Dtnh Thế Giới Giai Đoạn 2000 - 2017

xv


DANH MỤC PHỤ LỤC


STT

Tên phụ lục


1

Phụ lục 1 - Ước lượng mức dự trữ ngoại hối tối ưu bằng phương pháp

đo lường theo kinh nghiệm

1.1

Phụ lục 1.1. Bảng dữ liệu thu thập đã được xử lý giai đoạn 2005 - 2017

1.2

Phụ lục 1.2. Bảng quy mô dự trữ ngoại hối Việt Nam giai đoạn 2005 – 2017


1.3

Phụ lục 1.3. Bảng tính dự trữ ngoại hối tối ưu của Việt Nam dựa theo doanh

số nhập khẩu giai đoạn 2005 – 2017


1.4

Phụ lục 1.4. Bảng tính dự trữ ngoại hối tối ưu của Việt Nam dựa theo nợ

nước ngoài ngắn hạn giai đoạn 2005 – 2017


1.5

Phụ lục 1.5. Bảng tính dự trữ ngoại hối tối ưu của Việt Nam dựa theo cung

tiền rộng M2 giai đoạn 2005 – 2017


1.6

Phụ lục 1.6. Bảng tính dự trữ ngoại hối tối ưu của Việt Nam theo phương

pháp ARA EM giai đoạn 2005 – 2017


2

Phụ lục 2 - Ước lượng mức dự trữ ngoại hối tối ưu bằng phương pháp

dựa theo các yếu tố ảnh hưởng đến dự trữ ngoại hối

2.1

Phụ lục 2.1. Bảng dữ liệu thu thập đã được xử lý giai đoạn 2005 - 2017


2.2

Phụ lục 2.2. Tính biến số biến động xuất khẩu

Phụ lục 2.2.1. Bảng tính kết quả biến động xuất khẩu theo quý giai đoạn 2004 – 2017

Phụ lục 2.2.2. Kiểm định hiệu ứng ARCH của biến expch


Phụ lục 2.2.3. Mô hình ARCH(2) của biến expch


2.3

Phụ lục 2.3. Tính biến số biến động tỷ giá

Phụ lục 2.3.1. Bảng tính kết quả biến động tỷ giá theo quý giai đoạn 2003 –

2017

Phụ lục 2.3.2. Kiểm định hiệu ứng ARCH của biến lnexrate Phụ lục 2.3.3. Mô hình ARCH(4) của biến lnexrate

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 313 trang tài liệu này.

Ước lượng mức dự trữ ngoại hối tối ưu của Việt Nam - 3

xvi


STT

Tên phụ lục


2.4

Phụ lục 2.4. Dữ liệu các biến số của mô hình nghiên cứu

Phụ lục 2.4.1. Bảng tính các biến số theo quý giai đoạn 2005 – 2017 Phụ lục 2.4.2. Thống kê mô tả các biến số


2.5

Phụ lục 2.5. Kiểm định tính dừng của các biến số Phụ lục 2.5.1. Kiểm định tính dừng của biến lnres Phụ lục 2.5.2. Kiểm định tính dừng của biến lngdp Phụ lục 2.5.3. Kiểm định tính dừng của biến open Phụ lục 2.5.4. Kiểm định tính dừng của biến expv Phụ lục 2.5.5. Kiểm định tính dừng của biến fpi Phụ lục 2.5.6. Kiểm định tính dừng của biến erv

Phụ lục 2.5.7. Kiểm định tính dừng của biến cost


2.6

Phụ lục 2.6. Hồi quy OLS cho mô hình nghiên cứu

Phụ lục 2.6.1. Hồi quy OLS mô hình nghiên cứu

Phụ lục 2.6.2. Hồi quy OLS mô hình nghiên cứu (loại biến open)


2.7

Phụ lục 2.7. Kiểm định các khuyết tật của mô hình

Phụ lục 2.7.1. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến

Phụ lục 2.7.2. Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi Phụ lục 2.7.3. Kiểm định hiện tượng tự tương quan

2.8

Phụ lục 2.8. Mức dự trữ ngoại hối tối ưu và thực tế


3

Phụ lục 3 - Ước lượng mức dự trữ ngoại hối tối ưu bằng phương pháp

dựa theo chi phí – lợi ích của dự trữ ngoại hối

3.1

Phụ lục 3.1. Bảng dữ liệu thu thập đã được xử lý giai đoạn 2005 - 2017


3.2

Phụ lục 3.2. Tính tổn thất sản lượng GDP của Việt Nam do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng 2008

Phụ lục 3.2.1. Tính GDP tiềm năng bằng phương pháp Lọc HP

Phụ lục 3.2.2. Bảng tính chênh lệch GDP thực tế và tiềm năng

)

xvii


STT

Tên phụ lục


3.3

Phụ lục 3.3. Tính biến số biến động vốn đầu tư gián tiếp

Phụ lục 3.3.1. Kiểm định hiệu ứng ARCH của vốn đầu tư gián tiếp Phụ lục 3.3.2. Mô hình ARCH(1) của vốn đầu tư gián tiếp

Phụ lục 3.3.3. Bảng tính kết quả biến động của vốn đầu tư gián tiếp (FPI)

theo quý giai đoạn 2005 - 2017


3.4

Phụ lục 3.4. Dữ liệu các biến số của mô hình tính phí bù đắp rủi ro

Phụ lục 3.4.1. Bảng tính các biến số theo quý giai đoạn 2005 – 2017 Phụ lục 3.4.2. Thống kê mô tả các biến số


3.5

Phụ lục 3.5. Kiểm định tính dừng các biến của mô hình tính phí bù đắp rủi ro

Phụ lục 3.5.1. Kiểm định tính dừng của biến lnriskp Phụ lục 3.5.2. Kiểm định tính dừng của biến open Phụ lục 3.5.3. Kiểm định tính dừng của biến fpiv Phụ lục 3.5.4. Kiểm định tính dừng của biến lnstexd

Phụ lục 3.5.5. Kiểm định tính dừng của biến fd


3.6

Phụ lục 3.6. Thực hiện hồi quy mô hình ARDL

Phụ lục 3.6.1. Xác định mô hình ARDL với các độ trễ tối ưu

Phụ lục 3.6.2. Hồi quy mô hình ARDL với các độ trễ tối ưu dưới dạng hiệu chỉnh sai số (EC)


3.7

Phụ lục 3.7. Các kiểm định nhằm đảm bảo mô hình đáng tin cậy

Phụ lục 3.7.1. Kiểm định đường bao (Bounds test) Phụ lục 3.7.2. Kiểm định hiện tượng tự tương quan

Phụ lục 3.7.3. Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi Phụ lục 3.7.4. Kiểm định phần dư là nhiễu trắng

Phụ lục 3.7.5. Kiểm định tổng tích lũy hiệu chỉnh của phần dư

3.8

Phụ lục 3.8. Tính xác suất vỡ nợ quốc gia (

3.9

Phụ lục 3.9. Tính xác suất vỡ nợ biên quốc gia ( R)

3.10

Phụ lục 3.10. Ước lượng mức dự trữ ngoại hối tối ưu giai đoạn 2005 - 2017

3.11

Phụ lục 3.11. Mức dự trữ ngoại hối tối ưu và thực tế giai đoạn 2005 - 2017

1


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU


Trong chương này, nhằm cung cấp cách nhìn khái quát về nghiên cứu của luận án, tác giả trình bày những vấn đề cơ bản và tổng quan nhất của nghiên cứu bao gồm: sự cần thiết của nghiên cứu, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp và dữ liệu nghiên cứu, đóng góp mới và bố cục luận án.

1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA NGHIÊN CỨU


1.1.1. Bối cảnh thực tiễn


Chính sách tỷ giá luôn là một vấn đề được chính phủ quan tâm trong điều hành kinh tế vĩ mô của một quốc gia bởi lẽ tỷ giá thay đổi sẽ ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh quan trọng của nền kinh tế như xuất khẩu, nhập khẩu, lạm phát, tăng trưởng kinh tế… . Một trong các công cụ chính yếu nhất giúp điều hành tỷ giá phục vụ cho mục tiêu kinh tế mà chính phủ hướng đến là nguồn dự trữ ngoại hối (DTNH) của quốc gia. Vì vậy, từ lâu nay, DTNH luôn là một vấn đề quan trọng mà chính phủ các quốc gia đều quan tâm vì vai trò của nó trong việc giúp điều hành tỷ giá theo hướng chính phủ mong muốn. Hơn nữa, trong bối cảnh hoạt động đầu tư quốc tế ngày càng phát triển sâu rộng, DTNH còn là công cụ phòng ngừa giúp giảm tổn thương cho nền kinh tế của một quốc gia khi có cú sốc đột ngột làm các luồng vốn có xu hướng rút ra mạnh mẽ khỏi quốc gia đó. Như vậy, DTNH còn có vai trò quan trọng khác là giúp phòng ngừa những cú sốc ở bên ngoài đất nước có thể gây tổn thương cho nền kinh tế trong nước. Trong khi đó, với xu hướng hiện tại là các quốc gia đều cố gắng hội nhập toàn cầu ngày càng sâu rộng thì việc nền kinh tế quốc gia dễ bị tổn thương đối với các cú sốc bên ngoài đang và sẽ thường xuyên xảy ra. Các cuộc khủng hoảng gần đây đã chứng minh được tầm quan trọng của DTNH quốc gia vì nó là một trong những vũ khí phòng thủ của quốc gia và là tấm đệm thanh khoản chống lại các cú sốc bên ngoài, giúp quốc gia có thể quản lý dòng vốn ào ạt chảy ra khỏi đất nước mà không phài tốn kém khoản chi phí quá đắt đỏ (IMF, 2011). Chính vì vậy, DTNH của cả thế giới đều liên tục tăng qua các năm (xem Biểu đồ 1.1). Điều này cho thấy các quốc gia đều ý thức được tầm quan trọng của DTNH và đều tìm cách tăng thêm DTNH của quốc gia.

11,991,057.86

12,663,225.48

10,425,891.91

4,697,102.21

2,239,816.55

2000

2005

2010

2015

2017

ĐVT : triệu USD

2


Biểu đồ 1.1. DTNH thế giới giai đoạn 2000 - 2017


Nguồn : International Financial Statistics – IFS (2018)


49,497.31

28,615.88

12,926.17

9,216.47

3,509.63

2000

2005

2010

2015

2017

ĐVT: triệu USD

Việt Nam không ngoại lệ với xu hướng này và cũng ý thức được tầm quan trọng của DTNH từ lâu nên đã không ngừng gia tăng DTNH. Đặc biệt sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008, DTNH của Việt Nam đã gia tăng rất mạnh (xem Biểu đồ 1.2). Đó là do Việt Nam đã thấy được kinh nghiệm từ các quốc gia khác về vai trò tấm đệm thanh khoản của DTNH đã bảo vệ tốt cho quốc gia như thế nào khi các dòng vốn ồ ạt tháo chạy khỏi quốc gia.


Biểu đồ 1.2. DTNH Việt Nam giai đoạn 2000 - 2017


Nguồn : International Financial Statistics – IFS (2018)


Theo Biểu đồ 1.2, Việt Nam đã gia tăng DTNH với tốc độ tăng rất mạnh và chỉ trong 7 năm từ 2010 đến 2017, lượng DTNH của Việt Nam đã tăng hơn 36.5 tỷ

3


USD. Hơn thế nữa, đến tháng 04/2018, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam công bố DTNH của Việt Nam đã lên đến mức 63.5 tỷ USD (Hà Phương, 2018). Như vậy. chỉ trong vòng 4 tháng đầu 2018, DTNH Việt Nam đã tăng hơn 13.5 tỷ USD – một con số gia tăng thật đáng kinh ngạc vì với lượng gia tăng này, Việt Nam phải mất nhiều năm mới đạt được trong giai đoạn trước đây.

Thực tế, vẫn còn cách nhìn nhận cho rằng một quốc gia mà có nguồn DTNH càng lớn thì càng chứng tỏ có tiềm lực kinh tế vững vàng và như thế, uy tín và tiếng nói của quốc gia đó trên trường quốc tế sẽ có trọng lượng hơn. Tuy nhiên, các tài sản thuộc DTNH phải đảm bảo các tiêu chí an toàn và thanh khoản cao (ngoại tệ mạnh, vàng, trái phiếu của các chính phủ có uy tín như Mỹ…) nhằm đảm bảo thực hiện tốt nhất vai trò tấm đệm thanh khoản của DTNH. Điều này dẫn đến một nhược điểm là khả năng sinh lời của những loại tài sản này thấp hơn nhiều so với các tài sản có mức độ rủi ro cao hơn Như vậy, việc nắm giữ chúng có thể không hiệu quả và không tạo ra được nhiều thu nhập như khi đầu tư vào các tài sản rủi ro khác hoặc các hoạt động sản xuất kinh doanh. Nói cách khác, nắm giữ càng nhiều DTNH cũng sẽ đem lại sự tốn kém cho quốc gia vì hiệu quả sinh lợi thấp của các tài sản ngoại hối được nắm giữ. Điều này có nghĩa là nắm giữ DTNH sẽ tạo ra khoản chi phí cho việc nắm giữ này. Theo Ben-Bassat và Gottlieb (1992), khoản chênh lệch giữa hiệu suất của vốn trong nền kinh tế và mức lãi suất thu được từ các tài sản ngoại hối được xem là chi phí nắm giữ ngoại hối. Dĩ nhiên, DTNH càng cao thì khoản chi phí nắm giữ ngoại hối càng nhiều. Khoản chi phí này thường được gọi là chi phí cơ hội của DTNH.

Do vậy, việc một quốc gia cố gắng DTNH càng nhiều chưa phải là một điều hay và hợp lý mà tốt hơn là chỉ cần dự trữ vừa đủ với nhu cầu của quốc gia bởi lẽ phần DTNH vượt quá mức cần thiết nếu được đưa vào các hoạt động đầu tư thiết thực có thể làm gia tăng hiệu quả cho nền kinh tế quốc gia. Vậy một quốc gia nên DTNH bao nhiêu là hợp lý, là vừa đủ hay tối ưu ? Thật sự thì các học giả kinh tế trên khắp thế giới đã cố gắng giải đáp câu hỏi này và đã có rất nhiều nghiên cứu tìm cách ước lượng mức dự trữ ngoại hối tối ưu (DTNHTU) cho quốc gia.

4


1.1.2. Tổng quan nghiên cứu


Trong quá trình nghiên cứu về DTNHTU, có rất nhiều phương pháp ước lượng mức DTNHTU cho quốc gia được đưa ra. Nhìn chung, các phương pháp này có thể chia thành ba phương pháp chính: đo lường theo kinh nghiệm, dựa theo các yếu tố ảnh hưởng đến DTNH và dựa theo chi phí – lợi ích của DTNH.

Phương pháp xuất hiện đầu tiên và vẫn còn được sử dụng cho đến nay là phương pháp ước lượng mức DTNHTU dựa vào doanh số nhập khẩu. Phương pháp này khởi xướng từ một nghiên cứu vào năm 1958 cho thấy tỷ lệ DTNH/ doanh số nhập khẩu của các quốc gia từ 30 – 50% (Wijnholds và Kapteyn, 2001). Phương pháp này được sử dụng phổ biến cho đến khi cuộc khủng hoảng tài chính 1997 bùng nổ với việc DTNH của Thái Lan cạn kiệt do dòng vốn nước ngoài rút ra khỏi quốc gia mạnh mẽ. Đến lúc này, các quốc gia mới nhận ra DTNH phải đảm bảo đủ khả năng tài trợ cho cả tài khoản tài chính chứ không phải chỉ tài trợ cho tài khoản vãng lai. Vì vậy, một loạt các phương pháp khác được đưa ra gồm phương pháp dựa vào nợ nước ngoài ngắn hạn được đề xuất bởi Greenspan (1999) từ một gợi ý của Guidotti, P., Bussière và Mulder (1999); phương pháp dựa vào cung tiền rộng M2 được đưa ra bởi Kaminsky (1999) và Wijnholds và Kapteyn (2001); phương pháp dựa vào GDP được đề nghị bởi Jeanne và Ranciere (2006). Các phương pháp này còn được gọi là phương pháp truyền thống. Tuy nhiên, trong bốn phương pháp truyền thống nói trên, chỉ có ba phương pháp dựa vào doanh số nhập khẩu, nợ nước ngoài ngắn hạn và cung tiền rộng M2 được sử dụng phổ biến và được IMF (2011) thừa nhận mức tiêu chuẩn tối ưu, còn phương pháp dựa vào GDP ít được sử dụng và cũng chưa được IMF thừa nhận mức tối ưu. Bên cạnh đó, nhiều phương pháp kết hợp các phương pháp truyền thống với nhau cũng được nêu ra. Nổi bật lên có phương pháp kết hợp nợ nước ngoài ngắn hạn và thâm hụt tài khoản vãng lai hay còn được gọi là phương pháp Greenspan-Guidotti mở rộng; phương pháp kết hợp bằng cách so sánh các phương pháp truyền thống và chọn mức dự trữ cao nhất; phương pháp kết hợp cả ba phương pháp truyền thống phổ biến và lấy số tổng được đề xuất bởi Shcherbakov (2002) khi ước lượng DTNHTU cho nước Nga. Đến năm 2011, IMF đề xuất một phương pháp ước lượng mức DTNHTU dành cho các nước mới nổi gọi là phương pháp ARA EM. Phương pháp này được IMF hoàn thiện dần và đến năm

5


2016 được chính thức hướng dẫn áp dụng. Phương pháp này ước lượng mức DTNHTU dựa trên cơ sở rằng DTNH phải đảm bảo đủ tài trợ cho cả tài khoản vãng lai và tài khoản tài chính. Tuy nhiên, điểm chung của các phương pháp này là dựa vào quy tắc kinh nghiệm để hình thành mức tiêu chuẩn tối ưu và áp dụng chung mức tiêu chuẩn này cho tất cả các quốc gia. Vì thế, các phương pháp nói trên được gộp chung thành phương pháp đo lường theo kinh nghiệm. Với phương pháp này, một số nghiên cứu tại Việt Nam cũng đã vận dụng ba phương pháp truyền thống phổ biến để so sánh mức tiêu chuẩn với dự trữ ngoại hối thực tế (DTNHTT), có thể kể đến nghiên cứu của Nguyễn Thị Xuân Phượng (2012) hoặc của Lê Thị Tuấn Nghĩa và Phạm Thị Hoàng Anh (2013). Gần đây, khi nghiên cứu về tác động của DTNH đến ổn định kinh tế vĩ mô tại Việt Nam, Trần Kim Anh (2018) cũng đã đánh giá quy mô DTNH của Việt Nam dựa vào các chỉ tiêu nợ nước ngoài ngắn hạn, cung tiền rộng M2 và doanh số nhập khẩu hay nói cách khác là dựa vào các phương pháp truyền thống. Tuy nhiên, đối với phương pháp ARA EM mới được IMF đề xuất gần đây, tác giả chưa thấy có nghiên cứu nào tại Việt Nam vận dụng phương pháp này để tính DTNHTU của Việt Nam.

Phương pháp đo lường theo kinh nghiệm áp dụng theo một chuẩn mực không thay đổi ở bất cứ quốc gia nào nên hiển nhiên phương pháp này không thể áp dụng hiệu quả cho tất cả các quốc gia do bối cảnh kinh tế của các quốc gia là khác nhau. Vì vậy, một phương pháp tiếp theo đưa ra cách nhìn nhận linh hoạt hơn, dựa vào tình hình kinh tế riêng biệt của mỗi quốc gia để tìm ra mức DTNHTU cho riêng quốc gia. Đó chính là dựa vào các yếu tố ảnh hưởng đến DTNH để xây dựng nên hàm nhu cầu DTNH và ước lượng mức DTNHTU. Do đó, phương pháp này có thể được gọi là phương pháp dựa theo các yếu tố ảnh hưởng đến DTNH để ước lượng mức DTNHTU. Trong các nghiên cứu đi theo phương pháp này, nghiên cứu của Edison (2003) nổi bật lên vì đã xây dựng nên hàm nhu cầu DTNH với năm yếu tố ảnh hưởng gần như khái quát được các phương diện ảnh hưởng đến DTNH dựa trên dữ liệu của 122 nước trong giai đoạn 1980 - 2002. Vì thế, nhiều nghiên cứu về sau đã thừa nhận và vận dụng mô hình của Edison (2003) để xây dựng nên mô hình nghiên cứu của họ theo phương pháp dựa vào các yếu tố ảnh hưởng đến DTNH. Các nghiên cứu này có thể được liệt kê như nghiên cứu của Gosselin và Parent (2005)

Xem tất cả 313 trang.

Ngày đăng: 13/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí