Diện Tích Rừng Tự Nhiên Ở Ninh Bình [39]

nước và của Ninh Bình, Vân Long chắc chắc sẽ trở thành một khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước nội đồng, một điểm DLST có giá trị.

Dù Vân Long là một điểm mới được phát hiện, quy hoạch quản lý và khai thác cho phát triển DLST bước đầu đã tạo được sự quan tâm của du khách, phần lớn du khách đến đây là giới khoa học, học sinh sinh viên và những người ưa khám phá, mạo hiểm.

Vân Long là một trong những điểm tài nguyên có giá trị cao để phát triển là loại hình DLST nó đã được ngành du lịch Ninh Bình quy hoạch chi tiết để có kế hoạch cho việc quản lý tài nguyên và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển du lịch. Hiện lượng khách đến với điểm du lịch này chưa thật nhiều so với tiềm năng của nó nhưng đó lại là những du khách thật sự có nhu cầu đi du lịch theo hình loại hình DLST. Họ là những nhà khoa học, học sinh, sinh viên nghiên cứu về sinh học và môi trường sinh thái. Khu Vân Long được nhiều cá nhân, tổ chức đã, đang đầu tư vào cơ sở hạ tầng để khai thác và kinh doanh DLST (Xem phần thực trạng đầu tư xây dựng). Tuy nhiên, để các cơ sở kinh doanh này hoạt động đúng theo tiêu chí của DLST thì vai trò quản lý ngành cần được quan tâm, đặc biệt là trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.

* Tài nguyên rừng:

Do quá trình khai thác tự do, không có kế hoạch từ lâu nên rừng ở Ninh Bình bị tàn phá nhiều. Ngoài Cúc Phương, rừng tự nhiên ở Ninh Bình không còn nhiều và nguyên vẹn. Trên các sườn núi đá vôi là thảm rừng nghèo, thứ sinh. Phần lớn là các bụi nhỏ. Ở phía Đông - Nam của tỉnh trên địa bàn huyện Kim Sơn có một ít rừng ngập mặn.

Theo số liệu của ban kiểm kê rừng tự nhiên Trung ương, vào đầu thập kỷ 90, diện tích rừng tự nhiên ở Ninh Bình là 11.275 ha. So với các tỉnh đồng bằng Sông Hồng, Ninh Bình là tỉnh có diện tích rừng khá lớn. Về động vật, nếu không kể ở Cúc Phương, Ninh Bình chỉ có một số động vật rừng rải rác trên các vùng núi đá và khu vực rừng ngập mặn ở Cồn Thoi - Kim Sơn. Có giá trị lớn nhất đối với du lịch là thảm rừng và động vật rừng Cúc Phương.

Vườn quốc gia Cúc Phương được thành lập trên cơ sở Quyết định số 72/TTg ngày 07/07/1962 của Thủ tướng Chính phủ và quyết định số 139/CT ngày 09/5/1998 của Hội đồng Bộ trưởng, phê chuẩn luận chứng kinh tế kỹ thuật vườn quốc gia Cúc Phương. Vườn thuộc địa giới hành chính 3 tỉnh: Ninh Bình, Thanh Hoá, Hoà Bình.

Tổng diện tích tự nhiên của vườn là 22.200 ha, trong đó:

Vườn quốc gia Cúc Phương được phân thành 3 khu chức năng chính là:

- Khu bảo vệ nguyên vẹn (20.745ha gồm rừng tự nhiên: 20.065ha, có chức năng duy trì bảo vệ những điều kiện tự nhiên nguyên thuỷ nhất; bảo vệ nguyên vẹn tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan di tích lịch sử đã có.

- Khu chuyên dùng (734ha) có chức năng hoạt động dịch vụ, quản lý hành chính, dịch vụ nghiên cứu khoa học (phòng thí nghiệm, bảo tàng khoa học, thư viện khoa học, vườn thực vật...)

- Vùng đệm nhằm tạo vành đai bảo vệ, tránh những tác động trực tiếp của con người có hại cho khu bảo vệ nguyên vẹn và mở rộng vùng hoạt động của chim thú, tạo cho chúng môi trường ổn định.

Nói đến Cúc Phương chúng ta phải kể đến hệ thực vật phong phú của nó. Trên diện tích 22.200 ha của Cúc Phương đã tìm thấy 1.880 loài thực vật bậc cao. Trong đó ngành Quyết thực vật có 31 họ, 57 chi, 149 loài; ngành Hạt Trần có 3 họ, 3 chi, 3 loài; ngành hạt kín có 154 họ, 747 chi và 1.588 loài. Với diện tích chỉ bằng 1/700 diện tích miền Bắc và gần 1/1.500 diện tích Việt Nam, nhưng hệ thực vật Cúc Phương chiếm tỷ lệ 76,6% số chi, 30% số loài của miền Bắc; 68% số họ, 43,6% số loài của Việt Nam [ ].

Với sinh cảnh khá đa dạng nên Cúc Phương có một hệ thống động vật phong phú, 137 loài chim, 36 loài bò sát, 17 loài lưỡng thể và một số loài cá đặc biệt. Có những loài động vật mà chỉ mới phát hiện lần đầu tiên ở Cúc Phương như: Sóc bụng đỏ Cúc Phương, cá Niếc hang, Trăn gấm, Gấu ngựa, Báo gấm, sơn dương, khỉ...là những loài động vật còn gặp nhiều ở Cúc Phương. Vẹt, Phượng hoàng đất, Gà lôi, Vàng anh là những loài chim đẹp ở Cúc Phương.

Nhóm động vật không xương sống ở Cúc Phương còn ít được nghiên cứu, ở đây chỉ mới thu thập được 1.800 dạng côn trùng của 200 họ, 24 bộ. Động vật không xương sống ở Cúc Phương có hàng ngàn loài bướm đẹp.

Đến Cúc Phương, du khách còn được thăm các địa danh đó là: động Trăng Khuyết, động Vui Xuân, động Thanh Minh, động Chùa, động Người xưa… Đặc biệt, đối với động Người xưa, bất cứ du khách nào đến với Cúc Phương dù mệt đến mấy cũng đều không bỏ qua. Leo 223 bậc, lên cửa động đã hiển hiện một vùng rêu phong với dấu ấn còn nguyên vẹn của tổ tiên xưa, thời con người của buổi sơ khai.

Vườn quốc gia Cúc Phương là cơ sở được Tổng cục Lâm nghiệp - Bộ NN&PTNT quản lý. Việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho kinh doanh DLST ở đây đã được tiến hành trong nhiều năm đến nay khu vực này đã được xây dựng tương đối hoàn chỉnh với hệ thống hạ tầng động bộ, phù hợp với cảnh quan môi trường chung, là một điểm DLST lý tưởng không chỉ của Ninh Bình mà còn cả quốc gia và là điểm thu hút được khá nhiều du khách khi về thăm quan Ninh Bình.

Du khách đến với Cúc Phương chủ yếu là đi theo đoàn, thường là học sinh, sinh viên từ Hà Nội và các tỉnh lân cận, đến vào các ngày nghỉ cuối tuần, ngày lễ tết. Khu du lịch này cũng tạo được sự chú ý của du khách nước ngoài nhưng thường là họ đi theo đoàn nhỏ, và là những nhà khoa học.

Ngoài ra ở Ninh Bình còn có một hệ thống rừng phòng hộ đã được trồng từ nhiều năm trước đây như: rừng thông ở Nho quan, Gia Viễn (nằm trong quần thể khu du lịch sinh thái hồ Đồng Chương).

Hệ thống rừng ngập mặn phòng hộ ở vùng bãi bồi Cồn Thoi - Kim Sơn. Đây là diện tích rừng được hình thành để lấn biển và chắn sóng. Do đặc điểm khí hậu thuỷ văn khu vực này có hệ sinh thái đa dạng. Trong đó có ba loại cây trồng chiếm diện tích chủ yếu là Vẹt, cói, sậy ngoài ra vùng trong đê còn có một diện tích rừng bạch đàn và cây ăn quả đáng kể. Đây cũng là nơi mà có rất nhiều loài chim di cư về trú đông như: ngỗng trời, vịt trời, có trắng, vạc, le le, mòng két…

Ngoài nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên như: Ngao, vọp, sò huyết, cua và các loại cá biển… đã hình thành một diện tích lớn để nuôi trồng thuỷ sản trong mấy năm gần đây (nuôi tôm, cua…) đây cũng là một yếu tố thu hút du khách khi DLST phát triển. Khách vừa đến để thăm quan hưởng không khí trong lành, môi trường sinh thái đa dạng còn có thể thưởng thức nghệ thuật ẩm thực với các món ăn đặc sản của vùng Kim Sơn như rượu Kim Sơn, gỏi các món…

Khu vực này đã quy hoạch để phát triển DLST nhưng hiện tại chưa tiến hành đầu tư xây dựng. Hy vọng với nguồn tài nguyên sẵn có trong tương lai gần, nơi đây sẽ được đầu tư xây dựng thành khu DLST hấp dẫn du khách.

Bảng 2.1: Diện tích rừng tự nhiên ở Ninh Bình [39]




Diện tích rừng tự

nhiên

Trong đó chia ra


Trữ lượng

gỗ (m3)

Rừng phòng

hộ


%

Rừng đặc

dụng


%

Đồng bằng Sông Hồng

22.718


8.314


37,0


11.000


48,0

298.099

Ninh Bình

11.275

875

8,0

10.400

92,0

55.913

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, thực trạng và giải pháp - 6

Tài nguyên rừng đóng một vai trò quan trọng tạo nên sản phẩm DLST của Ninh Bình. Ngoài tác dụng phục vụ phát triển du lịch thì hệ thống rừng của Ninh Bình có tác dụng rất lớn trong việc bảo tồn đa dạng sinh học, chống xói mòn (rừng đầu nguồn, rừng ngập mặn) và điều hoà không khí và cân bằng môi trường sinh thái.

* Hệ thống hang động ở Ninh Bình:

Quá trình phong hoá Kastơ đá vôi đã kiến tạo cho vùng quê Ninh Bình nhiều hang động nên thơ và ngoạn mục. Những hang động nằm rải rác trong dãy núi đá vôi từ huyện Nho Quan, qua Gia Viễn, Hoa Lư vào thị xã Tam Điệp, xuống Nam huyện Yên Mô. Đó chính là tài sản quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho Ninh Bình mà nhiều địa phương khác không có được.

Huyện Nho Quan có động Người xưa ở vườn quốc gia Cúc Phương, động Vui Xuân, động Trăng Khuyết, hang Con Moong (nghĩa là hang con thú).

Huyện Gia Viễn có động Hoa Lư thuộc xã Gia Hưng, là căn cứ ban đầu của Đinh Bộ lĩnh. Từ đây Ông dấy binh dẹp loạn 12 xứ quân, thống nhất đất nước, lập ra quốc gia Đại Cồ Việt độc lập, tự chủ ở thế kỷ thứ 10. Động Địch Lộng (nghĩa là tiếng sáo) ở xã Gia Thanh được người xưa mệnh danh là Nam thiên đệ tam động (Động đẹp thứ ba trời Nam, sau động Hương Tích và Bích Động).

Huyện Hoa lư có số lượng hang động đẹp nhiều nhất của tỉnh đã nổi tiếng từ xa xưa mà các sách của Ninh Bình đã ghi chép khá cặn kẽ: Khu vực Cố đô Hoa Lư (nay thuộc xã Trường Yên) có Xuyên Thuỷ Động (Tức hang luồn) hang xuyên qua núi. Động Am Tiên, theo truyền lại là nơi nuôi hổ dữ trừng trị kẻ có tội dưới triều vua Đinh. Hang Đá Bàn,

hang Bin, hang Muối theo truyền thuyết là nơi để kho mắm, kho muối dưới triều Đinh - Lê, đặc biệt là có Liên Hoa Động (động đẹp như đài sen). Hang Quàn theo truyền thuyết khi vua Đinh mất thi hài nhà vua được quàn tại đây nên hang có tên gọi như thế.

Động Thiên Tôn ở Ninh Mỹ là cửa ngõ án ngữ con đường phía đông vào kinh thành Hoa Lư. Trong động có chùa thờ phật, lại thờ Trấn Vũ Thiên Tôn nên động có tên gọi theo tên vị thần thờ.

Động Bích hay còn gọi là Bích Động (động đẹp như thạch bích) ở xã Ninh Hải, được người xưa mệnh danh là: “Nam thiên đệ nhị động” (động đẹp thứ nhì trời Nam) chỉ sau động Hương Tích. Liền kề Động Bích có Động Tiên hay Động Móc; Đặc biệt là Ba Hang (còn gọi là Tam Cốc) Đây có thể được coi là những hang đẹp nhất ở Ninh Bình vì có sông đi luồn qua có nhiều nhũ đã được ánh sáng phản chiếu từ mặt nước tạo nên sắc màu lung linh huyền ảo

Thị xã Tam Điệp có hang Thung Lang thuộc khu vực chợ Ghềnh, là di chỉ khảo cổ học do nhà khảo cổ học người Pháp - bà Côlani phát hiện năm 1930, qua phân tích khoa hoc cho thấy có người nguyên thuỷ sống cách đây khoảng 10.100 năm. Động Tam Giao (ba hang động gặp nhau ở lưng chừng núi) ở phường Nam Sơn cũng là một hang rất đẹp.

Đó là một số hang động tiêu biểu trong hàng trăm hang động đẹp của Ninh Bình đã được nhiều khách trong và ngoài nước biết đến.

Loại hình hang động ở Ninh Bình khá phong phú, đa dạng, với nhiều kích thước to, nhỏ và nhiều cảnh thiên tạo kỳ thú. Cảnh quan thiên nhiên, nhũ đá thiên tạo đã khắc hoạ cho hang động Ninh Bình nhiều hình, tích kỳ ảo và chính những yếu tố đó đã làm cho hang động nơi đây nổi tiếng về vẻ đẹp tự nhiên, nên thơ và ngoạn mục.

Hang, động có ý nghĩa và giá trị quan trọng để xây dựng và phát triển du lịch Ninh Bình cả trong hiện tại và tương lai. Với chiến lược phát triển DLST thì hệ thống hang, động đa dạng và phong phú của Ninh Bình sẽ là nguồn tài nguyên độc đáo và quý giá nó kết hợp với hệ sinh thái đa dạng thiên nhiên hoang dã trong lành sẽ thực sự quyến rũ những người yêu thích thiên nhiên, yêu thích khám phá những điều mới lạ của thế giới tự nhiên nếu chúng ta nếu biết đầu tư khai thác hợp lý, khoa học.

Hiện tại hệ thống hang động ở Ninh Bình đã được thống kê phân loại và quản lý chặt chẽ. Mỗi hang động đều được gắn với từng khu, từng điểm du lịch được quản lý, sử dụng cho phát triển du lịch tương đối tốt.

Du khách khi đến Ninh Bình, nhất là khách nước ngoài đều đánh giá hệ thống hang động của Ninh Bình là đa dạng và phân bố đồng đều ở các khu các điểm du lịch của tỉnh. Điều này cũng thuận lợi cho việc quản lý và khai thác cho mục đích du lịch.

* Các hồ sinh thái:

Hồ Đồng Chương nằm giáp giới giữa ba xã Phú Lộc, Phú Long và Kỳ Phú, huyện Nho Quan. Một hồ nước rộng khoảng 45 ha. Nước hồ lúc nào cũng xanh, xung quanh hồ là những dải đồi thông xanh mướt, cao vút, nhấp nhô, trùng điệp như vây phủ lấy mặt hồ, làm cho nước hồ xanh lại càng xanh thêm.

Đến hồ Đồng Chương du khách được nghỉ ngơi hoặc dạo quanh đồi thông được tận hưởng một không khí trong lành, mát mẻ của các dãy đồi thông. Khó có thể tìm được một nơi yên tĩnh như ở đây. Với diện tích rừng thông rộng lớn tạo cho không khí ở đây trong lành mát mẻ phù hợp cho các hoạt động nghỉ ngơi thư giãn.

Một điều rất độc đáo là, hàng năm nếu du khách đến thăm hồ Đồng Chương vào tháng 7 đến tháng 10 (âm lịch) sẽ thấy được rất nhiều cò, cò đậu dày đặc, trắng xoá trên các hàng thông. Tất cả các dải đồi thông đã là một tấm thảm hoa với hai màu xanh của cây và trắng của cò.

Cũng nơi đây, có thác Ba Tua (Ba dòng thác từ trên núi chảy xuống), với độ cao gần 40 mét. Đến mùa mưa, nước từ núi đá đổ về vô tận, thác tua trông đẹp như thác Yaly!

Đến hồ Đồng Chương du khách còn có thể leo đồi Cánh Phượng để xem ao trời. Ao trời cũng trong xanh, tuy nhỏ nhưng không lúc nào cạn nước. Du khách đến hồ Đồng Chương sẽ thấy được sự kết hợp của thiên nhiên - con người. Để phủ xanh đồi trọc, người ta đã phải trồng thêm nhiều thông xung quanh hồ. Thiên nhiên và con người đã tạo dựng, đó là một “Đà Lạt” của Ninh Bình hiện nay và mai sau.

Hiện nay, hồ Đồng chương đã được quy hoạch phát triển thành khu DLST đa chức năng: Nghỉ cuối tuần, thể thao, du lịch mạo hiểm. Lượng du khách đến đây chưa nhiều, thường là đi du lịch tự phát theo nhóm đến để cắm trại và vui chơi, nghỉ ngơi cuối tuần. Tuy chưa thu được nhiều từ du lịch nhưng điều đó làm cho việc quy hoạch và đầu tư xây dựng Hồ Đồng Chương trở thành một điểm DLST sẽ dễ dàng hơn do dân cư tập trung về

đây chưa quá đông, cảnh quan môi trường còn tương đối tự nhiên, ít bị can thiệp nhiều bởi con người. Đây thực sự là một nơi có tiềm năng to lớn cho phát triển DLST.

Hồ Đồng Thái thuộc huyện Yên Mô. Với diện tích mặt nước 350 ha được bao bọc bởi dãy núi Tam Điệp với phong cảnh núi non hùng vĩ hữu tình, một hệ sinh thái trong lành tiềm ẩn nhiều tài nguyên DLST, du lịch hang động… sát với hồ Đồng Thái là hồ Yên Thắng với diện tích mặt nước 250 ha và các đồi thông xung quanh tạo môi trường cảnh quan hài hoà, hệ sinh thái trong lành hứa hẹn trở thành một điểm DLST, vui chơi nghỉ dưỡng cuối tuần cho khách du lịch trong và ngoài nước.

Khu vực này hiện tại lượng khách du lịch chưa nhiều do cơ sở vật chất kỹ thuật chưa được đầu tư, hoạt động quảng cấo xúc tiến du lịch chưa được tiến hành nhiều. Nhưng nó đã được ngành du lịch quy hoạch để xây dựng thành các khu DLST với diện tích quy hoạch là

2.118 ha. Đây là một vùng gồm các hồ nước lớn, hệ thống sông ngòi tiện lợi cho giao thông đường thuỷ, các làng nghề, làng văn hoá - lịch sử, hệ thống các đình chùa các lễ hội…. các dãy núi đá vôi thấp, là nơi có cảnh quan đẹp có rừng cây phủ trên các núi đá vôi cùng với các thảm thực vật tạo nên vùng sinh thái lý tưởng cho phát triển DLST, nghỉ dưỡng, lướt ván, đua thuyền…

Ngoài ra trên địa bàn tỉnh Ninh Bình còn nhiều tài nguyên tự nhiên khác: sông Hoàng Long, sông Vân Sàng, núi Ngọc Mỹ Nhân, núi Dục Thúy, Đèo Tam Điệp…

* Suối khoáng:

Suối nước nóng Kênh Gà. Thuộc thôn Kênh Gà, xã Gia Thịnh, huyện Gia Viễn. Dòng suối này đã có từ rất lâu nhưng đến năm 1940 mới được người Pháp nghiên cứu và khẳng định đây là nước khoáng mặn rất tốt có chứa nhiều muối: Natriclorua, Kaliclorua, can xi, Magiêclorua và muối Bicácbonat với nhiệt độ ổn định là 53oc. Suối nước nóng Kênh Gà từ trong núi chảy ra, trong vắt, chưa bao giờ ngừng, có tác dụng chữa bệnh rất tốt, tắm ngâm nhiều lần sẽ khỏi các bệnh như: Khớp mãn tính, viêm dây thần kinh, các bệnh ngoài da... nhân dân đến đây rất đông lấy nước suối về uống để chữa bệnh. Ngoài ra, dùng nước khoáng Kênh Gà có thể điều trị nhiễm trùng, chữa bệnh bướu cổ. Đặc biệt nó còn được dùng để bào chế thành huyết thanh tiêm vào tĩnh mạch có tác dụng hồi sức truỵ tim mạch do mất máu cấp. Năm 1986, 1989 nước khoáng Kênh Gà đã được Hội chợ triển lãm kinh tế kỹ thuật Việt Nam tặng Huy chương Bạc.

Cùng với thăm quan và sử dụng suối khoáng, đến đây du khách còn có thể đi thăm làng nổi Kênh Gà, và mua bán sản vật địa phương ở chợ nổi trên sông Hoàng Long.

Suối nước nóng Kênh Gà là một địa điểm thu hút rất nhiều du khách đến thăm quan, để tắm, lấy nước về chữa bệnh. Hiện nay khu vực này đang là một điểm du lịch hấp dẫn du khách. Ngành du lịch Ninh Bình đã khảo sát, đánh giá và quy hoạch chi tiết để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch. Hy vọng rằng trong tương lai gần đây sẽ là một địa điểm hấp dẫn du khách tạo nên sự đa dạng về sản phẩm DL của tỉnh Ninh Bình.

Suối khoáng Kỳ Phú- Nho Quan. Là một điểm du lịch mới đưa vào khai thác phục vụ du lịch, nằm ở vùng đệm rừng quốc gia Cúc Phương. Hiện đã có một doanh nghiệp đầu tư xây dựng khu DLST, thể thao và chữa bệnh bao gồm: khu tắm ngâm với hệ thống bể bơi trong nhà và ngoài trời phục vụ cả mùa đông và mùa hè. Hệ thống bể tắm ngâm bằng nước khoáng nóng rất tốt cho thư giãn, nghỉ ngơi và chữa bệnh cùng với nó là hệ thống các công trình nhà hàng, khách sạn (với 15 phòng ngủ) và các công trình thể thao: sân tenis, nhà thi đấu đa năng, sân bóng chuyền để phục vụ du khách.

Đây là điểm DLST có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. Đến đây du khách vừa được đi thăm quan vườn quốc gia, vừa được nghỉ ngơi chữa bệnh kết hợp thăm quan bản người Mường ở xã Cúc Phương và thưởng thức các món ăn đặc sản địa phương.

2.1.2.2 Tài nguyên nhân văn

Ninh Bình là một trong các vùng đất ken dầy các di tích lịch sử, các công trình kiến trúc, văn hoá có giá trị cao để khai thác, phát triển du lịch. Không những thế, Ninh Bình còn có nhiều “nhân kiệt” tài ba, bất hủ như: Đinh Tiên Hoàng, Dương Vân Nga, Nguyễn Minh Không, Trương Hán Siêu, Ninh Tốn, Vũ Duy Thanh, Vũ Phạm Khải… Ninh Bình cũng là nơi có nhiều lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hoá làng quê vùng đồng bằng Bắc Bộ. Trong số đó phải kể đến Cố đô Hoa Lư, Đền Đinh-Lê, Chùa Thái Vi, Đền Trương Hán Siêu, Đền Nội Lâm, Chùa Bích Động và Nhà Thờ đá Phát Diệm. Bên cạnh đó còn có nhiều các giá trị văn hoá vật thể cũng như phi vật thể khác gắn liền với các nhân kiệt và các lễ hội truyền thông như: hát chèo, hát xẩm, lễ hội Trường Yên, lễ hội Đền Thái Vi hay từ các làng nghề truyền thống như thêu ren, mây tre đan, chiếu cói, trạm khắc đá...Các món ăn dân gian và đặc sản truyền thống cũng góp phần tạo nên sắc thái riêng của Ninh Bình.

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 21/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí