Một Số Nghiên Cứu Về Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vai Trò Hoạt Động Cho Vay Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đối Với Sự Phát Triển Của Dnn&v


và Udell (2006) đưa ra một số bằng chứng cho thấy tín dụng thương mại và tổ chức tài chính cho vay là yếu tố bổ sung lẫn nhau trong thời kỳ khủng hoảng tài chính.

Nghiên cứu Takehiro và Ohkusa (1995) là nghiên cứu đầu tiên dựa trên các dữ liệu vi mô được thu thập từ các các công ty Nhật Bản. Sử dụng các dữ liệu của các công ty niêm yết hơn 26 năm (1967-1992), họ phát hiện thấy rằng khoản vay từ các tổ chức tài chính ngày càng tăng trong khi có sự thay đổi trong các khoản tín dụng thương mại. Bằng chứng này cho thấy tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại là những hạng mục bổ sung chứ không phải là sản phẩm thay thế cho sự phát triển của các DNN&V.

Uchida và cộng sự (2006) trong nghiên cứu của mình đã xác định mối quan hệ giữa các khoản vay của các DNN&V phục vụ cho mục đích phát triển các doanh nghiệpngân hàng thương mại tín dụng bằng cách sử dụng một biến để đại diện cho sức mạnh của các mối quan hệ người mua-người bán trong mối liên hệ giữa các khoản vay của ngân hàng với sự phát triển của doanh nghiệp. Kết quả của nghiên cứu ủng hộ quan điểm cho rằng các khoản tín dụng ngân hàng có tác động tích cực tới sự phát triển của các DNN&V.

Các nghiên cứu khác dựa trên dữ liệu khảo sát các doanh nghiệp cũng ủng hộ các quan điểm về việc tái phân phối: Tsuruta (2008) nhận thấy rằng khi lãi suất vay ngân hàng tăng lên, khách hàng vay tăng tín dụng thương mại. Tsuruta (2007) cũng tìm thấy bằng chứng về các vấn đề tín dụng thương mại trong khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 và 1998 sử dụng các số liệu tương tự. Sử dụng các dữ liệu của các công ty kinh doanh lớn có cấp cả các khoản vay và tín dụng thương mại, Uesugi và Yamashiro (2004) phát hiện ra rằng các công ty kinh doanh lớn tăng các khoản phải thu khi các ngân hàng không sẵn sàng cho vay.

Mặt khác, Uesugi (2005), sử dụng dữ liệu khảo sát của các DNN&V trong giai đoạn 2001-2003, kết quả nghiên cứu cho thấy tín dụng thương mại và các khoản vay ngân hàng là những bổ sung cho nhau. Fukuda và cộng sự (2006) chỉ ra rằng sự thay thế giữa giữa tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại được khi ngành ngân hàng đang hoạt động lành mạnh, nhưng trong suốt cuộc khủng hoảng tài chínhnhững năm cuối thập niên 1990 và đầu những nă m 2000, các khoản vay ngân hàng và tín dụng thương mại đều xuất hiện cùng thời gian, kết quả nghiên cứu này là ủng hộ quan điểm của Love và cộng sự (2007).

Một ngoại lệ là nghiên cứu của Boissay và Gropp (2007), dựa vào dữ liệu được thu thập từ các công ty của Pháp, nghiên cứu chỉ ra rằng: Các doanh nghiệp nhỏ có tính


thanh khoản thấp thường là các công ty ít tiếp cận với nguồn tài chính bên ngoài qua những cú sốc thanh khoản với các nhà cung cấp của họ bằng cách mặc định trên tín dụng thương mại. Thật vậy, nghiên cứu của họ tìm thấy bằng chứng gián tiếp ủng hộ quan điểm tái phân phối của tín dụng thương mại bằng cách tập trung vào các chuỗi mặc định tín dụng thương mại. Tuy nhiên, họ không kiểm tra xem liệu các công ty lớn có mở rộng tín dụng thương mại nhiều hơn cho các công ty không thanh khoản với một ít nguồn tài trợ bên ngoài. Điều này trái với quan điểm của Kazuo Ogawa và cộng sự (2003), khi các dữ liệu thu thập từ phỏng vấn các doanh nghiệp đã xem xét mối quan hệ giữa sự phụ thuộc của các DNN&V với các ngân hàng và các giao dịch của các DNN&V này với các nhà cung cấp lớn. Theo như các điểm tái phân phối, khi các DNN&V có mối quan hệ với các ngân hàng, họ không thể huy động vốn dễ dàng từ các ngân hàng ở một mức giá thấp hơn, khi đó họ sẽ nghiêng nhiều hơn phụ thuộc vào các nhà cung cấp lớn của họ với các khoản tín dụng thương mại. Từ đó, tác giả cũng đưa ra một số khuyến nghị nhằm phát triển các DNN&V dựa trên các khoản vốn vay, không chỉ là vốn vay từ các ngân hàng mà còn có nguồn bổ sung từ các tổ chức tín dụng khác.

Không chỉ nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trên thế giới, mảng vấn đề vốn vay với sư phát triển của các DNN&V cũng nhận được sự quan tâm rất nhiều từ các nhà nghiên cứu trong nước: trong nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2011) về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DNN&V, từ đó đưa ra một số khuyến nghị nhằm phát triển các DNN&V đã đề cập đến vai trò của khoản vay từ các ngân hàng, cũng như khả năng tiếp cận tín dụng của các DNN&V này từ các ngân hàng. Bên cạnh đó, nhóm tác giả cũng đề cập đến vai trò của DNN&V với sự phát triển của nền kinh tế, tác động của các doanh nghiệp này với xã hội: Nói đến DNN&V là nói đến khả năng tạo việc làm và thu nhập, cải thiện kỹ năng quản lý doanh nghiệp, thúc đẩy tinh thần kinh doanh và sáng tạo, đặc biệt, DNN&V có vai trò quan trọng trong việc rèn luyện kỹ năng quản trị doanh nghiệp và thúc đẩy đổi mới. Bên cạnh đó, DNN&V còn giúp xây dựng một hệ thống sản xuất công nghiệp linh hoạt, với mối liên kết chặt chẽ, khai thác và huy động mọi tiềm năng của các địa phương, tạo ra một thị trường cạnh tranh lành mạnh hơn và có những tác động lan tỏa tích cực đối với nền kinh tế. Do đó, việc đẩy mạnh công tác hỗ trợ phát triển DNN&V được xem là phương tiện có hiệu quả trong việc huy động vốn cũng như các nguồn lực khác cho hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội. Với dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu là những dữ liệu thu thập từ phỏng vấn các DNN&V trên địa bàn tỉnh Cần Thơ, với 389 doanh nghiệp được lựa chọn phỏng vấn, phương pháp nghiên cứu được tác giả sử dụng đó là phương pháp thống kê mô tả, kết hợp hồi quy với biến phụ thuộc là sự phát triển của các doanh nghiệp, thang

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.


đo được nhóm nghiên cứu sử dụng là tỷ nhuận/doanh thu, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp được nhóm nghiên cứu sử dụng là mức độ tiếp cận chính sách hỗ trợ của Chính phủ, trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp, các mối quan hệ xã hội của doanh nghiệp và tốc độ tăng doanh thu, khả năng tiếp cận tín dụng từ các tổ chức tín dụng… Trong đó, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, khả năng tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp có mối quan hệ cùng chiều với phát triển của các DNN&V. Tác giả cũng đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển các DNN&V trong đó có việc tăng cường hỗ trợ tín dụng của các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng.

Vai trò hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại cổ phần đối với phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa - Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Nghệ An - 3

Cũng bằng việc sử dụng dữ liệu thu thập từ phỏng vấn các doanh nghiệp, với 349 doanh nghiệp được lựa chọn phỏng vấn, nhóm tác giả Nguyễn Phú Sơn và cộng sự (2013) đã xem xét các yếu tố tác động đến sự phát triển của các DNN&V, dữ liệu được thu thập là các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, tuy nhiên, khác với nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2011), trong nghiên cứu này, tác giả Nguyễn Phú Sơn và cộng sự đánh giá thực trạng DNN&V tỉnh Sóc Trăng dựa vào cách tiếp cận “5 nguồn lực cạnh tranh” của Porter (1985) để phân tích lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh của các DNN&V, công cụ phân tích SWOT được lựa chọn để sử dụng cho phân tích trong nghiên cứu. Nghiên cứu đi sâu phân tích (1) Đóng góp của DNN&V trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, (2) Chỉ số năng lực cạnh tranh của DNN&V, (3) Sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp và của địa phương, (4) Vấn đề môi trường có liên quan DNN&V, (5) Những chính sách có liên quan đến phát triển DNN&V, và (6) Phân tích lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh. Cuối cùng nghiên cứu còn đề cập đến các giải pháp phát triển DNN&V nhằm tăng giá trị sản xuất, xuất khẩu, tạo việc làm, nâng cao thu nhập và phát triển cộng đồng. Kết quả nghiên cứu cho thấy: các nguồn vốn vay từ các ngân hàng có vai trò quan trọng với sự phát triển của các DNN&V, tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp này khá khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn từ các ngân hàng này do không đủ điều kiện vay vốn, không đáp ứng được các yêu cầu của ngân hàng như: tính khả thi của phương án kinh doanh, tài sản thế chấp… Thêm vào đó, những yếu tố khác cũng được tác giả lựa chọn phân tích có ảnh hưởng đến sự phát triển của các DNN&V như lao động, hoạt động xúc tín thương mại, hệ thống thông tin… Để giảm đi những khó khăn cho doanh nghiệp, giải pháp được tác giả đưa ra đó là việc hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng, cụ thể là việc hỗ trợ doanh nghiệp trong việc nâng cao năng lực xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, cải thiện điều kiện cho vay của các tổ chức cho vay như xây dựng cơ chế đặc thù cho các DNN&V là rất cần thiết để giúp cho các DNN&V tiếp cận tốt hơn nguồn tín dụng của các ngân hàng.


Khía cạnh các nhân tố tác động đến sự phát triển của các DNN&V cũng nhận được sự quan tâm của các nhà khoa học, trong nghiên cứu của Võ Thành Danh và cộng sự (2013), tác giả đã sử dụng mô hình kim cương làm cách tiếp cận đánh giá năng lực cạnh tranh để đánh giá các yếu tố bên trong và bên ngoài khu vực kinh tế DNN&V, kết quả phân tích cho thấy môi trường kinh doanh tương đối tốt. Tuy nhiên, các yếu tố về hội nhập kinh tế quốc tế và thị trường vẫn còn hạn chế mặc dù sự sẵn sàng hội nhập là khá tốt. Nghiên cứu sử dụng phân tích hồi quy để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các DNN&V. Kết quả cho thấy các yếu tố: tổng tài sản, tổng số lao động, trình độ lao động, nguồn cung cấp đầu vào, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, mức độ cạnh tranh trên thị trường,tiếp cận chính sách tín dụng và mức độ rủi ro là những nhân tố có ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh về doanh thu và lợi nhuận của DNN&V. Ngoài ra, các yếu tố: hiệu quả kinh doanh, sự tăng trưởng của doanh nghiệp và quy mô của doanh nghiệp là các yếu tố chính ảnh hưởng đến sự lựa chọn cấu trúc vốn của các DNN&V. Với 177 doanh nghiệp được lựa chọn để phỏng vấn nhằm thu thập dữ liệu, số lượng doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu về số mẫu tối thiểu cho phân tích hồi quy mà nghiên cứu sử dụng.

Ari Kokko và cộng sự (2004) đã tiến hành một nghiên cứu về sự phát triển và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế của các DNN&V ở Việt Nam. Bằng cách sử dụng các dữ liệu vi mô từ ba cuộc điều tra về DNN&V ở Việt Nam qua các năm 1990, 1996, và 2002, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng rất ít DNN&V hội nhập quốc tế thành công mặc dù sự phát triển của khu vực kinh tế này đang là động lực quan trọng góp phần thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng. Chỉ có 3% các DNN&V điều tra trong năm 2002/2003 có tham gia hoạt động thương mại quốc tế. Để duy trì được mức độ tăng trưởng cao như những năm vừa qua trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay các DNN&V cần phải làm được nhiều hơn nữa để tăng cường khả năng của mình. Điều này không chỉ là đầu tư thêm máy móc thiết bị mà còn cần phải chú trọng đầu tư vào vốn con người và các kỹ năng quản trị.

Nghiên cứu được tiến hành bởi Nguyễn Ngọc Anh và cộng sự (2009) bàn về khả năng cạnh tranh của khu vực kinh tế DNN&V ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng để các DNN&V tham gia nhiều hơn vào các hoạt động thương mại quốc tế, một yếu tố quan trọng đối với nền kinh tế mở của Việt Nam, quá trình đổi mới cần được tiến hành. Về phía nhà nước cần đổi mới hệ thống thuế, các thể chế khuyến khích tài chính cho hoạt động R&D, đổi mới trong thể chế chính sách quản lý trong khu vực kinh tế này và tạo một mối liên hệ chặt chẽ giữa doanh nghiệp và các viện nghiên cứu trong nước, tăng cường kỹ năng lao động cho khu vực kinh tế này. Các tác giả đề xuất


cần có một chiến lược mới ở cấp độ quốc gia để phát triển DNN&V. Trịnh Thị Hoa Mai (2005) tiến hành một đánh giá tổng quan về khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam. Tác giả tiến hành nhận diện những đặc tính của kinh tế tư nhân, vai trò của nó trong nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam và yếu tố hội nhập kinh tế quốc tế của nó. Kinh tế tư nhân phát triển một cách khách quan và tự nhiên, cơ chế thị trường chính là hình thức điều tiết tự nhiên các hoạt động của khu vực kinh tế tư nhân. Tác giả chỉ ra rằng khu vực kinh tế tư nhân có những đặc điểm cơ bản sau đây: (1) sức sống tự phát và mãnh liệt, (2) có khả năng lựa chọn quy mô phù hợp và tổ chức sản xuất tối ưu, và

(3) tính đa dạng về quy mô (tuy nhiên, phần lớn vẫn là ở quy mô nhỏ và vừa). Theo tác giả này, đổi mới cơ chế, chính sách quản lý là tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam.

Đàm Văn Huệ (2006) cho thấy vai trò rất lớn của khu vực kinh tế DNN&V đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong thời gian qua. DNN&V chiếm 31% tổng sản lượng công nghiệp hàng năm và 78% doanh nghiệp bán lẻ trong thương nghiệp, DNN&V đóng góp đến 51,7% tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam; 88,5% số việc làm mới tạo ra cho nền kinh tế, đóng góp đến 83,2% tính năng động và hiệu quả của nền kinh tế và đóng góp 63,2% số lượng doanh nhân được đào tạo trong nền kinh tế.

1.1.2. Một số nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến vai trò hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần đối với sự phát triển của DNN&V

DNN&V, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các DNN&V là một trong những lĩnh vực nhận được sự quan tâm khá lớn của các nhà khoa học, khá nhiều các nghiên cứu được thực hiện nghiên cứu xoay quanh các vấn đề của DNN&V: nghiên cứu về thực trạng phát triển của các DNN&V trên các quy mô khác nhau, nghiên cứu về các loại hình DNN&V ở các lĩnh vực khác nhau như công nghiệp xây dựng, nông nghiệp, dịch vụ… Một khía cạnh khá thường xuyên được đề cập đến khi nghiên cứu về các DNN&V đó là sự phát triển của các doanh nghiệp này, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các DNN&V như nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi (2011), Sophie Brana và cộng sự (1999), Võ Đức Toàn (2012), Võ Thành Danh và cộng sự (2013), Phạm Văn Hồng (2007)… Mỗi nghiên cứu tiếp cận theo những hướng khác nhau, cách phân tích và xử lý dữ liệu khác nhau, tuy nhiên, trong các nghiên cứu này khá thống nhất về quan điểm về DNN&V: quy mô vốn, số lao động của các doanh nghiệp này và các nghiên cứu trong nước sử dụng Nghị định số 56/2009/NĐ-CP để phân loại các DNN&V, sau ngày 11 tháng

3 năm 2018 Nghị định số 39/2018/NĐ-CP thay thế cho Nghị định 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ.


Theo quan điểm của Nguyen Thi Thanh Son (2015) trong nghiên cứu của mình đã tập trung phân tích hoạt động cho vay của các ngân hàng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong đó có xem xét đến cả khía cạnh cầu và cung, kết quả nghiên cứu được phân tích dựa trên dữ liệu của cuộc khảo sát khoảng 20 ngân hàng và 180 doanh nghiệp nhỏ ở Miền Bắc Việt Nam để có những nhận thức ban đầu về các yếu tố quyết định đến thành công khi tiếp cận nguồn vốn vay từ các ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Sau đó, công trình tập trung vào nghiên cứu các yếu tố môi trường kinh doanh có ảnh hưởng đến tăng trưởng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng kết hợp dữ liệu khảo sát được thực hiện tại đồng thời cả Việt Nam và Anh và sau đó tác giả thực hiện mở rộng nghiên cứu sang các nước Đông Á.

Nghiên cứu của Nguyen Thi Thanh Son (2015) sử dụng phương pháp định lượng khác nhau với các dữ liệu đa dạng từ các nguồn khác nhau từ khảo sát đến sử dụng dữ liệu thứ cấp nhằm chứng minh các nhân tố thuộc môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay của các doanh nghiệp nhỏ và vừa từ các ngân hàng thương mại và sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong khi đó, tác giả Hoang Thi Thu Hien (2016) nghiên cứu về những vấn đề lý luận và thực tiễn về các hình thức cho vay theo tổ nhóm, đặc biệt chú trọng đến việc nghiên cứu về các vấn đề thông tin không cân xứng dẫn đến các thất bại của thị trường trong việc cân bằng giữa cung và cầu tín dụng, giúp các tổ chức cho vay gia tăng tỷ lệ thu nợ như thế nào

Tác giả Phạm Văn Hồng (2007), trong nghiên cứu của mình đã xem xét việc Phát triển DNN&V ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế, nghiên cứu này tác giả đề cập đến những vấn đề lý luận liên quan đến sự phát triển của các DNN&V, tổng kết kinh nghiệm phát triển DNN&V trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của một số nước trên thế giới, từ đó xây dựng bài học kinh nghiệm cho sự phát triển của các DNN&V nước ta trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế có những thuận lợi nhưng cũng không thiếu những khó khăn. Bên cạnh đó, tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng DNN&V và môi trường thể chế phát triển DNN&V trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Cũng khá giống cách tiếp cận của Phạm Văn Hồng (2007), năm 2008, tác giả Nguyễn Minh Tuấn có nghiên cứu về sự phát triển của các DNN&V, nhưng đề cập nhiều hơn đến các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các DNN&V, cụ thể tác giả tập trung phân tích về phát triển dịch vụ ngân hàng hỗ trợ DNN&V ở Việt Nam. Nghiên cứu này, tác giả đã nghiên cứu và hệ thống hoá các vấn đề lý luận về dịch vụ ngân hàng và DNN&V, đề cập những vấn đề quản lý rủi ro, chi phí giao dịch và chi phí hành chính, sự cần thiết có hệ thống kế toán tài chính đặc thù cho doanh nghiệp vừa và nhỏ…, xem xét các DNN&V như là các khách hàng tiêu dùng cá nhân, phân


loại các DNN&V thành nhóm đại chúng và nhóm có nhiều lợi nhuận. Đồng thời, tác giả cũng dựa trên những khó khăn và hạn chế, xác định nguyên nhân từ đó đưa ra các giải pháp chuyên sâu, có khả năng ứng dụng thực tiễn cao góp phần phát triển các DNN&V ở nước ta. Bên cạnh đó, từ việc phân tích kinh nghiệm quốc tế từ các nền kinh tế có mức độ phát triển khác nhau để định vị hệ thống các DNN&V Việt Nam và các ngân hàng thương mại Việt Nam trên bản đồ toàn cầu từ đó tạo điều kiện cho công tác hoạch định chiến lược và định hướng đối với các cơ quan hoạch định chính sách của Việt Nam.

Trong nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi (2011), Võ Thành Danh và cộng sự (2013), Võ Đức Toàn (2012),… các tác giả cũng đã đề cập đến vai trò quan trọng của các khoản tín dụng từ các ngân hàng thương mại với sự phát triển của các DNN&V, ở các cách tiếp cận khác nhau nhóm tác giả phân tích dưới các góc độ khác nhau. Như trong nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi (2011), tác giả sử dụng mô hình hồi quy để xem xét mức độ tác động của biến khả năng tiếp cận tín dụng của các DNN&V từ các ngân hàng thương mại tới khả năng phát triển và hoạt động hiệu quả của các DNN&V, thực tế kết quả nghiên cứu cho thấy, khi doanh nghiệp có khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng hỗ trợ từ các ngân hàng, doanh nghiệp có cơ hội và khả năng phát triển tốt hơn so với các doanh nghiệp không thể tiếp cận được nguồn vốn này. Cũng nghiên cứu về vai trò của tín dụng với sự phát triển của các DNN&V, thực hiện nghiên cứu trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, tác giả Võ Đức Toàn (2012) đã khẳng định, DNN&V có vai trò rất quan trọng đối với Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm, cung cấp đa dạng các sản phẩm và dịch vụ, thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế…

Tương đồng trong nghiên cứu về vai trò của tín dụng với sự phát triển của các DNN&V, cũng lựa chọn điểm nghiên cứu tại TP Hồ Chí Minh, tác giả Trương Quang Thông (2010), tác giả cũng đã nghiên cứu và hệ thống hóa lý luận về DNN&V, tác giả sử dụng số liệu thống kê phân tích tổng quan về DNN&V tại Việt Nam, phân tích dựa trên các chính sách của nhà nước đối với DNN&V, để phân tích và xác định vai trò của vốn tín dụng với sự phát triển của các DNN&V, tác giả tiến hành khảo sát các DNN&V để xem xét ý kiến hay những quan điểm, đánh giá của đối tượng là chủ thể trực tiếp trong chu trình này để xem xét mức độ ảnh hưởng của vốn tín dụng với sự phát triển của các doanh nghiệp này trên thực tế. Dựa vào kết quả nghiên cứu đó, tác giả đã gợi ý các chính sách đối với DNN&V, đối với ngân hàng và các cơ quan chính phủ để có thể thúc đẩy sự phát triển của các DNN&V. Có sự tương đồng trong cách


tiếp cận với nghiên cứu này, tác giả Võ Đức Toàn (2012), cũng với sự lựa chọn TP Hồ Chí Minh làm điểm nghiên cứu đồng thời, tác giả cũng sử dụng điều tra các DNN&V đang hoạt động trên địa bàn TP Hồ Chí Minh để thu thập dữ liệu cho nghiên cứu. Tuy nhiên, với nghiên cứu của tác giả Võ Đức Toàn, tác giả có bước tiến hơn những nghiên cứu trước đó, là việc kế thừa những nghiên cứu trước đó, tác giả đã phân tích thực trạng phát triển của các DNN&V, xem xét vai trò của các DNN&V với sự phát triển của nền kinh tế, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các doanh nghiệp này trong đó đề cập trực tiếp và trọng tâm là nguồn vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, tác giả đề cập đến một khía cạnh khác đó là mở rộng tín dụng ngân hàng với các loại hình doanh nghiệp này, với dữ liệu thu thập được, tác giả đã tiến hành tính toán nhu cầu vay vốn của các DNN&V, từ đó khuyến nghị cho các ngân hàng, doanh nghiệp và cơ quan chức năng trong việc hỗ trợ cho các DNN&V. Cũng tính toán về nhu cầu vốn từ các tổ chức tín dụng của các DNN&V, xem xét thực trạng phát triển và vai trò của các DNN&V với sự phát triển của nền kinh tế nhóm tác giả Sophie Brana, Mathilde Maurel (1999) đã xây dựng chiến lược điều chỉnh của doanh nghiệp dựa vào phân tích nhu cầu tín dụng. Trong bối cảnh thiếu vốn lưu động, các doanh nghiệp có thể dựa vào tài chính bên ngoài vì họ cần thanh khoản, hoặc bởi vì họ cần để cung cấp tài chính cho các hoạt động tái cơ cấu, nhằm nâng cao hiệu suất lâu dài của họ. Ngược lại, tín dụng ngân hàng có thể được xem như là phao cứu sinh cho các doanh nghiệp gặp khó khăn, không có bất kỳ triển vọng kinh tế nào.

Đề cập đến vai trò của tín dụng, dưới góc độ tín dụng thương mại của doanh nghiệp đối với nền kinh tế thị trường, tác giả Trần Ái Kết (2014) đã đưa ra những giới thiệu tổng quan về tín dụng thương mại (trade credit) của doanh nghiệp, đồng thời, tác giả cũng đã giới thiệu những lý thuyết phổ biến nhất liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu. Những lý thuyết được tác giả lựa chọn cho thảo luận trong nghiên cứu này là: lý thuyết về lợi thế tài trợ, lý thuyết phương tiện phân định giá và lý thuyết chi phí giao dịch. Vấn đề tín dụng thương mại cũng được đề cập trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Lệ và cộng sự (2013), trong nghiên cứu này tác giả xem xét tín dụng thương mại trong các DNN&V ở Thành Phố Cần Thơ, phương pháp nghiên cứu được tác giả lựa chọn để phân tích là phương pháp thống kê mô tả, với những dữ liệu thu thập được phân tích, tác giả cũng đề xuất một số kiến nghị nhằm phát triển các DNN&V có liên quan trực tiếp đến tín dụng thương mại của các đơn vị này.

Tiếp cận theo hướng xem xét về mức độ hài lòng của khách hàng, các nhân tố tác động đến mức độ hài lòng của khách hàng với các ngân hàng, từ việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần... Quan Minh

Xem tất cả 208 trang.

Ngày đăng: 06/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí