Vai Trò Là Người Vận Động Nguồn Lực Thực Hiện Chính Sách

tất cả người bị nhiễm chất độc hóa học của huyện đều nằm trong danh sách nhận tiền hỗ trợ và phần quà nói trên.

Đặc biệt, thực hiện Chỉ thị số 14-CT/TW ngày 19/7/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người có công với cách mạng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang tiến hành tổng kết đánh giá toàn diện Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng hiện hành để nghiên cứu, xây dựng Pháp lệnh thay thế. Theo đó, vừa qua, tỉnh Bình Dương đã tổ chức đoàn thanh tra để tiến hành rà soát toàn diện các đối tượng chịu ảnh hưởng bởi chất độc hóa học trên địa bàn huyện. Trong đợt thanh tra này, các cán bộ công chức thuộc phòng LĐ-TBXH huyện cũng như nhân sự thuộc Hội nạn nhân chất độc màu da cam huyện đã tham gia tích cực vào việc rà soát lại các đối tượng thuộc diện người có công bị nhiễm chất độc hóa học trên địa bàn, cùng với đó là việc tham gia phản biện chính sách hiện nay cho người bị nhiễm chất độc hóa học của nước ta.

2.3.2.2. Vai trò là người vận động nguồn lực thực hiện chính sách

Nhìn chung, trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách cho người bị nhiễm chất độc hóa học trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương hiện nay nhận được sự quan tâm và chung tay của rất nhiều tổ chức và mạnh thường quân.

Đối với Hội nạn nhân chất độc da cam/Dioxin nhiệm kỳ I (2012-2017), chức năng vận động sự hỗ trợ của các đơn vị, các doanh nghiệp, các mạnh thường quân hỗ trợ cho đối tượng là người bị nhiễm chất độc màu da cam đã được quan tâm. Tuy nhiên, kết quả của nội dung hoạt động này vẫn chưa tương xứng với nhu cầu thực tiễn của đối tượng thuộc diện được chăm lo. Trong nhiệm kỳ I của Hội, công tác tuyên truyền của Hội đã tập trung làm cho các tầng lớp nhân dân trong huyện hiểu sâu về thảm họa Da cam ở Việt Nam; hiểu rõ hơn chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước trong việc khắc phục hậu quả chất độc da cam, sự ra đời của Hội Nạn nhân chất độc da cam/Dioxin, về cuộc đấu tranh đòi công lý của những Nạn nhân chất độc da cam, phản ứng của Tòa án Mỹ bác đơn kiện của Nạn nhân chất

độc da cam/Dioxin tại Việt Nam. Thông qua các hình thức tọa đàm, giao lưu nghệ thuật được truyền hình trực tiếp trên Đài truyền hình Bình Dương, các cuộc tuyên truyền qua đài phát thanh huyện; phim phóng sự; tài liệu trưng bày; tranh ảnh, sách báo, mittinh đều hướng vào mục đích là nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mọi tổ chức, mọi cá nhân và cộng đồng hiểu và thông cảm nỗi đau, mất mát, thiệt thòi của hàng triệu nạn nhân chất độc da cam/Dioxin Việt Nam nói chung và huyện Phú Giáo nói riêng, khơi dậy phong trào “chung tay góp sức” cùng Đảng và Nhà nước chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân và ủng hộ cuộc đấu tranh đòi công lý của nạn nhân. Từ đó, Hội đã vận động được tổng số tiền là 35.350.000 đồng cho công tác chăm lo cho người bị nhiễm chất độc hóa học của huyện.

Nhưng việc vận động xây dựng Quỹ chăm lo cho nạn nhân chất độc màu da cam huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương hiện nay còn vướng phải những khó khăn về cơ chế chính sách. Hội chưa thực sự được tự chủ trong công tác vận động sự ủng hộ của các tổ chức và cá nhân thiện nguyện trong và ngoài địa phương trong công tác hỗ trợ, chăm lo cho nạn nhân chất độc hóa học. Do đó, việc tổ chức hỗ trợ chăm lo cho đối tượng chính sách là người bị nhiễm chất độc hóa học thường phải phối hợp với các ban ngành đoàn thể khác. Chẳng hạn, nhân dịp tết nguyên đán và kỷ niệm ngày 10/8 ngày “Vì nạn nhân chất độc da cam”, Hội đã phối hợp với tỉnh Hội, phòng LĐ-TB&XH huyện và các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức, cá nhân hảo tâm tặng quà cho các nạn nhân trên địa bàn huyện 644 phần quà, với tổng kinh phí quy thành tiền trên 180 triệu đồng.

Trong đó:

Quà do kinh phí ngân sách huyện hỗ trợ thăm, tặng 60 phần, với tổng kinh phí là 48 triệu đồng.

Quà vận động các đơn vị, công ty, các doanh nghiệp trong và ngoài huyện thăm, tặng 584 phần, với tổng kinh phí trên 132 triệu đồng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Hay Huyện hội đã phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện tổ chức đồng hành đi bộ với chủ đề “Chung sức vì nhân đạo” nhằm huy động nguồn đóng

góp kinh phí của các tổ chức và cá nhân trên địa bàn huyện cho đối tượng là người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có hoàn cảnh khó khăn với tổng số tiền 38.600.000 đồng.

Vai trò nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ thực hiện chính sách ưu đãi người bị nhiễm chất độc hóa học đang sinh sống ở huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương - 8

Bên cạnh đó, nguồn lực thực hiện chính sách cho người bị nhiễm chất độc hóa học huyện còn được kết hợp từ các nguồn tài chính kết hợp với các chính sách khác. Chẳng hạn, nhân dịp tết nguyên đán Đinh Dậu năm 2017, UBND huyện vận động các đơn vị, công ty, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã tặng 4.810 phần quà cho các đối tượng Bảo trợ xã hội, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và hộ nghèo ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện, với tổng kinh phí là 1.484.204.000đồng. Tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện, công tác vận động kinh phí mua quà thăm, tặng các đối tượng thuộc diện chính sách người có công là 251.400.000 đồng; cho các đối tượng Bảo trợ xã hội và hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn với tổng kinh phí là 402.750.000 đồng.

2.3.2.3. Vai trò là lực lượng hỗ trợ thực hiện kế hoạch

Trong chăm sóc sức khỏe cho nạn nhân chất độc hóa học

Là về vai trò của Hội nạn nhân chất độc màu da cam huyện

Hội đã chủ động đề xuất danh sách các đối tượng bị ảnh hưởng bởi chất độc hóa học trên địa bàn huyện hằng năm đi điều dưỡng. Tuy nhiên, công tác tẩy độc cho người nhiễm chưa được quan tâm đúng mức. Hiện nay, chưa có đối tượng bị nhiễm chất độc hóa học nào trên địa bàn huyện được giới thiệu đi tẩy độc. Đặc biệt công tác chủ động phối hợp với Trung tâm y tế huyện tổ chức khám sức khỏe, cấp thuốc chữa bệnh cho các đối tượng nạn nhân da cam trên địa bàn vẫn chưa được Hội nạn nhân chất độc màu da cam huyện quan tâm thực hiện.

Tại Trung tâm y tế huyện Phú Giáo hiện nay, bộ phận công tác xã hội trực thuộc Trung tâm mặc dù đã được thành lập tuy nhiên chưa thực sự phát huy được vai trò công tác xã hội cộng đồng tại địa phương đối với người bị nhiễm chất độc màu da cam. Hoạt động tham vấn chăm sóc sức khỏe cho nạn nhân chất độc màu da cam của huyện chưa thực sự được chú trọng. Hiện nay,

vai trò tham vấn sức khỏe cho người bệnh bị nhiễm chất độc hóa học chủ yếu được tổ chức kết hợp với công tác chăm sóc sức khỏe của Hội chữ thập đỏ huyện. Thời gian qua, trên địa bàn huyện Phú Giáo, hoạt động khám chữa bệnh nhân đạo là một trong những hoạt động trọng tâm của Hội chữ thập đỏ. Các cấp Hội chữ thập đỏ ở huyện liên tiếp thực hiện các mô hình y tế tư nhân, tổ chức khám bệnh lưu động, vận động các đoàn Y Bác sĩ khám và cấp thuốc miễn phí cho bà con nghèo, khó khăn tại địa phương. Chỉ riêng trong năm 2017 các điểm Y tế tư nhân của toàn Hội đã khám và cấp thuốc miễn phí cho 493 trường hợp. Hội Chữ thập đỏ huyện vận động đoàn y bác sĩ bệnh viện Bưu Điện về khám sàng lọc cho 250 lượt người, qua đó đã phẫu thuật mắt đục thủy tinh thể cho 97 trường hợp. Bên cạnh đó Hội cơ sở cũng đã vận động các đoàn y bác sĩ về khám, chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí 1.298 lượt người nghèo, người cao tuổi, người có hoàn cảnh khó khăn tại địa phương,...

Trong khi đó, nằm trong đối tượng là người bị nhiễm chất độc màu da cam trên địa bàn huyện Phú Giáo hiện nay có rất nhiều trường hợp rất cần sự tham vấn về công tác chăm sóc sức khỏe như trường hợp Case 2 (sinh năm 1940) thường trú tại xã Tân Hiệp, năm nay đã 78 tuổi bị bướu cổ, phải chờ xạ trị theo phác đồ của bệnh viện Ung bướu thành phố Hồ Chí Minh. Trường hợp này có 4 người con còn sống thì có 2 người con bị di chứng nặng, không có ý thức về hành vi của bản thân, luôn trong tình trạng trần truồng và phải cần sự chăm sóc đặc biệt từ người thân.

Là đối với hoạt động công tác xã hội cá nhân của nhân viên công tác xã hội.

Khi đề tài thực hiện tham vấn cá nhân với Case 1, tình trạng sức khỏe được đối tượng cho biết“lúc trước bình thường, sau chân teo đi, đi chậm lại rồi đi không được, mới đi lại được gần đây. Hằng ngày dì tự chăm sóc lấy, không phụ thuộc vào người khác. Hàng xóm thỉnh thoảng cho cái này cái kia nhưng ăn không bao nhiêu”. Khi bà được hỏi về nhu cầu chăm sóc sức khỏe, cá nhân cho rằng: “được thì quý mà không được thì cũng không sao, dì quen tự chăm sóc lấy rồi”.

Từ kết quả thực hiện phương pháp tham vấn cá nhân cho thấy, bên cạnh nhu cầu được chăm lo sức khỏe về thể chất, nhu cầu chia sẻ về tinh thần là

một trong những nhu cầu căn bản mà người bị nhiễm chất độc hóa học có hoàn cảnh neo đơn như bà Trường mong muốn nhất. Bà tâm sự rằng: “Dì có được chính quyền thăm hỏi, động viên vào các dịp lễ tết. Dì rất cảm kích, cảm ơn Đảng, cảm ơn chính quyền. Giờ Dì chỉ có nhu cầu được ôn lại các kỷ niệm, không có đòi hỏi gì thêm vì không biết bao nhiêu là đủ”.

Trong hỗ trợ sinh kế

Nhu cầu cải tạo nhà ở và xây dựng nhà tình thương cho người có công bị nhiễm chất độc màu da cam trên địa bàn huyện mặc dù tồn tại khá nhiều, tuy nhiên, với sự hạn hẹp về nguồn kinh phí thực hiện chính sách, do vậy, thời gian qua, công tác hỗ trợ sinh kế cho đối tượng này còn chưa thỏa đáng.

Trong nhiệm kỳ thứ nhất của Hội nạn nhân chất độc hóa học huyện, Hội đã phối hợp với Hội Nạn nhân chất độc da cam tỉnh Bình Dương, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện vận động các nhà hảo tâm, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài huyện xây dựng mới 01 căn, sửa chữa 01 căn cho con đẻ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học với tổng số tiền

83.500.000 triệu đồng.

Thực tế cho thấy, nguồn vốn hỗ trợ sinh kế cho người bị nhiễm chất độc hóa học trên địa phương là tương đối đa dạng, có thể được thực hiện từ nguồn quỹ của nhiều đoàn thể chính trị của địa phương. Chẳng hạn, hiện nay quỹ Hỗ trợ Nông dân của Hội Nông dân huyện Phú Giáo năm 2017 là: Trung ương 400.000.000đ/14 hộ, vốn tỉnh ủy thác 13.420.000.000đ/451 hộ vay, vốn huyện 853.600.000đ/38 hộ vay, vốn xã 1.135.164.000đ/106 hộ vay. Đặc biệt, Hội đã phối hợp với phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện giải ngân cho vay 234 hộ/9.512.500.000đ, nâng tổng nguồn vốn ủy thác đến nay là 77.859.520.000đ/4.545 hộ vay, được quản lý ở 68 tổ TK&VV do Hội quản lý. Hay toàn huyện Hội Cựu chiến binh huyện Phú Giáo hiện đang quản lý số vốn vay từ hệ thống Ngân hành chính sách xã hội và các nguồn vốn vay ưu đãi khác là: 63.363.574.000.000đ. Tổng số tiền quỹ của toàn huyện hội hiện nay là: 5.427.804.000.000đ.

Do đó có thể thấy, hoạt động hỗ trợ sinh kế cho các trường hợp khó khăn của huyện Phú Giáo là được quan tâm đúng mức. Tuy nhiên, vấn đề cốt lõi là ở khâu kết nối giữa các tổ chức chính trị xã hội của địa phương trong việc chung tay hỗ trợ cho các nạn nhân chất độc màu da cam của huyện chưa thực sự được nhịp nhàng. Các cán bộ công chức đóng vai trò là nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ thực hiện chính sách cho người bị nhiễm chất độc hóa học của huyện chưa thực sự có những tham vấn hỗ trợ kịp thời và thiết thực cho nhu cầu cải thiện sinh kế của bà con.

Trong hỗ trợ kinh tế

Kết quả khảo sát tình hình kinh tế của người bị nhiễm chất độc hóa học trên địa bàn huyện Phú Giáo cho thấy rất nhiều gương sáng trong làm ăn kinh tế của huyện là người bị nhiễm chất độc hóa học. Tuy nhiên, mô hình hội viên giúp nhau phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống chưa được Hội nạn nhân chất độc màu da cam huyện xây dựng và nhân rộng như kinh nghiệm của nhiều địa phương khác trong cả nước. Hoạt động hỗ trợ kinh tế cho người bị nhiễm chất độc hóa học chỉ mới dừng lại trong việc hỗ trợ bò sinh sản cho người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có kinh tế khó khăn. Nhưng tính đến hết năm 2017 hiện chỉ có 01 đối tượng được nhận bò với kinh phí là 30 triệu đồng do Tỉnh Hội tặng.

Trong khi đó, các mô hình tổ chức dạy nghề cho nông dân trên địa bàn huyện có rất nhiều hình thức thiết thực do Hội Nông dân chủ trì như: Hội nông dân huyện đã phối hợp với Trung tâm Dạy nghề và Dịch vụ hỗ trợ nông dân tỉnh mở 04 lớp dạy nghề về kỹ thuật trồng nấm, rau mầm, chăn nuôi thú y; Phối hợp với các ngành chức năng mở 18 lớp dạy nghề (trong đó có 07 lớp lái xe B2, có 109 học viên; 03 lớp may gia dụng, có 68 học viên; 07 lớp nấu ăn đãi tiệc, có 164 học viên; 01 lớp chăn nuôi thú y, có 25 học viên); Phối hợp với chính quyền giới thiệu việc làm cho 387 người được hỗ trợ giới thiệu việc làm. Bên cạnh đó là các hoạt động phối hợp với các ngành chức năng hỗ trợ nông dân tiếp cận với khoa học kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất, chăn nuôi như các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng và chăm sóc, phòng trị bệnh trên cây

trồng, lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi… Từ đó, có thể thấy các hoạt động hỗ trợ sinh kế cho người dân, đặc biệt là những người/hộ có hoàn cảnh khó khăn đang sinh sống trên địa bàn địa phương là tương đối phong phú và thiết thực. Do đó, việc thiếu cơ chế phối hợp giữa Hội nạn nhân chất độc màu da cam huyện đối với Hội Nông dân huyện cũng cho thấy được những hạn chế trong công tác tham vấn hỗ trợ sinh kế của nhân viên công tác xã hội đối với người bị nhiễm chất độc màu da cam huyện.

Bên cạnh đó, hoạt động hỗ trợ kinh tế cho các gia đình có người bị nhiễm chất độc màu da cam trên địa bàn huyện cũng chưa thực sự sát với nhu cầu thực tiễn của người dân địa phương. Với trường hợp ông Dương Văn Bóng, cần phải xác định là một trường hợp rất cần sự quan tâm thiết thực của chính quyền địa phương với nhiều giải pháp khác nhau nhằm hỗ trợ kinh tế cho gia đình ông, và chia sẻ những nổi đau cả về mặt thể chất và tinh thần mà gia đình ông đang chịu đựng.

Trong công tác tuyên truyền phổ biến chính sách

Nhìn chung, hoạt động tuyên truyền chính sách cho người bị nhiễm chất độc màu da cam thời gian qua của Huyện Phú Giáo đã được quan tâm. Tuy nhiên, qua thực tế thực hiện phương pháp công tác xã hội cá nhân đối với Case 1 cho thấy, trường hợp bỏ sót đối tượng thuộc diện hưởng chế độ trợ cấp cho người bị nhiễm chất độc màu da cam vẫn còn tồn tại ở địa phương, đặc biệt là đối với những người có công sống neo đơn. Những trường hợp này chủ yếu là do thiếu thông tin, chưa được tuyên truyền đầy đủ các quyền lợi chính đáng của bản thân. Trong khi đó, ngoài các thông tin của đài truyền hình và truyền thông, công tác tham vấn cá nhân và cộng đồng của nhân viên công tác xã hội là hoàn toàn chưa có.

2.3.2.4. Vai trò đánh giá việc thực hiện chính sách

Công tác tổng kết, đánh giá thực hiện chính sách luôn là khâu quan trọng trong công tác thực hiện chính sách cho người có công. Tuy nhiên, hiện nay, vai trò này còn tỏ ra mờ nhạt trong thực tiễn của huyện Phú Giáo. Hiện nay, công tác đánh giá thực hiện chính sách cho người bị nhiễm chất độc hóa học

trên địa bàn huyện chủ yếu được thực hiện bởi các phòng ban và tổ chức chính trị chuyên trách như Hội nạn nhân chất độc màu da cam, phòng LĐ- TB&XH huyện thông qua báo cáo công tác chủ điểm hoặc báo cáo năm.

Chức năng đánh giá còn mang tính hình thức, chủ yếu dùng để phục vụ công tác báo cáo kết quả hoạt động là chủ yếu. Do đó, các số liệu trong công tác đánh giá tổ chức thực hiện chính sách còn mang tính thống kê. Các báo cáo đánh giá chưa gắn liền với việc chỉ ra các nguyên nhân căn bản của thực trạng, chưa bám sát nhu cầu của đối tượng chính sách, thiếu quyết liệt trong việc kiến nghị các giải pháp thiết thực, phù hợp với đối tượng chính sách của địa phương.

Khi đề tài thực hiện tham vấn với trường hợp Case 3 (sinh năm 1982) là đối tượng gián tiếp thuộc diện thụ hưởng chính sách hỗ trợ cho người bị nhiễm chất độc màu da cam đang sinh sống trên địa bàn huyện Phú Giáo. Trường hợp là người không bị khiếm khuyết về hình dạng bên ngoài và đã làm hồ sơ hưởng chế độ được vài năm theo hướng dẫn của trung ương trong Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP ngày 22/10/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Quốc phòng [35]. Tuy nhiên, khi tiến hành rà soát lại các đối tượng đang thụ hưởng chính sách cho người có công của huyện Phú Giáo, trường hợp của Case 3 phải bổ sung thêm giấy tờ chứng minh việc tham gia chiến đấu của ba mình, và đã cắt chế độ với trường hợp này do không đảm bảo thủ tục.

Việc bất cập trong xét duyệt hồ sơ thụ hưởng chế độ, tình trạng bỏ sót đối tượng chính sách, tình trạng “trục lợi chính sách”, các kiến nghị từ thực tiễn hỗ trợ cho người có công trên địa bàn huyện chưa thực sự được quan tâm trong việc thực hiện đánh giá chính sách của địa phương. Vai trò phản biện của đội ngũ nhân viên công tác xã hội và công chức phụ trách chuyên ngành xã hội trên địa bàn huyện không được thể hiện rõ nét.

2.4. Đánh giá chung

2.4.1. Về những thành công đạt được

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 13/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí