14
1.5.1.3. Quy trình nghiên cứu
Các phương pháp định tính và định lượng nói trên được áp dụng để xây dựng mô hình thực nghiệm về DTNHTU của Việt Nam theo ba phương pháp chính, thực hiện các mô hình này, lựa chọn phương pháp phù hợp cho Việt Nam và gợi ý chính sách từ kết quả thực nghiệm của phương pháp được lựa chọn. Toàn bộ quá trình này được tóm tắt trong quy trình nghiên cứu sau đây.
ƯỚC LƯỢNG MỨC DỰ TRỮ NGOẠI HỐI TỐI ƯU CỦA VIỆT NAM
Các nghiên cứu liên quan trước đây và cơ sở lý thuyết về ước lượng dự trữ ngoại hối tối ưu
Có thể bạn quan tâm!
- Ước lượng mức dự trữ ngoại hối tối ưu của Việt Nam - 2
- Dtnh Thế Giới Giai Đoạn 2000 - 2017
- Sự Cần Thiết Nghiên Cứu Dự Trữ Ngoại Hối Tối Ưu Ở Việt Nam
- Dtnh Các Nước Đã Và Đang Phát Triển Giai Đoạn 2000 - 2017
- Sự Cần Thiết Phải Xác Định Mức Dự Trữ Ngoại Hối Tối Ưu
- Kết Hợp Nợ Nước Ngoài Ngắn Hạn Và Thâm Hụt Tài Khoản Vãng Lai
Xem toàn bộ 313 trang tài liệu này.
Phương pháp đo lường theo kinh nghiệm
Phương pháp dựa theo các yếu tố ảnh hưởng đến DTNH
Phương pháp dựa theo chi phí – lợi ích của DTNH
Bối cảnh thực tiễn và dữ liệu kinh tế Việt Nam
Thực nghiệm ba phương pháp truyền thống và phương pháp ARA EM
Đề xuất hàm nhu cầu DTNH với các biến độc lập là các yếu tố ảnh hưởng đến DTNH
Đề xuất mô hình nghiên cứu dựa theo mô hình của Ben- Bassat và Gottlieb (1992)
Sử dụng dữ liệu theo năm cùng với các tiêu chuẩn tối ưu theo kinh nghiệm
Sử dụng dữ liệu theo quý cùng với các phương pháp ARCH, kiểm định ADF, hồi quy OLS
Sử dụng dữ liệu theo quý với các phương pháp Lọc HP, ARCH, ADF, hồi quy ARDL
Ước lượng mức DTNHTU của Việt Nam và so sánh với DTNHTT
Thảo luận kết quả nghiên cứu
Lựa chọn phương pháp phù hợp cho Việt Nam
Gợi ý chính sách cho Việt Nam dựa trên phương pháp được lựa chọn
Hình 1.1. Quy trình nghiên cứu của luận án
Nguồn: Tác giả tổng hợp
15
1.5.2. Dữ liệu nghiên cứu
Để ước lượng mức DTNHTU của Việt Nam theo ba phương pháp, dữ liệu được lấy theo năm và quý trong giai đoạn 2005 – 2017 cho 11 loại dữ liệu gồm DTNH, doanh số nhập khẩu, doanh số xuất khẩu, vốn đầu tư gián tiếp, nợ nước ngoài ngắn hạn, cung tiền rộng M2, GDP theo giá hiện hành, tỷ giá VND/USD, thâm hụt ngân sách nhà nước, lãi suất cho vay VND, lãi suất LIBOR USD kỳ hạn 3 tháng. Các loại dữ liệu này được thu thập từ các nguồn uy tín như IFS, Bloomberg, ADB, Worldbank, CEIC Data, ICE, Tổng cục Thống kê, NHNN, Bộ Tài chính.
Trong đó, dữ liệu được thu thập theo năm được sử dụng để ước lượng mức DTNHTU cho phương pháp đo lường theo kinh nghiệm. Còn đối với hai phương pháp dựa theo các yếu tố ảnh hưởng đến DTNH và dựa theo chi phí – lợi ích của DTNH, dữ liệu được thu thập theo quý với mục đích thêm nhiều quan sát nhằm gia tăng tính chính xác của mô hình.
1.6. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
1.6.1. Đóng góp về mặt học thuật
Thứ nhất, mức DTNHTU của quốc gia là một lĩnh vực chưa được quan tâm và có rất ít nghiên cứu tại Việt Nam. Trên cơ sở tổng hợp nền tảng lý thuyết về vấn đề này từ các nghiên cứu trên thế giới, luận án đã trình bày rõ ràng lý thuyết về ba phương pháp chính yếu ước lượng mức DTNHTU bao gồm phương pháp đo lường theo kinh nghiệm, phương pháp dựa theo các yếu tố ảnh hưởng đến DTNH và phương pháp dựa theo chi phí – lợi ích của DTNH mà các nghiên cứu trước đây tại Việt Nam chưa hệ thống được. Như vậy, luận án góp phần làm phong phú thêm lý thuyết về DTNHTU cho nền tảng học thuật trong lĩnh vực kinh tế của Việt Nam.
Thứ hai, phương pháp ARA EM do IMF đề xuất thuộc phương pháp đo lường theo kinh nghiệm và phương pháp của Ben-Bassat và Gottlieb (1992) dựa vào cách tiếp cận chi phí – lợi ích của DTNH là những phương pháp ước lượng mức DTNHTU mà tác giả vẫn chưa tìm thấy nghiên cứu và thực nghiệm tại Việt Nam. Bằng cách tiến hành nghiên cứu cho Việt Nam, luận án đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam đối với hai phương pháp này cho nền tảng học thuật thế giới về mức DTNHTU.
16
1.6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
Thứ nhất, phương pháp ARA EM thuộc phương pháp đo lường theo kinh nghiệm do IMF nghiên cứu và đề xuất được dựa trên dữ liệu của các nước đang phát triển và mới nổi. Phương pháp của Ben-Bassat và Gottlieb (1992) theo cách tiếp cận chi phí – lợi ích của DTNH dựa trên đặc thù rủi ro vỡ nợ của các quốc gia đang phát triển và mới nổi để hình thành mô hình. Vì vậy, hai phương pháp mới này rất phù hợp để tiến hành thực nghiệm cho Việt Nam. Ngoài ra, phương pháp xây dựng hàm nhu cầu DTNH dựa theo các yếu tố ảnh hưởng đến DTNH để ước lượng mức DTNHTU thể hiện được sự gắn kết với bối cảnh đặc thù của quốc gia trong từng giai đoạn nên cũng phù hợp để thực nghiệm cho Việt Nam. Thông qua những thực nghiệm này, luận án muốn cung cấp thêm một số phương pháp ước lượng mức DTNHTU cho Việt Nam, góp phần giúp Việt Nam có nhiều cơ sở để lựa chọn cách thức xác định mức DTNHTU của quốc gia.
Thứ hai, với kết quả thực nghiệm ước lượng mức DTNHTU theo ba phương pháp và so sánh với DTNHTT, cả ba phương pháp đều đi đến một kết luận chung rằng Việt Nam cần tiếp tục gia tăng DTNH trong thời gian tới nhưng cần thực hiện có kế hoạch và không cần thiết đẩy mạnh tốc độ tích lũy DTNH. Dựa trên kết luận này và kết quả thực nghiệm của phương pháp dựa theo chi phí - lợi ích của dự trữ ngoại hối là phương pháp được lựa chọn áp dụng cho Việt Nam ở thời điểm hiện tại, luận án đưa ra các gợi ý thích hợp cho cơ quan quản lý nhà nước để có thể ước lượng trước mức DTNHTU cho năm kế hoạch cũng như thực hiện đồng thời kiểm soát mức DTNHTU và gia tăng DTNHTT trong thời gian tới, nhằm đảm bảo Việt Nam có thể sử dụng hiệu quả nhất nguồn vốn quốc gia.
1.7. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN Luận án gồm 5 chương như sau: Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu
Chương này giới thiệu tổng quát về nghiên cứu bao gồm nêu lên cơ sở cho việc lựa chọn đề tài nghiên cứu trong đó có đề cập khe hở nghiên cứu, trình bày mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp và dữ liệu nghiên cứu, đóng góp mới và bố cục của luận án hay đề tài nghiên cứu.
17
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về ước lượng mức DTNHTU
Chương này tập trung nêu lên cơ sở lý thuyết về DTNH, mức DTNHTU, mô tả ba phương pháp chính ước lượng mức DTNHTU bao gồm phương pháp đo lường theo kinh nghiệm, phương pháp dựa theo các yếu tố ảnh hưởng đến DTNH, phương pháp dựa theo chi phí – lợi ích của DTNH cũng như phân tích các nghiên cứu thực nghiệm trước đây liên quan đến các phương pháp này và rút ra các nhận xét nhằm giúp xây dựng các mô hình thực nghiệm cho Việt Nam trong chương 3.
Chương 3: Xây dựng mô hình ước lượng mức DTNHTU của Việt Nam
Chương này xây dựng mô hình ước lượng mức DTNHTU của Việt Nam theo ba phương pháp chính. cụ thể là lựa chọn các phương pháp đo lường phù hợp với Việt Nam trong các loại phương pháp đo lường theo kinh nghiệm cũng như thiết kế mô hình thực nghiệm phù hợp cho Việt Nam đối với hai phương pháp dựa theo các yếu tố ảnh hưởng đến DTNH và dựa theo chi phí – lợi ích của DTNH.
Chương 4: Kết quả ước lượng mức DTNHTU của Việt Nam
Chương này đi vào phân tích thực trạng DTNH của Việt Nam về mặt quy mô và cơ cấu dự trữ. Chương này cũng thực nghiệm các cách thức đo lường theo kinh nghiệm phù hợp cho Việt Nam đồng thời trình bày việc thực hiện và kết quả hai mô hình thực nghiệm cho Việt Nam của hai phương pháp dựa theo các yếu tố ảnh hưởng đến DTNH và dựa theo chi phí – lợi ích của DTNH. Sau đó, các phân tích và thảo luận kết quả thực nghiệm cũng được nêu ra trên cơ sở so sánh các mức DTNHTU tìm được và mức DTNHTT của Việt Nam theo từng phương pháp.
Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách cho Việt Nam
Đầu tiên, chương này nêu lên các kết luận ngắn gọn về kết quả nghiên cứu chính. Tiếp theo, dựa trên cách thức xây dựng mô hình và kết quả nghiên cứu cũng như bối cảnh thực tiễn của Việt Nam, ba phương pháp chính ước lượng mức DTNHTU được so sánh nhằm lựa chọn phương pháp phù hợp nhất cho Việt Nam. Đồng thời, dựa vào kết quả nghiên cứu của phương pháp được lựa chọn, chương này đưa ra những gợi ý chính sách thích hợp cho Việt Nam. Cuối cùng, các hạn chế khi thực hiện nghiên cứu và hướng nghiên cứu mở rộng cũng được nêu rõ.
18
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương này, tác giả đã giới thiệu khái quát về nghiên cứu của luận án để người đọc có thể bước đầu hình dung về nghiên cứu. Đầu tiên, chương 1 nêu lên sự cần thiết nghiên cứu về mức DTNHTU thông qua bối cảnh hiện hành của thế giới và Việt Nam đều không ngừng gia tăng DTNH. Tuy nhiên, DTNH tạo nên chi phí nắm giữ còn gọi là chi phí cơ hội. Do đó, nắm giữ quá nhiều ngoại hối không phải thật sự tốt mà chỉ cần DTNH vừa đủ hay tối ưu. Tiếp theo, sơ lược quá trình nghiên cứu về DTNHTU được trình bày để thông qua đó, các khe hở nghiên cứu được đưa ra dựa trên vấn đề nghiên cứu về DTNHTU tại Việt Nam còn quá ít. Tiếp theo, sự cần thiết thực hiện đề tài nghiên cứu DTNHTU cho Việt Nam cũng được trình bày. Chương này cũng nêu lên mục tiêu nghiên cứu của luận án là lựa chọn phương pháp ước lượng mức DTNHTU phù hợp cho Việt Nam, từ đó đưa ra các gợi ý chính sách cho cơ quan quản lý nhà nước từ kết quả thực nghiệm của phương pháp được lựa chọn. Đồng thời, chương 1 cũng nói rõ đối tượng nghiên cứu là DTNH và mức DTNHTU cùng với phạm vi nghiên cứu là Việt Nam trong giai đoạn 2005 – 2017. Thêm vào đó, chương 1 cũng trình bày phương pháp nghiên cứu bao gồm các phương pháp định tính như liệt kê, mô tả, phân tích, so sánh, tổng hợp để làm rõ cơ sở lý thuyết về DTNHTU và xây dựng mô hình thực nghiệm, các phương pháp định lượng như phương pháp ARCH, Lọc HP, ADF, OLS, ARDL để tiến hành các mô hình thực nghiệm. Về dữ liệu nghiên cứu, chương 1 cũng nêu rõ có 11 loại dữ liệu lấy theo năm và quý từ các nguồn uy tín như IFS, World Bank, ADB, Bloomberg… và cách thức xử lý dữ liệu. Song song đó, chương 1 nêu rõ các đóng góp mới của luận án ở cà hai khía cạnh học thuật và thực tiễn. Về mặt học thuật, luận án đóng góp cũng như làm phong phú thêm cơ sở lý thuyết về DTNHTU và ba phương pháp ước lượng mức DTNHTU cho học thuật Việt Nam đồng thời cung cấp cho học thuật thế giới bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam của hai phương pháp mới là ARA EM và mô hinh của Ben-Bassat và Gottlieb (1992). Về mặt thực tiễn, luận án góp phần giúp Việt Nam có thêm cơ sở lựa chọn cách xác định mức DTNHTU cũng như thông qua sự so sánh DTNHTU và DTNHTT, luận án đề xuất gợi ý chính sách phù hợp cho cơ quan quản lý nhà nước. Cuối cùng, chương 1 nêu lên bố cục luận án là gồm 5 chương và nội dung khái quát của từng chương.
19
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ƯỚC LƯỢNG MỨC DỰ TRỮ NGOẠI HỐI TỐI ƯU
Trong chương này, tác giả trình bày cơ sở lý thuyết về DTNH, mức DTNHTU và ba phương pháp chính ước lượng mức DTNHTU. Đồng thời, chương này cũng khảo lược các nghiên cứu thực nghiệm trước đây về đo lường mức DTNHTU theo ba phương pháp và rút ra các nhận xét để làm cơ sở xây dựng các mô hình nghiên cứu thực nghiệm.
2.1. DỰ TRỮ NGOẠI HỐI
2.1.1. Khái niệm ngoại hối
Ngoại hối bao gồm các phương tiện thanh toán được sử dụng trong thanh toán quốc tế. Như vậy, đối với một quốc gia, ngoại hối là những phương tiện thanh toán quốc tế chính thức bao gồm bốn loại chính là ngoại tệ (gồm cả SDR – Quyền rút vốn đặc biệt) dưới các hình thức tiền mặt, tiền trên tài khoản và các phương tiện khác được xem như tiền chẳng hạn séc du lịch, thẻ thanh toán… ; các loại giấy tờ có giá ghi bằng ngoại tệ như kỳ phiếu, trái phiếu, cổ phiếu… ; vàng tiêu chuẩn quốc tế ; đồng tiền quốc gia sử dụng trong thanh toán quốc tế (Nguyễn Văn Tiến, 2010).
Tại Việt Nam, theo Khoản 1, Điều 4 của Pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PL- UBTVQH11 ngày 13/12/2005, ngoại hối được thể hiện chi tiết hơn so với định nghĩa chung nói trên. Cụ thể, ngoại hối bao gồm:
“a) Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (sau đây gọi là ngoại tệ);
b) Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ, gồm séc, thẻ thanh toán, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ và các phương tiện thanh toán khác;
c) Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác;
d) Vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú; vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang vào và mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam;
20
đ) Đồng tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trong thanh toán quốc tế.”
Nói ngắn gọn, ngoại hối là các phương tiện thanh toán quốc tế bao gồm ngoại tệ, các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, vàng tiêu chuẩn quốc tế và nội tệ được sử dụng trong thanh toán quốc tế. Vì đây là phương tiện thanh toán quốc tế nên mỗi quốc gia đều DTNH và tạo lập quỹ DTNH nhằm phục vụ các hoạt động cần kíp của quốc gia có liên quan đến ngoại tệ và thanh toán ngoài quốc gia. Đối với Việt Nam, theo Pháp lệnh số 06/2013/UBTVQH13 ngày 18/03/2013 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ngoại hối, NHNN sẽ quản lý quỹ DTNH nhà nước nhằm thực hiện chính sách tiền tệ, bảo đảm khả năng thanh toán quốc tế và bảo toàn DTNH.
2.1.2. Khái niệm dự trữ ngoại hối
Theo IMF (2009), DTNH (reserves) của một quốc gia là những tài sản nước ngoài đang sẵn có và được kiểm soát bởi cơ quan quản lý tiền tệ của quốc gia nhằm các mục đích: đáp ứng nhu cầu tài trợ và cân bằng cán cân thanh toán, can thiệp trên thị trường ngoại hối để tác động đến tỷ giá và những mục đích liên quan khác (chẳng hạn như duy trì sự tin tưởng vào nội tệ và nền kinh tế quốc gia, làm căn cứ để vay nợ nước ngoài thuận lợi hơn). Từ khái niệm này, dễ dàng nhận thấy IMF nhấn mạnh đến bốn đặc điểm nổi bật của DTNH: tài sản có nước ngoài, phải thật sự tồn tại và sẵn có cho việc sử dụng (tài sản tiềm năng bị loại trừ), được kiểm soát bởi cơ quan quản lý tiền tệ quốc gia, được sử dụng cho mục đích điều hành tiền tệ của cơ quan quản lý tiền tệ quốc gia. IMF (2009) cũng khằng định các thành phần của DTNH quốc gia bao gồm vàng, SDR được nắm giữ, vị thế dự trữ tại IMF (ngoại tệ kể cả SDR có thể rút ngay tại IMF và các khoản cho vay đối với IMF), ngoại tệ (tiền mặt và tiền gởi), các loại chứng khoán (chứng khoán nợ và chứng khoán vốn), các công cụ tài chính phái sinh, các tài sản có khác (các khoản nợ và công cụ tài chính khác). Nhìn chung, các thành phần của DTNH theo IMF cũng là các thành phần của ngoại hối theo khái niệm ngoại hối ở trên, chỉ khác ở cách thể hiện tên gọi mà thôi.
Trong khi đó, theo Nghị định 50/2014/NĐ-CP ngày 20/05/2014 về quản lý DTNH
nhà nước, Việt Nam đưa ra khái niệm DTNH nhà nước và định nghĩa như sau:
21
“Dự trữ ngoại hối nhà nước là tài sản bằng ngoại hối được thể hiện trong bảng cân
đối tiền tệ của NHNN bao gồm:
a) Dự trữ ngoại hối nhà nước chính thức (sau đây gọi là dự trữ ngoại hối chính thức) là phần tài sản bằng ngoại hối thuộc sở hữu Nhà nước được Chính phủ giao cho NHNN trực tiếp quản lý;
b) Tiền gởi ngoại tệ và vàng của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài (sau đây gọi là tổ chức tín dụng) và Kho bạc Nhà nước gởi tại NHNN;
c) Các nguồn ngoại hối khác.”
Như vậy, nếu đối chiếu với khái niệm dự trữ ngoại hối quốc gia của IMF phải là các tài sản có sẵn sàng cho sử dụng, có thể hiểu rằng DTNH của Việt Nam chính là phần DTNH chính thức trong khái niệm về DTNH nhà nước. Nghị định này cũng nói rõ DTNH chính thức bao gồm Quỹ DTNH và Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng. Tuy nhiên, hai quỹ này có thể điều chuyển và hoán đổi ngoại hối cho nhau tùy thuộc vào Quỹ nào đang cần ngoại hối hơn. Cũng theo Nghị định này, thành phần của DTNH nhà nước bao gồm ngoại tệ tiền mặt, tiền gởi bằng ngoại tệ ở nước ngoài ; chứng khoán và các giấy tờ có giá khác bằng ngoại tệ do Chính phủ, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế phát hành ; Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) dự trữ tại Quỹ tiền tệ quốc tế ; Vàng do NHNN quản lý ; các loại ngoại hối khác của Nhà nước. Rõ ràng, các thành phần này hoàn toàn tương thích với các thành phần của DTNH theo quy định của IMF cũng như các thành phần của ngoại hối theo khái niệm ngoại hối nói trên.
Tóm lại, dựa theo quy định của IMF, DTNH của Việt Nam chính là DTNH chính thức theo Nghị định 50/2014/NĐ-CP. DTNH chính thức tạo nên Quỹ DTNH phục vụ cho mục tiêu điều hành tiền tệ của NHNN. Thành phần của DTNH Việt Nam mặc dù liệt kê chi tiết khá nhiều nhưng có thể nói ngắn gọn lại là bao gồm các ngoại tệ mạnh (tính cả SDR), các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ mạnh và vàng tiêu chuẩn quốc tế. Các loại này đều có tính thanh khoản cao trong thanh toán quốc tế.
2.1.3. Nguồn hình thành dự trữ ngoại hối
Nguồn hình thành DTNH quốc gia phần lớn là từ thặng dư trong cán cân thanh toán
của quốc gia. Cán cân thanh toán có các thành phần chính là cán cân vãng lai, cán