Các Khu Du Lịch, Địa Điểm Tham Quan Tiêu Biểu Tại Bình Thuận

sử dụng phòng của các cơ sở lưu trù 3-4 sao luôn đạt 100%. Các cơ sở còn lại thì công suất sử dụng phòng chỉ đạt trung bình từ 60 – 70%. Điều đáng quan tâm là Bình Thuận chưa có cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn 5 sao. Cơ sở lưu trú cao cấp đáp ứng yêu cầu của du khách có thu nhập rất cao chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 5%. Đây là một trong những hạn chế về chất lượng hạ tầng du lịch của Bình Thuận.

Riêng các khu nghỉ dưỡng dọc bờ biển (resort) lại là thế mạnh của du lịch Bình Thuận. Không phải ngẫu nhiên mà Bình Thuận được mệnh danh là “thủ đô của resort”. Bình Thuận là địa phương du lịch tập trung nhiều resort nhất cả nước, chiếm 35,7% cơ sở lưu trú toàn Tỉnh. Các khu resort này chủ yếu tập trung ở các bãi biển đẹp của Bình Thuận, nằm cách xa khu dân cư, như khu resort Mũi Né – Hàm Tiến (Phan Thiết), Đồi Dương (La Gi), Mũi Điện (Khe Gà) … Ở những nơi này môi trường rất trong lành, thích hợp cho những du khách yêu thích loại hình du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh.

Trong năm 2008 và 6 tháng đầu năm 2009, do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới, công suất sử dụng phòng giảm xuống còn 70%, việc đầu tư xây dựng mới cơ sở lưu trú có phần “chựng lại”, hầu như không có khách sạn, resort 3 sao đến 5 sao được xây dựng mới.

2.2.4.2. Các khu vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng


Trên địa bàn tỉnh Bình Thuận hiện có khoảng 45 điểm tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng với nhiều loại hình du lịch đa dạng. Trước hết, đó là những danh lam thắng cảnh đặc trưng của Bình Thuận như Đồi cát Mũi Né, Hòn Rơm, đảo Phú Quý, núi Tà Kóu, Suối tiên, Thác bà – Hồ Biển Lạc, … thích hợp cho những du khách yêu thích loại hình du lịch sinh thái, gần gũi với thiên nhiên và các khu vui chơi giải trí nhân tạo tổng hợp phục vụ nhu cầu giải trí đa dạng của du khách.

Bình Thuận cũng là nơi lưu giữ nhiều di tích lịch sử có quý giá của dân tộc như khu di tích Dục Thanh – nơi bác Hồ dừng chân dạy học, Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh Bình Thuận, quần thể di tích văn hóa Chăm nổi tiếng với tháp bà Pôshanư, Đền Vạn Thủy Tú thờ bộ xương cá voi lớn nhất Đông Nam Á, Lầu Ông Hoàng – nơi nhà thơ Hàn Mặc Tử từng ghé qua …

Bên cạnh những cảnh quan thiên nhiên đặc sắc và các di tích văn hóa, lịch sử lâu đời, Bình Thuận ngày càng có nhiều các công trình, dự án du lịch đang được xây dựng nhằm góp phần tạo nên tính đa dạng trong các loại hình du lịch để phục vụ du khách. Các khu vui chơi, giải trí hiện nay đầy đủ tiện nghi, phần lớn các khách sạn tiêu chuẩn 3 đến 4 sao đã có sân tennis, hồ bơi, nhà hàng phục vụ đặc sản địa phương. Tại trung tâm thành phố Phan Thiết có sân Goft 18 lỗ đáp ứng nhu cầu chơi thể thao của du khách có thu nhập cao.

Tuy có sự nỗ lực của chính quyền địa phương cũng như các doanh nghiệp du lịch nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của du lịch Bình Thuận, song nhìn chung các sản phẩm du lịch Bình Thuận còn đơn điệu, sức cạnh tranh còn thấp, các sản phẩm du lịch nhân tạo chưa độc đáo và có sức lôi cuốn du khách như một số thành phố du lịch khác như Nha Trang, Hạ Long, Vũng Tàu …

Bảng 2.8 : Các khu du lịch, địa điểm tham quan tiêu biểu tại Bình Thuận


STT

CÁC ĐIỂM THAM QUAN

ĐỊA CHỈ

1

Quần thể du lịch Hòn Rơm – Mũi Né

Phan Thiết

2

Mũi điện Khe Gà, Khu di tích núi Tà Kóu, vườn thanh long Hàm Thuận Nam

Huyện Hàm Thuận Nam

3

Suối tiên

Hàm Tiến, Phan Thiết

4

Làng nghề nước mắm truyền thống Thanh Hải

Thanh Hải, Phan Thiết

5

Dinh Thầy Thím

Huyện Hàm Tân

6

Hòn Bà

Huyện Hàm Tân

7

Quần thể tháp Chăm Pôshanư

Phú Hài, Phan Thiết

8

Khu di tích Dục Thanh

Phan Thiết

9

Công trình thủy điện Đa Mi

Huyện Hàm Thuận Bắc

10

Suối khoáng Vĩnh Hảo

Huyện Tuy Phong

11

Chùa hang (Cổ Thạch tự), Gành Son

Huyện Tuy Phong

12

Dinh Vạn Thủy Tú

Phan Thiết

13

Bàu Trắng

Hòa Thắng

14

Huyện Đảo Phú Quý

Huyện đảo Phú Quý

15

Khu bảo tồn thiên nhiên Biển Lạc – Núi Ông

Huyện Tánh Linh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

Vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Bình Thuận trong giai đoạn 2001-2020 - 9

Nguồn : [23,48]

Hiện nay, các công ty du lịch đã thiết kế các tuyến điểm du lịch phong phú, đa dạng, mang những phong cách riêng, tiết kiệm thời gian và chi phí để du khách dễ dàng lựa chọn chương trình du lịch theo sở thích. (Phụ lục 2.4)

2.2.4.3. Phương tiện vận chuyển


Hiện nay, hình thức vận chuyển chính là đường bộ nên phương tiện chính phục vụ du khách là ô tô. Bên cạnh đó, ga Phan Thiết đang được nâng cấp để phục vụ du khách cũng như nhu cầu đi lại của nhân dân trong và ngoài Tỉnh. Trong nội ô thành phố và các khu du lịch có loại phương tiện vận chuyển khác như xe jeep, xe buýt, xích lô dạo phố … Sân bay Bình Thuận đã đóng cửa từ rất lâu nên không thể vận chuyển khách bằng đường hàng không. Cảng biển ở Bình Thuận vì thô sơ, cũ kỹ, nên chỉ dùng để bốc dỡ hàng hóa, chưa đủ tiêu chuẩn để đưa đón du khách. Đây cũng là một hạn chế lớn về cở sở hạ tầng Bình Thuận.

Cùng với sự gia tăng không ngừng nhu cầu đi lại của du khách, số đơn vị kinh doanh vận chuyển trong toàn tỉnh Bình Thuận ngày càng gia tăng. Đến tháng 6 năm 2009, toàn Tỉnh có khoảng 115 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế kinh doanh vận tải chất lượng cao với 1.275 ô tô các loại để vừa đáp ứng nhu cầu vận tải nói chung, vừa vận chuyển du khách nói riêng. Ngoài ra, còn có 16 tàu biển để phục vụ du khách tuyến du lịch Phan Thiết - đảo Phú Quý.

2.2.4.4. Hạ tầng giao thông vận tải, bưu chính viễn thông


Về đường bộ, Bình Thuận là tỉnh nằm trên trục giao thông trọng yếu Bắc - Nam. Hiện nay, Bình Thuận có 3 tuyến quốc lộ chạy qua, tất cả đều đã được nâng cấp, mở rộng hoàn toàn. Đó là quốc lộ 1A xuyên Việt với chiều dài đi qua tỉnh là 178 km, quốc lộ 55 đi Bà Rịa – Vũng Tàu, quốc lộ 28 từ thành phố Phan Thiết đi Lâm Đồng và các tỉnh Nam Tây Nguyên. Các tuyến tỉnh lộ có 7 tuyến nối các trung tâm các huyện và các khu kinh tế trong tỉnh. Các tuyến đường này đang được chính quyền địa phương huy động các nguồn vốn để đầu tư nâng cấp, mở rộng và kéo dài nhằm đảm bảo cho sản xuất, và đời sống của nhân dân nói chung và hoạt động du lịch nói riêng.

Đường sắt Bắc – Nam, đi qua tỉnh Bình Thuận với chiều dài 190 km với ga chính là ga Mương Mán. Trong thời gian tới, Tỉnh sẽ xây dựng mới ga Phan Thiết nhằm phục vụ hoạt động du lịch.

Bình Thuận là một tỉnh duyên hải có vùng biển rộng, bờ biển dài 192 km, có hải đảo và nằm cạnh đường hàng hải quốc tế. Đến giữa năm 2008, cảng biển Phú Quý đã xây dựng xong, tiếp nhận tàu 10.000 tấn ra vào. Cảng Phan Thiết đang được xây dựng để tiếp nhận tàu 2.000 tấn. Về đường hàng không, để phục vụ nhu cầu đi lại của du khách, tỉnh Bình Thuận đang kêu gọi đầu tư để khôi phục lại sân bay Phan Thiết.

Hiện nay, các nhà máy cung cấp điện, nước, hoạt động với công suất cao, về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu sản xuất và sinh hoạt, trong đó có hoạt động du lịch. Hệ thống bưu chính viễn thông của Bình Thuận hiện nay đã được nâng cấp với trình độ hiện đại. Các mạng thông tin truyền thông đảm bảo nhu cầu liên lạc thường xuyên. Sự hiện đại hóa của hệ thống viễn thông giúp du khách có thể giữ liên lạc đơn vị công tác, gia đình và có thể nắm bắt thông tin dễ dàng, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách ở quá xa nơi lưu trú thường xuyên và lưu lại dài ngày tại Bình Thuận, đặc biệt là doanh nhân.

2.2.5. Lực lượng lao động


Do tính chất tổng hợp của hoạt động du lịch, lực lượng lao động tham gia vào hoạt động này cũng rất đa dạng, gồm nhiều ngành nghề chuyên môn khác nhau. Theo thống kê của Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch thì tính đến tháng 6/2009, số lượng người lao động tham gia vào hoạt động du lịch khoảng 27.560 người, chiếm 3,8% lực lượng lao động của toàn Tỉnh, tăng 154,5% so với năm 2001, được chia thành 2 bộ phận : Lao động kinh doanh du lịch và lao động quản lý nhà nước về du lịch. Cơ cấu lao động trong hoạt động du lịch tỉnh Bình Thuận được thể hiện trong bảng sau :

Bảng 2.9. Cơ cấu lao động tham gia hoạt động du lịch tỉnh Bình Thuận từ năm 2001

đến cuối tháng 6/2009

Đơn vị tính : Người



Năm

Lao động trong hoạt động du lịch

Lao động kinh doanh du lịch

Lao động quản lý nhà nước về du lịch

Nghiệp vụ (phục vụ du khách )

Quản lý doanh nghiệp du lịch

Lao động khác có liên quan

2001

17.834

3.959

431

13.332

112

2005

22.540

5.816

626

15.940

158

2008

27.560

9.418

939

17.010

193

Cuối tháng 6/2009

30.572

11.921

1.018

17.412

221

Nguồn : [18,231-233 ; 24,7]


2.2.5.1. Lao động kinh doanh du lịch


Sự phát triển không ngừng của hoạt động du lịch đã thu hút ngày càng đông đảo người lao động tham gia. Đến tháng 6 năm 2009, trong tổng số lao động trong hoạt động du lịch, lao động kinh doanh du lịch là 30.572 người. Trong số đó, lao động trực tiếp phục vụ du khách (lễ tân, phục vụ buồng phòng, nhân viên nấu ăn, hướng dẫn viên du lịch, nhân viên lữ hành …) là 11.921, chiếm 39% lực lượng lao động du lịch. Lao động quản lý doanh nghiệp du lịch là 1.018 người, chiếm 3,3%. Lao động trong các ngành nghề khác có liên quan (xây dựng cơ sở hạ tầng, kinh doanh vận tải, sản xuất hàng lưu niệm, kinh doanh thương mại, bảo hiểm, ngân hàng ….) chiếm 57,2%. Tuy nhiên, bộ phận lao động này chỉ mang tính tương đối vì những ngành nghề này không chỉ phục vụ cho hoạt động du lịch mà nó còn liên quan đến các lĩnh vực khác của đời sống xã hội.

Lực lượng lao động của Bình Thuận rất dồi dào, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu về lao động về mặt số lượng cho sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động du lịch của Bình Thuận trong tương lai. Song, chất lượng nguồn lao động nhìn chung còn thấp, chưa đủ khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch hiện đại với trình độ chuyên môn hóa cao. Cơ cấu lao động trong hoạt động du lịch phân chia theo trình độ được thể hiện trong bảng 2.10 và đồ thị 2.3.

Bảng 2.10. Cơ cấu lao động trong hoạt động du lịch của tỉnh Bình Thuận chia theo trình độ năm 2008.

Đơn vị tính : Người



Lao động trực tiếp kinh doanh du lịch

Trên

đại học

Đại học, cao đẳng

Trung học


Sơ cấp

Trình độ

khác

Số người

12.939

21

412

792

1.338

10.376

Tỷ lệ phần trăm

100%

0,16%

3,18%

6,12%

10,34%

80,19%.

Nguồn : [23,58]

Đồ thị 2.2. Cơ cấu lao động hoạt động du lịch của tỉnh Bình Thuận chia theo trình độ năm 2008 : Đại học, cao

Trên Đại

học (0,16%)

đẳng (3,18%)

Trung học

(6,12%)


Trình độ khác

(80,19%)

Sơ cấp (10,34%)


Thực trạng về chất lượng lao động du lịch tỉnh Bình Thuận được là một trong những hạn chế lớn trong hoạt động du lịch. Theo bảng 2.10 và đồ thị 2.3, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chỉ khoảng 20% tổng số lao động trực tiếp kinh doanh du lịch, trong số đó, lao động có trình độ đại học và trên đại học chỉ khoảng 4%. Lực lượng hướng dẫn viên hướng dẫn viên du lịch tại Bình Thuận - bộ phận trực tiếp đón tiếp du khách - phần lớn chưa qua đào tạo, trình độ ngoại ngữ còn rất thấp, kiến thức lịch sử, văn hóa còn nhiều hạn chế nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp đón du khách, đặc biệt là du khách quốc tế. Đa số họ chưa đủ tiêu chuẩn được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch.

2.2.5.2. Lao động quản lý nhà nước về du lịch


Hiện trạng quản lý nhà nước về du lịch đang gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là yếu tố con người. Khó khăn đầu tiên phải là sự tổ chức lại các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch. Sở Du Lịch Bình Thuận được tách ra từ Sở Thương Mại và Du Lịch

Bình Thuận vào năm 2004. Đến cuối năm 2007, Sở Du Lịch lại được sáp nhập với các cơ quan quản lý nhà nước khác thành Sở Văn Hóa - Thể Thao và Du Lịch. Việc tổ chức lại các cơ quan quản lý nhà nước là phù hợp với chủ trương của cả nước nhằm nâng cao hiệu quả quản lý. Song, thực trạng này lại gây khó khăn cho vấn đề ổn định đội ngũ cán bộ quản lý. Việc tổ chức, sắp xếp lại các cơ quan quản lý cũng đồng thời với việc luân chuyển cán bộ quản lý giữa các cơ quan. Điều này khó tạo nên sự gắn bó lâu dài của người cán bộ quản lý với các chủ trương, đường lối phát triển của hoạt động du lịch nói riêng. Cán bộ quản lý cũng không nắm bắt được tình hình phát triển của hoạt động du lịch trong một thời kỳ dài, khó theo đuổi ý tưởng đổi mới của mình nhằm làm cho hoạt động du lịch ngày càng phát triển.

Trình độ quản lý và chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về hoạt động du lịch cũng có nhiều hạn chế. Toàn ngành hiện có khoảng 221 cán bộ quản lý nhà nước, đáp ứng được 67% nhu cầu lao động quản lý du lịch của Tỉnh. Số cán bộ quản lý nhà nước cấp tỉnh được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cơ bản, có kinh nghiệm trong công tác quản lý nhà nước chỉ chiếm 23% lao động quản lý, số còn lại chưa được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành, đặc biệt là cán bộ, nhân viên các ban quản lý khu du lịch.

2.2.6. Đầu tư du lịch

Tình hình đầu tư vào hoạt động du lịch từ năm 2005 đến cuối tháng 6 năm 2009 được thể hiện trong bảng sau :

Bảng 2.11. Tình hình thu hút vốn đầu tư vào hoạt động du lịch từ 2005 đến cuối tháng 6 năm 2009



Năm

Tổng vốn đầu tư (tỷ đồng)

Tổng số dự án (dự án)

Tổng diện tích đất được cấp (ha)

Vốn đầu tư/dự án (tỷ đồng/dự án)

Số dự án đã đi vào hoạt động (dự án)

2005

8.854

379

2.950

23,4

83

2006

10.283

391

3.038

26,3

92

2007

14.200

408

4.245

34,8

104

2008

14.708

412

4.986

35,7

107

Cuối tháng 6/2009

15.320

414

5.492

37,0

109

Nguồn : [23,114]

Tiềm năng to lớn của du lịch Bình Thuận đã thu hút được ngày càng nhiều nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Từ chỗ chỉ có vài dự án đầu tư vào hoạt động du lịch giai đoạn 1995 – 2000 tập trung chủ yếu ở thành phố Phan Thiết thì hiện nay số dự án tăng lên đáng kể và được phân bổ rộng khắp Tỉnh. Lũy kế từ đầu năm 2005 đến cuối tháng 6 năm 2009, toàn Tỉnh đã chấp thuận đầu tư 414 dự án với tổng diện tích đất được cấp là 5.492 ha và tổng vốn đăng ký đầu tư là 15.320 tỷ đồng. Trong đó có 18 dự án đầu tư nước ngoài với tổng diện tích đất được cấp là 851 ha với tổng vốn đăng ký là 2.162 tỷ đồng, 396 dự án đầu tư trong nước với tổng diện tích đất được cấp là 4.614 ha và tổng vốn đăng ký là 13.158 tỷ đồng. Đặc biệt, một dự án du lịch rất lớn của Tập đoàn Delverton Group Inc (Anh quốc) vừa được khởi động tại Bình Thuận trên đồi cát cạnh bờ biển huyện Bắc Bình. Delverton Việt Nam là dự án du lịch đầu tiên được khởi động trong năm 2009 ở Bình Thuận với tổng vốn đầu tư hơn 260 tỷ đồng. Theo thiết kế, hầu hết các phòng đều trang bị những tiện ích cao cấp và được bố trí tương đối tách biệt nhau. Có khu nghỉ ngơi, giải trí và thể thao nằm biệt lập với các khu khác với nhiều hồ bơi, sân chơi bóng chuyền, sân chơi cầu lông và những môn thể thao trên biển. Trong thời gian đầu tư khoảng 5 năm, dự án Delverton còn hướng đến xây dựng cáp treo, cầu tàu cho du thuyền, sân golf… nhằm đa dạng hóa các dịch vụ phục vụ phát triển du lịch.

Đến cuối tháng 6 năm 2009 có thêm 2 dự án đi vào hoạt động, nâng tổng số dự án hoạt động lên 109 dự án, chiếm 26,32% trong tổng số dự án đã đăng ký. Con số này phản ánh thực trạng số dự án hoạt động chiếm tỷ lệ thấp trong tổng số dự án đã đăng ký. Sự suy thoái kinh tế thế giới trong năm 2008 đến 6 tháng đầu năm 2009 làm cho việc thu hút vốn đầu tư vào mọi lĩnh vực, trong đó có hoạt động du lịch có dấu hiệu giảm sút. Vốn đầu tư trung bình của mỗi dự án nhỏ, có nhiều dự án với vốn đầu tư dưới 10 tỷ đồng, nên ít có khả năng đầu tư vào những hạng mục du lịch với công nghệ hiện đại. Các dự án này chủ yếu là xây dựng khách sạn, các khu nghỉ dưỡng và các khu du lịch sinh thái. Ngoài dự án Delverton, du lịch Bình Thuận đang rất ít những dự án đầu tư là công trình quần thể du lịch nhân tạo với nhiều sản phẩm du lịch đa dạng như công viên nước quy mô lớn, sân khấu nhạc nước, các sân khấu biểu diễn nghệ thuật tiêu chuẩn quốc tế …

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/09/2022