Vai trò của truyền thông đại chúng trong thực hiện quyền trẻ em ở tỉnh Bình Phước hiện nay - 2


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Truyền thông đại chúng (sau đây xin gọi tắt là TTĐC) vừa là động lực, vừa là công cụ tổ chức, quản lý và nâng cao dân trí trong xã hội, tạo sự tương tác xã hội, hình thành các liên kết xã hội, hướng dẫn, định hướng nhận thức, thái độ và hành vi cho công chúng. Trong xã hội bùng nổ thông tin như hiện nay, TTĐC, mà trung tâm là báo chí trở thành một trong những tác nhân xã hội hóa không chính thức rất quan trọng của con người. Theo đó, TTĐC là một trong những công cụ được Đảng, Nhà nước ưu tiên sử dụng cho công tác tuyên truyền thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam.

Ngày 20-02-1990, Việt Nam ký Công ước quốc tế về quyền trẻ em (sau đây xin gọi tắt là CRC), là nước đầu tiên ở châu Á, nước thứ hai trên thế giới chính thức cam kết ra sức bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Việc làm này có ý nghĩa hết sức quan trọng, đã thể hiện rõ lập trường, quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước ta coi nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là một nội dung cơ bản của chiến lược con người trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước, phù hợp với truyền thống đạo lý tốt đẹp “kính già, yêu trẻ” của dân tộc Việt Nam. Qua 24 năm thực hiện CRC, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, luật đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, đặc biệt là việc bổ sung, sửa đổi, ban hành Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 (lần đầu ban hành năm 1991). Việc thực hiện quyền trẻ em ở nước ta đã đạt được những thành quả quan trọng, được Nhân dân trong nước và cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn đứng trước rất nhiều thách thức trong việc đảm bảo mọi trẻ em đều được hưởng đầy đủ các quyền của mình. Tình trạng vi phạm quyền trẻ em ở mức độ nghiêm trọng như bị giết chết, bạo hành, xâm hại tình dục, lao động sớm, không được chăm sóc sức khỏe,… còn xảy ra ở nhiều nơi.

TTĐC tích cực tuyên truyền, kêu gọi, cổ vũ các tổ chức, cá nhân, cộng đồng thực hiện quyền trẻ em, bảo vệ quyền trẻ em, đáng chú ý là việc phanh


phui, đưa ra ánh sáng các vụ việc bạo hành, xâm hại tình dục trẻ em gây chấn động dư luận xã hội trong thời gian gần đây. Bên cạnh những mặt tích cực là cơ bản, đôi khi quyền trẻ em chưa được các phương tiện TTĐC tuyên truyền thấu đáo, vì thế đã có những cách hiểu không đầy đủ bản chất khái niệm, có những hành xử và phản ứng không đúng trong quá trình triển khai thực hiện. Có lúc, có nơi, chính TTĐC lại vi phạm quyền trẻ em, lạm dụng trẻ em, sử dụng câu chuyện, hình ảnh trẻ em nhằm giật gân, câu khách, thu hút quảng cáo hay quay lưng lại với nỗi đau của trẻ em.

Câu hỏi nghiên cứu được đặt ra ở đây là: TTĐC có vai trò gì để thúc đẩy tiến trình thực hiện quyền trẻ em? Người dân đánh giá thế nào về vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em? Nhân tố nào tác động đến vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em? Vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em có xu hướng biến đổi ra sao? Cần làm gì để tăng cường vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em khi vai trò của TTĐC ngày càng được khẳng định trong bối cảnh toàn cầu hóa, dân chủ hóa đời sống xã hội và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam?

Vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em là vấn đề có thể được nghiên cứu từ cách tiếp cận xã hội học TTĐC. Việc vận dụng các lý thuyết của xã hội học TTĐC để đánh giá toàn diện quá trình TTĐC về quyền trẻ em; vận dụng thuyết kiến tạo xã hội vào đánh giá quá trình kiến tạo mô hình nhận thức, thái độ và hành vi thực hiện quyền trẻ em; vận dụng thuyết vai trò xã hội vào xem xét vai trò của TTĐC trong vai trò thực tế và vai trò kỳ vọng của người dân… là những hướng nghiên cứu quan trọng để trả lời các câu hỏi đặt ra từ thực tiễn. Tuy nhiên, những nghiên cứu này chưa từng được thực hiện một cách đầy đủ và toàn diện ở Việt Nam. Quyền trẻ em vẫn còn là lĩnh vực chưa được nghiên cứu đầy đủ.

Những vấn đề đặt ra từ thực tiễn và lý luận nêu trên sẽ được trả lời trong luận án “Vai trò của truyền thông đại chúng trong thực hiện quyền trẻ em ở tỉnh Bình Phước hiện nay”.


2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lý luận, từ đó phân tích thực trạng vai trò của các phương tiện TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em ở tỉnh Bình Phước hiện nay và đề xuất các giải pháp tăng cường vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Thứ nhất: Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu vai trò của TTĐC

trong thực hiện quyền trẻ em.

Thứ hai: Phân tích thực trạng vai trò của các phương tiện TTĐC tỉnh Bình Phước trong thực hiện quyền trẻ em ở địa phương hiện nay. Trong đó có những đánh giá từ phía công chúng tỉnh Bình Phước.

Thứ ba: Phân tích các nhân tố tác động đến vai trò của TTĐC tỉnh Bình Phước trong thực hiện quyền trẻ em ở địa phương hiện nay. Đưa ra các dự báo xu hướng biển đổi vai trò.

Thứ tư: Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em trong thời gian tới.

3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Các vai trò của TTĐC tỉnh Bình Phước trong việc thực hiện quyền trẻ em ở địa phương hiện nay.

3.2. Khách thể nghiên cứu

- Cơ quan TTĐC của tỉnh được chọn nghiên cứu.

- Cán bộ truyền thông các cơ quan TTĐC được chọn nghiên cứu.

- Công chúng Bình Phước (trẻ em và người lớn).

3.3. Phạm vi nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: 2010-2013.

- Không gian nghiên cứu: tỉnh Bình Phước.

- Phạm vi nội dung nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu vai trò của các phương tiện TTĐC tỉnh Bình Phước trong thực hiện quyền trẻ em ở địa phương. Các cơ quan TTĐC được chọn để nghiên cứu là: Báo Bình Phước; Đài Phát thanh và


Truyền hình Bình Phước; bốn Đài truyền thanh và truyền hình cấp huyện (gồm thị xã Đồng Xoài - trung tâm của tỉnh, nơi có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển; huyện biên giới, đặc biệt khó khăn, mới thành lập Bù Gia Mập; huyện miền núi còn nhiều khó khăn Bù Đăng; huyện Đồng Phú đang phát triển khá mạnh). Đề tài giới hạn nghiên cứu trong bốn loại hình báo chí (báo in, truyền hình, phát thanh, báo mạng điện tử) và truyền thanh cấp huyện (không phải là cơ quan báo chí).

Thời gian nghiên cứu các sản phẩm TTĐC về trẻ em: từ tháng 6 đến tháng 10-2012. Tháng 6 là tháng hành động vì trẻ em; tháng 7 và tháng 8 là tháng hè; tháng 9 là tháng đầu năm học mới; tháng 10 có tết trung thu. Giả thuyết là có sự chênh lệch về số lượng sản phẩm truyền thông về trẻ em giữa tháng cao điểm truyền thông về trẻ em (tháng 6, tháng 9) và tháng bình thường khác (tháng 7, tháng 8, tháng 10).

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

4.1. Cơ sở lý luận

Các tri thức về truyền thông, TTĐC, vai trò của TTĐC và xã hội học TTĐC. Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng: cơ sở hạ tầng có vai trò quyết định đối với kiến trúc thượng tầng; kiến trúc thượng tầng có tác động trở lại cơ sở hạ tầng. TTĐC thuộc kiến trúc thượng tầng, có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của cơ sở hạ tầng. Các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của TTĐC, quyền trẻ em và vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em, là hành lang pháp lý để TTĐC hoạt động và quyền trẻ em được thực hiện.

Luận án ứng dụng các lý thuyết mô hình truyền thông theo chu kỳ của Roman Jakobson, thuyết kiến tạo xã hội của Peter L. Berger, lý thuyết trung gian về vai trò - tập hợp của R.Merton và tiếp cận vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em dựa trên quyền để phân tích thực trạng, các nhân tố tác động và đề xuất giải pháp tăng cường vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

4.2.1. Phương pháp nghiên cứu định lượng

4.2.1.1. Phỏng vấn tiêu chuẩn (cấu trúc)

Phương pháp này thu thập thông tin của công chúng đánh giá vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em, những kỳ vọng, mong đợi của công chúng,


hiệu quả của các chương trình truyền thông về quyền trẻ em trên TTĐC Bình Phước. Phương pháp cũng đo lường nhận thức, thái độ về quyền trẻ em và hành vi tác nghiệp của cán bộ TTĐC. Các bảng hỏi đã được chuẩn hóa hoàn thiện. Tuy nhiên, người phỏng vấn vẫn được đưa thêm câu hỏi bổ sung để làm rõ những mâu thuẫn trong quá trình trả lời và gợi ý thêm các phương án trả lời cho câu hỏi mở.

- Phỏng vấn 582 công chúng người lớn trên địa bàn huyện Bù Đăng, Đồng Phú, Bù Gia Mập và thị xã Đồng Xoài. Mỗi huyện, thị chọn hai đơn vị để khảo sát là hai xã, phường/thị trấn có mức độ phát triển kinh tế - xã hội chênh lệch nhau (xã Tân Thành và phường Tân Phú, thị xã Đồng Xoài; xã Tân Lợi và thị trấn Tân Phú, huyện Đồng Phú; xã Thọ Sơn và thị trấn Đức Phong, huyện Bù Đăng; xã Phú Riềng và Long Hà, huyện Bù Gia Mập). Công thức mẫu là:



n: dung lượng mẫu cần điều tra; N: tổng số người dân = 19.088 dân (tổng số dân của 8 xã); t: hệ số tin cậy 1,96 (ứng với mức độ tin cậy 95%); d: phạm vi sai số tối đa cho phép là 4%.

Tác giả chọn ngẫu nhiên hệ thống 72 hoặc 73 cha mẹ trong các gia đình có trẻ em ở mỗi xã, phường, thị trấn theo danh sách chủ hộ gia đình. Chỉ hỏi người có đón xem các chương trình về trẻ em trên các phương tiện TTĐC tỉnh Bình Phước. Tổng mẫu là 582 người; đạt yêu cầu và hợp lệ là 535 người, chiếm 91,9%.

- Đối với công chúng trẻ em: Cũng với công thức tính mẫu như trên, trong đó N= 26.184; t = 1,96 (mức độ tin cậy 95%); phạm vi sai số cho phép 6%, tiến hành phỏng vấn 264 trẻ em từ 12 đến dưới 16 tuổi có đón xem các chương trình trẻ em trên Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước. Các em là học sinh một trường tiểu học và một trường THCS ở huyện Đồng Phú và thị xã Đồng Xoài. Tổng mẫu là 264 người; đạt yêu cầu và hợp lệ 206 người, chiếm 78,0%.

- Đối với cán bộ truyền thông: phỏng vấn 185 người là lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên, phát thanh viên các cơ quan TTĐC được nghiên cứu, bằng cách chọn ngẫu nhiên. Số trường hợp đạt yêu cầu và hợp lệ là 164, chiếm 88,6%.


Bảng 1.1. Đặc điểm mẫu điều tra



Công chúng người lớn

Công chúng trẻ em

Cán bộ truyền thông

1. Độ tuổi trung bình

43,3

13,6

34

2. Giới tính

Nam: 52,0%

Nam: 44,3%

Nam: 50,0%

Nữ: 48,0%

Nữ: 55,7%.

Nữ: 50,0%.

3. Nơi ở

Nông thôn: 42,3%

Nông thôn: 11,1%.


Đô thị: 57,7%

Đô thị: 88,9%


4. Dân tộc

Kinh: 91,8%

Kinh: 97,4%

Kinh: 92,7%

Thiểu số: 8,2%

Thiểu số: 2,6%.

Thiểu số: 7,3%.


5. Trình độ học vấn

Trên đại học: 0,4%

Học sinh lớp 9: 20,0%

Trên đại học: 2,4%

Đại học: 27,2%

Học sinh lớp 8: 54,7%

Đại học: 80,5%

Cao đẳng: 3,8%

Học sinh lớp 7: 25,3%

Cao đẳng: 6,1%

Trung cấp: 22,6%


Trung cấp: 8,5%

Trình độ khác: 2,5%

Tốt nghiệp THPT: 18,7%

Chuyên môn báo

chí: 57,7%

Tốt nghiệp THCS: 22,8%

Chuyên môn khác: 42,3%

Hết tiểu học: 4,0%

Chưa hết tiểu học: 0,5%


6. Nghề nghiệp

Công chức: 51,1%



Nông dân: 27,7%

Cán bộ hưu trí: 7,5%

Giáo viên: 5,0%

Công nhân: 3,7%

Buôn bán, doanh

nghiệp: 2,3%

Nội trợ: 2,1%

Làm thuê: 0,6%.


7. Hoàn cảnh kinh tế gia đình

Giàu: 1,0%

Giàu: 3,2%


Khá: 13,5%

Khá: 52,8%

Trung bình: 81,0%

Trung bình: 37,8%

Nghèo: 4,5%.

Nghèo: 6,2%.


8. Theo dõi các sản phẩm truyền thông về đề tài trẻ em

90,1% với Đài Phát

thanh và Truyền hình Bình Phước



74,8%vớiBáoBìnhPhướcin

61,1% với truyền

thanh cấp huyện

30,0% với Báo Bình

Phước điện tử

9. Thâm niên công tác



9,6

10. Số lượng sản phẩm

truyền thông về trẻ em



20 (từ 2011 và 9

tháng đầu năm 2012)

11. Dung lượng mẫu

535

206

164

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Vai trò của truyền thông đại chúng trong thực hiện quyền trẻ em ở tỉnh Bình Phước hiện nay - 2


4.2.1.2. Phương pháp phân tích nội dung định lượng

Phương pháp này được tiến hành bằng một bộ công cụ mã hóa nội dung thông điệp về trẻ em trên các phương tiện TTĐC tỉnh Bình Phước được nghiên cứu (Xem phiếu mã hóa Phụ lục) để thống kê tần suất sử dụng các phạm trù trẻ em, học sinh (dưới 16 tuổi), quyền trẻ em; liên quan đến trẻ em, hoạt động bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Tác giả luận án mã hóa và xử lý bằng chương trình SPSS 16.0 toàn bộ 2.222 sản phẩm truyền thông về trẻ em trên Đài huyện Đồng Phú, Bù Gia Mập, Bù Đăng và thị xã Đồng Xoài, Báo Bình Phước in, Báo Bình Phước điện tử, Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước từ tháng 6 đến tháng 10/2012.


Bảng 1.2. Cơ cấu mẫu phân tích nội dung thông điệp


Cơ quan truyền thông

Số lượng sản phẩm truyền thông được phân tích

Tỷ lệ

1. Báo Bình Phước

218

9,8

Báo in

149


Báo mạng điện tử

69


2. Đài Phát thanh và

Truyền hình Bình Phước

1.624

73,1

Kênh truyền hình BPTV 1

556


Kênh truyền hình BPTV 2

608


Phát thanh

460


3. Đài huyện Bù Gia Mập

39

1,8

4. Đài huyện Bù Đăng

56

2,5

5. Đài huyện Đồng Phú

109

4,9

6. Đài thị xã Đồng Xoài

176

7,9

Tổng số

2.222

100,0

4.2.2. Phương pháp nghiên cứu định tính

4.2.2.1. Phân tích nội dung tài liệu

Sử dụng để tìm hiểu nội dung, ý nghĩa, tư tưởng chủ yếu của các tài liệu lý luận; các công trình khoa học đi trước có liên quan đến hoạt động TTĐC, quyền trẻ em và công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.


4.2.2.2. Phỏng vấn sâu

Giúp tác giả luận án hiểu sâu về hoạt động của nhà truyền thông, đánh giá vai trò của TTĐC Bình Phước trong thực hiện quyền trẻ em, tác động của TTĐC đến nhận thức, thái độ và hành vi thực hiện quyền trẻ em của người dân. Có 29 cuộc phỏng vấn sâu với ba lãnh đạo và bốn cán bộ cơ quan báo chí; ba lãnh đạo và hai cán bộ đài truyền thanh cấp huyện; một lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; một lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông; một lãnh đạo Sở Lao động

- Thương binh và Xã hội; bảy công chúng người lớn và bảy công chúng trẻ em.


4.2.2.3. Thảo luận nhóm

Có bốn cuộc thảo luận nhóm được tổ chức cho các biên tập viên, phóng viên để tìm hiểu tình hình thông tin, tuyên truyền quyền trẻ em trên TTĐC, những kết quả đã đạt được, thuận lợi, khó khăn và đề xuất kiến nghị giải pháp.

4.2.2.4. Phương pháp quan sát

Dùng để tìm hiểu: việc sử dụng các phương tiện TTĐC của người dân; tình hình thực hiện quyền trẻ em ở gia đình, nhà trường và cộng đồng; tình hình thông tin, tuyên truyền về quyền trẻ em trên TTĐC.

5. Giả thuyết nghiên cứu và khung phân tích

5.1. Giả thuyết nghiên cứu

Thứ nhất: TTĐC thực hiện được vai trò vận động, khuyến khích và được công chúng đánh giá cao nhất. Vai trò thông tin, tuyên truyền, giáo dục được thực hiện tốt hơn vai trò giám sát. Vai trò giám sát không thực hiện tốt bằng vai trò hình thành và thể hiện dư luận xã hội. TTĐC thực hiện vai trò giải trí cho trẻ em hạn chế nhất.

Thứ hai: Việc thực hiện các vai trò của TTĐC tỉnh Bình Phước trong thực hiện quyền trẻ em phụ thuộc vào đặc điểm nhân khẩu xã hội, nhận thức, thái độ về quyền trẻ em và hành vi tác nghiệp của cán bộ truyền thông.

Thứ ba: Vai trò của TTĐC tỉnh Bình Phước trong thực hiện quyền trẻ em bị chi phối bởi tôn chỉ, mục đích, cơ cấu tổ chức của cơ quan truyền thông, các hoạt động truyền thông cũng như chính sách về TTĐC, quyền trẻ em và vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em và điều kiện phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của địa phương.

Xem tất cả 233 trang.

Ngày đăng: 04/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí