Tổng Quan Về Huyện Phú Giáo Tỉnh Bình Dương Và Các Chính Sách Đang Được Triển Khai Cho Người Bị Nhiễm Chất Độc Hóa Học Trên Địa Bàn Huyện

Chương 2

THỰC TRẠNG VAI TRÒ NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI HỖ TRỢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI NGƯỜI BỊ NHIỄM CHẤT ĐỘC HÓA HỌC ĐANG SINH SỐNG Ở HUYỆN PHÚ GIÁO,

TỈNH BÌNH DƯƠNG

2.1. Tổng quan về huyện Phú Giáo tỉnh Bình Dương và các chính sách đang được triển khai cho người bị nhiễm chất độc hóa học trên địa bàn huyện

2.1.1. Khái quát chung về huyện Phú Giáo tỉnh Bình Dương


Bản đồ hành chính huyện Phú Giáo Phú Giáo là huyện vùng sâu vùng xa của 1

Bản đồ hành chính huyện Phú Giáo

Phú Giáo là huyện vùng sâu, vùng xa của tỉnh Bình Dương, Việt Nam. Huyện là một trong ba huyện được được tái lập của tỉnh Bình Dương theo Nghị định số 58/NĐ-CP ngày 23/07/1999 của Chính phủ trên cơ sở chia tách từ huyện Tân Uyên cũ và 02 xã An Long, Tân Long của huyện Bến Cát.

Về vị trí địa lý

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Huyện nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Bình Dương, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 70km. Phía Đông giáp huyện Vĩnh Cửu (tỉnh Đồng Nai), phía Tây giáp thị xã Bến Cát (tỉnh Bình Dương), phía Nam giáp huyện Bắc Tân Uyên (tỉnh Bình Dương), phía Bắc giáp huyện Đồng Phú (tỉnh Bình Phước). Trên cơ sở sáp nhập 6 xã và một thị trấn của huyện Tân Uyên (nay thị xã Tân Uyên) và 2 xã của huyện Bến Cát (nay thị xã Bến Cát) thành huyện Phú Giáo với 9 đơn vị hành chính cơ sở (nay là 11 đơn vị hành chính cơ sở), có diện tích tự nhiên hơn 538 km2, dân số hơn 97 ngàn người với hơn 23 ngàn hộ dân, với nhiều thành phần dân tộc thiểu số như: Tày, Nùng, Mường, Thái…đông nhất là dân tộc Khơme.

Với điều kiện tự nhiên có nhiều thuận lợi, nằm trên địa hình đồi thoải lượn sóng và các dải đất hẹp ven Sông Bé, đất có độ cao trung bình thấp và tương đối bằng phẳng. Đất Phú Giáo chủ yếu là đất bazan xám rất thích hợp cho các cây công nghiệp như: cao su, điều, tiêu và các loại cây ăn quả. Riêng dải đất ven Sông Bé là đất phù sa mới, trồng lúa và các loại rau đậu tốt. Khí hậu Phú Giáo ôn hòa, mỗi năm có 02 mùa, 6 tháng mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4) và 6 tháng mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10). Nhiệt độ trung bình từ 26oC đến 34oC. Lượng mưa trung bình trên địa bàn huyện là 1947,7 mm.

Số ngày mưa trung bình là 163 ngày trong năm, không khí có độ ẩm cao. Nhìn chung, đất đai, khí hậu và sông suối của huyện rất thuận lợi để phát triển nông nghiệp và ngành này đang trở thành một thế mạnh của huyện. Tính đến nay, toàn huyện có 197 trang trại chăn nuôi, trồng trọt, tạo lợi thế đưa nền nông nghiệp của huyện đi lên theo hướng sản xuất lớn. Những năm gần đây huyện cũng đã áp dụng mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, các trang trại chăn nuôi lớn, tập trung theo đúng quy hoạch, áp dụng phương pháp, kỹ thuật mới và đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Là một huyện thuần nông nên thời gian đầu khi mới tái lập huyện gặp

nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, hạ tầng và đời sống của người dân cũng gặp

không ít những khó khăn nhất định…Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy và sự quản lý, điều hành của các cấp chính quyền từ huyện đến cơ sở tình hình kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh của địa phương đạt được những thành tựu quan trọng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn được duy trì tương đối ổn định. Thu nhập bình quân đầu năm tăng lên hàng năm; cơ sở hạ tầng không ngừng được đầu tư mới và nâng cấp; các chính sách về xã hội như y tế, giáo dục, lao động, việc làm được quan tâm thực hiện; chính sách về an sinh xã hội, đời sống vật chất, tinh thần của đại bộ phận nhân dân được nâng lên, hệ thống chính trị được quan tâm củng cố, kiện toàn, những kết quả trên đã góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Về điều kiện kinh tế - xã hội

Phú Giáo là huyện nông nghiệp, với cơ cấu kinh tế được xác định từ khi tái lập huyện là nông nghiệp, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ. Định hướng phấn đấu cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Giai đoạn 1997-2000, nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân của huyện đạt 8,0%/năm, đến giai đoạn 2001-2005 đã đạt 9,0%/năm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2010 là 12,67%/năm.

Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện cũng tăng lên đáng kể: từ 3,3 triệu đồng vào năm 1996 tăng lên 4 triệu đồng vào năm 2000, đến năm 2005 đã tăng lên mức 6,4 triệu đồng. GDP bình quân năm 2010 đã đạt mức 15,7 triệu đồng/người/năm tăng 2,4 triệu đồng so với năm 2009.

Xã hội

Huyện Phú Giáo có dân số là 70.176 người (thống kê năm 2008), trong đó dân thành thị chiếm 17,9%, dân nông thôn chiếm 82,1%. Mật độ trung bình là khoảng 124 người/km2 và phân bố không đồng đều. Theo thống kê năm 2006 thì số lao động trên địa bàn huyện có 33.768 người chiếm 48,2%

tổng dân số. Trên toàn huyện có 467 họ đồng bào dân tộc thiểu số, với 2.059

khẩu, trong đó chủ yếu là người Khơme. Các Tôn giáo chính trên địa bàn huyện là Thiên chúa (8.371 giáo dân), Phật giáo (6.750 phật tử), ngoài ra còn có các tôn giáo khác như Cao Đài, Hòa Hảo, …

Hiện nay, cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện Phú Giáo đã cơ bản đồng bộ với hệ thống điện, đường, trường, trạm, đáp ứng được yêu cầu phát triển trong giai đoạn tới. Điện lưới đã phủ kín với tỷ lệ hộ dân sử dụng điện đạt 99,98%, toàn bộ các tuyến đường liên xã được thảm nhựa, được nâng cấp, đầu tư mở rộng tạo thuận lợi giao lưu hàng hóa. Công tác an sinh, phúc lợi xã hội được quan tâm; các chế độ, chính sách cho người có công, đối tượng xã hội, người nghèo và công nhân lao động được triển khai thực hiện chu đáo, kịp thời, nhất là các dịp lễ, tết. Số lượng hộ nghèo đến năm 2018 của toàn huyện giảm còn 133 hộ chiếm tỷ lệ 0,59%. Quy mô trường, lớp tiếp tục được củng cố và phát triển đến nay toàn huyện có 39 trường công lập, 14 cơ sở giáo dục Mầm non ngoài công lập, 01 Trung tâm GDNN-GDTX. Đến nay có 36/37 (97,3%) trường đạt chuẩn quốc gia. [37]

2.1.2. Các chính sách chăm lo cho người bị nhiễm chất độc hóa học trên địa bàn huyện Phú Giáo

Chính sách hỗ trợ cho người bị nhiễm chất độc hóa học đang sinh sống trên địa bàn huyện Phú Giáo trong những năm qua được các cơ quan tổ chức có thẩm quyền triển khai một cách có lộ trình theo sự hướng dẫn của các văn bản pháp lý của cấp trên. Từ năm 2012 đến nay, bằng các nguồn kinh phí của các cấp cùng với sự đóng góp của các mạnh thường quân, hoạt động hỗ trợ cho người bị nhiễm chất độc hóa học trên địa bàn huyện tập trung ở các nội dung chính sách như:

Chính sách trợ cấp hàng tháng: Hàng năm Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội chi trả trợ cấp hàng tháng cho 166 lượt nạn nhân chất độc da cam trên địa bàn huyện, với tổng số tiền trên 251 triệu đồng, không để xảy ra thắc mắc khiếu kiện.

Chính sách xây dựng và sửa chữa nhà ở:

Để hỗ trợ cho đối tượng chính sách, tronh những năm qua, chính sách xây dựng và sửa chữa nhà ở cho nạn nhân bị nhiễm chất độc hóa học là một trong những vấn đề chính sách nhận được sự quan tâm của các cơ quan, tổ chức có liên quan. Từ năm 2012 đến nay, Hội nạn nhân chất độc màu da cam của huyện đã phối hợp với Hội Nạn nhân chất độc da cam tỉnh Bình Dương, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện vận động các nhà hảo tâm, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài huyện xây dựng mới 01 căn, sửa chữa 01 căn cho con đẻ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học với tổng số tiền 83.500.000 triệu đồng.

Bên cạnh đó các nạn nhân là người đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng đã được ngành LĐ-TB&XH tham mưu UBND huyện rà soát, khảo sát đề nghị UBND tỉnh Bình Dương, UBND huyện đã xây dựng, sửa chữa nhà ở để ổn định cuộc sống nơi ăn chốn ở đến nay đã tạm ổn định. Đồng thời Tỉnh hội đã đã hỗ trợ cho 01 đối tượng là người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học kinh tế khó khăn 01 con bò sinh sản với kinh phí là 30 triệu đồng.

Về các chính sách khác:

Thăm, tặng quà nhân các dịp lễ, tết: Nhân dịp Tết nguyên đán và kỷ niệm ngày 10/8 ngày “Vì nạn nhân chất độc da cam” năm 2017, Hội nạn nhân chất độc màu da cam huyện đã phối hợp với tỉnh Hội, Phòng LĐ- TB&XH huyện và các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức, cá nhân hảo tâm tặng quà cho các nạn nhân trên địa bàn huyện 644 phần quà, với tổng kinh phí quy thành tiền trên 180 triệu đồng.

Trong 5 năm qua, nhằm huy động nguồn đóng góp kinh phí của các tổ chức và cá nhân trên địa bàn huyện, Huyện hội đã phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện tổ chức đồng hành đi bộ với chủ đề “Chung sức vì nhân đạo” đã hỗ trợ 52 phần quà cho đối tượng là người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có hoàn cảnh khó khăn với tổng số tiền 38.600.000 đồng.

2.2. Thực trạng người nhiễm chất độc hóa học trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương

2.2.1. Tổng quan chung về người bị nhiễm chất độc hóa học đang sinh sống trên địa bàn huyện

Theo thống kê của Hội nạn nhân chất độc màu da cam huyện, tổng số đối tượng nạn nhân chất độc da cam/Dioxin đang sinh sống trên địa bàn huyện đến nay là 166 đối tượng. Trong đó, nạn nhân chịu ảnh hưởng trực tiếp chất độc hóa học là 125 đối tượng và gián tiếp 41 đối tượng.

Độ tuổi của người bị nhiễm chất độc hóa học hiện đang sinh sống trên địa bàn huyện khoảng 60 tuổi (gồm trực tiếp và gián tiếp). Trong đó, giới tính nam chiếm khoảng 90% những người bị nhiễm. Do đó, hầu hết người bị nhiễm đều không có khả năng tự lao động đem lại thu nhập nuôi sống bản thân.

Qua khảo sát của tác giả, những người bị nhiễm chất độc còn sống đa số sinh sống cùng người thân với gia đình mình. Trong đó,

Hộ có nhân khẩu 02 người là 16/60, trong đó có một người bị nhiễm và một người bình thường;

Hộ có từ 02 người bị nhiễm trong cùng một gia đình là 7/60 hộ; Hộ có 2/3 người bị nhiễm trong cùng một gia đình là 4 hộ.

Đặc biệt có trường hợp, trong cùng một hộ với hai nhân khẩu thì cả mẹ và con đều bị nhiễm chất độc hóa học (2 trường hợp/60 phiếu khảo sát).

Bên cạnh đó, có một số trường hợp người nhiễm chất độc hóa học sống đơn thân như trường hợp bà Võ Thị Trường, sinh năm 1958, sống một mình, không chồng con, sống chủ yếu nhờ vào trợ cấp của nhà nước, sự hỗ trợ của người anh và các cháu đang sinh sống gần nhà và hàng xóm láng giềng.

Mặc dù để xét hưởng chế độ đều là người có công, tuy nhiên, những đối tượng được xét hưởng chế độ bị nhiễm chất độc hóa học của huyện hầu hết đều không nắm giữ các chức vụ trong các cơ quan đoàn thể, quân đội sau khi xuất ngũ. Những trường hợp có chức vụ để hưởng trợ cấp lương hưu, gồm các chức vụ như: đại úy quân đội nhân dân Việt Nam, thượng sĩ, đại úy bộ đội phòng không…

Khảo sát tình hình đời sống của 153 hộ gia đình nạn nhân chất độc da cam/Dioxin trên địa bàn huyện, qua khảo sát có 12 hộ giàu, chiếm tỷ lệ 8%; 46 hộ gia đình khá, chiếm tỷ lệ 30%; 78 hộ gia đình trung bình, chiếm tỷ lệ 51%; 17 hộ gia đình khó khăn, chiếm tỷ lệ 11%.


Hộ giàu Hộ khá

Hộ có thu nhập trung bình

Hộ khó khăn

11%

8%

30%

51%

Biểu đồ 2.1. Tình hình thu nhập của các hộ có người bị nhiễm chất độc hóa học đang sinh sống trên địa bàn huyện

Theo kết quả khảo sát của luận văn, nguồn thu nhập chính của các hộ gia đình có người bị nhiễm chất độc hóa học, đa số từ nguồn trợ cấp hàng tháng của người hưởng chế độ, bên cạnh đó là từ các nguồn khác. Cụ thể, khi nhận được câu hỏi: “Nguồn thu nhập chính của gia đình ông bà đến từ các nguồn nào sau đây? Kết quả thu thập được đa số người tham gia khảo sát lựa chọn phương án “từ tiền chính sách hàng tháng” chiếm 83,3%. Trong khi đó, các phương án “từ hoạt động kinh tế của gia đình” được lựa chọn là 35%, phương án “từ hỗ trợ từ người thân” là 31,6% và từ các nguồn khác như lương hưu, tiền lãi tiết kiệm là 16,6%.

Đặc biệt, có trường hợp, thu nhập chính của hộ không phải đến từ “tiền trợ cấp hàng tháng theo chế độ mà đến từ các nguồn còn lại hoặc từ hai hoặc tất cả các nguồn nói trên. Trong đó, hộ có thu nhập chủ yếu từ hoạt động kinh tế của gia đình có đến 10/60 phiếu chọn (chiếm 16% tổng phiếu khảo sát). Thu nhập trung bình của các hộ gia đình này thường rất khá (trung bình là 9,5

triệu/tháng), đây đều là những hộ có mức sống khá so với các hộ gia đình còn lại trong cộng đồng làng xóm.

Bên cạnh đó, nguồn thu nhập của các hộ này còn đến từ các nguồn như “cả tiền trợ cấp hàng tháng và hoạt động kinh tế hộ” là 10/60 phiếu, tiền trợ cấp hàng tháng và từ hỗ trợ của người thân” là 2/60 phiếu và cả ba phương án “tiền trợ cấp hàng tháng và hoạt động kinh tế hộ và trợ cấp của người thân” là 1/60 phiếu.

Nhìn chung, thu nhập của các hộ gia đình có người bị nhiễm chất độc hóa học trên địa bàn huyện tương đối đa dạng. Cũng từ khảo sát cho thấy, mức thu nhập thấp nhất của hộ có người nhiễm chất độc hóa học là 1,300,000 đồng và hộ cao nhất là 15.000.000 đồng/tháng. Cụ thể:

- Thu nhập dưới 5 triệu đồng/tháng chiếm 33,3% số phiếu khảo sát;

- Thu nhập từ 5 triệu – 10 triệu đồng/tháng chiếm 20%;

- Thu nhập từ 10 triệu trở lên/tháng: 40% phiếu.

Từ dữ liệu thu thập được có thể thấy căn bản thu nhập của người dân bị nhiễm chất độc hóa học trên địa bàn huyện ở mức ổn định.

2.2.2. Đặc điểm nhu cầu của các nhóm đối tượng nhiễm chất độc hóa học trên địa bàn huyện

2.2.2.1. Nhu cầu của nhóm đã được nhận trợ cấp từ chính sách

Từ thực trạng đối tượng bị nhiễm chất độc hóa học trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương hiện nay, nhìn chung, thu nhập của bà con nằm trong khoảng trung bình khá. Do vậy, yếu tố này đã ảnh hưởng và chi phối mạnh đến các nhóm nhu cầu của người bị nhiễm chất độc hóa học đang sinh sống ở địa phương.

Nhu cầu cải thiện điều kiện sống

Trong các điều kiện sống tác động đến người nhiễm chất độc hóa học như nhà cửa, chất lượng y tế, giáo dục, vui chơi giải trí, … thì nhu cầu sửa chữa nhà ở và xây mới nhà ở là hai nhu cầu căn bản nhất mà người bị nhiễm chất độc hóa học mong muốn chính quyền các cấp quan tâm và tạo điều kiện cho họ. Khi được hỏi về nhu cầu của bản thân và gia đình “Ngoài các chế độ

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 13/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí