Vai trò và cơ cấu tổ chức của công ty xuyên quốc gia trong Marketing quốc tế - 1


Vai trò và cơ cấu tổ chức của công ty xuyên quốc gia trong Marketing quốc tế

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG

CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

***


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài VAI TRÒ VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY XUYÊN 1


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.


Đề tài:

Vai trò và cơ cấu tổ chức của công ty xuyên quốc gia trong Marketing quốc tế - 1


VAI TRÒ VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA TRONG MARKETING QUỐC TẾ


Họ và tên sinh viên : Đặng Đức Giang

Lớp : Anh 1

Khóa 41

Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS Nguyễn Trung Vãn


Đặng Đức Giang -Lớp A1- K41- KTNT

1

HÀ NỘI -11/2006


Vai trò và cơ cấu tổ chức của công ty xuyên quốc gia trong Marketing quốc tế

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I. NHỮNG NÉT CHUNG VỀ CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA 7

I. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM 7

1. KHÁI NIỆM 7

2. ĐẶC ĐIỂM 10

II. PHÂN LOẠI 11

1. CĂN CỨ VÀO SỰ HÌNH THÀNH TNCS 11

1.1. LIÊN KẾT THEO CHIỀU NGANG 11

1.2. LIÊN KẾT THEO CHIỀU DỌC 12

2 . CĂN CỨ VÀO THÁI ĐỘ QUẢN LÝ CỦA TNCS KHI BÀNH TRƯỚNG RA TOÀN CẦU 13

2.1. CÔNG TY THEO HÌNH THÁI ETHNOCENTRIC 13

2.2. CÔNG TY THEO HÌNH THÁI QUẢN LÝ POLYCENTRIC 14

2.3. CÔNG TY THEO HÌNH THÁI QUẢN LÝ GEOCENTRIC 14

III. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TNCS 15

1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH 15

2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TNCS 17

2.1 . QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH 17

2.2. BA BƯỚC PHÁT TRIỂN TRONG QUÁ TRÌNH BÀNH TRƯỚNG VÀ MỞ RỘNG CỦA TNCS TRÊN THỊ TRƯỜNG THẾ

GIỚI 17

2.3. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA TNCS 19

2.4. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TNCS HIỆN NAY 21

II. VAI TRÒ CỦA CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA TRONG MARKETING QUỐC TẾ 23

1. TNCS THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 24

2. THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRÊN THẾ GIỚI 27

3. TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ 30


4. ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THÂM NHẬP VÀ MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI 34

CHƯƠNG II. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÁC CÔNG TY XUYÊN

I . MÔ HÌNH CHUNG 37

1. MÔ HÌNH CƠ BẢN 37

QUỐC GIA TRONG MARKETING QUỐC TẾ 37


2. ĐẶC ĐIỂM VỀ MÔ HÌNH QUẢN LÝ CỦA TNCS 40

2.1. TẬP QUYỀN ( CENTRELISATION) 41

2.2. PHÂN QUYỀN (DECENTRELISATION) 43

II. MỘT SỐ MÔ HÌNH CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TY CỦA TNCS 47

1. CÁC CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY TRONG GIAI ĐOẠN QUỐC

TẾ HÓA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TNCS 49

1.1. CƠ CẤU TỔ CHỨC TRONG GIAI ĐOẠN BAN ĐẦU CỦA

QUÁ TRÌNH QUỐC TẾ HÓA (INITIAL DIVISION STRUCTURE) . 49

1.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY TRONG GIAI ĐOẠN QUỐC TẾ HÓA SÂU RỘNG (INTERNATIONAL DIVISION

STRUCTURE) 51

2. CÁC CƠ CẤU TỔ CHỨC TNCS TRONG QUÁ TRÌNH TOÀN CẦU HÓA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 55

2.1. CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY THEO CHỨC NĂNG TOÀN

CẦU (A GLOBAL FUNTIONAL STRUCTURE) 55

2.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY THEO SẢN PHẨM TRÊN

TOÀN CẦU (A GLOBAL PRODUCT DIVISION STRUCTURE) 57

2.3. CƠ CẤU PHÒNG BAN THEO KHU VỰC TRÊN TOÀN CẦU

(A GLOBAL AREA DIVISION STRUCTURE) 62

CHƯƠNGIII:MỘT SỐ BÀI HỌC RÚT RA TỪ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ..70

I. BÀI HỌC TRONG VIỆC THU HÚT VÀ KHAI THÁC CÓ HIỆU QUẢ HƠN NỮA NHỮNG LỢI ÍCH TỪ CÁC TNCS 70

1. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TNCS TẠI VIỆT NAM 70

2. CÁC BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG THU HÚT VÀ KHAI

THÁC CÓ HIỆU QUẢ TNCS CỦA VIỆT NAM 74


2.1.BÀI HỌC THỨ NHẤT 75

2.2.BÀI HỌC THỨ HAI 76

2.3. BÀI HỌC THỨ BA 77

2.4. BÀI HỌC THỨ TƯ 79

II. BÀI HỌC VỀ PHÁT TRIỂN CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ MẠNH ĐỂ CÓ THỂ CẠNH TRANH MỘT CÁCH HIỆU QUẢ VỚI CÁC

TNCS 80

CẤU TỔ CHỨC CỦA TNCS 81

2. BÀI HỌC TRONG PHÁT TRIỂN VÀ HOÀN THIỆN TẬP ĐOÀN

1. SO SÁNH MÔ HÌNH TỔNG CÔNG TY CỦA VIỆT NAM VỚI CƠ


2.1. BÀI HỌC THỨ NHẤT 88

2.2. BÀI HỌC THỨ HAI 89

2.3. BÀI HỌC THỨ BA 91

2.4. BÀI HỌC THỨ TƯ 91

KINH TẾ THEO MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ-CÔNG TY CON 86


2.5. BÀI HỌC THỨ NĂM 92

2.6. BÀI HỌC THỨ SÁU 93

2.7. BÀI HỌC THỨ BẢY 94

KẾT LUẬN 89

TÀI LIỆU THAM KHẢO 91

PHỤ LỤC 95


LỜI MỞ ĐẦU


Toàn cầu hóa mà lực lượng hạt nhân xung kích của nó là các công ty xuyên quốc gia (TNCs) đang tác động ngày càng mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống kinh tế xã hội của thế giới. Cuối thế kỷ XX, thế giới có khoảng 70.000 công ty xuyên quốc gia và hơn 690.000 chi nhánh phân bố rộng khắp các châu lục. Các công ty này đang hình thành một thế giới mới thông qua sự thống trị trong lĩnh vực thương mại, đầu tư và nghiên cứu-chuyển giao công nghệ bằng tiềm lực vô cùng to lớn của mình về nguồn vốn, công nghệ và trình độ quản lý tiên tiến. Năm 2005, chỉ riêng Exxon Mobil-công ty xuyên quốc gia lớn nhất thế giới theo kết quả đánh giá của tạp chí Fortune- đã có doanh thu 339.983 triệu USD [33], cao hơn GDP của nhiều quốc gia trên thế giới. Điều này cũng phần nào cho thấy vai trò ngày càng quan trọng của các TNCs trong đời sống kinh tế xã hội thế giới và tiềm lực kinh tế vô cùng to lớn của chúng.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt nam, số lượng các TNCs chính thức đang hoạt động tại thị trường Việt nam hiện mới chỉ là 106 công ty trong danh sách 500 công ty lớn nhất thế giới trong bảng xếp hạng của tạp chí Fortune năm 2006 - với 214 dự án, 11,09 tỷ USD vốn đăng ký và 8,59 tỷ vốn thực hiện, chiếm 20% tổng vốn đầu tư vào nước ta[37]. Như vậy, số lượng TNCs vào Việt nam còn rất khiêm tốn so với tiềm năng và do vậy việc thu hút có hiệu quả TNCs này là một yêu cầu bức thiết đối với nước ta hiện nay.

Trên thực tế, cơ cấu tổ chức công ty phù hợp với môi trường kinh doanh hay môi trường marketing thế giới luôn luôn là điều cốt yếu, là cơ sở vững chắc để các TNCs vươn ra thị trường thế giới. Trong khi đó, tại Việt nam hiện nay, mô hình tổng công ty còn nhiều bất cập và hạn chế.


Hơn thế nữa, sự hiện diện của TNCs tại Việt nam còn đặt các doanh nghiệp nước ta trước một thách thức lớn: phải đổi mới cơ cấu tổ chức như thế nào để có thể cạnh tranh được với những “đại gia” ngay tại sân nhà.

Với đề tài: Vai trò và cơ cấu tổ chức của các công ty xuyên quốc gia trong marketing quốc tế”, khóa luận này sẽ khái quát những nét cơ bản chung về TNCs , tập trung chủ yếu vào đánh giá vai trò của TNCs và phân tích cơ cấu tổ chức của chúng trong Marketing quốc tế, từ đó nêu ra một số bài học cho Việt nam nhằm thu hút và tranh thủ có hiệu quả TNCs trong phát triển kinh tế đất nước đồng thời hoàn thiện hơn nữa mô hình tổng công ty và công ty mẹ- công ty con trong thời kỳ hậu WTO.

Ngoài phần lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, khóa luận được kết cấu theo ba chương:

Chương I: Những nét cơ bản về công ty xuyên quốc gia : chương này đề cập bốn vấn đề chính(1) khái niệm và đặc điểm, (2) phân loại, (3) quá trình hình thành phát triển của TNCs và (4)vai trò của TNCs trong marketing quốc tế.

Chương II: Cơ cấu tổ chức của công ty xuyên quốc gia trong marketing quốc tế sẽ phân tích một số cơ cấu tổ chức điển hình của TNCs trong marketing quốc tế, nêu ra những điểm mạnh, điểm yếu của mỗi mô hình.

Chương III: Một số bài học rút ra từ đề tài nghiên cứu cho Việt nam: nêu ra một số bài học nhằm thu hút và tranh thủ có hiệu quả những lợi ích từ TNCs đồng thời nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp Việt nam.

Do đề tài nghiên cứu khá rộng và mới mẻ cũng như những hạn chế về thông tin, thời gian và khả năng của người viết, khóa luận này không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ dẫn tận tình của thầy cô và những ý kiến đóng góp của các độc giả. Xin chân thành cảm ơn.


CHƯƠNG I‌‌


NHỮNG NÉT CHUNG VỀ CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA


I. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM


1. Khái niệm


Các công ty xuyên quốc gia (TNCs-Transnational Corporations ) ngày nay là thế lực chi phối tuyệt đại bộ phận nền kinh tế thế giới. Phạm vi ảnh hưởng của TNCs không chỉ giới hạn trong lĩnh vực kinh tế mà đã mở rộng sang chính trị, văn hóa, tôn giáo, quốc phòng. Thế lực đó không ngừng bành trướng, phát huy tác động dưới nhiều hình thức khác nhau và ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của hơn sáu tỷ người trên thế giới. Sự phát triển mạnh mẽ và ảnh hưởng ngày càng to lớn của các công ty xuyên quốc gia về quy mô, công nghệ, vốn cũng như cơ cấu tổ chức từ những năm cuối của thập niên sáu mươi đã làm nảy sinh nhiều quan niệm và định nghĩa khác nhau về công ty xuyên quốc gia song có thể thấy chủ yếu vẫn tồn tại hai quan niệm chính:

Quan niệm thứ nhất căn cứ vào tiêu thức sở hữu để xác định loại hình công ty và đưa ra hai khái niệm về công ty đa quốc gia và công ty xuyên quốc gia; trong đó

Công ty đa quốc gia (MNC- Multinational corporation) là công ty tư bản thực hiện việc thiết lập các chi nhánh ở nước ngoài nhằm tiến hành các hoạt động kinh doanh trên phạm vi toàn cầu và sở hữu vốn của công ty mẹ thuộc hai hay nhiều nước khác nhau.

Công ty xuyên quốc gia (TNC -Transnational corporation) là công ty tư bản thực hiện việc kinh doanh trên phạm vi quốc tế và có sở hữu vôn của công ty mẹ thuộc một quốc gia duy nhất.


Như vậy ở đây có sự phân định rõ hai loại hình công ty tư bản hoạt động trên phạm vi quốc tế là công ty đa quốc gia và công ty xuyên quốc gia.Theo quan niệm này, các công ty xuyên quốc gia chiếm đến 99,4% trong tổng số các công ty lớn đang hoạt động trên toàn cầu. Do đó tính chất đa quốc gia là rất thấp và tính chất xuyên quốc gia là phổ biến hơn [15].

Quan niệm thứ hai đang có xu hướng đồng nhất các khái niệm công ty đa quốc gia, công ty xuyên quốc gia, công ty toàn cầu thành công ty quốc tế (International corporation). Trong quan niệm này, yếu tố sở hữu vốn, quốc tịch của công ty mẹ không được đề cập đến mà vấn đề được đưa ra xem xét ở đây là khía cạnh quốc tế hóa hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động thương mại của các công ty này.

Quá trình quốc tế hóa đang diễn ra mạnh mẽ ngày càng khẳng định vai trò to lớn của các công ty xuyên quốc gia trong nền kinh tế nói chung và Marketing quốc tế nói riêng. Kể từ khi ra đời, các công ty xuyên quốc gia đã có những đóng góp to lớn trong việc thay đổi bộ mặt thế giới. Chính sự phụ thuộc lẫn nhau của các nền kinh tế thế giới và sự đan xen phạm vi hoạt động của các công ty xuyên quốc gia đã làm cho yếu tố phân biệt quốc tịch của chúng nhanh chóng bị xếp xuống hàng thứ yếu.

Như vậy hai quan niệm này khác nhau ở tiêu chí xem xét các công ty quốc tế: từ giác độ sở hữu hoặc giác độ phạm vi hoạt động kinh doanh.

Hiện nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về vấn đề này song các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới(WB), Diễn đàn Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) cũng đã đưa ra những khái niệm về công ty xuyên quốc gia như sau:

Xem tất cả 111 trang.

Ngày đăng: 20/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí