Về vai trò là người trợ giúp xây dựng kế hoạch triển khai chính sách xã hội ở địa phương trong thời gian qua của nhân viên công tác xã hội huyện là tương đối “tròn vai”. Sự tham mưu của đội ngũ công chức phụ trách mảng xã hội đã góp phần hiện thực hóa các chính sách hỗ trợ, chăm sóc của nhà nước đối với nhân dân.
Vai trò là người vận động nguồn lực thực hiện chính sách đã được thực hiện tương đối tốt, có sự đa dạng về hình thức vận động và đối tượng được vận động.
Vai trò là lực lượng hỗ trợ thực hiện kế hoạch của cơ quan chuyên trách về người bị nhiễm chất độc hóa học đã thể hiện được vai trò nòng cốt trong việc triển khai các chính sách cho người bị nhiễm chất độc hóa học trên địa bàn huyện.
Vai trò đánh giá việc thực hiện chính sách đã phần nào đo lường được những kết quả đạt được của địa phương trong công tác chăm lo cho người có công, người bị nhiễm chất độc hóa học đang sinh sống trên địa bàn địa phương.
2.4.2. Về những tồn tại, hạn chế
Nhìn chung, từ thực trạng của địa phương trong công tác thực thi chính sách cho người bị nhiễm chất độc hóa học, vai trò của đội ngũ nhân viên công tác xã hội là rất mờ nhạt:
Về vai trò là người trợ giúp xây dựng kế hoạch triển khai chính sách xã hội ở địa phương vẫn còn rập khuôn, hình thức, chưa sát với thực tiễn của địa phương và đối tượng chính sách. Nhiều giải pháp thiết thực hỗ trợ cho nhu cầu chính đáng của đối tượng thụ hưởng chính sách chưa được phát hiện và triển khai.
Vai trò là người vận động nguồn lực thực hiện chính sách chưa thực sự đáp ứng nhu cầu chính sách của đối tượng bị nhiễm chất độc hóa học trên địa bàn huyện. Hình thức vận động còn mang tính hình thức, thiếu hiệu quả.
Vai trò là lực lượng hỗ trợ thực hiện kế hoạch chưa thực sự đáp ứng về số lượng và chất lượng so với nhu cầu hiện có của địa phương.
Vai trò đánh giá việc thực hiện chính sách chưa mang tính khoa học, thiếu tính thực tiễn.
Có thể bạn quan tâm!
- Tổng Quan Về Huyện Phú Giáo Tỉnh Bình Dương Và Các Chính Sách Đang Được Triển Khai Cho Người Bị Nhiễm Chất Độc Hóa Học Trên Địa Bàn Huyện
- Thói Quen Chăm Sóc Sức Khỏe Của Người Bị Nhiễm Chất Độc Hóa Học Trên Địa Bàn Huyện
- Vai Trò Là Người Vận Động Nguồn Lực Thực Hiện Chính Sách
- Đẩy Mạnh Cải Cách Bộ Máy Tổ Chức Và Hoạt Động Của Hội Nạn Nhân Chất Độc Màu Da Cam Các Cấp
- Xây Dựng Cơ Chế Phối Hợp, Tiếp Nhận Sinh Viên Chuyên Ngành Công Tác Xã Hội Về Thực Tập Tại Địa Phương
- Vai trò nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ thực hiện chính sách ưu đãi người bị nhiễm chất độc hóa học đang sinh sống ở huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương - 12
Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Một số cấp ủy đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nhận thức chưa đầy đủ, thiếu quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về khắc phục hậu quả chất độc hóa học. Công tác chỉ đạo, phối hợp giữa các cơ quan chức năng ở địa phương chưa đồng bộ, thiếu chặt chẽ nên kết quả thực hiện chính sách cho người bị nhiễm chất độc hóa học đang sinh sống trên địa bàn huyện còn hạn chế, chưa thực sự tạo điều kiện và phát huy hết các nguồn lực hiện có của địa phương cho công tác chăm lo người bị nhiễm chất độc hóa học.
Công tác tạo nguồn, đào tạo bồi dưỡng chuyên ngành công tác xã hội cho đội ngũ cán bộ công chức là người địa phương chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Nhìn chung, lực lượng nhân viên công tác xã hội trên địa bàn huyện còn quá mỏng, chưa tương xứng với yêu cầu và nhu cầu xã hội trong hiện tại và tương lai.
Hệ thống văn bản quy định về người bị nhiễm chất độc mà da cam còn vướng mắc, khó thực hiện.
Vai trò của Hội Nạn nhân chất độc da cam các cấp chưa được phát huy đầy đủ. Nội dung hoạt động của Hội còn hình thức, mờ nhạt, thiếu tính năng động, sáng tạo, chưa thực hiện đầy đủ sứ mệnh của hội đối với nạn nhân bị nhiễm chất độc hóa học. Phân tích cho thấy do thiếu người để tập trung vào phương pháp công tác xã hội cá nhân, nên trong khi đa số đối tượng là ổn thì vẫn còn nhiều trường hợp cá biệt rất khó khăn.
Các phương pháp công tác xã hội – đặc biệt là công tác xã hội cá nhân đối với người bị nhiễm chất độc hóa học trên địa bàn huyện chưa thực sự đáp ứng vai trò của ngành trong việc hỗ trợ thực hiện các chính sách cho nhóm người bị tổn thương này.
Tiểu kết chương 2
Qua khảo sát 153 và qua 60 phiểu bảng hỏi các đối tượng bị nhiễm chất độc hóa học/Dioxin trên địa bàn huyện Phú Giáo cho thấy, đa số làm nghề nông nghiệp, trong đó gia đình khó khăn chiếm tủ lệ 11%, gia đình khá chiếm 78% còn gia đình trung bình chiếm 51%. Đời sống vật chất và đời sống tinh thần của người bị nhiễm chất độc hóa học/Dioxin cũng khá ổn định.
Qua khảo sát cho thấy người bị nhiễm chất độc hóa học/Dioxin có nhu cầu trong các lĩnh vực: nhà cửa, giáo dục, y tế, vui chơi giải trí, ….. Trong đó, nhu cầu được xây nhà, sửa chửa nhà là hai nhu cầu căn bản mà người bị nhiễm chất độc hóa học/Dioxin mong muốn chính quyền các cấp quan tâm và tạo điều kiện hỗ trợ.
Tìm hiểu về thực trạng vai trò CTXH đối với người bị nhiễm chất độc hóa học/Dioxin trên địa bàn huyện,vai trò của đội ngũ nhân viên công tác xã hội là rất mờ nhạt, chưa được sát thực nhiều chính sách hỗ trợ cho đối tượng chưa được triễn khai…chỉ mang hình thức, thiếu hiệu quả. Vai trò đánh giá việc thực hiện cính sách chưa mang tính khoa học, thiếu tính thực tiễn.
Chương 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG VIỆC HỖ TRỢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI NGƯỜI BỊ NHIỄM CHẤT ĐỘC HÓA HỌC Ở HUYỆN PHÚ GIÁO,
TỈNH BÌNH DƯƠNG
3.1. Định hướng
Những năm qua, Đảng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo và quy định về chế độ, chính sách đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và con cháu của họ, tạo hành lang pháp lý và điều kiện thuận lợi để tổ chức thực hiện. Cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp quan tâm, có nhiều biện pháp, hành động thiết thực, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của địa phương, đơn vị; tích cực triển khai chủ trương xã hội hóa công tác chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam. Phong trào “Hành động vì nạn nhân chất độc da cam” được nhân dân trong nước đồng tình hưởng ứng, đồng thời thu hút sự quan tâm ủng hộ của người Việt Nam ở nước ngoài và bạn bè quốc tế. Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách hỗ trợ cho nạn nhân chất độc hóa học ở một số địa phương vẫn chưa thực sự có hiệu quả như mong muốn. Vì vậy, để tăng cường công tác khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam, giúp nạn nhân chất độc da cam từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, Ban bí thư đã ban hành chỉ thị số 43-CT/TW ngày 14 tháng 5 năm 2015 về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giải quyết hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam với các nhiệm vụ cơ bản như sau:
Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với việc giải quyết hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam
Công tác khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam đối với môi trường và sức khỏe con người là vấn đề vừa cấp bách vừa lâu dài, là trách nhiệm của mỗi cấp ủy đảng, chính quyền, của cán bộ đảng viên và tổ chức trong hệ thống chính trị. Cần xác định nhiệm vụ xử lý dứt điểm ô nhiễm môi trường trong khu vực còn tồn đọng chất độc
hóa học và chương trình chăm sóc, giúp đỡ người dân vùng phơi nhiễm chất độc da cam vào chương trình an sinh xã hội và nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội hằng năm của địa phương, đơn vị. Tăng cường kiểm tra, giám sát, tập trung giải quyết dứt điểm từng vấn đề; trong đó phải coi trọng việc thực hiện chính sách đối với nạn nhân chất độc da cam, không để xảy ra tiêu cực khi thực hiện chính sách này.
Các cấp ủy đảng tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam các cấp đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước, thực hiện đầy đủ chính sách đối với nạn nhân chất độc da cam.
Tiếp tục thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng về giải quyết hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về chính sách, chế độ đối với người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và con, cháu của họ; chế độ trợ cấp cho người bị nhiễm chất độc hóa học trong và sau chiến tranh. Bổ sung chính sách đối với nạn nhân chất độc da cam là thương binh và việc áp dụng mức tỉ lệ nhiễm chất độc hóa học. Quy định tiêu chí xác định nạn nhân chất độc da cam/dioxin và tiêu chí xác định bệnh/tật do chất độc da cam; quy trình xem xét, giám định nạn nhân chất độc da cam.
Các bộ, ngành, địa phương quan tâm tạo điều kiện để Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin nâng cao chất lượng hoạt động. Có chính sách phù hợp đối với người làm việc tại Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam.
Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành chức năng xây dựng kế hoạch thực hiện, tăng cường phối hợp thực hiện tốt Quyết định số 651/QĐ-TTg, ngày 01- 6-2012 của Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch hành động quốc gia khắc phục cơ bản hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.[29]
Tếp tục vận động, đấu tranh phù hợp với đường lối, chủ trương đối ngoại của Đảng, Nhà nước trong việc giải quyết hậu chất độc da cam/dioxin do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam. Các bộ, ngành liên quan và Hội Nạn
nhân chất độc da cam/Dioxin Việt Nam phối hợp chặt chẽ, kiên trì đấu tranh đòi công lý cho nạn nhân chất độc da cam tại Việt Nam. Tăng cường vận động và đấu tranh với Chính phủ, Quốc hội và chính giới Mỹ về thảm họa chất độc do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam, qua đó yêu cầu họ có trách nhiệm cao hơn trong việc giải quyết hậu quả này.
Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân trong nước và người Việt Nam ở nước ngoài, các tổ chức quốc tế và các nước trên thế giới hiểu rõ thảm họa chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam; tích cực hưởng ứng các phong trào, các cuộc vận động giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam và ủng hộ cuộc đấu tranh đòi công lý cho nạn nhân chất độc da cam.
Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm của toàn xã hội đối với việc khắc phục hậu quả thảm họa da cam; vận động các tầng lớp nhân dân tham gia chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam. Cần chú ý tuyên truyền, tư vấn cho những người bị nhiễm chất độc da cam trong việc thực hiện chính sách dân số.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân phối hợp chặt chẽ với Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam tổ chức tốt các hoạt động chăm sóc, giúp đỡ và thực hiện chế độ, chính sách đối với nạn nhân chất độc da cam.
Củng cố, kiện toàn tổ chức và xây dựng đội ngũ cán bộ Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Hội, hướng về cơ sở, tích cực tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, giúp đỡ, gắn bó với các nạn nhân chất độc da cam, nhất là các nạn nhân ở vùng sâu, vùng xa; tạo mọi điều kiện để họ tiếp cận và thụ hưởng chế độ, chính sách của Nhà nước theo quy định.
Các cấp Hội Nạn nhân cất độc da cam/dioxin chủ động, tích cực phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu cho các cấp ủy đảng, chinh quyền những chủ trương, chính sách đối với nạn nhân chất độc da cam/dioxin.
3.2. Hệ thống các giải pháp
3.2.1. Nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng và chính quyền
Thời gian qua, đặc biệt là vào năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban Đề án 32 [28]. Việc Đề án 32 được phê duyệt đã chính thức công nhận một ngành nghề mới ở Việt Nam - nghề Công tác xã hội. Mục tiêu là Đề án 32 là Phát triển công tác xã hội trở thành một nghề ở Việt Nam. Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về nghề công tác xã hội; xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội đủ về số lượng, đạt yêu cầu về chất lượng gắn với phát triển hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại các cấp, góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến. Tiếp theo đó là hàng loạt các thông tư quy định chức danh, mã số ngạch viên chức CTXH, tiêu chuẩn chăm sóc tại các cơ sở bảo trợ xã hội đã được Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành liên quan xây dựng. Tuy nhiên, kết quả tổ chức thực hiện đề án 32 hiện nay là chưa thực sự tương xứng với yêu cầu và xu hướng thời đại mà xã hội Việt Nam đặt ra. Đặc biệt đối với địa phương nghiên cứu, việc có quá mỏng lực lượng nhân viên công tác xã hội trên đầu người, việc bố trí việc làm của công chức không phù hợp cũng là một trong những nguyên nhân cốt dẫn đến những hạn chế trong việc phát huy vai trò của ngành công tác xã hội nói chung và của nhân viên công tác xã hội địa phương nói riêng trong lĩnh vực chăm sóc, hỗ trợ những trường hợp yếu thế trong cộng đồng địa phương. Do đó, với vị trí vai trò là lực lượng lãnh đạo hệ thống chính trị ở địa phương, các cấp ủy đảng của tỉnh Bình Dương nói chung và huyện Phú Giáo nói riêng cần phải có những định hướng lãnh đạo kịp thời nhằm định hướng rõ hơn về mặt tư duy chỉ đạo tổ chức thực hiện cho đội ngũ lãnh đạo các cấp trong việc phát triển ngành nghề đặc thù này cho địa phương. Nhưng để có được những phương án đột phá của các cấp ủy đảng trong công tác chỉ đạo thì việc thay đổi tư duy của các thành viên thường vụ tỉnh ủy, huyện ủy lại mang yếu tố then chốt.
Vì vậy, một số giải pháp có thể góp phần tác động để nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng trong việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác cán bộ về xây dựng và phát triển chuyên ngành công tác xã hội trên địa bàn huyện Phú Giáo có thể kể đến đó là:
Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc các cấp, đặc biệt là cấp Trung ương và cơ sở trong công tác tuyên truyền, vận động toàn bộ hệ thống chính trị và toàn xã hội chung tay thực hiện đề án 32 của Chính phủ. Mục tiêu của kế hoạch là đẩy mạnh cách hoạt động truyền thông, giáo dục, vận động xã hội nhằm nâng cao nhận thức của người dân và toàn xã hội về vai trò, tầm quan trọng cũng như ý nghĩa chiến lược của việc phát triển CTXH và nghề CTXH đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta, đó là vì sự phát triển bền vững của đất nước và sự trường tồn của dân tộc Việt Nam; chúng ta không thể giải quyết các vấn đề xã hội, các vấn nạn xã hội đa dạng và phức tạp giữa con người với con người bằng kinh nghiệm vốn có, bằng ý chí chính trị thuần túy mà phải bằng trái tim nhân hậu và sử dụng phương pháp tiếp cận khoa học của công tác xã hội, bằng các công cụ nghiệp vụ của công tác xã hội, đó là cách để giải quyết cơ bản và bền vững nhất, hiệu quả kinh tế -xã hội cao nhất.
Theo đó, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần chủ trì, phối hợp với các tổ chức thành viên chỉ đạo Hội Nạn nhân chất độc màu da cam các cấp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về định hướng phát triển lĩnh vực công tác xã hội của nước ta cũng như vai trò của ngành công tác xã hội đối với thực tiễn Việt Nam bằng nhiều hình thức phù hợp như phát động cuộc vận động, tổ chức các Hội thảo chuyên đề… góp phần làm thay đổi nhận thức cho các cấp ủy Đảng trong việc chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án 32 ở các Tỉnh, thành nước ta.
Trong công tác tuyên truyền, việc xây dựng các kế hoạch, chương trình đẩy mạnh công tác truyền thông tới cộng đồng, thực hiện có hiệu quả Đề án số 32 phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010 – 2020 đóng vai trò quan trọng. Một kế hoạch tổ chức thực hiện phù hợp, khoa học giúp UBMTTQVN các cấp thực hiện có hiệu quả hơn, vì vậy, các kế hoạch tuyên truyền cần phải đảm bảo xác định rõ các nội dung cốt lõi như mục tiêu, giải pháp, phân công tổ chức thực hiện, khung thời gian thực hiện các công việc, cơ chế báo cáo…
Cùng với MTTQVN, các bộ ngành có liên quan đến chuyên ngành công tác xã hội như bộ LĐ-TB&XH, bộ Y tế, bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đồng