Những Định Hướng Và Giải Pháp Chủ Yếu Nhằm Nâng Cao Vai Trò Của Dịch Vụ Bưu Chính


Các chủ trương, chính sách của trung ương, của ngành bưu chính viễn thông về ứng dụng và phát triển công nghệ thong tin và truyền thông đã được các cấp, các ngành, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tích cực triển khai nên chúng ta đã rất thành công trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào các hoạt động lãnh đạo, điều hành, quản lý và phát triển sản xuất kinh doanh, giải quyết vấn đề tốc độ, chất lượng và giải quyết vấn đề tiết kiệm chi phí, bước đầu thu được những kết quả đáng khích lệ.

Hai là: Địa bàn của tỉnh rộng, dân số đông nên nhu cầu thị trường số lượng tiềm năng là lớn, kinh tế của tỉnh đã có những bước tăng trưởng khá, có chăm lo đầu tư phát triển cả kinh tế, văn hoá xã hội, đặc biệt chăm lo đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, tạo điều liên thuận lợi để bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin trên địa bàn phát triển tốt. Việc sử dụng bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin trong lãnh đạo, quản lý xã hội, quản lý sản xuất kinh doanh đang được các cấp, các ngành, các doanh nghiệp ở tỉnh Hòa Bình quan tâm và có những bước phát triển theo chiều hướng tích cực.

Ba là: Công tác quản lý nhà nước về dịch vụ bưu chính viễn thông ở Hòa Bình có nhiều chuyển biến tích cực. Sau khi có chủ trương thành lập hệ thống quản lý nhà nước chuyên ngành bưu chính viễn thông từ Trung ương đến địa phương, Hòa Bình đã sớm chỉ đạo thành lập Sở Bưu chính viễn thông Hòa Bình (sau đổi thành Sở Thông tin và Truyền thông) và các phòng cấp huyện. Từ khi thành lập đến nay, Sở Thông tin và Truyền thông đã tham mưu tốt cho Bộ Thông tin và Truyền thông và cấp uỷ, chính quyền tỉnh Hòa Bình quản lý tốt các hoạt động về bưu chính viễn thông trên địa bàn. Việc quản lý nhà nước về bưu chính viễn thông của tỉnh đã từng bước đi vào nề nếp. Hòa Bình đã xây dựng được Qui hoạch phát triển tổng thể dịch vụ bưu chính viễn thông đến những năm 2020, đã ban hành tương đối đầy đủ hệ thống các qui định, cơ chế, chính sách, tiến hành xây dựng và thực hiện các


đề án, dự án, tuyên truyền phổ biến pháp luật bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin, tổ chức tập huấn nghiệp vụ, thanh tra, kiểm tra về bưu chính viễn thông góp phần tạo điều kiện pháp lý thuận lợi để các doanh nghiệp bưu chính viễn thông thực hiện có hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ của mình.

2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân

2.4.2.1 Hạn chế

Những năm qua, ngành bưu chính viễn thông Hòa Bình đã thật sự có những bước phát triển nhanh chóng, bên cạnh đó, vẫn còn những hạn chế yếu kém sau đây:

Một là: Điều hành quản lý của tỉnh trên lĩnh vực bưu chính viễn thông còn nhiều vấn đề chưa kịp đáp ứng. Phương thức quản lý còn những bất cập. Công tác chỉ đạo và thực hiện quản lý nhà nước về bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin chưa được sự quan tâm của lãnh đạo các huyện, cụ thể như không có kế hoạch theo sự hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành, thực hiện chế độ báo cáo một cách chiếu lệ, không đầy đủ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Việc phát triển hạ tầng về bưu chính viễn thông ở nhiều địa phương vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và đời sống của nhân dân. Các xã vùng cao, vùng xa được đầu tư lắp đặt các trạm VSAT, vô tuyến điểm - đa điểm, điểm - điểm nhưng chất lượng chưa cao, còn gặp khó khăn khi liên lạc do thời tiết khí hậu. Việc phát triển Internet băng thông rộng ở các huyện miền núi, việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trên địa bàn còn chậm. Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế; chất lượng đào tạo Tin học chưa cao.

Hai là: Qui hoạch đầu tư chưa hợp lý, còn dàn trải, chưa trọng tâm, trọng điểm. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng mạng lưới qui mô còn nhỏ. Hạ tầng dịch vụ bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin còn thiếu về số

Vai trò của dịch vụ Bưu chính, viễn thông đối với phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Hòa Bình - 9


lượng và chưa đồng bộ, hệ thống cơ sở dữ liệu còn phân tán. Đầu tư phát triển hạ tầng viễn thông giữa miền xuôi và miền núi còn chênh lệch lớn, vùng núi cao hạ tầng viễn thông còn rất thấp. Các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh chưa chú trọng phối hợp xây dựng và sử dụng chung cơ sở hạ tầng, dẫn đến đầu tư chồng chéo, lãng phí.

Ba là: Mạng chuyển mạch có bán kính phục vụ rộng, nhiều tổng đài độc lập nên có khó khăn cho việc mở rộng và nâng cấp. Mạng truyền dẫn trải rộng khắp, kinh phí lớn. Một số tuyến cáp quang chưa được ngầm hoá, một số tuyến khác còn sử dụng bằng phương thức Viba ảnh hưởng nhất định tới công tác bảo đảm an toàn mạng lưới, an ninh thiên tai bão lụt xảy ra. Hệ thống cáp ngoại vi với số lượng rất lớn, hầu hết chưa được ngầm hoá còn treo nhờ vào hệ thống cột của điện lực, cột bê tông tự đứng ảnh hưởng lớn đến việc phát triển về số lượng thuê bao, về bảo đảm chất lượng liên lạc và mỹ quan đô thị , nông thôn.ở vùng núi cao chất lượng điện thoại sử dụng công nghệ VSAT, công nghệ điểm - đa điểm chưa tốt.

Bốn là: Tỷ lệ số xã có báo và tạp chí đến trong ngày mới chỉ đạt trên 90%. Mật độ điện thoại so với cả nước còn thấp. Mật độ điện thoại và bình quân điểm phục vụ bưu chính viễn thông không đều, còn chênh lệch giữa vùng thành thị và miền núi. Số người sử dụng dịch vụ ở nông thôn và thành thị giữa đồng bằng và miền núi, thành thị và nông thôn còn có sự chênh lệch lớn.

Năm là: Tiềm lực kinh tế dịch vụ bưu chính viễn thông chưa lớn. Kết quả phát triển chưa xứng với tiềm năng. Năng lực cạnh tranh chưa mạnh, giá dịch vụ còn cao, Dịch vụ bưu chính viễn thông chưa phong phú, đa dạng, toàn diện, chất lượng các loại dịch vụ chưa thường xuyên bảo đảm, chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng của thị trường, của xã hội. Năng suất lao động chưa cao, kinh nghiệm, vốn đầu tư kinh doanh còn thiếu. Công nghệ cũ lạc hậu đang có nguy cơ sẵn sàng bị thay thế...


Các doanh nghiệp kinh doanh bưu chính ở Hòa Bình hiện nay thường thiếu kinh nghiệm và công nghệ cao, chất lượng dịch vụ thấp so với các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý. Vẫn còn bỏ sót thị trường kinh doanh, phục vụ ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đaan tộc ít người. Nhu cầu phục vụ truyền số liệu, Internet ở các huyện miền núi còn hạn chế, chưa tích hợp được các dịch vụ về truyền hình với mạng viễn thông. Chưa quan tâm đầu tư cung cấp dịch vụ ở một số huyện vùng miền núi cao, biên giới ảnh hưởng đến công tác điều hành chỉ đạo của các cơ quan Đảng và Nhà nước và quyền lợi và nhu cầu sử dụng của nhân dân.

Sáu là: Đội ngũ cán bộ làm việc trong lĩnh vực dịch vụ bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin còn thiếu và yếu. Đội ngũ lao động ở các điểm Bưu điện văn hoá xã chủ yếu là lao động địa phương, một số cán bộ kỹ thuật tại các trạm vệ tinh ở miền núi chưa được đào tạo cơ bản nên chất lượng hiệu quả công việc còn hạn chế.

2.4.2.2 Nguyên nhân của hạn chế

Một là: Địa bàn rộng, nhiều miền núi cao, địa hình hiểm trở, hạ tầng giao thông kém, cơ sở hạ tầng kỹ thuật đầu tư xây dựng chưa đồng bộ nên phát triển mạng lưới và mở dịch vụ mới còn gặp nhiều khó khăntạo thế chia cắt lớn giữa các vùng thiếu sự liên kết, gây khó khăn trong triển khai sử dụng mạng lưới bưu chính viễn thông, là gia tăng chi phí đầu tư….

Hai là: Kinh tế của tỉnh tuy có bước tăng trưởng khá nhưng vẫn là tỉnh nghèo, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thấp, sản xuất công nghiệp, dịch vụ du lịch chậm phát triển nên nhu cầu sử dụng dịch vụ bưu chính viễn thông chưa nhiều. Mật độ dân cư ở miền núi thấp, mức sống của người dân rất thấp nên hạn chế đáng kể đến việc đầu tư phát triển hạ tầng ở khu vực này.

Ba là: Đầu tư tài chính cho hoạt động ứng dụng viễn thông và công nghệ thông tin chưa đáp ứng yêu cầu. Từ trước đến nay các chính sách về xây


dựng cơ sở hạ tầng chưa quan tâm gắn kết với qui hoạch phát triển mạng lưới viễn thông nên chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa quy hoạch phát triển đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế với quy hoạch viễn thông. Còn có quan điểm cho rằng đó là trách nhiệm của các doanh nghiệp nên ở những vùng khó khăn, sức thu hút kém, hạ tầng về viễn thông đầu tư chưa đáng kể. Việc ứng dụng dịch vụ bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh chưa được chú trọng, chưa có cơ chế thu hút, khuyến khích việc ứng dụng và phát triển mạnh lĩnh vực dịch vụ bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin, chưa phát huy được ưu thế của dịch vụ bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin.

Bốn là: Trình độ khoa học kỹ thuật của một bộ phận lớn nhân dân còn yếu kém nên đa phần không chưa có khả năng sử dụng dịch vụ bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin có hiệu quả. Công tác đào tạo nguồn nhân lực dịch vụ bưu chính viễn thông công nghệ thông tin chưa được quan tâm đúng mức. Nguồn nhân lực về bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin chưa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn.

Năm là: Công tác quản lý nhà nước về dịch vụ bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin có lúc, có nơi chưa được quan tâm đúng mức. Cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ về bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin ở các phòng Hạ tầng kinh tế kỹ thuật cấp huyện ít (chủ yếu về Giao thông và Xây dựng) phải kiêm nhiệm nhiều việc nên việc tham mưu quản lý nhà nước về bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin, Internet trên địa bàn huyện chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đề ra. Công tác tuyên truyền phổ biến ứng dụng dịch vụ bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin chưa sâu rộng. Nhận thức của lãnh đạo các cấp, các ngành, cơ quan, doanh nghiệp về vị trí, vai trò, tác dụng của ứng dụng và phát triển bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin còn hạn chế.


Chương 3 NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA DỊCH VỤ BƯU CHÍNH

VIỄN THÔNG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở HÒA BÌNH TRONG THỜI GIAN TỚI

3.1 DỰ BÁO VỀ XU HƯỚNG, QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ

3.1.1 Dự báo về xu hướng phát triển

3.1.1.1 Xu hướng phát triển dịch vụ bưu chính

Thứ nhất, dịch vụ bưu chính ở Hòa Bình sẽ tiếp tục được ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các khâu quản lý khai thác và phát triển các dịch vụ mới như chuyển tiền nhanh, EMS, phát hành báo chí, tính cước, tiết kiệm bưu điện, chia chọn tự động, sử dụng hệ thống mã vạch trong khai thác bưu chính. Xu hướng ứng dụng các thiết bị bưu chính hiện đại như: cân điện tử, máy in tem, máy bán bưu thiếp tự động, bán tem tự động, máy chấp nhận bưu phẩm tự động, băng chuyền hàng các loại…giúp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Xu hướng ứng dụng các công nghệ trong quản lý nguồn nhân lực bưu chính, quản lý chất lượng sản phẩm dựa trên các bộ tiêu chuẩn quản lý cũng sẽ được triển khai.

Thứ hai, xu hướng mở cửa thị trường, hội nhập dịch vụ bưu chính trong nước và quốc tế sẽ thúc đẩy phát triển các dịch vụ như chuyển phát nhanh, chuyển tiền, tiết kiệm bưu điện. Các doanh nghiệp bưu chính nước ngoài sẽ có cơ hội thâm nhập vào Việt nam nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng. Tuy nhiên, đó cũng là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp bưu chính Việt Nam do thiếu kinh nghiệm; trình độ công nghệ, năng suất lao động, chất lượng dịch vụ thấp, chi phí cao so với các doanh nghiệp nước ngoài.

Thứ ba, xu hướng phát triển các dịch vụ mới. Công nghệ thông tin tạo điều kiện cho bưu chính khai thác các dịch vụ thương mại điện tử ( mua hàng qua mạng, vận chuyển do bưu chính đảm nhiệm). Với sự ra đời của Tổng


công ty bưu chính trực thuộc Bộ Thông tin và truyền thông thì bưu chính sẽ có điều kiện phát triển các dịch vụ tài chính như; dịch vụ trả lương hưu, chuyển tiền nhanh, dịch vụ nhờ thu phát cho các doanh nghiệp và đặc biệt đóng vai trò tốt trong dịch vụ đại lý viễn thông cho các nhà mạng.

Thứ tư, xu hướng các dịch vụ truyền thống sẽ bị dẫn thay thế bằng các dịch vụ khác. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ các dịch vụ truyền thống của bưu chính sẽ dần không còn nhu cầu sử đụng đối với khách hàng . Dịch vụ thư thường sẽ được thay thế dần bằng thư điện tử hay dịch vụ phát hành báo sẽ thay dần bằng các báo mạng…)

3.1.1.2 Xu hướng phát triển của dịch vụ viễn thông

Thứ nhất, xu hướng sử dụng dịch vụ viễn thông. Điện thoại di động tiếp tục tăng và chiếm ưu thế với khách hàng cá nhân. Dịch vụ thoại cố định truyền thống giảm dần trong khối khách hàng cá nhân, hộ gia đình. Tuy nhiên điện thoại cố định vẫn đáp ứng tốt nhu cầu của các tổ chức, doanh nghiệp do tính ổn định và bảo mật. Dịch vụ Internet tiếp tục phát triển mạnh do sự gia tang mạnh mẽ của các thiết bị đầu cuối Smart phone và công nghệ 3G. Nhu cầu kết nối Internet còn rất lớn nhưng hiện tại mới đáp ứng được 12 - 15% nhu cầu. Các dịch vụ nội dung: Video, Data sẽ tăng mạnh và chiếm nhiều băng thông. Nhu cầu về lưu trữ dữ liệu của các khách hàng rất lớn.

Thứ hai, xu hướng về công nghệ cung cấp dịch vụ viễn thông

Về mạng lưới dịch vụ di động: Thế hệ 3G/4G sẽ phát triển mạnh thay thế dần công nghệ 2G. Wifi Offload hỗ trợ san tải cho di động. Sau năm 2015, LTE/4G sẽ được triển khai mạnh mẽ trên thế giới. Thông tin di động thế hệ thứ 4 sẽ phát triển. Truy nhập không dây sẽ có nhu cầu ngày càng lớn. Công nghệ truy cập không dây băng rộng sẽ phát triển mạnh. Với các công nghệ vô tuyến mới, tốc độ truy nhập có thể lên tới hàng trăm Mbit/s và được triển khai rộng rãi ở một số


nước vào năm 2015. Mạng chuyển mạch điện thoại công cộng và mạng số liệu sẽ phát triển hội tụ về mạng NGN (mạng viễn thông thế hệ sau).

Hội tụ công nghệ viễn thông, phát thanh truyền hình và Internet sẽ trở thành xu thế tất yếu. Các hệ thống truyền hình cáp/số sẽ được huy động tối đa cung cấp dịch vụ truy cập Internet băng rộng. Các công nghệ mới sẽ cho phép cung cấp có hiệu quả các dịch vụ phát thanh, truyền hình và đa phương tiện qua mạng viễn thông và Internet. Ứng dụng công nghệ thông tin vào viễn thông ngày càng rộng rãi. Đặc biệt là trong các dịch vụ gia tăng giá trị, hệ thống chăm sóc khách hàng, hệ thống hỗ trợ vận hành OSS, mạng lưới quản trị viễn thông TMN, hệ thống quản trị mạng lưới NMS và các dịch vụ bảo lưu số điện thoại LNP (giữ số điện thoại khi thay đổi nhà cung cấp dịch vụ).

Về mạng cố định: Xu hướng phát triển sẽ tích hợp giữa mạng điện thoại (PSTN) với mạng truyền số liệu hiện nay trên một nền tảng chung là mạng thế hệ mới (NGN), sử dụng giao thức IP. Truy nhập Internet Băng rộng sẽ là hạ tầng chủ đạo để thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội. Mạng cố định, thiết bị đầu cuối Truy nhập băng rộng cố định (cáp quang, xDSL) đáp ứng tốt hơncho các dịch vụ về hinh ảnh, truyền dữ liệu tốc độ cao; Truy nhập băng rộng di động, dữ liệu chính vẫn là thoại và Internet. Sự kết hợp giữa truy cập quang và di động băng rộng (LTE và Wifi offload) sẽ đáp ứng nhu cầu băng thông về video/multimedia trong tương lai. Thiết bị đầu cuối là một trong những yếu tố quyết định tới khả năng sử dụng dịch vụ. Tỉ lệ hộ gia đình có máy tính (2012) mới là 15%. Tuy số hộ gia đình có máy thu hình gần 90% nhưng đa số là máy thu hình analog. Cần có những chính sách hạ giá thành đầu cuối, đẩy mạnh công nghệ truyền thông số đến người dân.

Về Dịch vụ Internet. Công nghệ mạng Internet tập trung vào các ứng dụng công nghệ IPv6 (giao thức Internet phiên bản 6 kích thước địa chỉ 128bit so với 32bit của IPv4 hiện nay, gấp 296 lần) và IP/MPLS (chuyển mạch nhãn

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 03/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí