Đẩy Mạnh Cải Cách Bộ Máy Tổ Chức Và Hoạt Động Của Hội Nạn Nhân Chất Độc Màu Da Cam Các Cấp

thời hình thành các chương trình, đề án riêng về cung cấp dịch vụ công tác xã hội ở các Bộ, ngành, địa phương, đó là một nhiệm vụ quan trọng để tạo ra cái nhìn thực tiễn hơn, hiểu biết cụ thể hơn về lợi ích của dịch vụ CTXH và từ đó mới tạo ra những chuyển biến về nhận thức của xã hội cũng như nhận thức trong đội ngũ lãnh đạo các cấp.

Cần tăng cường hợp tác quốc tế về phát triển nghề CTXH cả đa phương, song phương và phi Chính phủ, qua đó để học hỏi kinh nghiệm, kiến thức của các quốc gia tiên tiến và các tổ chức phi chính phủ uy tín trong việc tuyên truyền vận động chính sách.

Đẩy mạnh kiểm tra giám sát Đảng và chính quyền của Trung ương đối với địa phương trong việc tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của trung ương vào thực tiễn. Bởi thực tiễn cho thấy, để thực hiện các văn bản chỉ đạo của cấp trên, nhiều nơi, nhiều lúc đã thực hiện chiếu lệ, mang tính hình thức. Mặc dù các kế hoạch, các quyết định thành lập Tổ công tác xã hội, các quyết định nhân sự CTXH đã được ban hành, tuy nhiên, thực chất hoạt động của Tổ lại chưa được các cấp các ngành quan tâm tháo đáo, nội dung hoạt động cầm chừng, báo cáo chủ yếu là cắt dán. Trong đó, việc đa dạng hóa các hình thức kiểm tra như thành lập đoàn kiểm tra liên ngành, cơ chế giám sát chất vấn của đại biểu quốc hội của địa phương sẽ góp phần thiết thực hơn việc thông qua báo cáo văn bản của các địa phương cho cấp trên như hiện nay.

3.2.2. Đẩy mạnh cải cách bộ máy tổ chức và hoạt động của Hội nạn nhân chất độc màu da cam các cấp

Vai trò của Hội nạn nhân chất độc màu da cam huyện trong việc chăm lo, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho nạn nhân chất độc hóa học huyện trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu, tuy nhiên so với thực tế tại địa phương, bộ máy của Hội vẫn tồn tại nhiều khó khăn như nhiều xã vẫn chưa thành lập được hội, cán bộ chuyên trách còn mỏng, việc phối hợp với các hội, đoàn thể để giúp đỡ Hội trong những hoạt động chuyên môn và công tác vận động quỹ hội chưa phát huy hiệu quả. Vì vậy, tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng và kiện toàn tổ chức bộ máy và nhân sự Hội huyện cần có sự đầu tư nghiêm túc. Cụ thể:

Thứ nhất, về công tác nhân sự cần quan tâm đến các nội dung như: cần tăng cường cán bộ Hội hoạt động chuyên trách; cần tăng chất lượng nhân sự ban chấp hành và cộng tác viên và đặc biệt là phát triển mạnh chất lượng hội viên thuộc huyện Hội.

Thực tiễn của huyện Phú Giáo cho thấy, công tác nhân sự của huyện Hội qua hai nhiệm kỳ đã được quan tâm và kiện toàn. Tuy nhiên, số lượng nhân sự chuyên trách của Hội thì cực kỳ mỏng so với thực tiễn yêu cầu của Hội (01 cán bộ chuyên trách – Đồng thời là Chủ tịch Hội). Đồng thời, chất lượng chuyên môn của Ban chấp hành Huyện Hội cũng cần được bổ sung theo hướng tăng thêm các cán bộ công chức của huyện có chuyên ngành công tác xã hội cũng như có kinh nghiệm trong việc chăm sóc, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho bộ phận nhân dân yếu thế trong xã hội.

Vấn đề thứ hai là cần xây dựng cơ chế chính sách thông thoáng, tạo thuận lợi cho Hội vận động quỹ hoạt động phù hợp đi đôi với đó là cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động thu chi của Hội đi đôi với đẩy mạnh quy chế dân chủ cơ sở, công khai minh bạch trong hành chính nội bộ tại địa phương.

Vấn đề thứ ba là cần đa dạng hóa các hoạt động của hội. Theo đó, hoạt động của Huyện Hội trong thời gian tới cần tập trung vào các nội dung như:

- Phối hợp đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền vận động thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về giải quyết hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam; về các chế độ chính sách đối với người bị nhiễm chất độc hóa học.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

- Phối hợp rà soát, thống kê người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học làm cơ sở xây dựng, sửa đổi chính sách, đề xuất cơ chế giải quyết những vướng mắc trong thực hiện chính sách đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.

- Phối hợp về việc chăm sóc, giúp đỡ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đang được điều dưỡng tại các Trung tâm điều dưỡng Người có công và nạn nhân chất độc hóa học đang được nuôi dưỡng tại Trung tâm bảo trợ xã hội.

Vai trò nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ thực hiện chính sách ưu đãi người bị nhiễm chất độc hóa học đang sinh sống ở huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương - 10

- Hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin có thu nhập để ổn định đời sống, từng bước hòa nhập cộng đồng; tổ chức đào tạo, tăng cường cơ sở vật chất thiết bị đào tạo đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của Hội đạt chuẩn theo qui định và phù hợp với hoạt động đào tạo nghề đối với đối tượng là nạn nhân chất độc da cam/dioxin.

- Mở rộng các hoạt động đối ngoại để cộng đồng quốc tế hiểu hơn về hậu quả chất động hóa học tại Việt Nam, tăng cường vận động nguồn lực và sự đồng thuận của quốc tế trong trợ giúp, khắc phục hậu quả chất độc hóa học tại Việt Nam.

Bên cạnh đó Huyện Hội cần phải đa dạng hơn nữa các hoạt động phát động thi đua cho hội viên của Hội, phải loan tỏa các hoạt động phong trào đến từng thôn, xã hội viên, chủ động xây dựng và tổ chức các hoạt động thiện nguyện hỗ trợ cho hội viên trong công tác chăm sóc sức khỏe, nghĩ dưỡng và các hoạt động khác.

3.2.3. Hoàn thiện hệ thống thể chế chính sách phát triển đề án xây dựng chuyên ngành công tác xã hội

Giải pháp này xuất phát từ thực tế là mặc dù Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010 – 2020 của Trung ương đã được UBND huyện triển khai trong một thời gian dài, tuy nhiên quá trình triển khai thực hiện đề án cũng chỉ ra những bất cập về mặc cơ chế chính sách như mức chi cho việc đào tạo cán bộ CTXH hiện tại là 50.000 đồng/người/ngày còn thấp, chưa khuyến khích đối tượng yên tâm học tập. Bên cạnh đó, việc hướng dẫn các đơn vị, cơ sở bảo trợ xã hội, bệnh viện, toà án, trường học các cấp áp dụng thực hiện, mở rộng các dịch vụ công tác xã hội trợ giúp các đối tượng theo hướng linh hoạt và tăng mức trợ giúp cho đối tượng cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế- xã hội của địa phương theo từng giai đoạn vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc… Trong khi đó, pháp luật về CTXH là khuôn khổ pháp lý quan trọng cho việc phát triển nghề CTXH. Hầu hết các quốc gia có nghề CTXH phát triển họ đều có luật, có Hiệp hội của những người hành nghề CTXH và Hiệp hội các trường đào tạo về CTXH. Luật về CTXH điều chỉnh các hoạt động nghề nghiệp CTXH, bảo vệ quyền và lợi ích của người cung cấp dịch vụ (nhân viên CTXH) và bảo vệ lợi ích của người sử dụng dịch

vụ CTXH. Để phát triển CTXH thành một nghề chuyên nghiệp ở Việt Nam theo Đề án 32 của Chính phủ, cần thiết phải xây dựng và ban hành luật về CTXH.

Theo đó, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách liên quan đến đề án phát triển ngành công tác xã hội trong thời gian tới cần tập trung ở các vấn đề sau:

Cần tiếp tục rà soát những điểm chưa hợp lý, những kiến nghị mới của địa phương trong thực tế triển khai thực hiện đề án để kịp thời sửa chữa bổ sung và có công văn hướng dẫn kịp thời.

Cần chú trọng đến công tác nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn các ngạch viên chức công tác xã hội và cộng tác viên công tác xã hội; Bộ Nội vụ, Y tế, Lao động -Thương binh và Xã hội, Tài chính nghiên cứu, sửa đổi bổ sung chế độ phụ cấp ưu đãi nghề công tác xã hội cho đội ngũ cán bộ, viên chức công tác xã hội đang làm việc tại các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội theo hướng khuyến khích hình thành đội ngũ cán bộ, nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp.

Xây dựng mạng lưới nhân viên công tác xã hội, cộng tác viên CTXH theo quy định tại Thông tư số 07/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 5 năm 2013 hướng dẫn tiêu chuẩn cộng tác viên công tác xã hội cấp xã góp phần quan trọng thực hiện đề án 32 của Chính phủ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy ở một số địa phương, đội ngũ cộng tác viên CTXH chưa ổn định, phải thường xuyên thay đổi do yêu cầu nhiệm vụ của UBND xã. Từ đó, làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công việc, bởi người đã được tập huấn, hướng dẫn phải chuyển sang làm công việc khác, còn người mới tiếp nhận lại chưa được tập huấn. Bên cạnh đó, một số lãnh đạo địa phương chưa nhận thức được vai trò, vị trí, trách nhiệm của cộng tác viên CTXH nên thường xuyên phân công công việc không đúng chuyên môn, dẫn đến khó phát huy hết vai trò của cộng tác viên CTXH. Đặc biệt, hiện nay, đội ngũ cộng tác viên CTXH cấp xã làm việc theo chế độ hợp đồng chỉ được hưởng phụ cấp hàng tháng bằng mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định là 1.210.000 đồng/tháng. Ngoài ra không có phụ cấp, hỗ trợ, công tác phí nào khác. Do đó, trong thời gian tới, UBND huyện Phú Giáo cần có đề xuất quyết liệt hơn với UBND tỉnh và

HĐND tỉnh trong việc hoàn thiện hệ thống phụ cấp cho các ngành nghề đặc thù, bao gồm cả chuyên ngành CTXH của địa phương.

Các chính sách thu hút và phát triển nguồn nhân lực cho nghề CTXH, trước tiên cần xác định rõ vị trí làm việc và tiêu chuẩn hoá một số chức danh cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em; cán bộ làm công tác bảo trợ xã hội thuộc khối cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương; một số chức danh ở các cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH, một số tổ chức đoàn thể xã hội, tổ chức phi chính phủ có liên quan đến cung cấp dịch vụ CTXH phải đạt trình độ đào tạo đại học hoặc cao đẳng về CTXH. Phải ưu tiên tuyển dụng những người được đào tạo cơ bản có trình độ đại học, cao đẳng về CTXH vào các cơ quan quản lý nhà nước ở các cấp, ngành, cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH, để họ có cơ hội sử dụng những kiến thức đã học vào thực tế công tác.

Tiếp theo là tạo khung pháp lý để phát triển các tổ chức cung cấp dịch vụ CTXH kể cả khu vực nhà nước và tư nhân, qua đó thu hút được những người qua đào tạo cơ bản về CTXH vào làm việc, khắc phục tình trạng học một nghề ra làm nghề khác, hạn chế tình trạng lãng phí nguồn nhân lực quý giá này. Việc hành nghề tự do cung cấp dịch vụ CTXH với tư cách là nhà tham vấn, tác nhân phát triển cộng đồng, nhà nghiên cứu khoa học để sử dụng số cán bộ được đào tạo cơ bản này thật sự hiệu quả... cũng cần có hành lang pháp lý rõ ràng.

3.2.4. Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động chăm lo cho người bị nhiễm chất độc hóa học

Đối với xã hội Việt Nam, thuật ngữ “xã hội hóa” đã tương đối phổ biến trong việc tổ chức thực hiện các chính sách gắn liền với các nhu cầu căn bản của công dân trong những năm gần đây như y tế, giáo dục, thể thao… Thuật ngữ này được sử dụng để chỉ việc tăng cường sự quan tâm, tham gia rộng rãi của xã hội về cả vật chất và tinh thần vào một số hoạt động mà trước đó chỉ được một đơn vị, một bộ phận hay một ngành chức năng nhất định thực hiện. Mục đích của xã hội hóa là nhằm phát huy nguồn lực của toàn xã hội, cùng chung tay với nhà nước và các cơ quan chuyên trách trong việc thực hiện và đảm bảo chức năng phục vụ công dân ngày một tốt hơn so với sự phát triển của đất nước. Do đó, thuật ngữ “xã hội hóa” đã được Đảng và nhà nước ta sử

dụng rất nhiều trong những năm gần đây trong rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật như nghị quyết số 90/NQ-CP ngày 21/8/1997 của Chính Phủ về phương hướng và chủ trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa; Nghị quyết 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục, thể thao… Đặc biệt, tại Đại hội lần thứ XII, Đảng ta xác định: “Tiếp tục hoàn thiện chính sách an sinh xã hội phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Mở rộng đối tượng và nâng cao hiệu quả của hệ thống an sinh xã hội đến mọi người dân; tạo điều kiện để trợ giúp có hiệu quả cho tầng lớp yếu thế, dễ tổn thương hoặc những người gặp rủi ro trong cuộc sống. Phát triển và thực hiện tốt các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động,

... Chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh xã hội của công dân. Đổi mới chính sách giảm nghèo theo hướng tập trung, hiệu quả và tiếp cận phương pháp đo lường nghèo đa chiều nhằm bảo đảm an sinh xã hội cơ bản và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Tổ chức tốt hơn việc cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản thiết yếu. Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ nhà ở cho các đối tượng chính sách, người nghèo, nhân dân sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn; phát triển nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp, khu chế xuất và sinh viên, ... Phát triển đa dạng các hình thức từ thiện, đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia giúp đỡ những người yếu thế”.

Đối với việc thực hiện các chính sách chăm lo cho người nhiễm chất độc hóa học hiện nay của đảng và nhà nước ta, xã hội hóa mang ý nghĩa quan trọng, có vai trò quan trọng trong việc xây dựng nguồn lực đủ về chất và lượng nhằm tạo điều kiện cho việc triển khai các chính sách dành cho nhóm yếu thế này ngày càng tốt hơn.

Đối với tỉnh Bình Dương nói chung và huyện Phú Giáo nói riêng, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội chung của địa phương, nhìn chung, đời sống kinh tế của bà con địa phương ngày càng đi lên trong thời gian qua, do đó, các hoạt động chung tay vì cộng đồng của nhân dân địa phương luôn gặt hái được nhiều thành công nhất định. Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh Bình Dương hiện nay, cùng với thế mạnh về nông nghiệp, các hoạt động thu hút đầu tư nước

ngoài trong xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn địa phương không chỉ mang lại những cơ hội cho lĩnh vực kinh tế mà song song với đó là các cơ hội trong công tác xã hội, công tác từ thiện. Hằng năm, các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh luôn đồng hành cùng chính quyền địa phương trong việc chăm lo, hỗ trợ về mặt tinh thần và vật chất đối với các nhóm yếu thế, gia đình hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn. Đây là nguồn lực rất lớn giúp các cấp chính quyền và đoàn thể trên địa bàn tỉnh có điều kiện thực hiện tốt hơn công tác chăm sóc nhiều trường hợp đặc biệt khó khăn của tỉnh nhà.

Trong đó, đẩy mạnh hợp tác công tư trong lĩnh vực an sinh xã hội của địa phương, có ý nghĩa quan trọng nhằm nâng cao vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ thực hiện chính sách an sinh xã hội nói chung và chính sách hỗ trợ cho người bị nhiễm chất độc nói riêng của địa phương. Bởi lẽ:

Hợp tác công tư trong lĩnh vực an sinh xã hội có thể tăng cường hiệu quả quản lý và tổ chức các chương trình an sinh xã hội. Vai trò của nhân viên công tác xã hội sẽ được chú trọng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu của người dân. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc phát triển cả về số lượng và chất lượng đội ngũ nhân viên công tác xã hội của địa phương, giúp vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ người bị nhiễm chất độc hóa học của địa phương ngày càng được nâng cao.

Công tác xã hội là một lĩnh vực hoạt động đặc thù, do đó, việc thúc đẩy tinh thần thiện nguyện của đội ngũ nhân viên công tác xã hội vì công tác xã hội chỉ đạt được thông qua một tập hợp các giải pháp, trong đó có việc tăng mức thu nhập hằng tháng cho họ. Tuy nhiên hiện nay, cán bộ tham gia các chương trình an sinh xã hội được hưởng chế độ như công chức, viên chức nhà nước. trong khi đó, hợp tác công tư trong lĩnh vực an sinh xã hội giúp giảm gánh nặng về nhân sự, về tiền lương, về thể chế và chính sách đối với các cơ quan nhà nước. Vì vậy, bằng nguồn lực tài chính từ đối tác ngoài nhà nước, thu nhập của đội ngũ nhân viên công tác xã hội cũng được cải thiện tương đối phù hợp.

Để đẩy mạnh xã hội hóa các lĩnh vực an sinh xã hội của địa phương trong thời gian tới, huyện Phú Giáo tỉnh Bình Dương cần phải chú trọng đến các phương thức như:

Xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách an sinh xã hội địa phương một cách khoa học, trong đó chú trọng đến việc đa dạng hóa các cách thức vận động sự đóng góp của các tổ chức xã hội, mạnh thường quân trong và ngoài địa phương một cách phù hợp.

Theo đó, chính quyền địa phương cần xây dựng cơ chế chính sách thuận lợi để các tổ chức có liên quan đến việc thực hiện chính sách an sinh xã hội của địa phương được thuận lợi trong việc vận động xây dựng nguồn quỹ hoạt động của tổ chức. Song song với việc thông thoáng về cơ chế, công tác giám sát, phản biện xã hội của các tổ chức chính trị xã hội ở địa phương cũng cần được chú trọng và phát huy đúng với vai trò.

Cần có sự chủ động liên lạc, phối hợp tích cực của các tổ chức chính trị - xã hội huyện với các tổ chức/doanh nghiệp có hoạt động thiện nguyện tích cực.

Trong nhiều năm qua, các doanh nghiệp lớn của Việt Nam đã ý thức được rất rõ ý nghĩa, mục tiêu của các chương trình an sinh xã hội và từ thiện. Họ duy trì, triển khai hàng năm, coi đó là một trong những nhiệm vụ quan trọng bên cạnh hoạt động kinh doanh. Điều này có thể thấy rõ ở những doanh nghiệp lớn như Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk), tập đoàn Hoa Sen, FPT, Viettel, Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB), Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), …

3.2.5. Kiến nghị xây dựng Trung tâm dịch vụ công tác xã hội trên địa bàn tỉnh

Để phát triển chuyên ngành công tác xã hội trên địa bàn huyện nói riêng và tỉnh Bình Dương nói chung, việc tạo điều kiện để cán bộ CTXH có môi trường học tập, rèn luyện, trao đổi chuyên môn là một trong những điều kiện cần thiết. Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn tỉnh Bình Dương vẫn chưa thành lập được Trung tâm Công tác xã hội. Trong khi đó, trung tâm dịch vụ công tác xã hội là địa chỉ tin cậy của xã hội, nơi hướng đến chăm sóc các đối tượng

Ngày đăng: 13/03/2023