Nhu Cầu Đào Tạo Lao Động Trực Tiếp Phục Vụ Du Khách Đến Năm 2020

Bên cạnh đó, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch cũng hết sức chú trọng đến nguồn vốn đầu tư từ Việt kiều muốn về lại quê hương định cư, kinh doanh lâu dài. Bên cạnh mục tiêu lợi nhuận, hoạt động kinh doanh du lịch của bà con kiều bào đã góp phần xây dựng quê hương Bình Thuận ngày càng giàu đẹp, họ là những người thực sự có tâm huyết, có nguyện vọng xây dựng quê hương mình. Bên cạnh vốn, họ mang về những công nghệ du lịch hiện đại, kinh nghiệm kinh doanh quý giá từ nước ngoài, góp phần hiện đại hóa hoạt động du lịch của Tỉnh. Vì vậy, chính quyền địa phương cần có cơ chế, chính sách phù hợp nhằm khuyến khích sự đầu tư vào hoạt động du lịch của thành phần này. Nhà nước cần tạo môi trường đầu tư thông thoáng, hệ pháp thống lý ổn định, cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời cho nhà đầu tư an tâm, chủ động đầu tư lâu dài.

Đối với các nhà đầu tư, việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng không phải là lĩnh vực họ quan tâm vì phần vốn đầu tư này hầu như không sinh lời. Song, vì cơ sở hạ tầng hiện đại là điều kiện không thể thiếu để phát triển các khu du lịch. Vì vậy, họ tự nguyện san sẻ một phần vốn khi ngân sách địa phương chưa đủ khả năng. Điều này vừa đem lại lợi ích cho nhà đầu tư lẫn chính quyền địa phương. Để khuyến khích đầu tư tư nhân vào cơ sở hạ tầng, cần có cơ chế ưu đãi rõ ràng, minh bạch như miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 5 năm đầu tiên, quảng cáo miễn phí trên các trang web du lịch và đài phát thanh truyền hình của Tỉnh cho các doanh nghiệp này. (Phụ lục 3.1)

3.2.2.2. Đầu tư cơ sở kinh doanh du lịch


Hiện nay, môi trường đầu tư vào hoạt động du lịch đang rất giàu tiềm năng nên có sức hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư. Những hạng mục đầu tư có khả năng sinh lời cao hiện nay đang còn đang rất đa dạng như kinh doanh cơ sở lưu trú với nhiều hình thức, nhiều tiêu chuẩn như khách sạn, resort tiêu chuẩn quốc tế; xây dựng các khu chơi, giải trí, các công viên, các khu nghỉ dưỡng cao cấp; các khu thể thao dưới nước; sân khấu biểu diễn tổng hợp …

Nhu cầu đầu tư rất lớn nhưng trong thực tế, do những vướng mắc về thủ tục hành chính, đền bù giải tỏa và cả năng lực đầu tư của nhà đầu tư còn hạn chế nên tốc độ triển khai các dự án hãy còn chậm so với kế hoạch. Theo số liệu thống kê của Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch Bình Thuận thì tổng vốn thực hiện trên tổng vốn đăng ký chỉ chiếm khoảng 30 – 35% trong 5 năm vừa qua. Vì vậy, để đẩy mạnh tiến độ thực hiện các dự án du lịch, cần hướng vào giải quyết các vấn đề sau đây :

Một là, xây dựng chính sách ưu tiên cho những dự án đầu tư xây dựng cơ sở kinh doanh du lịch có quy mô lớn, phát triển những sản phẩm du lịch mới : các loại hình thể thao giải trí trên biển như lướt ván, thả diều, lặn biển, nhảy dù; trung tâm biểu diễn tổng hợp như sân khấu nhạc nước, sân khấu ca nhạc; các khu du lịch tổng hợp với quy mô lớn …Tiêu biểu là chú trọng đầu tư mở rộng không gian của khu du lịch sau :

Khu du lịch Hàm Tiến – Mũi Né, khắc phục tình trạng quá tải vào mùa cao

điểm để mở rộng khả năng đón tiếp du khách


Bãi biển đồi dương nằm giữa thành phố Phan Thiết cũng cần được đầu tư xây dựng thành đường phố đẹp của Phan Thiết tựa như phố Hạ Long – Vũng Tàu, phố Trần Phú – Nha Trang nhằm tôn thêm vẻ mỹ quan cho thành phố.

Bình Thuận là điểm du lịch tập trung nhiều resort cao cấp như lại thiếu khách sạn tiêu chuẩn 5 sao. Vì vậy, cần thu hút đầu tư xây dựng những khách sạn cao cấp tiêu chuẩn 5 sao để đáp ứng nhu cầu lưu trú của du khách có thu nhập cao, đặc biệt là du khách quốc tế.

Hai là, tận dụng mọi nguồn ưu đãi đầu tư của chính phủ cho phát triển du lịch. Ngoài ra, cần ban hành các chính sách ưu đãi đầu tư bổ sung của Tỉnh để thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch ở những địa phương có tiềm năng du lịch nhưng hiện chưa khai thác vì gặp nhiều khó khăn như Hàm Thuận (Đa Mi), Biển Lạc, Thác Bà (Tánh Linh), Thác C’reo (Đức Linh), Cà Ná, Vĩnh Hảo, Bình Thạnh (Tuy Phong).

Ba là, quy hoạch các khu du lịch dã ngoại có nguồn vốn đầu tư tương đối thấp nhằm phục vụ du khách có thu nhập trung bình và thấp. Có chính sách khuyến khích,

ưu đãi các nhà đầu tư tại địa phương để góp phần giải quyết hài hòa lợi ích của người dân địa phương với lợi ích của các nhà đầu tư từ các địa phương khác. Đây cũng là cách thức phân bổ hợp lý lợi ích kinh tế từ du lịch.

Bốn là, hiện nay quá trình đầu tư xây dựng cơ sở kinh doanh du lịch tại Bình Thuận còn gặp nhiều khó khăn do chính sách đền bù giải tỏa, những vướng mắc trong khâu hành chính. Vì vậy, cần chú trọng hơn nữa đến công tác quản lý Nhà nước nhằm giải quyết những vướng mắc trên. Ngoài ra, có những nhà đầu tư thiếu năng lực tài chính hoặc không muốn đầu tư mà chỉ thuê đất rồi cho thuê lại để hưởng chênh lệch, làm cho quỹ đất đai và các dự án phát triển du lịch bị “treo”. Do đó, cần hết sức quan tâm lựa chọn nhà đầu tư, các dự án thực sự đem lại hiệu quả kinh tế – xã hội cao cho Tỉnh.

3.2.3. Đào tạo nguồn nhân lực


Mọi hoạt động kinh tế đều không thể tách rời khỏi con người, trong đó có hoạt động du lịch. Chất lượng sản phẩm du lịch được quyết định bởi nhiều nhân tố, nguồn nhân lực là nhân tố quan trọng nhất. Trước hết, du lịch là hoạt động “phi sản xuất”, nó không cung cấp sản phẩm vật chất cho du khách, mà thông qua việc cung cấp dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu vật chất lẫn tinh thần của du khách. Chất lượng của việc cung cấp dịch vụ là một trong các tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng sản phẩm du lịch. Sự tiêu thụ sản phẩm du lịch của du khách được thực hiện song song với quá trình cung cấp dịch vụ cũng chính là quá trình nhân viên du lịch thể hiện kỹ năng nghề nghiệp của mình. Hơn nữa, chất lượng của công tác quy hoạch không gian phát triển du lịch, khả năng thu hút vốn đầu tư và hiệu quả sử dụng vốn cũng được quyết định bởi nhân tố con người.

Từ đó, có thể nhận thấy chất lượng nguồn nhân lực có tính chất quyết định chất lượng sản phẩm du lịch. Vì vậy, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực là giải pháp quyết định đảm bảo khai thác mọi tiềm năng du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của toàn Tỉnh.

Trong giai đoạn 2000 – 2008, số du khách đến Bình Thuận tăng bình quân hàng năm là 28% đối với du khách quốc tế và 33% đối với du khách trong nước. Điều

này đòi hỏi cần phải tăng cường việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh chóng của ngành du lịch. Theo nghiên cứu của Dự án điều tra khảo sát về nhu cầu lao động của Hiệp hội Lữ hành Châu Á Thái Bình Dương thì nhu cầu đào tạo lao động trực tiếp phục vụ du khách được thể hiện trong bảng sau :

Bảng 3.1. Nhu cầu đào tạo lao động trực tiếp phục vụ du khách đến năm 2020


Tiêu chuẩn lao động trực tiếp/phòng


Lao động gián tiếp/lao động trực tiếp


Nhu cầu lao động trực tiếp đến năm 2020


Số lao động phải đào tạo thêm đến năm 2020

Du khách trong nước

Du khách quốc tế

1,2 người

1,7 người

2,2, người

18.000 – 20.000

người

8.000 – 10.000

người.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

Vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Bình Thuận trong giai đoạn 2001-2020 - 13

Nguồn : [23, 52]


Nếu mục tiêu của du lịch Bình Thuận là từ nay đến năm 2015 thu hút 3 triệu – 3,5 triệu lượt khách/năm và 3,5 triệu – 4,5 triệu lượt khách/năm trong giai đoạn 2015

– 2020 thì lao động trực tiếp trong hoạt động du lịch đến thời điểm đó là 18.000 –

20.000 người. Số người lao động hiện nay đang trực tiếp tham gia vào hoạt động du lịch là 11.921 người. Cần phải đào tạo thêm khoảng 8.000 – 10.000 người đến năm 2020.

Như vậy, nhu cầu sức lao động trong hoạt động du lịch là rất lớn so với số lao động du lịch hiện tại. Để duy trì sự phát triển bền vững và nâng cao khả năng cạnh tranh của hoạt động du lịch của Tỉnh, cần hướng vào giải quyết các vấn đề sau :

Một là, tiến hành điều tra lại số người lao động hiện đang tham gia hoạt động du lịch trong từng lĩnh vực cụ thể (lao động lữ hành, lao động phục vụ lưu trú, nghỉ dưỡng, lao động phục vụ tại các khu du lịch và lao động gián tiếp). Đồng thời, tiến hành phân loại trình độ lao động, sau đó đối chiếu với nhu cầu lao động đến năm 2020 để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cụ thể.

Hai là, triển khai kế hoạch đào tạo một cách chủ động, tích cực. Tận dụng nhiều hình thức đào tạo khác nhau để nhanh chóng tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh chóng của toàn ngành.

Đối với lao động kinh doanh du lịch :


Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Bình Thuận kết hợp với các trường đại học, cao đẳng trong địa bàn Tỉnh xây dựng các chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu thực tế. Sau đó, tuyên truyền, khuyến khích các cơ sở kinh doanh du lịch tăng cường đầu tư đào tạo lao động. Cần chỉ ra cho họ thấy lợi ích của việc đào tạo lao động trong môi trường cạnh tranh gay gắt hiện nay. Đồng thời, ban hành các chính sách khuyến khích, ưu đãi những doanh nghiệp du lịch đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng lao động có hiệu quả. Cần xây dựng chính sách ưu đãi về thuế để các doanh nghiệp bù đắp chi phí đào tạo; hỗ trợ tuyên truyền, quảng bá miễn phí trên các trang web về các doanh nghiệp này, giúp họ hình ảnh chuyển tải của mình đến du khách nhanh chóng và không hoặc mất phí thấp.

Duy trì thường xuyên việc đánh giá chất lượng nguồn nhân lực của các đơn vị kinh doanh du lịch, đặc biệt là công tác cấp thẻ hướng dẫn viên cho hướng dẫn viên du lịch. Những ai chưa đạt tiêu chuẩn thì kiên quyết không cấp thẻ hướng dẫn viên để đảm bảo chất lượng phục vụ.

Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Bình Thuận cần liên tục phối hợp với các trường đại học, cao đẳng ở các tỉnh thành lân cận như thành phố Hồ CHí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai mở các khóa đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch dưới nhiều hình thức khác nhau. Về lâu dài, cần mở trường đào tạo chuyên ngành du lịch và một trung tâm ngoại ngữ tại địa phương để người lao động trong ngành du lịch có điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn, từ đó giúp nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch.

Đối với lao động quản lý :


Tiếp tục bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ, ngoại ngữ cho cán bộ quản lý nhà nước về du lịch của địa phương. Cần lưu ý đến đội ngũ cán bộ quản lý trẻ tuổi, năng động, sáng tạo, có thời gian cống hiến lâu dài cho ngành du lịch. Đặc biệt, sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch cử cán bộ quản lý đi tập huấn các khóa huấn luyện về quản lý du lịch do các nước có hoạt động du lịch phát triển tổ chức như Thái Lan, Trung Quốc hoặc các nước Châu Âu.

Song song với việc đào tạo mới, cần phải chú trọng việc bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới cho cán bộ có thâm niên nghề nghiệp để có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu về lao động trước sự phát triển không ngừng của hoạt động du lịch của Tỉnh.

Ba là, bên cạnh nguồn nhân lực tại địa phương, Tỉnh cũng phải chú trọng đến chính sách thu hút, đãi ngộ nhân tài du lịch, đặc biệt là các chuyên gia du lịch từ các địa phương khác, kể cả người nước ngoài. Đây là việc làm hết sức khó khăn, đòi hỏi Tỉnh phải có cơ chế, chính sách trọng dụng nhân tài, tạo điều kiện làm việc thuận lợi, thu nhập cao để họ yên tâm sống và làm việc lâu dài tại Bình Thuận. Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch phải làm tốt vai trò là chiếc cầu nối giữa cung và cầu sức lao động trong ngành du lịch. Căn cứ vào nhu cầu đó, Sở liên hệ với các trường đại học, cao đẳng có đào tạo chuyên ngành du lịch đề nghị tuyển dụng những sinh viên giỏi về làm việc tại Bình Thuận.

Bốn là, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục rộng rãi cho người dân trong tỉnh nâng cao ý thức bảo vệ, gìn giữ tài nguyên du lịch; giáo dục ý thức tự nguyện xây dựng hình ảnh đẹp về du lịch Bình Thuận trong lòng du khách, tuyên truyền cho người dân thái độ đón tiếp lịch sự, nhã nhặn, hiếu khách; giáo dục cho người dân địa phương nhận thức được lợi ích do du lịch mang lại là lợi ích của mỗi người dân Bình Thuận.

3.2.4. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch


Nếu công tác quy hoạch du lịch và huy động vốn đầu tư là tiền đề để phát triển du lịch thì đa dạng hóa sản phẩm du lịch là giải pháp nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của hoạt động du lịch, kéo dài thời gian lưu trú của du khách. Hiện nay, sự nghèo nàn, đơn điệu về chủng loại sản phẩm là một hạn chế lớn của du lịch Bình Thuận, làm cho hoạt động du lịch không thể phát huy hết tiềm năng và lợi thế cạnh tranh của mình.

Những nguyên tắc cơ bản trong đa dạng hóa sản phẩm du lịch


Để công tác đa dạng hóa sản phẩm du lịch đạt hiểu quả cao, cần tuân thủ những nguyên tắc sau :

Đa dạng hóa sản phẩm du lịch phải dựa trên cơ khai thác tối đa lợi thế so sánh của du lịch tỉnh Bình Thuận.

Cơ cấu sản phẩm du lịch phải đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu đa dạng của du khách.

Từng hạng mục trong hệ thống sản phẩm du lịch phải đảm bảo tính nhân văn trong hoạt động du lịch. Kiên quyết loại bỏ những hạng mục sản phẩm gây nguy hại đến truyền thống văn hóa dân tộc và có tác động tiêu cực đến đời sống nhân dân địa phương.

Sản phẩm du lịch phải gắn với công tác bảo vệ môi trường.


Những giải pháp chủ yếu về đa dạng hóa sản phẩm du lịch


Việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch cần hướng vào giải quyết những vấn đề sau

đây :


Một là, xác định những loại hình và sản phẩm vốn là thế mạnh của du lịch

Bình Thuận và đầu tư có trọng điểm vào các loại hình này. Hiện nay, thế mạnh của du lịch Bình Thuận là du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao trên biển và du lịch sinh thái. Đây là những loại hình và sản phẩm du lịch được ưa chuộng trong cuộc sống công nghiệp hiện đại, nó giúp du khách giải tỏa những căng thẳng, áp lực trong công việc và trong cuộc sống hằng ngày. Chính quyền địa phương cần tạo điều kiện thuận lợi và có những động thái hỗ trợ tích cực hơn nữa để các doanh nghiệp tiếp tục đầu tư vào loại hình dịch vụ này. Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch cần phát triển bãi biển trung tâm thành phố Phan Thiết, Hàm Tiến – Mũi Né thành khu du lịch thể thao biển với các môn thể thao như lặn biển, nhảy dù, thả diều, lướt ván … và đề xuất với Ủy ban Nhân dân Tỉnh đăng cai tổ chức các giải đấu thể thao quy mô toàn quốc và quốc tế để quảng bá cho du lịch Bình Thuận. Nâng cao tính chuyên nghiệp trong việc tổ chức các lễ hội truyền thống của địa phương như Tết Ka – tê của người Chăm, Lễ hội Nghinh Ông của người Hoa, Lễ hội Dinh Thầy Thím, Hội Đua thuyền vào dịp Tết Nguyên đán … để du khách có cơ hội thưởng thức những nét văn hóa đặc sắc của Bình Thuận.

Hai là, bên cạnh du lịch thể thao, du lịch nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái cũng là thế mạnh của Tỉnh. Vì vậy, cần tăng cường đầu tư khai thác những cảnh quan thiên nhiên xinh đẹp của Bình Thuận thành những khu nghỉ dưỡng ven biển, các khu sinh thái rừng biển như Bàu Trắng (Hòa Thắng – Bắc Bình), Hòn Bà (Hàm Tân), Suối Tiên (Hàm Tiến), Cà Ná – Vĩnh Hảo – Bình Thạnh (Tuy Phong) … với các dịch vụ như chữa bệnh, tắm bùn khoáng, chăm sóc sức khỏe chuyên nghiệp. Đây là sản phẩm du lịch tương đối dễ đầu tư, lại được du khách ưa chuộng trong thời gian gần đây.

Ba là, tiếp tục trùng tu, tôn tạo các di tích văn hóa, lịch sử trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, hoàn tất những dự án bảo tồn cụm Tháp Chăm Pôshanư với nhiều ngôi tháp nằm rãi rác trên địa bàn Tỉnh. Những di tích văn hóa này không chỉ là nơi tham quan của du khách mà qua đó, du khách càng hiểu biết nhiều hơn về những nét đặc trưng của văn hóa Bình Thuận. Tôn tạo khu di tích lịch sử Dục Thanh và bảo tàng Hồ Chí Minh tại Bình Thuận; đền Vạn Thủy Tú … Đầu tư thêm các loại hình vui chơi giải trí như leo núi tại núi Tá Kóu, duy trì các lễ hội truyền thống tại làng văn hóa Chăm, Dinh Thầy Thím … để thu hút du khách đến đây nhiều hơn.

Bốn là, xây dựng mới và nâng cấp các làng nghề, làng ẩm thực mang bản sắc văn hóa dân tộc ở địa phương như làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống Phan Thanh, La Dạ (Hàm Thuận Bắc), làng gốm Tam Hiệp (Bắc Bình) thành những điểm đến du lịch, vừa là nơi sản xuất và cung cấp hàng hóa lưu niệm cho du khách. Khuyến khích các hộ gia đình đầu tư các làng chài, sản xuất nước mắm ở Thanh Hải (Phan Thiết) thành điểm tham quan mang đặc trưng của du lịch Bình Thuận. Bình Thuận cũng là địa phương có nhiều đặc sản ngon, tốt cho sức khỏe. Cần xây dựng các làng ẩm thực với các món ăn đặc trưng như hải sản, gỏi ốc, mì quảng Phan Thiết, bánh canh cá,

…tại nơi tập trung đông du khách như thành phố Phan Thiết, khu du lịch Mũi Né – Hòn Rơm. Để tăng tính hấp dẫn cho các phố ẩm thực, cần chú ý đến hình thức phục vụ và không gian của khu phố ẩm thực. Có thể trưng bày bằng cách mô phỏng các gian hàng buôn bán của làng quê Việt Nam cổ xưa như chòi lều bằng tranh, tre, nứa, lá để du khách vừa thưởng thức các món ăn ngon, vừa được tận hưởng không gian của làng Việt cổ.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/09/2022