2.3.2.1. Vai trò là người trợ giúp xây dựng kế hoạch triển khai chính sách xã hội ở địa phương 45
2.3.2.2. Vai trò là người vận động nguồn lực thực hiện chính sách 46
2.3.2.3. Vai trò là lực lượng hỗ trợ thực hiện kế hoạch 48
2.3.2.4. Vai trò đánh giá việc thực hiện chính sách 52
2.4. Đánh giá chung 53
Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ NHÂN VIÊN CTXH 57
3.1. Định hướng 57
3.2. Hệ thống các giải pháp 59
3.2.1. Nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng và chính quyền 60
3.2.2. Đẩy mạnh cải cách bộ máy tổ chức và hoạt động của Hội nạn nhân chất độc màu da cam các cấp 62
3.2.3. Hoàn thiện hệ thống thể chế chính sách phát triển đề án xây dựng chuyên ngành công tác xã hội 64
3.2.4. Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động chăm lo cho người bị nhiễm chất độc hóa học 66
3.2.5. Kiến nghị xây dựng Trung tâm dịch vụ công tác xã hội trên địa bàn tỉnh
......................................................................................................................... 69
3.2.6. Xây dựng cơ chế phối hợp, tiếp nhận sinh viên chuyên ngành công tác xã hội về thực tập tại địa phương 72
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ BIỂU ĐỒ
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 | Nhân sự ban chấp hành Hội nạn nhân chất độc màu da cam huyện Phú Giáo nhiệm kỳ thứ I (2012-2017) |
DANH MỤC BIỂU ĐỒ | |
Biểu đồ 2.1 | Tình hình thu nhập của các hộ có người bị nhiễm chất độc hóa học đang sinh sống trên địa bàn huyện |
Biểu đồ 2.2. | Thói quen chăm sóc sức khỏe của người bị nhiễm chất độc hóa học trên địa bàn huyện |
Biểu đồ 2.3 | Mức độ thỏa mãn nhu cầu chính sách của người bị nhiễm chất độc hóa học tham gia khảo sát |
DANH MỤC SƠ ĐỒ | |
Sơ đồ 1.1 | Mô tả về chu trình chính sách công |
Có thể bạn quan tâm!
- Vai trò nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ thực hiện chính sách ưu đãi người bị nhiễm chất độc hóa học đang sinh sống ở huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương - 1
- Kết Cấu Luận Văn: Bố Cục Của Luận Văn Bao Gồm Các Nội Dung Căn Bản: Lời Mở Đầu, Nội Dung Của Luận Văn Với Kết Cầu Gồm 3 Chương, Kết Luận, Tài
- Sự Cần Thiết Của Chính Sách Ưu Đãi Người Nhiễm Chất Độc Hóa
- Vai Trò Của Nhân Viên Công Tác Xã Hội Trong Việc Thực Hiện Chính Sách Xã Hội
Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
UBND | Ủy ban Nhân dân |
CTXH | Công tác xã hội |
LĐ-TB&XH | Lao động – Thương binh & Xã hội |
BHYT | Bảo hiểm y tế |
GDNN-GDTX | Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên |
UBMTTQVN | Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam |
MTTQVN | Mặt trận Tổ quốc Việt Nam |
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đã hơn 40 năm đi qua cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam, tuy nhiên, những vết thương do chiến tranh để lại thì vẫn còn hiện nguyên trong cuộc sống của nhân dân nước ta. Hậu quả của chất độc hóa học hay còn gọi là chất độc màu da cam/Dioxin là những bằng chứng rõ ràng nhất. Thực tế chứng minh, cuộc chiến tranh hóa học do Mỹ tiến hành ở Việt Nam là cuộc chiến tranh có quy mô lớn nhất, dài ngày nhất, gây hậu quả thảm khóc nhất trong lịch sử loài người. Trong 10 năm từ năm 1961 đến năm 1971, quân đội Mỹ đã tiến hành 19.905 phi vụ, phun rải khoảng 80 triệu lít chất độc hóa học, 61% trong đó là chất da cam, chứa 366 kg xuống gần 26.000 thôn bản, với diện tích hơn 3,06 triệu ha; trong đó có 86% diện tích bị phun rải hơn 2 lần, 11% diện tích bị phun rải hơn 10 lần. Chất độc da cam đã tác động mạnh mẽ, lâu dài tới môi trường, các hệ sinh thái và sức khỏe con người.
Gần 25% tổng diện tích miền Nam Việt Nam, bao gồm hầu hết các hệ sinh thái từ vùng thấp ven biển đến vùng đồi núi cao thuộc 5 vùng sinh thái: Bắc Trung Bộ, duyên hải Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ đều bị ảnh hưởng. Trong đó, Đông Nam Bộ là vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất (56% diện tích tự nhiên bị phun rải). Khoảng 86% lượng chất độc đã được phun rải lên các vùng rừng rậm; 14% còn lại được dùng để phá hủy ruộng vườn, hoa màu, chủ yếu là đồng lúa và nương rẫy ở các vùng đồi núi. Diện tích rừng ngặp mặn bị ảnh hưởng chất dộc hóa học là 150.000 ha, điển hình là khu rừng ngập mặn ở Cà Mau.
Môi trường Việt Nam bị ô nhiễm nặng nề, các hệ sinh thái bị đảo lộn, nhiều loài thực vật và động vật bị tiêu diệt. Hơn thế, chất độc da cam đã làm cho 4,8 triệu người Việt Nam bị phơi nhiễm, hơn 3 triệu người là nạn nhân, gây nên biết bao thảm cảnh không sao kể xiết. Rất nhiều gia đình có 3 nạn nhân trở lên. Có gia đình cả 15 người con đều là nạn nhân chất độc màu da cam. Hàng trăm nghìn nạn nhân đã chết, hàng trăm nghìn người đang vật lộn với bệnh tật hiểm nghèo. Các bệnh phổ biến ở con cháu các nạn nhân chất độc màu da cam là liệt hoàn toàn hay một phần cơ thể, mù, câm, điếc, thiểu năng trí tuệ,
tâm thần, ung thư, tai biến sinh sản, dị dạng, dị tật bẩm sinh. Đặc biệt là chất độc hóa học/Dioxin có thể di truyền qua nhiều thế hệ và ở Việt Nam, di chứng da cam đã truyền sang thế hệ thứ 3.[3]
Hội thảo quốc tế lần thứ II về chất độc hóa học diệt cỏ do Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam và tác hại lâu dài của nó đối với thiên nhiên và con người (Hà Nội, 15 - 18/11/1993) đã kết luận: “Chất độc da cam của Mỹ đã hủy diệt thiên nhiên cây cỏ; hủy diệt sức khỏe con người, gây nhiều bệnh tật nặng nề; gây nên những biến đổi gen di truyền qua mẹ hoặc bố, gây tai biến sinh sản, quái thai, dị dạng, dị tật của những đứa con sinh ra; gây các bệnh ung thư…”.
Trong cảnh đau thương đó của đất nước, hiện nay, tỉnh Bình Dương có khoảng 5.000 người nhiễm chất độc hóa học da cam do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam trước đây. Đặc biệt, huyện Phú Giáo là một trong các huyện chịu ảnh hưởng và có số lượng người nhiễm chất độc hóa học/Dioxin là 166 người cao so với các địa phương khác trong tỉnh.
Mặc dù, Đảng và nhà nước ta đã sớm có những chính sách quan tâm đặc biệt đến vấn đề khắc phục hậu quả của chất độc hóa học, tuy nhiên, hiện nay việc tổ chức chính sách này vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Trong đó, quá trình thực hiện chế độ chính sách ưu đãi cho người bị nhiễm chất độc hóa học trên địa bàn huyện Phú Giáo tỉnh Bình Dương vẫn còn nhiều hạn chế do địa bàn rộng, tính phức tạp trong hệ thống thủ tục, năng lực yếu kém của cán bộ địa phương trong việc xác định hồ sơ hợp lệ… Hiện nay, số lượng hồ sơ được hưởng chế độ chính sách của nhà nước vẫn còn thấp hơn so với thực tiễn.
Là một học viên nghiên cứu chuyên ngành công tác xã hội, bản thân học viên thấy rằng, đội ngũ nhân viên công tác xã hội không thể nào đứng ngoài bối cảnh chung của quá trình thực thi chính sách của Đảng và nhà nước ta đối với các nạn nhân chịu ảnh hưởng bởi hậu quả của chiến tranh nói chung và hậu quả của chất độc hóa học nói riêng. Đó là lý do, học viên lựa chọn đề tài nghiên cứu “Vai trò nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ thực hiện chính sách ưu đãi người bị nhiễm chất độc hóa học đang sinh sống ở huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương”
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam, nước Mỹ trong quá khứ đã sử dụng các chất độc hóa học trải thảm xuống lãnh thổ Việt Nam và gây ra những thảm họa lâu dài với thiên nhiên và con người. Do vậy, ngay từ năm 1980, Ủy ban Quốc gia điều tra hâụ quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam được thành lập. Ủy ban này đã tiến hành nhiều công trình nghiên cứu, tổ chức nhiều cuộc hội thảo khoa học quốc gia và quốc tế nhằm xác định quy mô, tác hại của cuộc chiến tranh hóa học đối với môi trường và con người. Bên cạnh đó, rất nhiều nghiên cứu mang phạm vi địa phương và cả nước về các tác động của chất độc hóa học này đối với sự sống trên lãnh thổ Việt Nam, về những đề xuất để khắc phục hậu quả được đề cập hàng loạt trong các đề tài nghiên cứu cấp nhà nước, các chương trình dự án của các tổ chức phi chính phủ, cá nhân, tổ chức.
Tuy nhiên, đề cập trực tiếp đến vai trò của công tác xã hội đối với đối tượng bị nhiễm chất độc hóa học, vai trò của nhân viên xã hội, còn tương đối hạn chế. Theo đó, có thể kể đến các nghiên cứu ở mục Luận văn Thạc sĩ như:
Luận văn thạc sĩ “Hoạt động thực hiện chính sách đối với người nhiễm chất độc hóa học DIOXIN (Nghiên cứu trường hợp quận Đống Đa, thành phố Hà Nội)”, tác giả Văn thị Huệ đã tìm hiểu các hoạt động thực hiện chính sách đối với người nhiễm chất độc hóa học tại quận Đống Đa [35 ]. Đề tài tìm hiểu và đánh giá mức độ hài lòng của người nhiễm chất độc hóa học, những mong muốn tiếp theo của người nhiễm chất độc hóa học đã được thụ hưởng chính sách. Bước đầu xem xét vai trò của nhân viên CTXH qua hoạt động thực tiễn hỗ trợ người nhiễm chất độc hóa học tiếp cận chính sách. Từ đó, tác giả đề xuất một số khuyến nghị về giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thực hiện chính sách đối với người nhiễm chất độc hóa học.
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành công tác xã hội của tác giả Trần Đăng Khoa với đề tài “Công tác xã hội đối với người nhiễm chất độc da cam từ thực tiễn Trung tâm chăm sóc, nuôi dưỡng và điều trị nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam thành phố Hà Nội” [32]. Trong nghiên cứu này, tác giả tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về chăm sóc, nuôi dưỡng và điều trị đối với người bị nhiễm chất độc màu da cam, từ đó phân tích thực trạng của công tác
xã hội trên các phương diện này để từ đó xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xã hội trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và hỗ trợ đối với người bị nhiễm chất độc màu da cam.
Đề tài “Công tác xã hội nhóm đối với trẻ em bị nhiễm chất độc da cam tại làng Hữu nghị Việt Nam”, năm 2016 của tác giả Nguyễn Thị Huyền Trang đã tìm hiểu về thực trạng hiểu biết về CTXH nhóm của cán bộ, nhân viên Làng Hữu Nghị; hoạt động ứng dụng CTXH nhóm đối với trẻ em bị nhiễm chất độc da cam tại Làng đã được tiến hành như thế nào? Trong hoạt động ứng dụng CTXH nhóm đối với nhóm trẻ em tại Làng Hữu Nghị, tác giả đã trình bày ứng dụng CTXH nhóm trong lĩnh vực chăm sóc nuôi dưỡng; chữa trị phục hồi chức năng và giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề. Tác giả cũng đã đề cập đến hiệu quả của việc ứng dụng CTXH nhóm đối với trẻ em bị nhiễm chất độc da cam Làng Hữu Nghị và những nhân tố tác động tới hiệu quả đó. Sau khi phân tích những nhân tố tác động tới hiệu quả của các phương pháp CTXH nhóm đã áp dụng tại Làng, tác giả xác định nhu cầu cần thiết nhất của trẻ mà hoạt động CTXH nhóm tại Làng chưa có sự ứng dụng hiệu quả và đề xuất các giải pháp.
Nhìn chung, những ấn phẩm và công trình nghiên cứu kể trên đã tiếp cận ở nền tảng tri thức của ngành khoa học xã hội: tâm lý học, xã hội học,... cũng như sử dụng các phương pháp nghiên cứu CTXH chuyên ngành (CTXH cá nhân, nhóm) để đi sâu phân tích những nội dung liên quan đến vai trò của công tác xã hội, nhân viên xã hội đối với các đối tượng chịu ảnh hưởng/nhiễm chất độc màu da cam, các chính sách của Đảng và nhà nước để khắc phục hậu quả đồng thời hỗ trợ đối tượng bị ảnh hưởng.
Đối với việc lựa chọn đề tài “Vai trò nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ thực hiện chính sách ưu đãi người bị nhiễm chất độc hóa đang sinh sống ở huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương” của học viên là không mới về đối tượng nghiên cứu. Tuy nhiên, việc lựa chọn nghiên cứu đối tượng trên địa bàn nghiên cứu khác đã làm nổi bật tính chuyên biệt, có thực tiễn cao, không trùng lặp với tất cả các đề tài, nghiên cứu, ấn phẩm trước đó.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
Về mục đích nghiên cứu: Thực hiện nghiên cứu, hệ thống hóa cơ sở lý luận về vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ thực hiện chính sách ưu đãi người nhiễm chất độc hóa học làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá thực trạng vai trò nhân viên công tác xã hội trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương. Từ cơ sở thực tiễn, luận văn đề xuất giải pháp nhằm nâng cao, phát huy vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc giải quyết chế độ chính sách cho người nhiễm chất độc hóa học trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.
- Về nhiệm vụ nghiên cứu: từ mục đích nghiên cứu nói trên, luận văn xác định các nhiệm vụ cụ thể như sau:
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về vai trò nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ thực hiện chính sách ưu đãi người nhiễm chất độc hóa học;
Phân tích, đánh giá vai trò nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ thực hiện chính sách ưu đãi cho người nhiễm chất độc hóa học trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương. Đồng thời khảo sát thực nghiệm, phân loại khách thể nghiên cứu để chứng minh tính nổi trội về lợi ích của nhóm đối tượng bị nhiễm chất độc màu da cam có được sự giúp đỡ của nhân viên xã hội.
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao, phát huy vai trò của nhân viên công tác xã hội trong thực hiện chính sách ưu đãi người nhiễm chất độc hóa học trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.
4. Câu hỏi và giả thiết nghiên cứu:
4.1 Câu hỏi nghiên cứu
Những người đang bị nhiễm chất độc hóa học/Đioxin đang đối mặt với những khó khăn gì?
Nhu cầu cấp bách và cần thiết của người bị nhiễm chất độc hóa học/Đioxin hiện nay là gì?
Ngoài chính sách ưu đãi của nhà nước đã quy định, chính quyền địa phương đã có những hoạt động chính sách giúp đỡ đối tượng người bị nhiễm chát độc hóa học /Dioxin ? Công tác xã hội đối với người bị nhiễm chất độc hóa học/Dioxin tại địa phương như thế nào?