Vai Trò Của Việc Bảo Đảm Quyền Con Người Của Người Bị Hạn Chế Quyền Tự Do Trong Tố Tụng Hình Sự

tư pháp là có hiệu quả nhất. Bởi vì, thủ tục tố tụng tư pháp bảo đảm cho hành vi được xác định chính xác, khách quan; việc xử lý được tiến hành công khai và có tính độc lập cao; trong thủ tục tố tụng tư pháp công dân có đầy đủ điều kiện tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm; các quyết định xử lý theo thủ tục tố tụng tư pháp có hiệu lực thi hành cao hơn… Vì thế cho nên, mở rộng thẩm quyền của cơ quan tài phán là xu thế tất yếu trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay.

Các vi phạm từ phía các cơ quan THTT đã xâm phạm QCN được biểu hiện bằng việc bắt, giam, giữ người trái pháp luật, truy cứu TNHS người không có tội. Trong những trường hợp này, cách duy nhất để khôi phục lại QCN là minh oan cho người bị oan. Chỉ khi làm sáng tỏ nỗi oan khuất mà người vô tội phải chịu thì mới có cơ sở để bù đắp lại những gì họ đã mất. Nếu việc minh oan không được đặt ra thì người vô tội phải chịu TNHS một cách vô căn cứ, người phạm tội thì "nhởn nhơ" ngoài vòng pháp luật, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với uy tín của cơ quan THTT, mục đích của TTHS không đạt được, QCN bị xâm phạm. Như vậy, minh oan là hình thức “lấy công chuộc tội” của cơ quan THTT khi đã làm oan người vô tội, mặt khác đó cũng là một phương thức để người bị oan tự bảo vệ QCN của mình khi bị xâm phạm.

Minh oan còn có ý nghĩa đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền. Một trong những đặc điểm cơ bản của nhà nước pháp quyền là nhà nước trong đó các quyền tự do dân chủ và lợi ích chính đáng của con người được pháp luật bảo đảm và bảo vệ toàn vẹn; mọi hành vi lộng quyền của bất kỳ cơ quan nhà nước và người có chức vụ nào, cũng như mọi hành vi phạm pháp khác xâm phạm quyền tự do, lợi ích chính đáng của công dân đều bị nghiêm trị Sứ mệnh lịch sử của nhà nước pháp quyền là phục vụ xã hội dân sự, phụng sự lợi ích và bảo vệ quyền lợi của người dân. Công chức nhà nước không phải là người cai trị theo lối “đè đầu, cưỡi cổ người dân”, mà phải là những “công bộc”, những “đầy tớ” của dân, có trách nhiệm phụng sự lợi ích và các quyền lợi của dân. Vì lẽ đó, nhà nước, mà đại diện là đội ngũ công chức, không chỉ có quyền năng ra các quyết định và thực thi các quyết định công

quyền trong mối quan hệ với dân chúng mà còn phải chịu trách nhiệm lớn lao trước lợi ích của xã hội, lợi ích của cộng đồng và lợi ích của mỗi người dân, trong đó có trách nhiệm làm sáng tỏ nỗi oan khuất đã gây ra đối với người vô tội. Trong lĩnh vực pháp luật hết sức nhạy cảm với những giá trị nhân bản của con người, mọi quy định của BLTTHS trong nhà nước pháp quyền đều nhằm vào mục tiêu: không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, hình phạt tương ứng với tội phạm. Cơ quan đã làm oan phải khôi phục lại danh dự, quyền lợi và bồi thường thiệt hại cho người bị oan. Cá nhân có hành vi trái pháp luật thì tuỳ từng trường hợp mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự (Điều 24-BLTTHS).

Việc minh oan không chỉ đơn giản là cơ quan THTT ra quyết định xác định một người vô tội, mà vấn đề đặt ra ở đây là sau đó các thiệt hại về vật chất, tinh thần của người bị oan được giải quyết như thế nào; Nhà nước hay cá nhân nào có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về thu nhập của họ trong suốt quá trình họ bị đưa vào vòng tố tụng, ai là người phải phục hồi lại địa vị, chức vụ công tác mà trước khi khởi tố họ là người đảm nhiệm, cá nhân người vi phạm sẽ bị xử lý như thế nào…Tất cả những vấn đề trên phải được giải quyết triệt để thì quyền và lợi ích hợp pháp của người bị oan mới được đảm bảo, khi đó người dân mới có niềm tin ở pháp luật, tin ở “tính được bảo đảm” của các quyền và lợi ích hợp pháp trong nhà nước pháp quyền. Như vậy, minh oan trong TTHS thể hiện lý tưởng “dân chủ, nhân đạo và công bằng”. Đây cũng là đòi hỏi của quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền.

Năm là, bảo đảm cơ sở vật chất kỹ thuật cho hoạt động tố tụng hình sự

Cơ sở vật chất kỹ thuật là một bộ phận quan trọng, nó chi phối sự tồn tại và phát triển của hệ thống tư pháp nói chung và các cơ quan tố tụng nói riêng. Chỉ khi nào cơ sở vật chất kỹ thuật được đáp ứng thì hoạt động của các cơ quan tố tụng mới đảm bảo được hiệu lực và hiệu quả. Cho nên, đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất kỹ thuật cho các cơ quan TTHS là đồng nghĩa với việc góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan TTHS.

Tố tụng hình sự gắn liền với quá trình hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án và các hoạt động tố tụng khác, nhằm giải quyết các tranh chấp, các vi phạm pháp luật để giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, đồng thời bảo đảm

quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Cho nên, TTHS đòi hỏi một khối lượng cơ sở vật chất kỹ thuật rất lớn. Đó là trụ sở làm việc của các cơ quan tư pháp, các công cụ, phương tiện làm việc, các trang thiết bị phục vụ cho công tác chuyên môn, nghiệp vụ, v.v.. Chỉ trên cơ sở đáp ứng được cơ sở vật chất, trang bị kỹ thuật thì các cơ quan tư pháp mới hoàn thành được chức năng, nhiệm vụ được giao cả về số lượng lẫn chất lượng. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi các mối quan hệ cần được giải quyết trong HĐTP đều gắn liền với thành quả phát triển của khoa học, kỹ thuật.

Chính vì vậy, đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật cho TTHS là sự đầu tư quan trọng cả về số lượng cũng như chất lượng mang tính chiến lược cho hoạt động của hệ thống các cơ quan tư pháp. Đó là đầu tư vào việc xây dựng hệ thống các công sở, hội trường xét xử, nhà tạm giữ, tạm giam, các phương tiện công cụ nhằm phục vụ hoạt động cho các lĩnh vực điều tra, xét xử, thi hành án... của hoạt động tố tụng. Đảm bảo cơ sở vật chất kỹ thuật trong TTHS có nghĩa là làm cho TTHS có đầy đủ điều kiện vật chất cần thiết, phù hợp để vận hành có hiệu quả. Để đáp ứng yêu cầu này, cơ sở vật chất kỹ thuật trong TTHS phải luôn luôn được đầu tư nâng cấp cả về số lượng, chất lượng. Trong đó, cần đặc biệt chú ý tới tính hiện đại của các phương tiện khoa học kỹ thuật, bởi vì tội phạm ngày nay rất tinh vi xảo quyệt thường sử dụng các phương tiện khoa học công nghệ cao để phạm tội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

Sáu là, bảo đảm quốc tế đối với quyền con người của người bị hạn chế quyền tự do trong tố tụng hình sự

Hội nhập, hòa nhập là xu thế tất yếu của thời đại. Đó là môi trường quốc tế rộng lớn để các quốc gia trong khu vực và trên toàn châu lục thông qua các mối quan hệ song phương, đa phương tiếp nhận các thành tựu về trình độ khoa học kỹ thuật, về hợp tác quốc tế để phát triển kinh tế, xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho con người. Đồng thời thông qua đó, các quốc gia trong khu vực và trên toàn cầu thống nhất được tiếng nói chung trong việc ngăn chặn thảm họa chiến tranh hủy diệt, ngăn chặn tội ác chống lại loài người, tạo được hành lang pháp lý bảo vệ QCN nói chung.

Bảo đảm quyền con người của những người bị hạn chế quyền tự do trong luật tố tụng hình sự Việt Nam - 6

Ở nước ta, để thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới đất nước, vấn đề hội

nhập, hòa nhập là yêu cầu đặt ra mang tính tất yếu khách quan. Bởi vậy, phải thực hiện nhất quán đường lối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế. Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển. Thông qua quá trình hòa nhập, hội nhập, chúng ta có thêm được những điều kiện thuận lợi mới để hợp tác quốc tế một cách toàn diện hơn với các quốc gia trong khu vực và trên toàn cầu nhằm bảo vệ QCN nói chung và QCN của người bị hạn chế quyền tự do nói riêng. Vì thế, việc thực hiện hội nhập, hòa nhập quốc tế ở nước ta đối với QCN của người bị hạn chế quyền tự do phải trên cơ sở đảm bảo:

Mở rộng quan hệ nhiều mặt, song phương và đa phương với các nước và vùng lãnh thổ, các trung tâm chính trị, kinh tế quốc tế lớn, các tổ chức quốc tế và khu vực trên cơ sở các nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực; bình đẳng cùng có lợi; giải quyết các bất đồng và tranh chấp bằng thương lượng hòa bình; làm thất bại mọi âm mưu và hành động gây sức ép, áp đặt và cường quyền [32, tr.119].

Một trong những thành tựu lớn nhất của nhân loại trong thể kỷ 20 là đã tạo dựng được một hệ thống pháp luật quốc tế về QCN. Hệ thống này trước hết phải kể đến Hiến chương Liên hợp quốc (1945), Tuyên ngôn Nhân quyền (1948) và hai Công ước quốc tế về QCN năm 1966 (Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, văn hoá và xã hội và Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị). Bên cạnh đó, hệ thống này còn có hàng trăm văn kiện quốc tế khác được ban hành dưới nhiều cấp độ pháp lý hình thức khác nhau như điều ước, công ước, nghị định thư, hướng dẫn, khuyến nghị... được các quốc gia thừa nhận và tôn trọng [Xem Phụ lục 2].

Cho đến nay, Việt Nam đã tham gia phần lớn và cam kết thực hiện ở cả hai phương diện lập pháp và thực tiễn các văn kiện về QCN Điều đó được thể hiện trong luật TTHS của nước CHXHCN Việt Nam ở mức độ khác nhau: có thể trang trọng quy định là nguyên tắc cơ bản, có thểthấp thoáng trong các quy định cụ thể.

TTHS hiện hành có các nguyên tắc như: Tòa án là cơ quan duy nhất có quyền xét xử các vụ án hình sự, tôn trọng và bảo vệ quyền cơ bản của công dân; bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm, suy đoán vô tội (tuy còn chưa rò), quyền bào chữa, quyền kháng cáo, quyền minh oan…

Như vậy, hòa nhập, hội nhập là xu thế chung của thời đại, là mong muốn của tất cả các quốc gia trên thế giới vì sự phát triển kinh tế, xã hội cho từng quốc gia nói riêng và vì các khu vực và trên toàn cầu không có các hiểm họa xâm hại đến sự phát triển toàn diện của con người đến các quyền tự do cơ bản của con người, trong đó lĩnh vực đảm bảo QCN nói chung và QCN của người bị hạn chế quyền tự do trong TTHS trong có một vị trí không kém phần quan trọng.

1.2.3. Vai trò của việc bảo đảm quyền con người của người bị hạn chế quyền tự do trong tố tụng hình sự

Tố tụng hình sự có vai trò bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con người và nâng cao nhận thức về QCN. Trong TTHS, quyền và lợi ích hợp pháp của con người được thể hiện ở ba phương diện cơ bản là tính mạng sức khoẻ danh dự nhân phẩm của con người, các quyền tự do dân chủ, quyền và lợi ích hợp pháp về tài sản. Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013 quy định: “Các quyền con người, quyền công dân về chính trị, kinh tế, dân sự văn hoá và xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo hiến pháp và pháp luật” [39, Điều 14]. Theo quy định trên QCN thực chất là quyền công, bảo vệ QCN thực chất là bảo vệ các quyền công dân được quy định trong Hiến pháp và pháp luật. QCN luôn là một chế định quan trọng trong Hiến pháp và được thể chế hoá ở các đạo luật khác. Trong TTHS, quyền và lợi ích hợp pháp của con người được thể hiện ở ba phương diện cơ bản là tính mạng, sức khoẻ, danh dự nhân phẩm của con người, các quyền tự do dân

chủ, quyền và lợi hợp pháp về tài sản.

Bộ luật TTHS năm 2003 ra đời có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng trong hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm bảo vệ QCN, quyền công dân Việt Nam. BLTTHS 2003 quy định:

Bộ luật tố tụng hình sự quy định trình tự, thủ tục, khởi tố, điều tra,

truy tố, xét xử và thi hành án hình sự; chức năng nhiệm vụ quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan Nhà nước; tổ chức xã hội và công dân, nhằm phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Bộ luật góp phần bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, giáo dục công dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và tôn trọng qui tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa [36, Điều 1].

Trong hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật thì TTHS có vai trò quan trọng đối với bảo vệ tính mạng, sức khoẻ danh dự nhân phẩm của con người, ở bất cứ chế độ nào, con người phải được đặc biệt coi trọng con người không thể sống một cách bình thường và hoà nhịp với cộng đồng khi tính mạng sức khoẻ của họ bị đe doạ, danh dự nhân phẩm của họ thường bị xúc phạm, bôi nhọ. Vì vậy, công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể được pháp luật bảo hộ về tính mạng sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp.

Trên cơ sở quy định của Hiến pháp, các quyền cơ bản này được cụ thể hoá trong hệ thống các văn bản pháp luật tương ứng và được bảo vệ bằng một hệ thống các tội danh được quy định trong BLHS. Người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm hại các quyền cơ bản này của con người phải chịu trách nhiệm hình sự, tương ứng với tính chất, mức độ hậu quả của tội phạm mà họ đã thực hiện. Nếu người đó gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật dân sự, tố tụng dân sự. Tuy nhiên, để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người bị tình nghi phạm tội thì phải áp dụng các quy định của BLTTHS. Quá trình giải quyết vụ án hình sự là quá trình xác lập quan hệ pháp luật có tính chất bất bình đẳng giữa một bên là cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng được thực hiện quyền lực Nhà nước, ra các quyết định tố tụng và một bên là người bị tình nghi phạm tội phải phục tùng các quyết định tố tụng của bên kia. Trong quá trình này, các quyền cơ bản của người bị tình nghi luôn có nguy cơ bị đe doạ. Do vậy, đảm bảo các quyền cơ bản của con người cho họ, cũng chính là đảm bảo các quyền lợi ích hợp pháp của con người trong TTHS.

Nhận thức về QCN có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng tình cảm, lòng tin của con người đối với pháp luật, hình thành cho con người thói quen xử sự đúng pháp luật.

Tố tụng hình sự là quá trình giải quyết hình sự trong đó các QCN được thể chế hoá thành những quy phạm pháp luật cụ thể. Để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giải quyết vụ án hình sự, người tiến hành tố tụng có trách nhiệm giải thích quyền, nghĩa vụ cho người tham gia tố tụng. Người tham gia tố tụng có quyền được biết các quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật. Nhiều diễn biến cũng như kết quả của TTHS được tiến hành công khai như khởi tố, xét xử. Cá nhân có liên quan tới vụ án hình sự có thể được triệu tập, trưng cầu (đối với người làm chứng, người giám định…). Các hoạt động này sẽ tác động tới nâng cao nhận thức về QCN, quyền công dân của các cá nhân. Làm cho các chủ thể này hiểu được QCN là gì, tự họ trước tiên điều chỉnh hành vi của mình để không vi phạm QCN. Sau khi đã hiểu đúng QCN, họ có thể giáo dục tuyên truyền cho những người khác.

Những phân tích trên cho thấy, TTHS vừa góp phần bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của con người nói chung, thông qua việc buộc người xâm hại đến các quyền trên phải chịu trách nhiệm hình sự cũng như các hình thức trách nhiệm pháp lý có liên quan. Đồng thời, TTHS còn đảm bảo các quyền trên cho người bị tình nghi phạm tội thông qua việc tuân thủ pháp luật của các chủ thể TTHS.

1.3. Bảo đảm quyền con người của người bị hạn chế quyền tự do ở một số nước trên thế giới và những giá trị có thể vận dụng ở Việt Nam

1.3.1. Quy định về quyền con người ở một số nước trên thế giới

Quyền con người và bảo đảm QCN là mối quan tâm hàng đầu hiện nay của mỗi quốc gia. Bảo đảm QCN nói chung, QCN của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nói riêng trong TTHS là xu thế tất yếu trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền hiện nay trên thế giới. Từ góc độ các văn bản pháp luật quốc tế, QCN và bảo đảm QCN nói chung đã được quy định tương đối sớm trong các văn bản pháp lý khi Nhà nước Tư sản mới hình thành. Nhưng có lẽ tập trung nhất, cụ thể nhất về bảo đảm QCN của người bị buộc tội được quy định rò ràng, cụ thể trong các văn bản như:

Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền (Universal Decleration of Human Rights), Công ước Châu Âu về QCN (European Convention on Human Rights – ECHR), Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em, Quy chế Rome về thành lập Tòa án hình sự thường trực quốc tế... Các văn bản quốc tế nêu trên là cơ sở pháp lý quan trọng để các quốc gia cụ thể hóa trong nội luật về TTHS của mình.

Năm 1950 Ngoại trưởng các quốc gia thành viên Cộng đồng châu Âu đã ký kết Hiệp ước về nhân quyền, kèm theo Hiệp ước có 10 Nghị định thư (1990) nhằm xác định thêm về quyền và tự do theo Hiệp ước. Các quyền và tự do trong Hiệp ước có thể được chia thành:

- Quyền dựa trên Status negative/ libertatis (quyền tự do bảo vệ cuộc sống và tự do;

- Quyền dựa trên Status Positivus (Quyền của cá nhân được khiếu nại Chính phủ);

- Quyền được dựa trên Status ativus prosessuallis (Quyền đảm bảo tự do và tố tụng);

- Quyền dựa trên Status ativus (Quyền cá nhân được tham gia hoạt động chính trị).

Hiệp ước gồm 65 điều khoản vạch ra hệ thống bảo vệ QCN ở châu Âu (cho tất cả các thành viên của Cộng đồng châu Âu).

Ở Vương quốc Anh, các cơ quan nhà nước chủ yếu thực hiện và thi hành Luật nhân quyền là các cơ quan Chính phủ ở Trung ương, các tổ chức giám sát thuộc Chính phủ và các Tòa án. Đối với Tòa án, việc thi hành các quyền dưới hình thức là giải quyết các hình thức tranh chấp trước Tòa. ở Anh thông qua truyền thống án lệ, thẩm phán có thể đề ra các nguyên tắc cơ bản nhất định bao hàm các quyền cá nhân mà Tòa án sẽ thi hành nó hoặc sau đó sẽ đưa ra những giải thích luật.

Hiến chương về quyền tự do cơ bản (là một phần quan trọng của Hiến pháp Canada) kể từ khi được thông qua đến nay đã trở thành cơ sở quan trọng cho việc tranh tụng và sự nhận thức về quyền trong xã hội ở Canada. Việc thực hiện và thi hành Luật nhân quyền ở Canada do các cơ quan hành pháp tại cấp bang và Liên bang (bao gồm cả cảnh sát), các tổ chức thuộc Chính phủ như Tòa án đặc biệt và các ủy ban.

Xem tất cả 143 trang.

Ngày đăng: 28/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí