngành địa phương với biến đổi khí hậu. Hướng dẫn sử dụng cách tiếp cận như sau:

- Đánh giá tác động của BĐKH ở thời điểm hiện tại sau đó đánh giá tác động trong tương lai dựa vào các kịch bản kết hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, môi trường;

- Đánh giá tác của BĐKH theo ngành, theo vùng địa lý, theo ranh giới hệ sinh thái…


Liên quan tới tính dễ bị tổn thương Đặng Đình Khá đã nghiên cứu Đề tài luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu tính dễ bị tổn thương do lũ lụt hạ lưu sông Thạch Hãn, tỉnh Quảng Trị”(Đặng Đình Khá, 2011). Trong nghiên cứu này có đề cập tới một tính dễ bị tổn thương do lũ lụt bằng các phương pháp khác nhau và nổi bật lên phương pháp nghiên cứu đánh giá tính dễ bị tổn thương trong vùng bằng lập bản đồ dễ tổn thương dựa trên bản đồ bản đồ nguy cơ lũ, bản đồ sử dụng đất và bản đồ thể hiện khả năng chống chịu của cộng đồng.

Trung tâm Nguyên cứu Tài nguyên và Môi trường (CRES) cũng có nhiều đóng góp trong các nghiên cứu về biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, sinh thái môi trường, bảo vệ môi trường rừng,….Liên quan tới tính tới biến đổi khí hậu, Mai Kim Liên đã tiến hành nghiên cứu đề tài luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm bước đầu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến phát triển kinh tế, xã hội Thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định” (Mai Kim Liên, 2010).

Các nghiên cứu tác động của BĐKH tới sinh kế (nông nghiệp) của hộ nghèo


Theo Bộ lao động thương binh và xã hội năm 2011, mức nghèo được quy định như sau:

- Mức chuẩn nghèo (cập nhật CPI): so sánh thu nhập hộ gia đình với mức 480 ngàn đồng khu vực nông thôn và 600 ngàn đồng khu vực thành thị;

Xem tất cả 95 trang.

Ngày đăng: 15/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí