Những Yêu Cầu Cơ Bản Về Việc Cải Cách Hoạt Động Của Tòa Án Và Thẩm Phán

công tác xét xử của Tòa án, còn cải cách tư pháp đối với Tòa án chính là cải cách hoạt động xét xử để đem lại hiệu quả cao và hiệu quả của công tác xét xử phụ thuộc vào các yếu tố sau:

1) Về yếu tố con người: Bản án là sản phẩm của Hội đồng xét xử, còn Thẩm phán và Hội thẩm là những người trực tiếp xét xử các vụ án và là người được giao nhiệm vụ thực hiện quyền xét xử, bảo vệ công lý. Để đánh giá chất lượng xét xử của một Tòa án cụ thể phải căn cứ vào số lượng các bản án bị Tòa án cấp trên cải, sửa, huỷ. Do vậy, cải cách hoạt động xét xử của Tòa án không thể tách rời với việc cải cách quy chế hoạt động của Thẩm phán.

2) Về yếu tố pháp luật: Pháp luật phải tạo một hành lang pháp lý đồng bộ, thống nhất. Về luật nội dung các quy định phải rõ ràng cụ thể, đồng bộ và đặc biệt là phải phù hợp với thực tế để khi xét xử.

3) Về mối quan hệ giữa Tòa án với các cơ quan tư pháp khác: Đổi mới mối quan hệ giữa Tòa án với các cơ quan tư pháp khác theo hướng bổ trợ cho nhau để giải quyết tốt công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp đặt ra

3.2. Những yêu cầu cơ bản về việc cải cách hoạt động của Tòa án và Thẩm phán

Theo tinh thần Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 thì mục tiêu của công cuộc cải cách tư pháp là ''xây dựng nền tư pháp trong sạch, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân.. hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao” [5, tr.6]. Như vậy, với vai trò trung tâm của hệ thống tư pháp, trong công cuộc cải cách tư pháp hiện nay Tòa án các cấp cần tiếp tục triển khai thực hiện tốt Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 và các Nghị quyết của Đảng và Nhà nước, trước mắt tập trung vào những yêu cầu sau:

Một là: Tiếp tục đổi mới thủ tục tranh tụng tại phiên tòa xét xử theo hướng thực chất, bảo đảm dân chủ, công khai, đúng quy định của pháp luật

Hai là: Đổi mới nội dung và nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức cho các cơ quan Tòa án địa phương.

Ba là: Làm tốt công tác tổng kết thực tiễn xét xử và bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật.

Bốn là: Đẩy mạnh việc đổi mới thủ tục hành chính tư pháp trong hoạt động của Tòa án nhân dân các cấp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Các Mác nói “Đối với Thẩm phán thì không có cấp trên nào khác ngoài pháp luật… Thẩm phán xem xét hành động của tôi trên cơ sở một đạo luật nhất định” [8, tr.32]. Trong quá trình xét xử, yêu cầu cao nhất của cơ quan Tòa án các cấp và Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa là bảo đảm ra bản án, quyết định đúng pháp luật, mang lại công lý cho mọi người, không để xảy ra án oan sai và bỏ lọt tội phạm. Khi tiến hành xét xử, Tòa án nhân dân các cấp cần quán triệt sâu sắc 3 nguyên tắc quan trọng đã được quy định trong Hiến pháp. Quan điểm về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Đảng và nhà nước ta, đòi hỏi ở ngành Toà án cần có các yếu tố, các chuẩn mực như: sự công minh, công bằng, dân chủ, hiệu quả, trong đó thực hiện nguyên tắc độc lập xét xử là cơ sở nền tảng thực hiện cụ thể quan điểm này.

Yêu cầu bảo đảm quyền cơ bản của công dân trong hoạt động tư pháp là những quyền được Hiến pháp 2013 quy định và được Nhà nước và pháp luật bảo vệ. Vì vậy, trong công tác xét xử cần phải thực hiện đầy đủ các quyền của công dân như: quyền tự do và bất khả xâm phạm về thân thể, danh dự, nhân phẩm; bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo; quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự.

Vai trò của Thẩm phán trong tố tụng hình sự Việt Nam - 10

a) Về yêu cầu cải cách tư pháp phải bảo đảm sự giám sát của nhân dân

trong hoạt động xét xử: Đây là yêu cầu quan trọng trong việc cải cách của ngành Toà án, nhưng mục tiêu trên hết là Toà án phải gần dân, gắn bó, vì dân, phục vụ nhân dân; duy trì nguyên tắc xét xử tập thể và có Hội thẩm nhân dân tham gia Hội đồng xét xử.

b) Về yêu cầu cải cách hoạt động xét xử phải công khai, nghiêm minh và công bằng: Nâng cao chất lượng tranh tụng công khai, dân chủ tại các phiên tòa để thực sự nhân dân đặt niềm tin vào công lý và sự công bằng của pháp luật. Trong hoạt động tố tụng hình sự cần phân biệt rõ ba chức năng gỡ tội, buộc tội và xét xử.

c) Về yêu cầu cải cách tư pháp phải mang tính đồng bộ: Mỗi một cơ quan có chức năng và cách thức tổ chức hoạt động khác nhau, nên mục tiêu phương hướng của cải cách tư pháp cũng không giống nhau. Nhưng trước yêu cầu cách cách thì phải mang tính đồng bộ và để đáp ứng một mục tiêu cuối cùng là làm sao để công tác xét xử của Tòa án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật và đạt hiệu quả cao.

3.2.1. Về việc cải cách hoạt động đối với Tòa án

Tòa án có sự độc lập cần thiết với các cơ quan lãnh đạo chính trị. Các cơ quan lãnh đạo chính trị không nên can thiệp vào hoạt động chuyên môn của Tòa án mà chỉ thực hiện quyền lãnh đạo về chính trị nhằm bảo đảm tính đúng đắn trong hoạt động của Tòa án vì mục tiêu chính trị. Tòa án tuân theo đường lối, chủ trương của Đảng, tổ chức Đảng không “xét xử” thay Tòa án nhưng lãnh đạo Tòa án về công tác tư tưởng, tổ chức và công tác cán bộ.

Tòa án độc lập với cơ quan Lập pháp và Hành pháp, có quyền xem xét và quyết định trên nền tảng pháp luật và đạo đức cộng đồng. Việc kiểm soát hoạt động tư pháp không bao hàm hoạt động kiểm soát xét xử, Công tố viên không được quyền kiểm soát Hội đồng xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân mà cần có cơ chế giám sát hoạt động tư pháp nói riêng phù hợp với tính chất của việc thực hiện quyền tư pháp của Tòa án.

Các Tòa án phải hoàn toàn độc lập về chuyên môn với nhau, không chịu sự ràng buộc về chỉ đạo hành động, cán bộ, con người, tài chính mà chỉ phụ thuộc vào pháp luật. Tòa án Tối cao có quyền ban hành án lệ, có quyền hướng dẫn, có quyền hủy án của các Tòa án khác nhưng không có quyền áp đặt, quyết định buộc các Tòa án khác phải xét xử theo chỉ đạo của mình.

Khái niệm thực hiện quyền tư pháp được Hiến pháp năm 2013 chính thức quy định, điều đó đánh dấu một bước nhận thức mới, khoa học hơn về vị trí, vai trò của Tòa án nhân dân trong hệ thống các cơ quan nhà nước và trong xã hội. Để làm được điều đó Tòa án phải là cơ quan được giao nhiệm vụ thực hiện quyền tư pháp một cách đúng nghĩa. Theo tinh thần pháp luật việc thực hiện quyền lực tư pháp cho phép Tòa án, cơ quan có quyền lực tư pháp duy nhất tác động theo chiều hướng tiêu cực vào nhân thân, tài sản của một cá nhân, cơ quan, tổ chức trong xã hội như việc: bắt, giam, giữ, khám nhà, khám người, kê biên, tịch thu tài sản … Để bảo đảm công lý nếu không có sự đồng ý của Tòa án thì không ai có quyền tác động đến nhân thân, tài sản của các chủ thể trong xã hội.

Theo Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 cũng như Hiến pháp năm 2013 quy định thì Tòa án là trụ cột, trung tâm nắm và thực hiện quyền tư pháp, tuy nhiên Tòa án không thể một mình làm tất cả mọi việc mà Nhà nước thông qua pháp luật cho phép Tòa án được quyền sử dụng quyền lực tư pháp của mình để yêu cầu các cơ quan khác thuộc hệ thống hành pháp thực hiện các hoạt động tư pháp, đồng thời yêu cầu cơ quan công tố làm rõ chứng cứ buộc tội, cho phép cơ quan thi hành án, tổ chức thừa phát lại thực thi bản án quyết định tư pháp có hiệu lực.

Đổi mới hoạt động tố tụng của Tòa án theo hướng Tòa án nên có vai trò là trọng tài phán quyết vụ án, để việc xét hỏi theo hướng buộc tội là của đại diện Viện kiểm sát và việc xét hỏi theo hướng gỡ tội là của luật sư bào chữa.

Những yêu cầu cơ bản về việc cải cách Tòa án nêu trên là hết sức quan trọng, nhằm khẳng định vị thế của hệ thống Tòa án nhân dân, góp phần bảo đảm Tòa án nhân dân các cấp hoàn thành nhiệm vụ chính trị được Đảng, Nhà nước, Quốc hội và nhân dân giao phó

3.2.2. Về việc cải cách hoạt động đối với Thẩm phán

Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, Bộ luật tố tụng hình sự sửa đổi năm 2015 và các văn bản tố tụng hiện nay cũng đã ghi nhận nguyên tắc độc lập của Thẩm phán. Việc cải cách tư pháp xuất phát từ mục tiêu đó là chất lượng và hiệu quả trong công tác xét xử của Tòa án và hoạt động tố tụng của Thẩm phán. Bản án Tòa án được tuyên phải đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, đảm bảo được quyền tự do của công dân. Vai trò của Thẩm phán như tác giả đã phân tích tại Chương 1 cho thấy Thẩm phán là nhân vật trung tâm của Tòa án nên chất lượng xét xử của Tòa án phụ thuộc vào trình độ chuyên môn, bản lĩnh nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức tư cách của bản thân mỗi người Thẩm phán. Do vậy, trên cơ sở những cải cách đối với ngành Tòa án thì chức danh Thẩm phán cũng cần phải có những phương hướng cải cách sao cho phù hợp trước yêu cầu sự đổi mới của cơ quan xét xử như sau:

Một là: Nâng cao vai trò pháp lý của Thẩm phán trong hoạt động tranh tụng, đây là hoạt động của Thẩm phán, Hội thẩm và các chủ thể khác...nhằm làm sáng tỏ vụ án, bảo đảm xử lý nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Trong giai đoạn cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay không thể tách rời với việc nâng cao chất lượng và hiệu quả tranh tụng tại phiên tòa, tranh tụng tại phiên tòa hình sự là cuộc điều tra công khai, là quá trình tranh tụng dân chủ, khách quan và bình đẳng giữa các bên.

Hai là: Công việc của Thẩm phán là tìm ra sự thật khách quan của vụ án để đưa ra những phán quyết đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Trong

giai đoạn hiện nay, do yêu cầu phát triển của xã hội đòi hỏi chất lượng hoạt động xét xử của các cơ quan Tòa án và các Thẩm phán ngày càng phải được nâng cao hơn nữa.

Ba là: Thẩm phán phải biết vận dụng hài hòa những phạm trù đạo đức vào quá trình áp dụng pháp luật khi xét xử các vụ án hình sự. Thẩm phán phải là những công dân mẫu mực về lối sống, đạo đức, mẫu mực trong việc chấp hành pháp luật như Hồ Chủ Tịch đã nói: “Vấn đề tư pháp cũng như các vấn đề khác là vấn đề ở đời và làm người trong công tác xét xử phải công bằng, liêm khiết, trong sạch” [23, tr.39].

Bốn là: Tiếp tục nghiên cứu chính sách, chế độ áp dụng đối với Thẩm phán và Thẩm phán được bảo vệ theo cơ chế pháp lý đặc biệt.

Năm là: Cải cách về chính sách xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật theo hướng quy định đầy đủ và chi tiết Thẩm phán, Hội thẩm, Hội đồng xét xử hoàn toàn độc lập trong quá trình hoạt động chuyên môn, đặc biệt là trong các phiên tòa, phiên họp giải quyết vụ việc thì không ai được quyền xâm phạm, can thiệp, gây ảnh hưởng đến công việc và sự vô tư của họ.

3.3. Xác định vị trí trung tâm của Tòa án trong hệ thống tư pháp

Hiến pháp năm 2013 được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 28/11/2013 đã kế thừa những thành tựu lập hiến của các bản Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 đồng thời tiếp thu những tư tưởng mới về Nhà nước pháp quyền cũng như thực tiễn công cuộc đổi mới và hội nhập của đất nước ta trong giai đoạn hiện nay. Những tư tưởng mới về nhà nước pháp quyền cùng với quan điểm của Đảng và Nhà nước về quyền con người là cơ sở quan trọng cho việc quy định cụ thể về tổ chức bộ máy nói chung và quy định về Tòa án nhân dân nói riêng. Hiến pháp năm 2013 quy định “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện quyền tư pháp” [33, Điều 102, Khoản 1], xác định rõ ràng, cụ thể về vị trí và vai trò

của Tòa án nhân dân trong bộ máy cơ quan Nhà nước. Tòa án nhân dân là cơ quan duy nhất thực hiện quyền tư pháp, là cơ quan thực hiện chức năng xét xử, Tòa án nhân dân là cơ quan có quyền ra phán quyết về các vi phạm pháp luật, các tranh chấp theo quy định của pháp luật và về các vấn đề pháp lý liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, các nhân. Tòa án nhân dân là cơ quan xử lý các tranh chấp theo quy của pháp luật bằng chế tài nhà nước, giải quyết các tranh chấp bằng quyền lực nhà nước đều thuộc thẩm quyền của cơ quan Tòa án. Vì vậy quy định của Hiến pháp năm 2013 là cơ sở hiến định cho việc mở rộng thẩm quyền của Tòa án trong xét xử các loại án và thể hiện xu thế tất yếu của Nhà nước pháp quyền, Tòa án là biểu tượng của công lý và có nhiệm vụ bảo vệ công lý.

Tòa án là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp, xử lý các vi phạm pháp luật và để hoàn thành tốt chức năng nhiệm vụ trên thì Tòa án nhân dân phải được tổ chức và hoạt động đúng và đầy đủ những nguyên tắc như: nguyên tắc xét xử có hội thẩm tham gia; nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập; nguyên tắc xét xử công khai; nguyên tắc xét xử tập thể; nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền được bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự. Nghiêm cấm tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân.

Khoản 3 Điều 104 Hiến pháp năm 2013 quy định giao cho Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong hoạt động của Tòa án, quy định trên cũng là phù hợp với chức năng áp dụng pháp luật của cơ quan tư pháp, có nghĩa là ngoài việc tổng kết thực tiễn xét xử, hướng dẫn pháp luật, Tòa án nhân dân tối cao có thể bằng các hình thức khác nhau bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong hoạt động xét xử.

Hoạt động xét xử các vụ án, trong đó có án hình sự có vai trò rất lớn trong việc giáo dục công dân, thông qua các Bản án, quyết định xét xử

nghiêm minh, đúng người đúng tội, đúng pháp luật sẽ có tác dụng to lớn trong việc trừng phạt người phạm tội; giáo dục, cải tạo người phạm tội mà còn góp phần phòng ngừa tội phạm chung.

Hiến pháp năm 2013 đã tạo ra vị thế mới cho sự phát triển của nền tư pháp nước nhà, để đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp là xây dựng một nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ Tổ quốc và nhân. Chính vì vậy việc cải cách Tòa án còn được coi là khâu đột phá trong cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay.

3.4. Một số vấn đề kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng về vai trò của Thẩm phán

Hoạt động nghề nghiệp của Thẩm phán không mang tính cá nhân, Thẩm phán nhân danh Nhà nước, thừa hành quyền lực nhà nước để phân xử đúng sai, nói cách khác, việc hành nghề của người Thẩm phán là lao động quyền lực hoàn toàn độc lập, tự quyết định. Một phán quyết sai lầm có thể đeo đuổi người Thẩm phán cả đời, dằn vặt lương tâm họ suốt đời.

Cùng với tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, hệ thống Tòa án không ngừng được củng cố, hoàn thiện về tổ chức, bộ máy nhân sự, kể cả trang thiết bị, phương tiện hoạt động…, nhằm đáp ngày càng tốt hơn công tác xét xử, giải quyết các loại án theo yêu cầu cải tư pháp và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Trên cơ sở các yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay, tác giả có thể đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao vai trò của Thẩm phán trong hoạt động xét xử như sau:

3.4.1. Nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên toà

Tranh tụng tại phiên tòa là một nguyên tắc cơ bản của hoạt động xét xử, nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự không thể không đề cập đến cơ chế để đảm bảo thực hiện, trong đó có việc tổ chức phiên tòa. Việc tổ chức phiên tòa làm sao phải thể hiện rõ vai trò pháp lý của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/05/2022