Kết Cấu Luận Văn: Bố Cục Của Luận Văn Bao Gồm Các Nội Dung Căn Bản: Lời Mở Đầu, Nội Dung Của Luận Văn Với Kết Cầu Gồm 3 Chương, Kết Luận, Tài

4.2. Giả thiết nghiên cứu.

Về cơ bản các hoạt động thực hiện chính sách đối với người bị nhiễm CĐHH/Dioxin tại huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.

Đối tượng là người bị nhiễm CĐHH/Dioxin chưa hoàn toàn hiểu các bước làm thủ tục để được thụ hưởng các chính sách ưu đãi người bị nhiễm CĐHH/Dioxin tại địa phương.

Cho nên người dân mong muốn là thủ tục đơn giãn hóa, nang cao mức trợ cấp, phụ cấp hàng tháng.

NV CTXH có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giúp người bị nhiễm CĐHH/Dioxin tiếp cận chính sách, có tiến nói lên trên để người dân đỡ vất vã.

5. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Về đối tượng nghiên cứu: vai trò nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ thực hiện chính sách ưu đãi người bị nhiễm chất độc hóa học.

Đối tượng khách thể nghiên cứu: Đối tượng là người bị nhiễm CĐHH/Dioxin

- Về phạm vi nghiên cứu: vai trò nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ thực hiện chính sách ưu đãi người bị nhiễm chất độc hóa học trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương từ năm 2004 đến nay.

- Về thời gian nghiên cứu: từ năm 2004 đến năm 2017

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

6. Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành luận văn, tác giả đã sử dụng các phương pháp chuyên ngành như:

Vai trò nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ thực hiện chính sách ưu đãi người bị nhiễm chất độc hóa học đang sinh sống ở huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương - 3

+ Phương pháp thu thập thông tin từ các nguồn tài liệu thứ cấp.

+ Các phương pháp điều tra xã hội học: phỏng vấn sâu, quan sát, khảo sát bằng bảng hỏi.

+ Phương pháp CTXH cá nhân.

Trong quá trình thu thập thông tin từ các nguồn tài liệu thứ cấp để hoàn thành khóa luận, tác giả còn sử dụng các phương pháp cụ thể sau:

+ Phương pháp thống kê;

+ Phương pháp tổng hợp, hệ thống hóa;

7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

7.1. Ý nghĩa lý luận

Trong Luận văn, tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về vai trò nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ thực hiện chính sách ưu đãi cho người bị nhiễm chất độc hóa học với một hệ thống các cơ sở pháp lý được cập nhật đầy đủ, kịp thời. Đồng thời, luận văn cũng đã thực hiện những phương pháp thực nghiệm cụ thể, phương pháp CTXH chuyên ngành để chứng minh vai trò quan trọng của nhân viên công tác xã hội đối với người bị nhiễm chất độc hóa học. Do đó, ở góc độ lý luận, luận văn này sẽ góp phần củng cố thêm hệ thống cơ sở lý luận nói chung cho chuyên ngành công tác xã hội và cho hoạt động tổ chức thực thi chính sách của Đảng và nhà nước ta hiện nay.

7.2. Ý nghĩa thực tiễn

Qua kết quả của luận văn, nhiều giải pháp đã được tác giả xây dựng nhằm nâng cao, phát huy vai trò của nhân viên công tác xã hội trong giải quyết chính sách cho người bị nhiễm chất độc hóa học trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương. Đây là những giá trị lớn về mặt thực tiễn của nghiên cứu cho một địa phương cụ thể. Từ đó, kết quả nghiên cứu này cũng góp phần củng cố hệ thống bài học kinh nghiệm cho các địa phương khác trong cả nước về vấn đề tổ chức thực hiện chính sách cho người bị nhiễm chất độc hóa học trên địa bàn.

8. Kết cấu luận văn: Bố cục của Luận văn bao gồm các nội dung căn bản: Lời mở đầu, nội dung của Luận văn với kết cầu gồm 3 chương, kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục đính kèm.

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN

VỀ VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI NGƯỜI BỊ NHIỄM

CHẤT ĐỘC HÓA HỌC

1.1. Chính sách cho người bị nhiễm chất độc hóa học

1.1.1. Người nhiễm chất độc hóa học

1.1.1.1. Khái niệm

Trong ngữ cảnh sinh học, các chất độc là các chất có thể gây hư hại, bệnh, hoặc tử vong cho các cơ thể, thường bằng các phản ứng hóa học hoặc các hoạt tính khác trên phạm vi phân tử, khi một số lượng vừa đủ được cơ thể sinh vật hấp thụ vào.

Trong chiến tranh ở Việt Nam, quân đội Mỹ đã tiến hành rải xuống lãnh thổ miền Nam những chất hóa học “diệt cỏ” với nhiều thành phần hóa học khác nhau. Trong đó, nguy hiểm nhất là chất hóa học (thường gọi là chất độc da cam), là chất độc nhất trong các chất độc mà con người biết đến. Với liều lượng cỡ 1 picogram (ppt – phần ngàn tỉ gram) có thể gây bệnh ung thư, tai biến sinh sản ở người; vài chục nanogram (ng – phần tỉ gram) có thể lập tức gây chết người. Nhiều nhà khoa học cho rằng, chỉ cần 85 gram là có thể giết chết toàn bộ số dân 1 thành phố khoảng 8 triệu người. [3]

Theo quy định hiện nay tại điều 38 nghị định 31/2013/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 09 tháng 04 năm 2013 về việc quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng thì người được xác định là người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học phải thuộc một trong các đối tượng sau:

1. Cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng thuộc quân đội nhân dân Việt Nam.

2. Cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên thuộc lực lượng Công an nhân dân.

3. Cán bộ, công nhân viên trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.

4. Thanh niên xung phong tập trung.

5. Công an xã; dân quân; du kích; tự vệ; dân công; cán bộ thôn, ấp, xã, phường.

Các đối tượng nói trên phải thỏa mãn các điều kiện tại điều 39 nghị định 31/3013/NĐ-CP như sau:

- Đã công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu từ ngày 01 tháng 8 năm 1961 đến 30 tháng 4 năm 1975 tại các vùng mà quân đội Mỹ đã sử dụng chất độc hóa học ở chiến trường B, C, K (kể cả 10 xã: Vĩnh Quang, Vĩnh Giang, Vĩnh Tân, Vĩnh Thành, Vĩnh Ô, Vĩnh Khê, Vĩnh Hà, Vĩnh Lâm, Vĩnh Sơn và Vĩnh Thủy thuộc huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị).

- Do nhiễm chất độc hóa học dẫn đến một trong các trường hợp bệnh tật

sau:

Mắc bệnh theo danh mục bệnh tật do Bộ Y tế quy định làm suy giảm

khả năng lao động từ 21% trở lên; Vô sinh; Sinh con dị dạng, dị tật theo danh mục dị dạng, dị tật do Bộ Y tế quy định.

Các đối tượng trên được gọi chung là người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.

Bên cạnh đó, đối tượng thứ hai cũng được hưởng chế độ chính sách cho người nhiễm chất độc hóa học còn có con đẻ còn sống của người tham gia kháng chiến (bao gồm cả con đẻ của bệnh binh, con đẻ của công nhân viên chức nghỉ mất sức lao động) bị dị dạng, dị tật nặng do nhiễm chất độc hoá học không còn khả năng lao động.

Như vậy, tiêu chí xác định nạn nhân chất độc hóa học là một vấn đề phức tạp. Thường sẽ là hai tiêu chí cơ bản được thống nhất chấp nhận là:

Tiêu chí tiếp xúc trực tiếp với chất độc da cam trong chiến tranh (tiêu chí bắt buộc phải có).

Tiêu chí đối với sức khỏe: bị mắc ít nhất một trong số 17 bệnh, tật có liên quan đến phơi nhiễm chất độc màu da cam tại Điều 7 Thông tư liên tịch

số 20/2016/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 30/6/2016 của Liên Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định danh mục bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học.

Tóm lại, theo quy định hiện hành, đối tượng được xác định là người bị nhiễm chất độc hóa học là: “người tham gia kháng chiến bị phơi nhiễm với chất độc hóa học có biểu hiện bệnh lý hoặc con của người tham gia kháng chiến có biểu hiện bệnh lý liên quan đến chất độc hóa học”.

1.1.1.2. Đặc điểm của người bị nhiễm chất độc hóa học

Người nhiễm chất độc hóa học thường mang các đặc điểm căn bản:

Về sức khỏe sinh lý: Người bị nhiễm chất độc hóa học còn sống thường xuất hiện các bệnh lý chung ở bộ máy tiêu hoá như: giảm chức năng gan, xơ gan; viêm loét dạ dày, tá tràng, đại tràng; suy nhược thần kinh; cao huyết áp, xơ vữa động mạch, rối loạn tuần hoàn não; bị các bệnh ngoài da (xạm da, viêm da)… (theo danh mục bệnh, tật của Bộ y tế quy định)

Đặc biệt là người nhiễm chất độc hóa học thường gặp các tai biến sinh sản: sẩy thai tự nhiên, đẻ non; thai chết lưu; chửa trứng, ung thư màng nuôi; dị tật bẩm sinh (vô não, não teo nhỏ, não úng thuỷ, dị tật cột sống, sứt môi, hở hàm ếch, khoèo chân tay); quái thai (thai đôi dính nhau); vô sinh. Đáng lưu ý là một cặp vợ chồng có thể xuất hiện liên tiếp nhiều con (thế hệ thứ 2) hoặc cháu (thế hệ thứ 3) bị dị tật. Cũng có trường hợp bố hoặc mẹ bị ảnh hưởng trực tiếp chất da cam nhưng không xuất hiện dị tật ở thế hệ thứ 2 (con) mà xuất hiện ở thế hệ thứ 3 (cháu), đó là những trường hợp thế hệ thứ 2 mang gen lặn. Về mặt di truyền, chúng ta chưa thể khẳng định tác hại của chất da cam, chỉ dừng lại ở thế hệ thứ 3 hoặc thứ 4.

Về vị trí xã hội: Vì điều kiện sức khoẻ, nạn nhân chất độc da cam không thể làm việc được, nên các khoản trợ cấp của chính phủ là nguồn thu chính để sống. Hầu hết các trường hợp, những thành viên khác trong gia đình cũng dựa vào nguồn thu này vì chính họ cũng không thể làm việc. Ngoài ra, những người còn lại trong gia đình phải chăm sóc những nạn nhân đau yếu nên phải dành nhiều thời gian ở nhà.

Về nhu cầu xã hội, nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, nhu cầu của nạn nhân bị nhiễm chất độc hóa học thường ưu tiên 5 nhu cầu để cải thiện chất lượng cuộc sống, bao gồm: 1. Cải thiện điều kiện sống; 2. Cải thiện sinh kế; Hỗ trợ chăm sóc sức khỏe; Nâng mức trợ cấp và Giáo dục cho con trẻ. Đặc biệt, bởi hầu hết nạn nhân chất độc da cam đều quá già hoặc quá yếu, không thể làm việc được nên nhiều người đề xuất nhu cầu cải thiện cơ hội việc làm cho con em mình hoặc các thành viên khác trong gia đình. Người được phỏng vấn thường yêu cầu đào tạo nghề cho thế hệ trẻ. Chỉ số ít trong số họ có thể làm việc và muốn được nâng cao kỹ thuật canh tác, hoạt động kinh doanh nhỏ. Nạn nhân chất độc da cam và gia đình họ thấy rất khó để bán được sản phẩm. Hỗ trợ từ các hoạt động kinh doanh xã hội có thể giúp họ vượt qua nhiều thách thức. [1]

1.1.2. Chính sách đối với người nhiễm chất độc hóa học

1.1.2.1. Khái quát chung về chính sách Khái niệm

Hiện nay ở nước ta, lĩnh vực chính sách công vẫn là một lĩnh vực khoa học vô cùng non trẻ. Cùng với đó, thuật ngữ chính sách công vẫn chưa được thống nhất một cách rõ ràng. Do đó, khái niệm này được viện dẫn bằng nhiều cách hiểu khác nhau. Ví dụ:

Thomas Dye (1972) đưa ra định nghĩa: “Chính sách công là bất kỳ những gì nhà nước làm hoặc không làm” [58]. Định nghĩa này khá đơn giản và chưa đưa ra được những đặc điểm cần thiết nhằm phân biệt hành động chính sách của nhà nước trong vô số các hoạt động của nhà nước.

Theo William Jenkins [59] thì “Chính sách công là một tập hợp các quyết định liên quan với nhau được ban hành bởi một hoặc một nhóm các nhà hoạt động chính trị liên quan đến lựa chọn các mục tiêu và các phương tiện để đạt được mục tiêu trong một tình huống xác định thuộc phạm vi thẩm quyền”. Như vậy, W.Jenkins cho rằng hoạch định chính sách công là một quá trình chứ không chỉ đơn giản là một sự lựa chọn; đồng thời, chính sách công là “một tập hợp các quyết định có liên quan với nhau”.

Như vậy, trong nội dung luận văn này, tác giả thống nhất quan điểm chính sách công là: “Chính sách công là một tập hợp các quyết định có liên quan với nhau do nhà nước ban hành, bao gồm các mục tiêu và giải pháp để giải quyết một vấn đề công nhằm thúc đẩy xã hội phát triển theo định hướng nhất định.” [14]

Theo đó, chính sách đối với người nhiễm chất độc hóa học là một tập hợp các quyết định có liên quan với nhau do nhà nước ban hành nhằm hướng đến điều chỉnh các vấn đề phát sinh cho người bị nhiễm chất độc hóa học nhằm đảm bảo tính công bằng và phát triển của xã hội.

Chu trình chính sách công

Chu trình chính sách công là một chuỗi các giai đoạn kế tiếp liên quan với nhau từ khi vấn đề công được vào chương trình nghị sự của nhà nước đến khi đánh giá được kết quả của chính sách công [8].

Có nhiều cách phân chia chu trình chính sách công thành các giai đoạn khác nhau nhưng theo TS. Lê Như Thanh và TS. Lê Văn Hòa trong “Hoạch định và thực thi chính sách công” (2016) thì chu trình chính sách được mô tả như sau: [8]

Sơ đồ 1.1. Mô tả về chu trình chính sách công


HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH CÔNG


ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH CÔNG

THỰC THI CHÍNH SÁCH CÔNG


Hoạch định chính sách công là quá trình nghiên cứu, xây dựng và ban hành một chính sách để giải quyết một vấn đề công. Quy trình hoạch định

chính sách công gồm thiết lập chương trình nghị sự hay chương trình xây dựng chính sách, soạn thảo chính sách, quyết định chính sách.

Thực thi chính sách công là quá trình đưa chính sách vào thực tế nhằm hiện thực hóa mục tiêu chính sách. Đây là giai đoạn tổ chức thực hiện các giải pháp chính sách đã lựa chọn và theo dõi, giám sát, kiểm tra việc thực hiện. Có thể khẳng định giai đoạn này có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của một chính sách công.

Theo đó, thực thi chính sách công thường phải trải qua các bước quan trọng như:

Lập kế hoạch triển khai thực hiện

Kế hoạch thực hiện chương trình là văn bản quy định mục tiêu, giải pháp và phân công rõ ràng trong việc tổ chức thực hiện của các đơn vị có liên quan của từng chương trình trong từng giai đoạn một cách cụ thể, rõ ràng.

Huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực thực hiện chương trình

Nguồn lực luôn đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai thực hiện một chương trình. Ở đây, việc huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực để thực hiện chương trình thường bao gồm tài chính và nhân lực.

Tổ chức, điều phối thực hiện chương trình

Tổ chức thực hiện chương trình là thống nhất trong quản lý, điều hành về chương trình ở trung ương và địa phương; thành lập Ban Chỉ đạo chương trình các cấp. Còn phối hợp trong quản lý, điều hành chính sách là phối hợp trong xây dựng các quy định, các văn bản về quản lý, điều hành, thực hiện chương trình; phối hợp giữa các cơ quan trong xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình; phối hợp trong xây dựng hệ thống thông tin và trao đổi thông tin về chương trình; phối hợp trong xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện chương trình và phối hợp thực hiện các hoạt động kiểm tra, giám sát chương trình.

Để khâu tổ chức, điều phối thực hiện chương trình đạt hiệu quả thì cần có công tác theo dõi việc thực hiện chương trình. Hệ thống theo dõi thực hiện chương trình gồm bộ chỉ số phản ánh kết quả đầu ra; các mẫu báo cáo tổng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/03/2023