Vai Trò Của Tòa Án Trong Giai Đoạn Xét Xử Vụ Án

phán toàn tâm toàn ý với vụ án đã được giao, để thẩm phán thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 41 BLTTDS, đảm bảo giải quyết vụ án nhanh chóng, khách quan, đúng pháp luật. Bên cạnh đó, để đảm bảo cho việc giải quyết vụ án được đảm bảo luật pháp còn quy định thêm rằng: “Chánh án Toà án cấp huyện có thể tự mình hoặc uỷ nhiệm cho một Phó Chánh án phân công Thẩm phán giải quyết vụ án” [14].

Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án,Tòa án tiến hành hòa giải vụ án trừ những vụ án theo quy định của pháp luật không tiến hành hòa giải được hoặc những vụ án không được hòa giải. Hòa giải vụ án dân sự là hoạt động tố tụng do Tòa án tiến hành nhằm giúp các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án đó. Cơ sở của hòa giải tranh chấp HĐTD là quyền tự định đoạt của đương sự. Trong vụ tranh chấp HĐTD, các đương sự là chủ thể tham gia quan hệ pháp luật nội dung về ngân hàng có tranh chấp nên có quyền thương lượng, thỏa thuận với nhau để giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, sự định đoạt này phải xuất phát từ ý chí chủ quan, sự tự nguyện của các đương sự. Trong quá trình hòa giải, Tòa án giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Với tư cách là cơ quan xét xử của Nhà nước, Tòa án phải chủ động trong việc hòa giải để giúp đỡ các bên thỏa thuận được với nhau. Vai trò chủ động này thể hiện ở chỗ sau khi đã thụ lý vụ tranh chấp, Tòa án chủ động triệu tập các đương sự đến hòa giải. Khi hòa giải, Tòa án chủ động giải thích để các đương sự hiểu được các quy định của pháp luật về các nội dung những mâu thuẫn mà họ đang tranh chấp. Khi tiến hành hòa giải, Tòa án phải tuân theo những quy định về nguyên tắc, phạm vi, nội dung, thủ tục, thành phần tham gia hòa giải được quy định trong BLTTDS.

Để tiến hành hòa giải, Tòa án phải thông báo cho các đương sự, xác định rõ vấn đề quan trọng của vụ án như tư cách đương sự, những tài liệu, chứng cứ cần thiết chứng minh sự thật vụ tranh chấp. Sau khi có đầy đủ các

điều kiện để tiến hành hòa giải, thẩm phán phân tích hậu quả pháp lý của việc hòa giải thành và không thành để các đương sự tự nguyện thỏa thuận với nhau. Khi các đương sự thỏa thuận được với nhau các vấn đề phải giải quyết trong vụ tranh chấp thì Tòa án lập biên bản hòa giải thành, trong đó nêu rõ nội dung tranh chấp và các nội dung đã được các đương sự thỏa thuận. Biên bản hòa giải thành phải được gửi ngay cho đương sự tham gia hòa giải. Biên bản này chưa có giá trị pháp lý, nó chỉ là tài liệu văn bản xác nhận một sự kiện và là cơ sở để Tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Theo Điều 187 BLTTDS, hết thời hạn 07 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì thẩm phán chủ trì phiên hòa giải hoặc một thẩm phán được Chánh án phân công ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Quyết định này có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được Tòa án ban hành. Đương sự không có quyền kháng cáo, Viện kiểm sát không có quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đối với quyết định này.

Việc hòa giải có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình giải quyết vụ tranh chấp HĐTD. Nếu trong trường hợp hòa giải thành thì không cần phải mở phiên tòa xét xử vụ án, giảm bớt một giai đoạn tố tụng kéo dài và phức tạp, tiết kiệm được thời gian, chi phí cho các bên tranh chấp. Hòa giải thành vụ tranh chấp nghĩa là Tòa án giúp các bên giải quyết được những mâu thuẫn, duy trì mối quan hệ hợp đồng. Thậm chí, nếu hòa giải không thành thì cũng giúp Tòa án có điều kiện nắm vững được nội dung vụ án, hiểu được những bất đồng trong quan điểm của các bên và xác định được bản chất của vụ án.

Thời hạn chuẩn bị xét xử được tính từ ngày Tòa án vào sổ thụ lý vụ án đến ngày Tòa án ban hành quyết định đưa vụ án ra xét xử. Thời hạn chuẩn bị xét xử đối với tranh chấp HĐTD tối đa là ba tháng. Ở giai đoạn chuẩn bị xét xử, Tòa án tiến hành phân công thẩm phán giải quyết vụ án, thông báo việc

thụ lý vụ án, lập hồ sơ vụ án, quyết định đưa vụ án ra xét xử và triệu tập các đương sự đến tham dự phiên tòa. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử, tùy từng trường hợp, Tòa án ra một trong các quyết định sau:

(i) Trong trường hợp Tòa án tiến hành hòa giải thành, các đương sự không có bất cứ sự thay đổi nào về thỏa thuận đó trong thời hạn luật định thì Tòa án công nhận sự thỏa thuận của đương sự trong vụ tranh chấp HĐTD;

(ii) Khi xuất hiện những trường hợp quy định tại Điều 189 Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004. Các trường hợp đó là:

Đương sự là cá nhân đã chết, cơ quan, tổ chức đã sáp nhập, chia, tách, giải thể mà chưa có cá nhân, cơ quan, tổ chức kế thừa quyền và nghĩa vụ của họ; một bên cá nhân mất năng lực hành vi dân sự mà chưa xác định được người đại diện theo pháp luật; chấm dứt đại diện hợp pháp của đương sự mà chưa có người thay thế; cần đợi kết quả giải quyết vụ án khác có liên quan; cần đợi kết quả thực hiện ủy thác tư pháp hoặc đợi cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án mới giải quyết được vụ án mà thời hạn giải quyết đã hết; các trường hợp khác mà pháp luật có quy định [14].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 85 trang tài liệu này.

Tạm đình chỉ giải quyết tranh chấp HĐTD là việc Tòa án quyết định tạm ngừng việc giải quyết vụ tranh chấp đó khi có những căn cứ do pháp luật quy định, khi những căn cứ này không còn thì vụ tranh chấp tiếp tục được giải quyết.

(iii) Trong quá trình giải quyết vụ tranh chấp HĐTD nếu có một trong các trường hợp quy định tại Điều 192 Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ tranh chấp đó, gồm có:

Vai trò của Tòa án trong giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng - 5

Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế; Cơ quan, tổ chức đã bị giải thể hoặc bị tuyên bố phá sản mà không có cá nhân, cơ quan, tổ chức nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó; Người khởi kiện rút đơn khởi kiện và được Tòa án chấp nhận hoặc người khởi kiện không có quyền khởi kiện; Cơ quan, tổ chức rút văn bản khởi kiện trong trường hợp không có nguyên đơn hoặc nguyên đơn yêu cầu không tiếp tục giải quyết vụ án; Các đương sự đã tự thỏa thuận và không yêu cầu Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án; Nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị giải quyết vắng mặt hoặc vì sự kiện bất khả kháng; Đã có quyết định của Tòa án mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã là một bên đương sự trong vụ án mà việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ, tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó; Thời hiệu khởi kiện đã hết; Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 168 của Bộ luật này mà Tòa án đã thụ lý; Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật [14].

Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án là quyết định do Tòa án ban hành có nội dung ngừng việc giải quyết vụ án khi có những căn cứ luật định. Khi việc hòa giải không đạt được kết quả và không có căn cứ để tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án thì Tòa phải ra Quyết định đưa vụ án ra xét xử. Quyết định này phải có những nội dung chính như sau: ngày, tháng, năm ra quyết định; vụ tranh chấp HĐTD được đưa ra xét xử, tên, địa chỉ của nguyên đơn, bị đơn, người liên quan; họ, tên thẩm phán, hội thẩm nhân dân, thư ký Tòa án, Kiểm sát viên; ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm mở phiên tòa, xét xử công khai hay xét xử kín.

1.3.2. Vai trò của Tòa án trong giai đoạn xét xử vụ án

1.3.2.1. Vai trò của Tòa án tại phiên tòa sơ thẩm

Sau khi hòa giải không thành, Tòa án phải tiến hành phiên xét xử vụ án. Tất cả các vụ án dân sự nói chung và án tranh chấp HĐTD nói riêng nếu đã phải đưa ra xét xử thì đều phải trải qua việc xét xử tại phiên tòa sơ thẩm. Phiên tòa sơ thẩm được tiến hành trong một thời điểm, thời gian nhất định. Tại phiên tòa sơ thẩm tập trung các hoạt động tố tụng của những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng như Thẩm phán, Hội thẩm, Thư kí Tòa án, đương sự và người bảo vệ quyền lợi của đương sự… Hội đồng xét xử thực hiện việc xét xử qua việc nghe các bên đương sự trình bày, tranh luận; kiểm tra, xác minh các tài liệu, chứng cứ của vụ án một cách toàn diện và khách quan; áp dụng đúng pháp luật quyết định giải quyết vụ án. Khác với việc hòa giải vụ án Tòa án chỉ tập trung vào những vấn đề cơ bản, ở phiên tòa sơ thẩm, Tòa án phải giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án.

Điều 15 BLTTDS quy định việc xét xử của Tòa án được tiến hành công khai. Vì vậy, mọi hoạt động tố tụng ở phiên tòa của các cơ quan tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng phải được công khai hóa, mọi người đều có quyền tham dự phiên tòa.

Tòa án chỉ được căn cứ vào những tài liệu, chứng cứ đã được thẩm tra, xem xét, đánh giá tại phiên tòa để giải quyết vụ án chứ không được căn cứ vào những tài liệu, tin tức chưa được xem xét tại phiên tòa. Hội đồng xét xử quyết định giải quyết mọi vấn đề thuộc về nội dung vụ án cũng như thuộc về thủ tục tố tụng Tòa án bằng việc biểu quyết theo đa số.

Phiên tòa sơ thẩm là phiên xử lần đầu nhưng có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc giải quyết vụ án dân sự. Tại phiên tòa sơ thẩm Tòa án sẽ quyết định giải quyết các vấn đề của vụ án, xác định quyền và nghĩa vụ của các đương sự làm cơ sở cho việc thi hành án. Sau khi Tòa án tiến hành

phiên tòa sơ thẩm việc giải quyết vụ án dân sự kết thúc, trừ trường hợp có kháng cáo, kháng nghị.

Phiên tòa sơ thẩm cũng là nơi Tòa án thực hiện việc giáo dục pháp luật. Thông qua hoạt động xét xử của Tòa án, những người tham dự phiên tòa biết rõ hơn các quy định của pháp luật được Tòa án áp dụng giải quyết vụ án từ đó nâng cao được ý thức pháp luật của họ.

Ngoài ra, hoạt động xét xử của Tòa án ở phiên tòa sơ thẩm là để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan xét xử, thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Nếu hoạt động này được tiến hành tốt sẽ làm tăng thêm tác dụng của công tác giáo dục chính trị, giáo dục pháp luật, nâng cao được ý thức pháp luật cho nhân dân. Ngược lại, thì kết quả của công tác giáo dục sẽ bị hạn chế, gây ảnh hưởng xấu, làm cho mọi người thiếu tin tưởng vào hoạt động xét xử của Tòa án.

1.3.2.2. Vai trò của Tòa án tại phiên tòa phúc thẩm

Phúc thẩm vụ án dân sự là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của Tòa án cấp dưới đã xét xử sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị. Kháng cáo là hoạt động tố tụng của đương sự và các chủ thể khác theo quy định của pháp luật trong việc chống lại bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật để yêu cầu Tòa án cấp trên xét xử lại vụ án. Kháng nghị là hoạt động tố tụng của Viện kiểm sát theo quy định của pháp luật trong việc phản đối bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật, đề nghị Tòa án có thẩm quyền xem xét lại.

Theo quy định tại Điều 243, 250 BLTTDS, thì người có quyền kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm vụ tranh chấp HĐTD là các đương sự, người đại diện của đương sự, cơ quan, tổ chức đã khởi kiện vụ tranh chấp HĐTD. Người có thẩm quyền kháng nghị là Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân

cùng cấp và cấp trên trực tiếp. Việc kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải được thực hiện bằng đơn kháng cáo. Đơn kháng cáo phải có các nội dung chính như: ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo; tên, địa chỉ của người kháng cáo; kháng cáo phần nào của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật; lý do của việc kháng cáo và yêu cầu của người kháng cáo. Việc kháng nghị được thực hiện bằng quyết định kháng nghị. Quyết định này có những nội dung sau: Ngày, tháng, năm ra quyết định kháng nghị và số quyết định kháng nghị; tên của Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị; kháng nghị phần nào của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật; lý do của việc kháng nghị và yêu cầu của Viện kiểm sát. Kèm theo quyết định kháng nghị, đơn kháng cáo có thể là tài liệu, chứng cứ bổ sung để chứng minh cho việc kháng cáo, kháng nghị là có căn cứ và hợp pháp.

Khi bản án của Tòa án sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, Tòa án cấp phúc thẩm phải mở phiên tòa. Tại phiên tòa phúc thẩm, các bên có thể thỏa thuận với nhau về giải quyết vụ án, khi đó Hội đồng xét xử có thể ra bản án phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm, công nhận sự thỏa thuận. Trong trường hợp vẫn còn kháng cáo hoặc Viện kiểm sát vẫn giữ kháng nghị và các đương sự không thỏa thuận được thì Hội đồng xét xử sẽ tiến hành xét xử phúc thẩm. Theo Điều 275 BLTTDS, Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền: Giữ nguyên bản án sơ thẩm; Sửa bản án sơ thẩm; Hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án; Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án. Trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày ra bản án phúc thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi bản án phúc thẩm cho Tòa án đã xét xử sơ thẩm, Viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền,

người đã kháng cáo, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị, người đại diện.

Việc phúc thẩm bản án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật có ý nghĩa quan trọng trong việc sửa chữa những sai lầm có thể có ở bản án sơ thẩm, bảo đảm cho quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp cũng như lợi ích công cộng được thực hiện trên thực tế, góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Qua hoạt động xét xử phúc thẩm, Tòa án cấp trên có điều kiện để tiến hành kiểm tra công tác xét xử của Tòa án cấp dưới một cách trực tiếp, qua đó có thể chỉ đạo một cách kịp thời và thống nhất việc áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án ở các địa phương trong hệ thống TAND các cấp trong cả nước.

1.3.3. Vai trò của Tòa án trong giai đoạn thi hành án

Theo quy định tại Điều 26, Điều 27, Điều 28 Luật Thi hành án dân sự năm 2008:

Khi ra bản án, quyết định, Tòa án phải giải thích cho đương sự, đồng thời ghi rõ trong bản án, quyết định về quyền yêu cầu thi hành án, nghĩa vụ thi hành án, thời hiệu yêu cầu thi hành án; Cấp cho đương sự bản án, quyết định có ghi “Để thi hành”; Chuyển giao bản án, quyết định của Tòa án cho cơ quan Thi hành án dân sự kịp thời, đúng thời hạn qui định của pháp luật. Kèm theo bản án, quyết định là các giấy tờ, tài liệu liên quan (nếu có) [16].

Theo qui định của pháp luật hiện hành, nhiệm vụ chính của Ngành Tòa án là xét xử các vụ án, đảm bảo xét xử chính xác, công minh, đúng pháp luật. Có như vậy, phán quyết của Tòa án mọi người mới "tâm phục, khẩu phục", các đương sự nghiêm chỉnh chấp hành bản án, quyết định của Tòa án, tạo thuận lợi cho công tác thi hành án nói chung, công tác thi hành án dân sự nói riêng, không ngừng nâng cao hiệu quả. Chính vì vậy có thể khái quát vai trò của Tòa án trong công tác thi hành án dân sự như sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/12/2023