Thương Mại Điện Tử Giữa Doanh Nghiệp Và Người Tiêu Dùng (B2C)


nước khi tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra ngày càng sâu rộng trên phạm vi toàn cầu.

2. Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng (B2C)


B2C là các giao dịch kinh doanh trực tiếp giữa nhà cung cấp và khách hàng thông qua mạng Internet. Giao dịch loại này còn được gọi là giao dịch thị trường giúp doanh nghiệp tiếp cận với người tiêu dùng để từ đó chào bán các sản phẩm hoặc dịch vụ của họ cho khách hàng. Khi nói tới thương mại điện tử B2C, mọi người thường nghĩ đến Amazon.com, một công ty bán sách trực tuyến trên mạng đã thành công nhờ biết sử dụng công cụ Internet. Tuy nhiên, ngoài việc bán lẻ trên mạng, B2C đã phát triển cả các dịch vụ như ngân hàng trực tuyến, dịch vụ du lịch trực tuyến, đấu giá trực tuyến, thông tin về sức khoẻ và bất động sản…

3. Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và Nhà nước (B2G)


Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với chính phủ (B2G) được định nghĩa chung là thương mại giữa công ty và khối hành chính công. Nó bao hàm việc sử dụng Internet cho mua bán công, thủ tục cấp phép và các hoạt động khác liên quan tới chính phủ.

Quá trình trao đổi thông tin giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước được tiến hành qua các phương tiện điện tử. Cơ quan nhà nước cũng có thể thiết lập những website tại đó đăng tải thông tin về nhu cầu mua hàng của các cơ quan nhà nước, tiến hành việc đấu thầu hàng hoá, dịch vụ và lựa chọn nhà cung cấp trên website. Điều này một mặt giúp tiết kiệm các chi phí tìm nhà cung cấp, đồng thời giúp tăng cường tính minh bạch trong hoạt động mua sắm công. Tuy nhiên, hiện nay, tỷ trọng của loại hình B2G trong thương mại điện tử là không đáng kể do hệ thống mua bán của chính phủ còn chưa phát triển.


4. Thương mại điện tử giữa người tiêu dùng và người tiêu dùng (C2C)‌


C2C là loại hình giao dịch giữa các cá nhân và người tiêu dùng với nhau. Sự phát triển của các phương tiện điện tử làm cho nhiều cá nhân có thể tham gia hoạt động thương mại với tư cách là người bán, người cung cấp dịch vụ. Một cá nhân có thể tự thiết lập website để kinh doanh những mặt hàng do mình làm ra hoặc sử dụng một website có sẵn để đấu giá một số món hàng mình có. C2C góp phần tạo nên sự đa dạng của thị trường.

Loại hình thương mại điện tử này tới theo ba dạng:


- Đấu giá trên một cổng, chẳng hạn như eBay, cho phép đấu giá trên mạng cho những mặt hàng được bán trên web.

- Hệ thống hai đầu như P2P, Forum, IRC, các phần mềm nói chuyện qua mạng như Yahoo, Skype, Window Messenger, AOL...‌

- Quảng cáo phân loại tại một cổng như các trang rao vặt.


5. Thương mại điện tử giữa cơ quan nhà nước và cá nhân (G2C)


G2C là loại hình giao dịch giữa cơ quan nhà nước với cá nhân. Đây chủ yếu là các giao dịch mang tính hành chính, nhưng có thể mang những yếu tố của TMĐT. Ví dụ khi người dân đóng tiền thuế qua mạng, trả phí khi đăng ký hồ sơ trực tuyến, v.v...


III. Lợi ích của thương mại điện tử đối với doanh nghiệp


1. Thu thập được nhiều thông tin


Thương mại điện tử giúp người tham gia thu thập được nhiều thông tin về thị trường, đối tác, rút ngắn thời gian sản xuất, tạo dựng và củng cố quan hệ bạn hàng. Các doanh nghiệp nắm được thông tin phong phú về kinh tế thị trường, nhờ đó có thể xây dựng chiến lược sản xuất và kinh doanh thích hợp với xu thế phát triển của thị trường trong nước, khu vực và quốc tế. Điều này


đặc biệt có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, là khu vực được nhiều nước quan tâm, coi là một trong những động lực cho sự phát triển của nền kinh tế.‌

2. Giảm chi phí sản xuất


Thương mại điện tử giúp giảm chi phí sản xuất trước hết là chi phí văn phòng. Các văn phòng không giấy tờ chiếm diện tích nhỏ hơn rất nhiều, chi phí tìm kiếm chuyển giao tài liệu giảm nhiều lần (trong đó khâu in ấn hầu như bỏ hẳn). Điều quan trọng hơn, với góc độ chiến lược, là các nhân viên có năng lực được giải phóng khỏi nhiều công đoạn sự vụ có thể tập trung vào nghiên cứu phát triển, sẽ đưa đến những lợi ích to lớn lâu dài.

3. Giảm chi phí bán hàng, tiếp thị và giao dịch


Thương mại điện tử giúp giảm thấp chi phí bán hàng và chi phí tiếp thị. Bằng phương tiện internet/web, một nhân viên bán hàng có thể giao dịch được với rất nhiều khách hàng, catalogue điện tử trên web phong phú hơn rất nhiều và thường xuyên cập nhật so với catalogue in ấn có khuôn khổ giới hạn và luôn luôn lỗi thời.

Thương mại điện tử giúp người tiêu thụ và doanh nghiệp giảm đáng kể thời gian và chi phí giao dịch. “Thời gian giao dịch qua internet chỉ bằng 7% thời gian giao dịch qua fax, và bằng khoảng 0,5 phần nghìn thời gian giao dịch qua chuyển phát nhanh, chí phí thanh toán điện tử qua internet chỉ bằng 10% đến 20% chi phí thanh toán thông thường” 1.

Tổng hợp những lợi ích trên, chu trình sản xuất được rút ngắn, và do đó sản phẩm mới xuất hiện nhanh và hoàn thiện hơn.



1 http://www.bnm.vn/a/news?t=6&id=793596 (ngày 15/04/2010)


4. Xây dựng quan hệ với đối tác


Thương mại điện tử tạo điều kiện cho việc thiết lập và củng cố mối quan hệ giữa các thành viên tham gia vào quá trình thương mại: thông qua internet, các thành viên tham gia có thể giao tiếp trực tiếp và liên tục với nhau như không còn khoảng cách về địa lý và thời gian nữa; nhờ đó sự hợp tác và sự quản lý đều được tiến hành nhanh chóng, liên tục; các bạn hàng mới, các cơ hội kinh doanh mới được phát hiện trên phạm vi toàn quốc, toàn khu vực, toàn thế giới và có nhiều cơ hội để lựa chọn hơn.

5. Tạo điều kiện sớm tiếp cận kinh tế tri thức


Trước hết, TMĐT sẽ kích thích sự phát triển của ngành công nghệ thông tin tạo cơ sở cho sự phát triển của nền kinh tế tri thức. Lợi ích này có ý nghĩa to lớn đối với các nước đang phát triển: nếu không nhanh chóng tiếp cận nền kinh tế tri thức thì sau khoảng một thập kỉ nữa, nước đang phát triển có thể bị bỏ rơi hoàn toàn. Khía cạnh lợi ích này mang tính chiến lược công nghệ và tính chính sách phát triển dành cho các nước công nghiệp hoá.



[


IV. Quá trình phát triển ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp


Trong doanh nghiệp, việc ứng dụng Thương mại điện tử phát triển qua 5 giai đoạn chủ yếu, thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1 Quá trình phát triển ứng dụng TMĐT Nguồn UNCTAD E commerce development 1

Sơ đồ 1: Quá trình phát triển ứng dụng TMĐT (Nguồn: UNCTAD, E-commerce development 2003)


Giai đoạn 1: Thông tin

Ứng dụng TMĐT trong doanh nghiệp chỉ ở mức độ đơn giản nhất, doanh nghiệp sử dụng máy vi tính cho các nhu cầu trao đổi thông tin: email giao dịch với khách hàng và nhà cung cấp, tìm kiếm và khai thác thông tin trên internet thông qua trình duyệt Web.


Giai đoạn 2: Hiện diện qua Website

Trong giai đoạn này, doanh nghiệp sẽ thiết lập website giới thiệu sản phẩm và dịch vụ, đăng ký tham gia vào các sàn giao dịch, cổng thương mại điện tử. Đồng thời, một số doanh nghiệp có thể triển khai dịch vụ sau bán hàng, hỗ trợ khách hàng thông qua website. Tuy nhiên, TMĐT chưa tác động đến mọi hoạt động, quy trình làm việc trong doah nghiệp.

Giai đoạn 3: Mạng nội bộ (Intranet)

Đây là một bước phát triển lớn khi doanh nghiệp triển khai hệ thống mạng nội bộ để ứng dụng các phần mềm quản trị tài chính và kế toán, nhân sự; chia sẻ dữ liệu trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp bước đầu thực hiện một số hoạt động kiểm kê hàng hóa & logistics để chuẩn bị cho giai đoạn tự động hóa giao dịch.

Giai đoạn 4: Tự động hóa giao dịch

Hệ thống của doanh nghiệp được tích hợp với hệ thống của nhà cung cấp. Điều đó cho phép doanh nghiệp triển khai hóa đơn điện tử và thanh toán điện tử, giúp tự động hóa các giao dịch, tiết kiệm chi phí và thời gian.

Giai đoạn 5: Mạng Extranet – Thương mại điện tử tích hợp cấp độ cao

Trong giai đoạn phát triển cao nhất của việc ứng dụng TMĐT, doanh nghiệp sẽ liên kết hệ thống thông tin của mình với cả đối tác, doanh triển khai hàng loạt các hệ thống quan trọng: hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ERP, hệ thống quản trị nguồn cung ứng SCM, hệ thống quản trị quan hệ khách hàng CRM.



ơ


V. Những trở ngại đối với doanh nghiệp Việt Nam khi ứng dụng TMĐT


So với các phương thức kinh doanh truyền thống, TMĐT phải đối mặt với nhiều trở ngại đặc thù. Theo "Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam năm 2009 ” của Vụ Thương mại điện tử, Bộ Công Thương, hiện đang tồn tại 7 trở ngại lớn nhất đối với việc ứng dụng thương mại điện tử. Kết quả điều tra trên 2000 doanh nghiệp Việt Nam cho thấy các trở ngại mà doanh nghiệp gặp phải khi ứng dụng TMĐT như sau.

Bảng 1: Đánh giá của doanh nghiệp về các trở ngại cho ứng dụng TMĐT giai đoạn 2005 - 20092


Các trở ngại


Điểm bình quân




2005

2006

2007

2008

2009

Môi trường xã hội và tập quán kinh doanh

3,09

2,45

2,48

2,49

3,07

Nhận thức của người dân

3,32

3,23

2,74

2,43

2,89

An ninh mạng

-

2,78

2,90

2,37

2,83

Thanh toán điện tử

3,27

3,19

2,84

2,64

2,76

Môi trường pháp lý

3,11

2,64

2,55

2,57

2,69

Nguồn nhân lực CNTT

2,95

2,45

2,54

2,49

2,68

Dịch vụ vận chuyển và giao nhận

-

-

-

-

2,56

Hạ tầng CNTT và truyền thông

2,81

2,22

2,32

2,68

-

Điểm trung bình các trở ngại

3,09

2,71

2,62

2,52

2,78

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

(Tính trên thang điểm 4)

Năm 2009, điểm số các trở ngại đều lớn hơn mức trung bình (2,5) và là lần đầu tiên sau 4 năm, điểm trung bình các trở ngại tăng lên. Như vậy, chưa


2 Nguồn: Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam năm 2009


có trở ngại nào thực sự được giải quyết triệt để và các trở ngại này vẫn cản trở toàn diện tới tất cả các doanh nghiệp.

Hai trở ngại có điểm số cao nhất là các trở ngại về “Môi trường xã hội và tập quán kinh doanh” và “Nhận thức của người dân về TMĐT thấp”. Các năm trước, khi mức độ đầu tư vào công nghệ thông tin và TMĐT của doanh nghiệp chưa cao, doanh nghiệp tự nhận thấy các vấn đề mang tính kỹ thuật như an ninh mạng, hệ thống thanh toán là các trở ngại cao nhất. Song khi các trở ngại này phần nào đã được doanh nghiệp nỗ lực cải thiện, việc môi trường kinh doanh và nhận thức của người dân không theo kịp sự ứng dụng của công nghệ mới lại trở thành những cản trở cho hiệu quả của việc ứng dụng TMĐT.

Các trở ngại về an ninh mạng, hệ thống thanh toán và môi trường pháp lý đã tồn tại suốt các năm qua. Tại một số thời điểm các trở ngại này có điểm số rất cao. Tuy nhiên với nỗ lực của các cơ quan quản lý nhà nước cũng như doanh nghiệp, điểm số của các trở ngại này đã giảm xuống mức trung bình.

Các trở ngại có điểm số thấp nhất là “Nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu” và “Dịch vụ vận chuyển và giao nhận còn yếu”. Điều này không có nghĩa đây là các trở ngại không cần để ý tới.

Theo kinh nghiệm của các nước đi trước, hai vấn đề nói trên chính là rào cản lớn đối với TMĐT tại các nước đang phát triển. Trong tình hình hiện nay tại Việt Nam, các doanh nghiệp vẫn còn ở giai đoạn đầu của ứng dụng TMĐT, đồng thời TMĐT chưa thực sự thâm nhập sâu rộng vào đời sống kinh tế xã hội nên các trở ngại khác vẫn gây ảnh hưởng lớn hơn. Tuy nhiên, nếu không có phương án giảm bớt và đề phòng các trở ngại này ngay từ bây giờ, trong tương lai đây sẽ là trở thành các trở ngại đáng kể cho sự phát triển của TMĐT.

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 20/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí