Cơ Quan Thanh Tra Hành Chính – Phương Thức Bảo Đảm Pháp Chế, Kỷ Luật; Bảo Vệ Quyền Và Lợi Ích Hợp Pháp Của Cá Nhân, Cơ Quan, Tổ Chức


Trong đó, khiếu nại hành chính là việc công dân, cơ quan, tổ chức yêu cầu cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức có thẩm quyền xem xét lại các quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức phát sinh trong quản lý hành chính, mà người khiếu nại cho rằng quyết định hành chính hay hành vi hành chính đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Còn khiếu nại tư pháp là việc công dân yêu cầu cơ quan tư pháp (Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra, Cơ quan thi hành án), cán bộ, công chức ngành tư pháp có thẩm quyền xem xét lại những quyết định của cơ quan tư pháp hoặc hành vi công vụ của thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên, chấp hành viên tiến hành các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trong các lĩnh vực hình sự, kinh tế, lao động, hành chính theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự, dân sự, kinh tế, lao động, hành chính.

Trong Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 ( đã được sửa đổi, bổ sung năm 2004 và 2005) các quy định về khiếu nại thực chất là khiếu nại hành chính. Khiếu nại hành chính không phải chỉ phát sinh trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước, mà còn có thể phát sinh trong các cơ quan nhà nước khác như trong quản lí nội bộ của Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ Tịch nước, Văn phòng Hội đồng nhân dân các cấp, công tác quản lí nội bộ ngành Toà án, Viện kiểm sát các cấp. Khiếu nại hành chính có thể xảy ra ở bất cứ cơ quan Nhà nước nào có ban hành quyết định hành chính, thực hiện hành vi hành chính. Song thông thường các quyết định hành chính, các hành vi hành chính được thực hiện phần lớn ở các cơ quan hành chính Nhà nước, do đó không nên cho rằng khiếu nại hành chính chỉ xảy ra ở các cơ quan hành chính Nhà nước. Chẳng hạn một công chức công tác trong ngành Toà án bị kỷ luật, người đó khiếu nại lại quyết định kỷ luật đó thì đó là khiếu nại hành chính, nhưng không phải xảy ra ở cơ quan hành chính Nhà nước. Như vậy,


khiếu nại hành chính, xét về bản chất là loại khiếu nại phát sinh trong lĩnh vực quản lí hành chính nhà nước ở tất cả các cơ quan nhà nước nói chung và đặc biệt xảy ra phổ biến ở các cơ quan hành chính nhà nước nói riêng.

Nhưng đối tượng của hoạt động thanh tra hành chính để giải quyết khiếu nại theo như Điều 11 Luật khiếu nại tố cáo 1998 đã sửa đổi bổ sung năm 2004 và 2005 ” Thanh tra nhà nước các cấp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình thanh tra việc chấp hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hành chính nhà nước; xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật”. Như vậy chúng ta sẽ chỉ đề cập loại hình khiếu nại thứ nhất là khiếu nại hành chính.

Trong cuốn Tìm hiểu về pháp luật khiếu nại, tố cáo do tác giả Phạm Hồng Thái chủ biên đã nêu ra định nghĩa: “khiếu nại là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại mọi quyết định, hành vi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi của họ trái pháp luật, không hợp lý, xâm phạm đến quyền, tự do lợi ích hợp pháp của mình”[41] . Với cách hiểu bao quát như vậy có thể nhận diện về tính đa dạng và phổ biến của khiếu nại. Khiếu nại được đề cập trong cả tổ chức không thuộc phạm vi của bộ máy nhà nước. Tất nhiên trong phạm vi nghiên cứu của luận văn chủ yếu chỉ đề cập đến khiếu nại trong phạm vi hoạt động của các cơ quan Nhà nước - đối tượng của cơ quan thanh tra hành chính Nhà nước .

Qua sự phân tích ở trên cho thấy, khiếu nại là một phản ứng tất yếu khi quyền, tự do lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức bị xâm hại. Vì vậy, việc ghi nhận khiếu nại trở thành một quyền của cá nhân, cơ quan, tổ chức là một điều cần thiết.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Điều 74 Hiến pháp Việt Nam năm 1992 (sửa đổi bổ sung 2001 ) quy định: "Công dân có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào...". Như vậy khiếu nại là một quyền Hiến định của công dân, là một trong những hình thức để công dân thực hiện quyền dân chủ trực tiếp, phản ảnh ý chí, nguyện vọng của mình tới cơ quan nhà nước để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, đấu tranh chống các biểu hiện vi phạm pháp luật góp phần dân chủ, lành mạnh hoá các hoạt động của cơ quan công quyền.

Khi có hành vi khiếu nại hành chính của cá nhân, cơ quan, tổ chức thì tất yếu sẽ dẫn đến hoạt động giải quyết khiếu nại của cơ quan Nhà nước, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. Thông qua việc giải quyết khiếu nại một mặt bảo đảm quyền dân chủ của công dân, mặt khác còn đề cao ý thức, trách nhiệm của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức trước nhân dân.

Vai trò của cơ quan thanh tra hành chính trong giải quyết khiếu nại ở Việt Nam hiện nay - 3

Điều 2 Luật khiếu nại, tố cáo 1998 (đã sửa đổi bổ sung năm 2004 và 2005 ) quy định: " giải quyết khiếu nại là việc xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết của người giải quyết khiếu nại”. Như vậy việc giải quyết khiếu nại là cả một quá trình xem xét, đánh giá sự việc từ đó đưa ra những quyết định nhân danh quyền lực Nhà nước. Tuy nhiên khiếu nại theo Luật khiếu nại, tố cáo hiện hành chính là khiếu nại các quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính Nhà nước và những người có thẩm quyền nên việc giải quyết khiếu nại cũng chỉ trong phạm vi đó.

Cũng trong Điều 2 tại khoản 8 Luật khiếu nại, tố cáo 1998 (đã sửa đổi bổ sung năm 2004 và 2005 ) quy định "Người giải quyết khiếu nại: là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại”.

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính về nguyên tắc được xem xét, giải quyết qua hai cấp. Cấp giải


quyết khiếu nại lần đầu là Thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại. Sở dĩ pháp luật quy định thẩm quyền này là tạo điều kiện và cơ hội để người khiếu nại và người bị khiếu nại thương lượng, hoà giải. Thực chất là quá trình tự xem lại của người bị khiếu nại để có thể sửa chữa những sai lầm khi khiếu nại là đúng hoặc là cơ hội để người bị khiếu nại giải thích, trả lời cho người khiếu nại biết nếu khiếu nại của họ là không có căn cứ. Nếu những mục đích trên đạt được thì khiếu nại được giải quyết dứt điểm ngay từ đầu, tranh chấp được giải quyết triệt để, không phát sinh khiếu nại tiếp. Nếu không đồng ý với cách giải quyết thì người khiếu nại có quyền khởi kiện ra Toà hành chính hoặc tiếp tục khiếu nại lên Thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước cấp trên trực tiếp của người đã giải quyết khiếu nại lần đầu. Quy định này phù hợp với cách thức tổ chức của nền hành chính là theo thứ bậc, hoạt động liên tục, thông suốt để quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội. Hơn nữa, quy định như vậy để tăng cường trách nhiệm kiểm tra, giám sát của cấp trên đối với cấp dưới trong quá trình quản lý hành chính nhà nước. Luật Khiếu nại, tố cáo sửa đổi bổ sung năm 2005 đã bỏ thuật ngữ “quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng” của cơ quan hành chính. Nếu đồng ý với cách giải quyết của cấp giải quyết khiếu nại lần hai thì mọi tranh chấp kết thúc. Nhưng nếu vẫn không đồng ý thì người khiếu nại có quyền khởi kiện tại Toà Hành chính. Như vậy có thể xem khiếu nại được giải quyết cuối cùng là tại Toà Hành chính chứ không phải ở hệ thống cơ quan hành chính, đảm bảo sự công bằng khi phân xử quyền lợi giữa các bên.

Trong cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính hiện nay cơ quan thanh tra hành chính các cấp có trách nhiệm xem xét, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại đối với những vụ việc thuộc thẩm quyền của thủ trưởng cùng cấp đồng thời thực hiện chức năng quản lí nhà nước về khiếu nại . Như vậy cơ quan thanh tra hành chính thực hiện đúng chức năng là cơ quan tham mưu


cho thủ trưởng cơ quan hành chính cùng cấp. Chỉ có Tổng Thanh tra Chính phủ theo Luật khiếu nại, tố cáo (sửa đổi bổ sung năm2004 và 2005) được trao thẩm quyền giải quyết khiếu nại mà Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại.

Như vậy giải quyết khiếu nại được hiểu là qúa trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét đánh giá đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật có đúng pháp luật hay không từ đó đưa ra giải pháp xử lý phù hợp. Hoạt động giải quyết khiếu nại bằng con đường hành chính được tiến hành theo một trình tự, thủ tục nhất định. Thủ tục giải quyết khiếu nại là một loại thủ tục hành chính được các quy phạm thủ tục hành chính điều chỉnh, bao gồm các giai đoạn: từ thụ lý vụ việc; thẩm tra, xác minh, thu thập các chứng cứ; lập hồ sơ giải quyết khiếu nại; ra quyết định giải quyết khiếu nại và thi hành quyết định giải quyết khiếu nại. Trong giải quyết khiếu nại, các chủ thể tham gia quan hệ này (bao gồm các cá nhân, cơ quan, tổ chức khiếu nại và các cơ quan hành chính nhà nước, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại) phải nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết khiếu nại. Mọi vi phạm các quy định về thủ tục có thể dẫn đến những vi phạm, sự không đúng đắn, minh bạch trong giải quyết khiếu nại.

1.1.3 Cơ quan thanh tra hành chính – phương thức bảo đảm pháp chế, kỷ luật; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức

Thuật ngữ “vai trò” theo Đại từ điển tiếng Việt có nghĩa là “chức năng, tác dụng của cái gì hoặc của ai trong sự vận động, phát triển của nhóm tập thể nói chung” [ 21, tr1788]. Hoặc theo Từ điển tiếng Việt của Nhà xuất bản Văn hóa thông tin thì “ vai trò có hai nghĩa: nghĩa thứ nhất là cách hành động, ăn ở cư xử trong cuộc sống bình thường hay trong một hoàn cảnh nào đó của một người. Nghĩa thứ hai là nói về mặt tác dụng, ảnh hưởng của một phần việc, một hành động của một người, cơ quan, tổ chức… [ 25 , tr 901]


Như vậy khi tìm hiểu về vai trò của cơ quan thanh tra hành chính trong việc giải quyết khiếu nại tại Việt Nam hiện nay, tức là chúng ta tiếp cận dưới góc độ nghiên cứu, bình luận đánh giá về ảnh hưởng, tác dụng của cơ quan thanh tra hành chính các cấp thông qua hoạt động giải quyết khiếu nại. Tất nhiên công việc giải quyết khiếu nại thông qua một cơ chế với nhiều cơ quan, tổ chức khác nhau tham gia. Trong đó trực tiếp tiến hành giải quyết, theo quy định của Luật khiếu nại và tố cáo hiện hành là các cơ quan hành chính Nhà nước và Toà hành chính. Ngoài ra một hệ thống cơ quan tổ chức tiến hành hoạt động giám sát đảm bảo quyền khiếu nại của người dân như Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận tổ quốc các cấp…Theo quy định của luật, cơ quan thanh tra hành chính các cấp không trực tiếp giải quyết khiếu nại ( ngoại trừ Tổng Thanh tra Chính phủ giải quyết khiếu nại đối với quyết định giải quyết lần đầu của Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ nhưng còn khiếu nại ) mà chỉ đóng vai trò là cơ quan tham mưu, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại cho thủ trưởng cơ quan hành chính cùng cấp. Nhưng trong hoạt động quản lý Nhà nước, thủ trưởng cơ quan hành chính nắm rất nhiều đầu mối công việc và phải chịu trách nhiệm trực tiếp về lĩnh vực của mình. Vì thế để đảm bảo giải quyết hiệu quả công việc phải có bộ phận tham mưu giúp việc đắc lực. Có lẽ trong lĩnh vực giải quyết khiếu nại hành chính không cơ quan, tổ chức nào có chuyên môn và am hiểu hơn cơ quan thanh tra hành chính. Một phần vì lí do truyền thống từ khi Nhà nước quy định khiếu nại là quyền của công dân thì cơ quan thanh tra hành chính đã là cơ quan trực tiếp tiến hành giải quyết. Đồng thời với hệ thống tổ chức từ Trung ương đến địa phương và đội ngũ cán bộ có trình độ và kinh nghiệm trong lĩnh vực giải quyết khiếu nại đã giúp cơ quan thanh tra hành chính tiếp tục củng cố và phát huy vai trò của mình. Chính vì lẽ đó đến qua rất nhiều lần sửa đổi bổ sung Luật khiếu nại, tố cáo, tuy chức năng quyền hạn của cơ quan thanh tra hành


chính trong lĩnh vực giải quyết khiếu nại đã bị thu hẹp đi rất nhiều nhưng trong ý thức của rất nhiều người dân khi nói đến đi khiếu nại là nghĩ ngay đến Thanh tra để khiếu kiện. Vậy cơ quan thanh tra hành chính là mắt xích như thế nào trong cỗ máy mà Nhà nước vận hành để thực hiện công việc giải quyết khiếu nại?

Hiến pháp Việt Nam năm 1992 (đã sửa đổi, bổ sung năm 2001) khẳng định: khiếu nại là quyền cơ bản của công dân. Để bảo đảm quyền này của công dân, Quốc hội đã ban hành Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998 (sửa đổi, bổ sung năm 2004, 2005) và Chính phủ đã ban hành hàng loạt những văn bản pháp luật để cụ thể hoá. Quyền khiếu nại là một hình thức dân chủ trực tiếp liên quan tới việc thực hiện các quyền cơ bản khác của công dân. Mục đích của khiếu nại là bảo vệ và khôi phục lại những quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại bởi quyết định hành chính hay hành vi hành chính của cơ quan hoặc người có thẩm quyền. Việc này người khiếu nại không thể tự làm bởi họ không được sử dụng quyền lực Nhà nước trong lĩnh vực giải quyết khiếu nại cho nên họ phải đề nghị cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiến hành theo thủ tục pháp luật quy định. Do vậy có thể kết luận rằng khiếu nại là phương tiện bảo vệ và khôi phục các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức từ đó góp phần bảo đảm được pháp chế và kỷ luật trong quản lý Nhà nước .

Chính vì vậy, khi cơ quan thanh tra hành chính tham gia hoạt động giải quyết khiếu nại đã thể hiện vai trò to lớn của mình là một phương thức bảo đảm pháp chế, kỷ luật và quyền lợi ích hợp pháp của công dân.Trên cơ sở nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về công tác thanh tra, có thể thấy rõ vai trò cơ bản của cơ quan thanh tra hành chính trong giải quyết khiếu nại thể hiện ở một số điểm sau:


Thứ nhất: Cơ quan thanh tra hành chính – phương thức bảo đảm pháp chế, kỷ luật trong quản lý nhà nước thông qua giải quyết khiếu nại

Nguyên tắc pháp chế là một trong những nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước ta. Điều 12 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi bổ sung năm 2001) khẳng định: “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”. Nguyên tắc pháp chế đòi hỏi các quy định của pháp luật phải được mọi cơ quan, tổ chức và cá nhân tuân thủ một cách tuyệt đối, vô điều kiện. Mọi hành vi vi phạm pháp luật dù là từ phía cơ quan quản lý Nhà nước hay từ phía đối tượng của quản lý Nhà nước đều phải bị phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Để giữ gìn kỷ luật, tăng cường pháp chế trong hoạt động quản lý Nhà nước, theo TS. Phạm Hồng Thái và TS. Đinh Văn Mậu, hoạt động bảo đảm pháp chế không những phải trở thành một chức năng quan trọng của mọi cơ quan quản lý, mà trong bộ máy Nhà nước và nhất là trong bộ máy quản lý cần phải “ có những cơ quan, tổ chức chuyên nghiệp thực hiện chức năng này’ [41, tr35].

Là một thiết chế trong bộ máy Nhà nước, nằm trong hệ thống của các cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan thanh tra hành chính các cấp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình ”thanh tra việc chấp hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hành chính nhà nước; xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật” - Điều 1 1 Luật khiếu nại, tố cáo 1998 ( sửa đổi bổ sung năm 2004 và 2005 ). Do hệ thống cơ quan thanh tra hành chính các cấp gắn liền với hệ thống cơ quan hành chính nhà nước- là hệ thống cơ quan trực tiếp tổ chức thực hiện đường lối, chính sách, pháp luật trên phạm vi toàn quốc và trên mọi lĩnh vực đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 19/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí