An Sinh Xã Hội Không Dựa Vào Đóng Góp Đối Với Nông Dân


về lương thực, thực phẩm (chủ yếu là nông dân). Đối với một số tỉnh có số lượng cơ sở KCB tuyến huyện còn thấp cần tăng cường nguồn nhân lực và trang thiết bị cho các phòng khám đa khoa khu vực. Điều này vừa đáp ứng được nhu cầu chữa bệnh cho nông dân, nhất là người dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa vừa giúp đỡ và tăng cường năng lực cho cán bộ y tế tại các trạm y tế xã. Đối với các bệnh viện tuyến huyện bên cạnh việc KCB cho bệnh nhân cần phải tăng cường hơn nữa chức năng đào tạo và giám sát các hoạt động KCB tại các tuyến cơ sở. Bệnh viện huyện cần có thêm chức năng đào tạo trực tiếp không thông qua các khoá học cho các nhân viên y tế xã nhằm nâng cao năng lực chuyên môn của họ, nhất là những kiến thức cơ bản trong chăm sóc sức khoẻ ban đầu [44].

4.2.1.2. An sinh xã hội không dựa vào đóng góp đối với nông dân

Thực tiễn cho thấy, hiện nay phạm vi bao phủ và mức độ tác động của các hình thức ASXH không dựa vào đóng góp đối với người dân nói chung, đối với nông dân nói riêng còn thấp và vẫn còn bất cập, chưa đúng theo đối tượng có điều kiện kinh tế khác nhau giữa các huyện, các xã, các loại hộ. Như Chương 3 đã phân tích những bất cập và hạn chế của chính sách TGXHTX, với tỷ lệ bao phủ 1,65% là quá thấp so với một số nước trong khu vực, 2,5-3% dân số [55]. Thêm nữa, số tiền bình quân mà một cá nhân thuộc diện TGXH thường xuyên nhận được/tháng ở năm 2010 là 207.000 đồng. Số tiền này chỉ gần bằng 50% so với mức chuẩn nghèo trong khu vực nông thôn năm 2010 và bằng 20% mức tiền lương tối thiểu. Nói cách khác, với số tiền mà đối tượng thuộc diện TGXH nhận được hàng tháng thì khả năng dựa vào số tiền này để đạt được mức sống tối thiểu (dựa trên căn cứ tiền lương tối thiểu) là không cao chứ chưa nói đến việc các đối tượng này có khả năng đạt được mức sống trung bình trong cộng đồng khi họ nhận được khoảng tiền trợ giúp hàng tháng. Ngoài ra, trong quá trình triển khai, thì việc bỏ sót đối tượng, hay chưa công bằng khi xét duyệt đối tượng vẫn còn tồn tại. Đây là những vấn đề cần phải có biện pháp khắc phục trong giai đoạn tới.

Xuất phát từ đó, việc tăng cường vai trò của Nhà nước trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống ASXH không dựa vào đóng góp cần hướng tới những yêu cầu sau:

Thứ nhất, mở rộng phạm vi bao phủ của TGXHTX nói chung, đối với nông dân nói riêng; đặc biệt chú ý những đối tượng dễ bị tổn thương. Xuất phát từ các quan điểm về mức độ phù hợp trong việc xây dựng hệ thống TGXHTX của các nhà quản lý hiện


còn có sự khác nhau, có người cho rằng nó đã hợp lý, có người cho rằng nó chưa hợp lý nên quan điểm của họ đối với việc điều chỉnh chế độ TGXHTX để phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong những năm sắp tới cũng không đồng nhất. Có đến gần 50% cán bộ quản lý ASXH cấp tỉnh cho rằng hệ thống TGXHTX là chưa tốt, cần phải bổ sung các chế độ trợ cấp thường xuyên nhằm đảm bảo nâng cao điều kiện sống cho nhóm đối tượng yếu thế, thì chỉ khoảng 1/3 cán bộ cấp huyện, xã đồng ý với quan điểm này. Ngược lại, có đến 20% cán bộ quản lý cấp huyện và xã cho rằng chế độ TGXHTX hiện nay là tốt, không cần phải tăng thêm mà thậm chí tiến hành điều chỉnh giảm bớt các chế độ đối với nhóm đối tượng này.

Bảng 4.2: Đề xuất điều chỉnh TGXHTX đến năm 2020 của 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh



Quan sát

Giữ nguyên (1)

Giảm (2)

Tăng (3)

Ý kiến

Tỷ lệ

(%)

Ý kiến

Tỷ lệ

(%)

Ý kiến

Tỷ lệ

(%)

Đánh giá chung

202

88

43,6

35

17,3

61

30,2

Đánh giá của cán bộ cấp tỉnh

23

10

43,5

2

8,7

11

47,8

Đánh giá của cán bộ cấp huyện

84

40

47,6

18

21,4

26

31,0

Đánh giá của cán bộ cấp xã

77

38

49,4

15

19,5

24

31,2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

Vai trò của nhà nước về an sinh xã hội đối với nông dân ở Việt Nam - 18

Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát của tác giả.

Từ đó, phương hướng hoàn thiện chính sách TGXHTX cho nông dân là mở rộng bao phủ toàn bộ các đối tượng thuộc diện BTXH và tiến hành đổi mới theo hướng nâng cao mức TCXH để đảm bảo mức sống tối thiểu cho những người được hưởng trợ cấp.

Nghị quyết 15-NQ/TW ngày 01 tháng 6 năm 2012 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đã xác định phấn đấu để mở rộng phạm vi bao phủ đến năm 2020 có khoảng 2,5 triệu người được hưởng TGXHTX, trong đó trên 30% là NCT. Như vậy, so với năm 2010, số người được hưởng TGXHTX sẽ tăng lên khoảng một triệu người.

Cần lưu ý thêm rằng, cùng với việc số NCT không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, thì cũng cần chú ý đến những đối tượng hiện nay mà mức độ bao phủ còn thấp như NTT, bao gồm cả người bị tâm thần, TEMC, và hộ có hai NTT nặng trở lên, người nhiễm HIV/AIDS,…


Theo số liệu của Cục Bảo trợ xã hội (2013), số đối tượng sống tại cộng đồng đang được hưởng trợ cấp TGXH năm 2012 là 2.468.045 người; số người đang xem xét để bổ sung dự kiến đưa vào năm 2013 và những năm tiếp theo là 2.295.367 người. Nếu được xét đưa vào hết năm 2013 thì số người được hưởng TCXH là 4.763 432 người [32].

Giả sử dân số Việt Nam năm 2012 là 88 triệu người thì tỷ lệ bao phủ là 2,8% và năm 2013 dân số là 90 triệu người thì tỷ lệ bao phủ là 5,29%. Cụ thể các đối tượng này như Bảng 4.3.

Bảng 4.3: Tổng số đối tượng sống tại cộng đồng năm 2012 và 2013



STT


Nhóm đối tượng

Đang hưởng TCXH, nhận chăm sóc năm

2012

Dự kiến hưởng TCXH, nhận chăm sóc năm

2013

1

Trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi

58.757

250.000


Đang được TCXH hàng tháng

44.285

44.285


Đang được nhận nuôi dưỡng

14.472

14.472


Rà soát bổ sung (ước tính năm 2013)


191.243

2

Người cao tuổi không có người có quyền, nghĩa vụ phụng dưỡng

84.288

126.432


Đang được hưởng TCXH hàng tháng

84.288

84.288


Rà soát bổ sung (ước tính năm 2013)


42.144

3

Người đủ 80 tuổi trở lên không có lương hưu, TCBHXH

1.480.000

1.702.000


Đang được hưởng TCXH hàng tháng

1.480.000

1.480.000


Dự kiến tăng năm 2013


222.000

4

Người khuyết tật (số đã và đang thực hiện xác định mức độ khuyết tật)

710.000

2.550.000


Đang được hưởng TCXH hàng tháng

710.000

710.000


Đang rà soát bổ sung năm 2013 (Hưởng chính sách NCC, BHXH, nặng chưa được trợ cấp xã hội)


1.840.000

5

Người nhiễm HIV đang trợ cấp

5.000

5.000

6

Người đơn thân nghèo

130.000

130.000


Tổng số

2.468.045

4.763.432

Nguồn: Cục Bảo trợ xã hội, 2013.


Tuy nhiên, triển vọng tăng thêm như thế là rất khó. Vì vậy chúng tôi khuyến nghị, đến năm 2015 cần nâng tỷ lệ trợ giúp lên khoảng 3% và đến năm 2020 là 5% dân số.

Thứ hai, nâng mức độ trợ cấp TGXHTX cho các nhóm đối tượng. Cho đến năm 2010, mức thu nhập bình quân toàn xã hội là 1.387.000 đồng/người/tháng [90]; mức TGXH là 180.000 đồng/người/tháng [31]. Như vậy, mức TGXH đạt khoảng 12,97% thu nhập trung bình xã hội. Với mức trợ giúp như thế, cuộc sống của những người được hưởng TGXH là rất khó khăn. Trợ cấp TGXHTX mới mang ý nghĩa động viên tinh thần, chưa phải là để đảm bảo cuộc sống của người được trợ giúp.

Nguyễn Ngọc Toản (2011) đã đề xuất phải mở rộng đối tượng hưởng lợi nhằm bao phủ toàn bộ dân cư khó khăn, đề xuất mức chuẩn trợ cấp tối thiểu áp dụng từ năm 2011 là 315.000 đồng/tháng (70% mức sống tối thiểu dân cư) và các hệ số xác định mức trợ cấp đối với mỗi nhóm đối tượng cụ thể, đa dạng các hình thức chăm sóc, nghiên cứu xây dựng Luật TGXH và hoàn thiện kế hoạch chính sách TGXH thường xuyên cộng đồng [89].

Tuy nhiên, việc tăng mức trợ giúp là cần thiết, nhưng cũng phải chú ý đến khả năng kinh phí từ NSNN, cho nên cũng phải tăng dần. Theo chúng tôi, đến năm 2015 cần nâng mức TGXH lên là 20% và năm 2020 là 25% so với thu nhập trung bình xã hội.

Thứ ba, đảm bảo cho TGXHĐX đúng với các đối tượng ở các huyện, các xã có điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau.

Những năm tới tình hình thời tiết còn có thể diễn biến phức tạp, mức độ nghiêm trọng ngày càng có chiều hướng gia tăng. Vì vậy, cùng với công tác phòng chống giảm nhẹ thiên tai, công tác cứu trợ đảm bảo đời sống dân sinh cũng phải được tăng cường và chú ý đặc biệt đến các đối tượng người nghèo, dễ bị tổn thương.


Bảng 4.4: Ý kiến về điều chỉnh các chế độ TCXH đột xuất đến năm 2020



Quan sát (hộ)

Giữ nguyên

Giảm

Tăng

Ý

kiến

Tỷ lệ

(%)

Ý

kiến

Tỷ lệ

(%)

Ý

kiến

Tỷ lệ

(%)

Hỗ trợ sự chăm sóc của cộng đồng và gia đình


198


82


41,4


15


7,6


101


51,0

TCXH cho nhóm đặc biệt bị tổn thương


200


51


25,5


8


4,0


141


70,5

TCXH cho toàn bộ người nghèo

201

87

43,3

31

15,4

83

41,3

Đánh giá của cán bộ cấp tỉnh








Hỗ trợ sự chăm sóc của cộng đồng và gia đình


23


14


60,9


1


4,3


8


34,8

TCXH cho nhóm đặc biệt bị tổn thương


23


7


30,4


-


0,0


16


69,6

TCXH cho toàn bộ người nghèo

23

7

30,4

1

4,3

15

65,2

Đánh giá của cán bộ cấp huyện








Hỗ trợ sự chăm sóc của cộng đồng và gia đình


82


25


30,5


6


7,3


51


62,2

TCXH cho nhóm đặc biệt bị tổn

thương


83


20


24,1


1


1,2


62


74,7

TCXH cho toàn bộ người nghèo

83

34

41,0

12

14,5

37

44,6

Đánh giá của cán bộ cấp xã








Hỗ trợ sự chăm sóc của cộng đồng và gia đình


75


34


45,3


7


9,3


34


45,3

TCXH cho nhóm đặc biệt bị tổn thương


76


18


23,7


6


7,9


52


68,4

TCXH cho toàn bộ người nghèo

77

37

48,1

11

14,3

29

37,7

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát của tác giả.


Bảng 4.4 cho thấy, việc tăng trợ cấp cho nhóm đặc biệt bị tổn thương được sự ủng hộ rộng rãi nhất. Đặc biệt đối với những người lao động là trụ cột về kinh tế của hộ gia đình nông dân, khi rủi ro sức khỏe làm ảnh hưởng đến khả năng kiếm tiền của bản thân họ thì thu nhập và cuộc sống của gia đình họ cũng bị tác động. Do đó, ngoài việc trợ cấp cho bản thân người lao động bị rủi ro về sức khỏe, Nhà nước


cần tăng cường TCXH để đảm bảo các nhu cầu yếu phẩm và dịch vụ cần thiết trong cuộc sống cho con cái những lao động trụ cột bị rủi ro về sức khỏe này, qua đó gánh nặng phải lo kiếm sống của những đứa trẻ này giảm xuống, khả năng phải bỏ học lo kiếm sống cũng giảm xuống. Hơn nữa, trẻ em là nguồn lực và là những chủ nhân tương lai của đất nước, giúp đỡ chúng thông qua chế độ trợ cấp gia đình cũng chính là giúp đỡ xây dựng nguồn nhân lực có trí lực và thể lực tốt trong tương lai và đảm bảo ASXH ở hiện tại.

Thêm nữa, phân tích ở Chương 3 cho thấy, việc tổ chức thực hiện ASXH không dựa trên nguyên tắc đóng góp tại ba tỉnh vẫn chưa thật phù hợp đối với các đối tượng nhận trợ giúp theo các loại huyện, loại xã và hộ có điều kiện kinh tế khác nhau, như: Cùng là TGXHTX nhưng số tiền trợ cấp ở mỗi tỉnh lại khác nhau; số nông hộ thuộc các huyện ở khu vực đồng bằng và trung du, miền núi nhận được các khoản TGXHĐX từ NSNN nhiều hơn khu vực ven biển; tỷ lệ và số lượng nông hộ thuộc khu vực đồng bằng nhận được các khoản TGXHĐX do tác động của môi trường tự nhiên nhiều hơn, thì ngược lại số lượng và tỷ lệ các nông hộ ở các huyện khu vực trung du miền núi lại nhận được các khoản trợ cấp mà không liên quan đến điều kiện khí hậu nhiều hơn; các huyện thuộc khu vực trung du miền núi có số đối tượng được hưởng TGXHĐX nhiều nhất, trong khi các huyện thuộc khu vực ven biển lại là khu vực có nhóm đối tượng được hưởng TGXHĐX thấp nhất; số đối tượng nhận được TGXHĐX ở các xã khá là nhiều nhất, còn các xã nghèo lại có số hộ được nhận TGXHĐX ở mức thấp nhất; hầu hết giá trị của khoản trợ giúp mà nông hộ thuộc xã khá nhận được thường cao hơn so với số tiền mà nông hộ nhận được ở các xã còn lại; vẫn còn tình trạng số được hưởng TGXHĐX của hộ trung bình lại cao hơn so với hộ cận nghèo. Đây cũng là vấn đề mà thực tiễn quản lý cần được điều chỉnh.

Xuất phát từ đó, chúng tôi cho rằng, trong thực hiện TGXHĐX, cần đảm bảo đúng đối tượng, đúng địa chỉ, đúng mức độ của các đối tượng. Điều đó có nghĩa là vùng nào khó khăn nhất, huyện nào khó khăn nhất, xã nào khó khăn nhất, hộ nào khó khăn nhất thì được trợ giúp nhiều hơn để khắc phục thiên tai, hạn hán, lũ lụt, mất mùa,…


4.2.2. Phương hướng tăng cường vai trò của Nhà nước về an sinh xã hội đối với nông dân ở nước ta những năm tới

4.2.2.1. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp, chế độ và chính sách về an sinh xã hội đối với nông dân

Điều hành hệ thống ASXH đối với nông dân theo luật, là một xu hướng tất yếu phù hợp với quá trình cải cách hành chính và cải cách thể chế của đất nước, phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế, phù hợp với quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta. Theo xu hướng này, các luật nằm trong hệ thống luật về ASXH phải có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về thể chế tài chính, thể chế tổ chức. Xuất phát từ những bất cập của môi trường luật pháp hiện hành, việc tăng cường vai trò của Nhà nước về ASXH đối với nông dân trên phương diện tạo lập môi trường thể chế luật pháp cần tập trung giải quyết một số vấn đề sau đây:

Thứ nhất, điều chỉnh căn cứ đóng BHXHTN đối với nông dân từ căn cứ vào mức tiền lương tối thiểu như hiện nay sang căn cứ vào thu nhập chung theo vùng của nông dân. Hiện nay, quy định về căn cứ đóng BHXHTN là chưa phù hợp với đối tượng nông dân. Theo quy định căn cứ đóng BHXHTN là dựa vào tiền lương tối thiểu theo mỗi thời kỳ. Song kết quả điều tra cho thấy, thu nhập bình quân của nông dân còn rất thấp. Hầu hết các vùng nông thôn thu nhập bình quân tháng thấp hơn tiền lương tối thiểu. Vì thế, quy định này cần được điều chỉnh cho phù hợp hơn. Theo chúng tôi, không thể lấy mức tiền lương tối thiểu để quy định căn cứ đóng BHXHTN, vì thu nhập của đại bộ phận nông dân hiện còn thấp hơn tiền lương tối thiểu. Chúng tôi kiến nghị căn cứ đóng BHXHTN đối với nông dân là thu nhập. Tỷ lệ đóng có thể quy định như hiện nay, nhưng căn cứ đóng là dựa trên thu nhập trung bình theo vùng. Có như thế mới thu hút được đông đảo nông dân có thu nhập trên mức trung bình vùng tham gia BHXHTN.

Thứ hai, bổ sung thêm các chế độ hưởng đối với BHXHTN để đảm bảo với BHXHBB. Như đã nói, mặc dù tỷ lệ đóng BHXHTN thống nhất như tỷ lệ đóng BHXHBB, nhưng người tham gia BHXHTN chỉ được hưởng hai chế độ là hưu trí và tử tuất, trong khi đó người tham gia BHXH bắt buộc được hưởng 5 chế độ (ốm đau, hưu trí, tử tuất, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp); người lao động tham gia BHXHBB khi hưởng lương hưu thấp hơn mức lương tối thiểu chung thì


được điều chỉnh bằng mức lương tối thiểu, còn người tham gia BHXHTN lại không được. Vì thế, Nhà nước cần nghiên cứu bổ sung chế độ hưởng BHXHTN như chế độ hưởng của BHXHBB. Điều này không những đảm bảo sự công bằng giữa người tham gia BHXHBB và người tham gia BHXHTN mà còn là xuất phát từ yêu cầu bức thiết của người lao động trong khu vực nông nghiệp.

Chẳng hạn trợ cấp tai nạn lao động cho nông dân là một ví dụ. Việc làm của người nông dân Việt Nam thường không ổn định bởi tính thời vụ và phụ thuộc nhiều vào thời tiết, cũng như vị trí địa lý. Những người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp có nhiều khả năng phải gánh chịu những bệnh về phổi, tim mạch... bởi họ thường xuyên phải tiếp xúc với các loại hoá chất nông nghiệp độc hại (thuốc trừ sâu, các loại phân bón hoá học...). Trong quá trình tiến hành hoạt động sản xuất người nông dân còn có thể phải gánh chịu các tai nạn nghề nghiệp như sét đánh, nước lũ cuốn trôi, cảm lạnh hoặc cảm nắng do làm việc ngoài đồng. Đặc biệt, với ngư dân, thường chịu những rủi ro trên biển, nhất là trong trường hợp bão, lốc. Tai nạn lao động không chỉ tác động xấu đối với khả năng làm việc của người nông dân mà còn làm cho họ bị giảm thu nhập bởi mất sức lao động và phải chi tiền cho chữa trị bệnh. Do đó, BHXH tự nguyện cũng nên bù đắp một phần thu nhập cho người nông dân, tạo điều kiện để họ khôi phục sức khỏe và sức lao động một cách nhanh nhất để tái hòa nhập vào các hoạt động trong nền kinh tế.

Hay trợ cấp thai sản cũng là một ví dụ khác. Theo dự báo của Tổng cục Thống kê, đến năm 2019 dân số trong độ tuổi lao động khu vực nông thôn là

41.904.000 người, trong đó dân số nữ từ 14 đến 49 tuổi là 15.418.000 người chiếm 36,79% dân số trong độ tuổi lao động [91]. Phụ nữ nông thôn ngoài việc tham gia vào các hoạt động nông nghiệp còn có thể tạo thêm thu nhập bằng cách tiếp cận với sản xuất nông nghiệp hộ gia đình và các hoạt động đi kèm với sản xuất nông nghiệp như chế biến lương thực quy mô nhỏ (sản xuất mỳ sợi, cá khô), làm hàng thủ công, buôn bán và lao động theo thời vụ. Theo kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy, số giờ làm việc kiếm thu nhập của phụ nữ và nam giới trong khu vực nông nghiệp là tương đối ngang nhau. Khi mang thai, sinh đẻ phụ nữ tạm thời không tiếp cận được những việc làm có thể đem lại thu nhập cho gia đình. Trợ cấp thai sản trong khuôn khổ pháp lệnh dân số quy định, do đó, sẽ giúp lao động nữ có được khoản tiền thay thế cho phần thu nhập bị mất do không làm việc vì sinh con.

Xem tất cả 224 trang.

Ngày đăng: 02/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí