Phương Pháp Thu Thập Số Liệu, Xác Định Quy Mô Mẫu Phiếu Và Thiết Kế Nội Dung Phiếu Điều Tra, Phỏng Vấn


1.2. Phương pháp nghiên cứu

1.2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Hiểu thế nào là vai trò hoạt động cho vay của NHTMCP đối với phát triển của DNN&V trong lĩnh vực CN&XD?

Thực trạng vai trò vai trò hoạt động cho vay của NHTMCP với phát triển DNN&V trong lĩnh vực CN&XD trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện nay như thế nào?

Để tăng cường vai trò hoạt động cho vay của NHTMCP với phát triển DNN&V trong lĩnh vực CN&XD trên địa bàn tỉnh Nghệ An cần những phải có những giải pháp gì?

1.2.2. Mô hình nghiên cứu

Nhân tố tác động đến vai trò hoạt động cho vay gồm các thành tố: i) Thể chế chính sách; ii) Năng lực hoạt động cho vay của ngân hàng; iii) Năng lực sử dụng vốn vay của khu vực DNN&V.

Hoạt động cho vay của NHTM gồm các thành tố: i) Quy mô vay; ii) Lãi suất vay; iii) Thời hạn vay và điều kiện vay

Vai trò (tác động) hoạt động cho vay đối với phát triển DNN&V gồm các thành tố: i) Quy mô, tốc độ; ii) Cơ cấu ngành nghề; iii) Hiệu quả sản xuất kinh doanh

Nội dung hoạt động cho vay của NHTMCP


- Quy mô

- Lãi suất

- Các điều kiện

Nhân tố ảnh hưởng đến vai trò hoạt động cho vay

- Thể chế chính sách

- Năng lực hoạt động cho vay của NH

- Năng lực sử dụng vốn của khu vực DNN&V

Giải pháp tăng cường vai trò hoạt động cho vay

Khung nghiên cứu được thể hiện ở sơ đồ sau:


Vai trò hoạt động cho vay đối với sự phát triển của DNN&V


- Thay đổi quy mô, tốc độ

- Thay đổi cơ cấu ngành nghề

- Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh


Các tiêu chí đánh giá


- Các tiêu chí về nhân tố ảnh hưởng đến vai trò hoạt động cho vay

- Các tiêu chí về hoạt động cho vay

- Các tiêu chí về phát triển DNN&V


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Vai trò hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại cổ phần đối với phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa - Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Nghệ An - 5


1.2.3. Phương pháp thu thập số liệu, xác định quy mô mẫu phiếu và thiết kế nội dung phiếu điều tra, phỏng vấn

1.2.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

+ Dữ liệu thứ cấp: Tác giả thu thập từ các nghiên cứu công bố trên tạp chí, các công trình nghiên cứu khoa học; các báo cáo tài chính hàng năm của các NHTMCP, thông qua số liệu thống kê của các cơ quan Nhà nước,…

+ Số liệu sơ cấp: được thu thập thông quan điều tra, khảo sát kết hợp phỏng vấn các lãnh đạo DNN&V, lãnh đạo NHTMCP bằng bảng hỏi theo mẫu M1 và M2.

1.2.3.2. Xác định quy mô mẫu nghiên cứu

* Mẫu nghiên cứu. Đối tượng hướng tới của đề tài là DNN&V trong lĩnh vực Công nghiệp, Xây dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ An đang hoặc đã sử dụng dịch vụ tín dụng của NHTMCP không có vốn của Nhà nước. Đến năm 2017 khu vực Công nghiệp, Xây dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện là 2.611 doanh nghiệp. Vì thế cần xác định mẫu điều tra để đủ căn cứ phân tích đảm bảo độ chính sác của thông tin.

Có nhiều quan niệm khác nhau về mẫu điều tra. Nunnally and Burnstein (1994) Cho rằng phương pháp ước lượng ML (Maximum Likelihood) thì kích thước mẫu tối thiểu phải từ 100-150. Theo Hoelter (1983) thì kích thước mẫu tới hạn phải là 200. Theo Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Mai Trang (2007) kích thước mẫu ít nhất phải bằng 4 - 5 lần số biến trong bảng câu hỏi.

Vì thế, với dự tính bảng hỏi khoảng 55-60 nhận định nên kích thước mẫu điều tra dự kiến là 300 phiếu điều tra (trong đó có 20 NHTMCP không có vốn nhà nước và 100 DNN&V và các cơ quan đơn vị có liên quan)

1.2.3.3. Thiết kế mẫu phiếu điều tra khảo sát

Mẫu M1 là điều tra khảo sát DNN&V kỳ vọng thu được tình hình cơ bản của DN, tình hình vay vốn của DN tại các NHTMCP và những ý kiến đánh giá của lãnh đạo doanh nghiệp về hoạt động cho vay của các NHTMCP ảnh hưởng đến sự phát triển của DNN&V trong CN&XD, những khó khăn hiện nay mà doanh nghiệp gặp phải; những mong muốn của DNN&V đối với Ngân hàng và những khuyên nghị với nhà nước về môi trường chính sách tín dụng.

Số liệu về doanh thu hàng năm của doanh nghiệp, lợi nhuận, số lượng lao động làm việc tại các doanh nghiệp, thuế thu nhập doanh nghiệp nộp hàng năm…


Mẫu M2 Điều tra khảo sát NHTMCP kỳ vọng thu được kết quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP và tình hình cho vay của NH đối với các DNN&V trong CN&XD hiện nay, ý kiến của các lãnh đạo NHTMCP về tình hình cho vay đối với các DNN &V, tác động của hoạt động cho vay đối với sự phát triển DNN&V trong CN&XD, những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động cho vay, những khuyến nghị với nhà nước và doanh nghiệp về môi trường chính sách, tổ chức quản lý của nhà nước và chấp hành các thủ tục điều kiện thực hiện vay vốn của DNN&V.

Mẫu M3 phỏng vấn cán bộ các cấp các ngành bao gồm ba đối tượng là

i) cán bộ quản lý nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện; ii) cán bộ quản lý ngân hàng; và iii) cán bộ quản lý trong các DNN&V. Mục tiêu nhằm thu được ý kiến đánh giá về những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động cho vay của NHTMCP đối với DNN&V trong lĩnh vực CN&XD hiện nay, tác động của hoạt động cho vay đối với sự phát triển DNN&V trong CN&XD, những khuyến nghị với nhà nước và doanh nghiệp về môi trường chính sách, tổ chức quản lý của nhà nước và chấp hành các thủ tục điều kiện thực hiện vay vốn cua DNN&V

Bảng 1.1: Số lượng điều tra khảo sát và phỏng vấn



Tổng số

1. Điều tra, khảo sát DN và NHTMCP

117

- DNN&V Mẫu M1

100

- NHTMCP Mẫu M2

17

2. Phỏng vấn cán bộ quản lý: các ngành, NHMCP, DNNVV Mẫu M3

180

- Cán bộ quản lý nhà nước cấp tỉnh, và cấp huyện

51

- Cán bộ quản lý tại các NH TMCP (trưởn, phó phòng)

70

- Cán bộ quản lý DNN&V

59

Cộng

297


1.2.3.4. Thang đo của bảng hỏi

Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng trong nghiên cứu này. Thang đo được tính như sau: 1- Rất thấp, 2- Thấp, 3- Trung bình (Bình thường), 4- Khá và 5- Tốt.

Công thức xác định giá trị khoảng cách của bảng hỏi là:

= 0,8 nên thiết lập bảng đánh giá như sau:


Bảng 1.2: Xác định giá trị khoảng thang đo


Thang đo

Khoảng đo

Mức đánh giá

1

1,00 – 1,80

Rất thấp

2

1,81 – 2,60

Thấp

3

2,61 – 3,40

Trung bình

4

3,41 – 4,20

Khá

5

4,21 – 5,00

Tốt

1.2.3.5. Phương pháp phân tích dữ liệu

+ Phương pháp thống kê mô tả. Các tài liệu, số liệu điều tra phỏng vấn và khảo sát được biểu diễn qua các bảng số liệu để làm rõ thực trạng hoạt động cho vay tác động đến sự phát triển của DNN&V như sự thay đổi về quy mô và cơ cấu vốn, thay đổi về quy mô, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu kỹ thuật của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, sự thay đổi về doanh thu, chi phí, lợi nhuận doanh nghiệp và tiền lương của người lao động.

Để hiểu được sự phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn luận án sử dụng một số phương pháp, kỹ thuật cơ bản của mô tả dữ liệu như: Biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu; Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu.

+ Phương pháp phân tích theo dãy số thời gian: Sử dụng phương pháp phân tích theo dãy số thời gian với khoảng cách theo thời kỳ 2010-2016 trong dãy số 1 năm. Các chỉ tiêu phân tích biến động về sự thay đổi quy mô vốn cho vay, quy mô lao động, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa…

Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc (∆i ) với công thức:

i = Yi - Y1 ; i = 1,2,3,...

Trong đó:

Yi là mức độ tuyệt đối ở thời gian i Y1 là mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu

Tốc độ phát triển có hai loại: tốc độ phát triển liên hoàn và tốc độ phát triển định gốc.

Công thức tính tốc độ phát triển liên hoàn (ti) phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng ở thời gian sau so với thời gian trước liền đó:

ti = Yi⁄ Yi -1 ; i=2,3,4..n

Trong đó: Yi là mức độ tuyệt đối ở thời gian i

Yi - 1 là mức độ tuyệt đối ở thời gian liền trước đó

Tốc độ phát triển định gốc (Ti) dùng phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng trong khoảng thời gian tương đối dài:

Công thức tính như sau:


T = Yi Y1 ; i=2,3,..n

Trong đó: Yi là mức độ tuyệt đối ở thời gian i Y1 là mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu

Tốc độ phát triển bình quân (t) được dùng để phản ánh mức độ tốc độ phát triển liên hoàn.

Tốc độ tăng giảm định gốc được dùng để phản ánh tốc độ tăng hoặc giảm ở thời gian i so với thời gian đầu trong dãy số.

Phương pháp phân tích theo dãy số thời gian được tác giả sử dụng như là một công cụ hữu hiệu để phân tích sự biến động của vốn vay, tốc độ tăng trưởng và phát triển của các doanh nghiệp, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của ngân hàng, quy mô vốn vay, dư nợ tín dụng, tài sản của các ngân hàng, kết quả sản xuất kinh doanh, quy mô vốn vay của doanh nghiệp…

+ Phương pháp thống kê so sánh: tác giả dùng phương pháp thống kê so sánh, đối chiếu để phân tích sự phát triển của DNN&V, xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích.

+ Sử dụng mô hình hồi quy đa biến. Để hành kiểm định mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến vai trò cho vay của NHTMCP và việc thay đổi quy mô, cơ cấu và chất lượng phát triển của các DNN&V trong lĩnh vực CN&XD, tác giả sử dụng mô hình hồi quy đa biến (kết quả cụ thể tại hụ lục 3)


TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Trong chương 1 này, tác giả đã hệ thống được những công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế liên quan đến vai trò của hoạt động cho vay với sự phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp xây dựng.

Đồng thời, tác giả cũng phân tích so sánh những nghiên cứu đã được thực hiện trước đó liên quan đến đề tài, tìm ra khoảng trống nghiên cứu để phát triển nghiên cứu của mình, phương pháp thu thập tài liệu đã được công bố trên các tạp chí khoa học, các luận án đã được công bố, diễn dịch kết quả nghiên cứu đã được tác giả lựa chọn cho chuyên đề này.

Trong chương này, tác giả cũng đã trình bày cụ thể phương pháp nghiên cứu sẽ được sử dụng trong luận án, từ khung phân tích của luận án, phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp và sơ cấp cũng như phương pháp xử lý dữ liệu thu thập.


CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ

HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA


2.1. Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa và sự cần thiết hoạt động cho vay của NHTMCP đối với phát triển DNN&V

2.1.1. Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần

2.1.1.1. Khái niệm cho vay

Có nhiều khái niệm khác nhau về cho vay như:

Cho vay là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở hữu (NHTM) sang người sử dụng (người vay), sau một thời gian nhất định lại quay về với lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu. (Nguyễn Thị Mùi, 2006)

Cho vay là hoạt động kinh doanh chủ yếu của NHTM để tạo ra lợi nhuận, kinh tế càng phát triển, doanh số cho vay của các NHTM càng tăng nhanh và loại hình cho vay càng đa dạng.Ở hầu hết các nước phát triển hàng đầu thế giới, cho vay của các NHTM đã chuyển dần từ cho vay ngắn hạn sang cho vay dài hạn, khu vực cho vay ngắn hạn nhường chỗ cho thị trường tài chính - tiền tệ cung ứng, ngược lại ở hầu hết các nước đang phát triển, cho vay ngắn hạn vẫn chiếm bộ phận lớn hơn cho vay dài hạn, xuất phát từ chỗ thiếu an toàn cho các khoản đầu tư dài hạn (trong đó có những tác nhân chủ yếu như tình hình tăng trưởng, lạm phát…)

Ở một số nước phát triển cho tới nay, khi một ngân hàng được thành lập và đi vào hoạt động, mối quan tâm chính và thường xuyên của nó là cho ai vay, và đầu tư vào đâu, ở những nước này, đối tượng cho vay là điều làm bận tâm nhiều hơn, nếu không nói là vấn đề quan trọng nhất, trong khi đó ở các nước đang phát triển tình hình lại ngược lại. Vấn đề đặt ra cho các ngân hàng không phải vấn đề cho ai vay, mà lợi tức có cao không và an toàn không. Thậm chí những lo ngại tương tự như vậy thực tế đã không còn vì hầu hết họ đã có những thị phần chắc chắn và vấn đề an toàn của vốn đã có pháp luật bảo đảm, điều họ quan tâm là làm sao huy động được ngày càng nhiều tiền cho các khoản đầu tư có sẵn.

Cho vay của NHTM, nói rộng ra là tín dụng NHTM, là một lĩnh vực phức tạp và thường xuyên cập nhật theo những biến chuyển của môi trường kinh tế.

Nhà kinh tế pháp Louis Baundin đã định nghĩa tín dụng như là: “Một sự trao đổi tài hoá hiện tại lấy một tài hoá tương lai”. Ở đây, chúng ta thấy yếu tố thời gian đã


xen lẫn vào, cũng vì có sự xen lẫn đó, cho nên có sự bất trắc, rủi do xảy ra và cần có sự tín nhiệm, sử dụng sự tín nhiệm của nhau nên mới có danh từ tín dụng.

Tại Việt Nam quyết định số 1627/2001_QĐ_NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, thì cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó ngân hàng cho vay giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoản trả cả gốc và lãi. Định nghĩa này được các ngân hàng và tổ chức tín dụng áp dụng để làm tiền đề căn bản cho các hoạt động cho vay của mình:

Có nhiều cách phận chia về hoạt động cho vay:

Căn cứ vào thời gian cho vay: có cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn và cho vay dài hạn

Căn cứ theo hình thức đảm bảo có cho vay đảm bảo và cho vay không có đảm bảo.

Căn cứ theo hình thức tài trợ có các hình thức cho vay từng lần; cho vay theo hạn mức, cho vay theo dự án đầu tư, cho vay hợp vốn (đồng tài trợ), cho vay trả góp, cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng,cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, cho vay theo mức thấu chi

Căn cứ vào đối tượng khách hàng có cho vay đối với khách hàng pháp nhân, cho vay với khách hàng thể nhân

Căn cứ vào quy mô khách hàng có cho vay với các doanh nghiệp lớn, cho vay với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay với cá nhân, hộ gia đình

Cho vay với các doanh nghiệp lớn: Chủ thể vay ở đây là các doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có quy mô hoạt động kinh doanh lớn, có khả năng cung cấp hàng hóa dịch vụ với số lượng lớn và ảnh hưởng chi phối nền kinh tế.

Cho vay với các doanh nghiệp vừa và nhỏ: Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực khác nhau có quy mô nhỏ lẻ, nhu cầu vốn không lớn, tiêu thức phân loại này có thể thay đổi trong quá trình phát triển kinh tế.

Cho vay với cá nhân, hộ gia đình: Có nhu cầu vay vốn để kinh doanh và tiêu dùng là chủ yếu.

2.1.1.2. Đặc điểm hoạt động cho vay

Thứ nhất, động cho vay phải tuân thủ nguyên tắc sau đây:

i) Cho vay phải có mục đích. Mục đích đi vay được ghi rõ trong hợp đồng cho vay như: phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh hay đầu tư dự án hoặc cho tiêu dùng…,


đảm bảo cho ngân hàng không tài trợ cho các hoạt động trái pháp luật và quan trọng hơn mục đích đi vay đó đã được ngân hàng thẩm định và ngân hàng cho rằng khách hàng sử dụng đúng mục đích nguồn vốn đi vay thì sẽ trả cả gốc và lãi đúng kỳ hạn.

ii) Phải hoàn trả cả gốc và lãi đúng kỳ hạn: Khách hàng phải cam kết hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng kỳ hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng cho vay, các khoản cho vay của NHTM có nguồn gốc chủ yếu từ các khoản tiền gửi của khách hàng và các khoản ngân hàng vay mượn, ngân hàng cũng phải có trách nhiệm hoàn trả cả gốc và lãi như đã cam kết, nguyên tắc này đảm bảo an toàn về thanh khoản của ngân hàng và thực hiện kinh doanh tên lĩnh vực tiền tệ nhằm tối đa hóa lợi nhuận với chi phí thấp nhất, đây là điều kiện để ngân hàng tồn tại và phát triển bền vững. Vì vậy, khi ký hợp đồng vay đòi hỏi cả ngân hàng và khách hàng vay tiền phải tuân thủ những quy định pháp lý cho vay, mọi trường hợp hạ thấp điều kiện và biện pháp đảm bảo trong cho vay đều đưa đến tổn thất cho ngân hàng.

iii) Vay phải có bảo đảm theo quy định: Bảo đảm tín dụng là việc bảo vệ quyền lợi của người cho vay dựa trên cơ sở thế chấp, cầm cố tài sản thuộc sở hữu của người đi vay hoặc bảo lãnh của bên thứ ba. NHTM coi bảo đảm tín dụng là nguồn thu nợ thứ hai khi nguồn thu nợ thứ nhất không thể thanh toán được nợ. Trong kinh doanh muôn ngàn lý do dẫn đến ngân hàng không thể thu được nguồn nợ thứ nhất, vì vậy cần có điều kiện bảo đảm tín dụng để hạn chế tổn thất cho ngân hàng trong tương lai.

Thứ hai, các bên tham gia hoạt động cho vay: gồm người cho vay, người vay và cơ quan quản lý nhà nước

i) Người cho vay: Là một định chế tài chính hay một người nào đó cho người vay vay một khoản tiền nào đó trên cơ sở hợp đồng cho vay đã được thoã thuận các điều kiện về mức vay, thời hạn vay, lãi suất, hình thức trả gốc và lãi, tài sản đảm bảo…

ii) Người vay: người vay là các pháp nhân gồm doanh nghiệp, các hợp tác xã, các tổ chức kinh tế xã hội có đủ điều kiện theo quy của luật pháp và người dân có nhu cầu về vốn. Các điều kiện sau để được vay vốn là: Có đủ năng năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật; Có mục đích vay vốn hợp pháp; Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn giao kết; Có phương án sản xuất kinh doanh khả thi, hiệu quả; Thực hiện các quy định về bảo đảm tài sản. Đây là những điều kiện được quy định chung cho các ngân hàng của ngân hàng nhà nước, các NHTM có thể cụ thể hóa ra các điều kiện riêng cho mình.

iii) Các cơ quan quản lý nhà nước: Là các cơ quan công quyền như ngân hàng nhà nước, cơ quan công chứng, toà án, thuế quan… Những cơ quan này có trách

Xem tất cả 208 trang.

Ngày đăng: 06/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí