Đánh Giá Hiệu Quả Ứng Dụng Thương Mại Điện Tử Của Các Doanh Nghiệp Gốm Sứ Bát Tràng

Quy trình mà các doanh nghiệp Bát Tràng thực hiện đã rút ngắn quy trình tiêu chuẩn, có phần chủ quan nóng vội do sự thiếu hiểu biết của doanh nghiệp. Ngay từ bước đầu, các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng đã không có một kế hoạch dài hạn, chưa nghiên cứu và phân tích thị trường. Sau khi thiết kế xong website lại thiếu một bước rất quan trọng - đánh giá lại website để có sự điều chỉnh, bổ sung chức năng hợp lý. Vì thế website khi hoàn thiện vẫn mắc hàng loạt lỗi, thiếu những chức năng cơ bản, nếu không muốn nói là chưa đạt được những yêu cầu tối thiểu.

Không chỉ vậy, trong mỗi bước mà doanh nghiệp Bát Tràng đã thực hiện cũng không tốt, nhất là khi thuê thiết kế website. Với số vốn đầu tư ban đầu ít ỏi cùng trình độ CNTT hạn chế, doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng gặp khó khăn khi tìm đối tác thực hiện nhu cầu của mình, lại không đủ khả năng thẩm định sản phẩm của đối tác nên luôn bất lợi khi thực hiện hợp đồng. Khi website đã hoàn thành, việc cập nhật thông tin và quản trị website có 2 hình thức chủ yếu là doanh nghiệp tự quản trị hoặc ký hợp đồng với chính nhà cung cấp dịch vụ thiết kế website để làm việc này. Một số ít doanh nghiệp có khả năng tự quản trị lại không có sự đầu tư thích đáng cho công việc này. Còn các doanh nghiệp đi thuê ngoài hầu như hoàn toàn không có khả năng quản lý các giao dịch, thông tin liên hệ qua website. Quảng bá website, một bước quyết định hiệu quả đầu tư ở nhiều doanh nghiệp bị bỏ ngỏ.


Muốn đem lại hiệu quả, quy trình ứng dụng TMĐT cần phải được thực hiện đầy đủ với sự đầu tư thích đáng. Tuy nhiên kết quả khảo sát những doanh nghiệp đã thiết lập website cho thấy đầu tư về ứng dụng thương mại điện tử chiếm tỷ trọng tương đối thấp trong tổng chi phí hoạt động thường niên. Các doanh nghiệp trong hiệp hội gốm sứ Bát Tràng cho biết họ dành không đến 5% chi phí hoạt động cho việc triển khai TMĐT, bao gồm cả việc

mua các phần mềm TMĐT, duy trì bảo dưỡng website và phân bổ nguồn nhân lực cho những hoạt động này.‌


III. Đánh giá hiệu quả ứng dụng thương mại điện tử của các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng


1. Những mặt tích cực


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Các doanh nghiệp Bát Tràng đã bước đầu nhận thức được tầm quan trọng của internet và TMĐT trong việc quảng bá sản phẩm, thương hiệu của mình ra thị trường quốc tế.

Theo kết quả điều tra của tác giả, trong số 28 doanh nghiệp tham gia điều tra, có tới 61% doanh nghiệp đã có ứng dụng TMĐT vào hoạt động kinh doanh. Trong số đó, có nhiều doanh nghiệp đi đầu đã sớm xây dựng website ngay từ giai đoạn trước năm 2003. Mặc dù chưa phải là thước đo trình độ triển khai ứng dụng thương mại điện tử của doanh nghiệp, nhưng số lượng các website kinh doanh cũng là một tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ phát triển thương mại điện tử, đặc biệt trong bối cảnh doanh nghiệp Việt Nam còn tương đối bỡ ngỡ với các phương thức tiến hành thương mại điện tử của thế giới.

Ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Gốm sứ Bát Tràng - 7

Khi việc kết nối hệ thống giữa các đối tác chiến lược để tiến hành trao đổi dữ liệu điện tử trực tiếp ở Việt Nam hiện còn chưa phát triển, thì các website là kênh phổ biến nhất để doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, xúc tiến dịch vụ và tiến hành giao dịch thương mại điện tử cả theo hình thức B2B lẫn B2C. Do vậy, nếu một doanh nghiệp xây dựng và duy trì được một website hiệu quả để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình, điều này đã nói lên một trình độ nhất định về triển khai ứng dụng TMĐT trong doanh nghiệp đó.

2. Những hạn chế


Mặc dù các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng đã sớm nhận ra tầm quan trọng của TMĐT trong hoạt động kinh doanh của mình nhưng việc ứng dụng còn gặp phải những hạn chế nhất định.

Thứ nhất: Sự nghèo nàn về thông tin là vấn đề lớn và nổi cộm nhất. Các nội dung chung ở các trang là: giới thiệu về làng nghề, về sản phẩm, về các nghệ nhân, đồng thời nhận đặt hàng, chào hàng qua email, theo dõi diễn biến thị trường trong nước và thế giới… Tuy nhiên, không chỉ nội dung có phần giống nhau, hình thực thể hiện, nói cách khác là giao diện của trang web cũng tương tự nhau. Sự thuận tiện cho khách vào xem cũng không được thể hiện tốt, cụ thể như cách đặt tên gây khó khăn cho việc tìm kiếm, nội dung quá đơn giản nên chưa thực sự thu hút người xem. Yếu tố thẩm mĩ cũng chưa được xem xét đúng mức, làm tăng thêm sự đơn điệu và thiếu sáng tạo của trang web.

Thứ hai: Công việc cập nhật website bị bê trễ là một vấn đề vô cùng nghiêm trọng. Chỉ có 6% trong số các doanh nghiệp được điều tra có cập nhật thông tin trên website thường xuyên trong khi 76% doanh nghiệp rất ít khi cập nhật hoặc thậm chí là không hề cập nhật. Thông tin nóng hổi, cập nhật thường xuyên là một trong những ưu điểm vượt trội của các trang web điện tử. Mức độ, tần suất cập nhật thông tin lên web là một trong những tiêu chí giúp đánh giá chất lượng và tính chuyên nghiệp của một website, là nhân tố giúp trang web thực sự tồn tại một cách có ích và đem lại lợi ích cho doanh nghiệp. Nếu không đầu tư công sức, thời gian cho trang web của mình thì đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang lãng phí những tiềm năng mà công nghệ thông tin mang lại, và cũng không khác mấy những doanh nghiệp truyền thống hoạt động trong phương thức cũ, không được biết đến TMĐT.

Thứ ba: Cách thức quản lý website cũng là một vấn đề. Khi chuyển giao trách nhiệm quản lý trang web của mình cho đơn vị bên ngoài, doanh nghiệp có lợi là tiết kiệm được thời gian, nhân lực, chi phí cho công việc này. Đây là nhận thức sai lầm của doanh nghiệp khi họ không nhìn nhận đúng mức vai trò của những trang web như là kênh giao tiếp và tương tác trực tiếp với khách hàng. Website là bộ mặt của công ty, là địa chỉ tin cậy nhất mà khách hàng có thể tìm hiểu về sản phẩm và dịch vụ của công ty. Do đó sự nghèo nàn về thông tin và tính năng giao tiếp của các trang web, sự thiếu thân thiện trong giao diện và tìm kiếm của các trang web sẽ vô hình chung đẩy đi những khách hàng tiềm năng, tạo ra những ấn tượng không tốt về sau. Bởi lẽ vậy, để có thể cập nhật thông tin và duy trì quan hệ giao tiếp với khách hàng một cách thường xuyên, doanh nghiệp cần phải là người chủ động nắm quyền quản trị website. Khi giao phần việc này vào tay một công ty dịch vụ bên ngoài, doanh nghiệp đã tự bỏ đi chức năng tương tác với khách hàng của website và biến nó thành một công cụ quảng cáo thuần túy. Với những doanh nghiệp đã ý thức được tầm quan trọng của việc tự mình đảm nhận công tác quản trị website thì họ cũng phải ý thức được những thử thách bởi để làm việc này một cách thật sự chuyên nghiệp cũng là thách thức lớn trong bối cảnh hiện vẫn chưa có nhiều doanh nghiệp bố trí được cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin.

Thứ tư: Vấn đề hiệu quả quảng bá của website còn vô cùng thấp. Theo ông Nguyễn Lợi, giám đốc công ty Nguyễn Lợi cho biết ông chưa nhận được một hợp đồng nào trên mạng. Khách hàng tới doanh nghiệp của ông đều do người quen giới thiệu, hoặc mối cũ. Từ trường hợp của công ty Nguyễn Lợi, chúng ta nhận thấy mối lo lắng nhất hiện nay của các doanh nghiệp Bát Tràng là nên tiếp tục hay từ bỏ những trang web của mình. Để tiếp tục cuộc chơi mạo hiểm với công cụ quảng bá mới mẻ này, doanh nghiệp phải bỏ ra một

khoản tiền từ 2 đến 6 triệu đồng một năm để nuôi một trang web, và phải đầu tư những khoản tiền khá lớn để nâng cấp, thiết kế một trang hiện đại, hấp dẫn hơn nhưng kết quả thì chưa thể nhìn thấy ngay một sớm một chiều. Đây là một chiến lược lâu dài cần những tính toán khôn ngoan.

3. Nguyên nhân của những hạn chế


Một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những thực trạng chưa tốt nêu trên trong quá trình ứng dụng TMĐT của các doanh nghiệp Bát Tràng:

Thứ nhất, đó là doanh nghiệp còn chưa nhận thức đầy đủ về quá trình ứng dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh. Đây là cơ sở ban đầu mang tính quyết định liệu TMĐT thành công hay thất bại. Nhiều doanh nghiệp vẫn có những suy nghĩ như đơn giản cho rằng ứng dụng TMĐT chỉ là lập website cho doanh nghiệp mà không có chiến lược marketing, quảng bá website. Hoặc với suy nghĩ chỉ cần sản phẩm của mình tốt thì khách hàng sẽ tự đến với mình là sai lầm lớn. Việc xây dựng website chỉ là bước đầu trong hành trình đầy thử thách chinh phục TMĐT, khiến TMĐT là công cụ tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Một khi doanh nghiệp có những hiểu biết sâu sắc, đúng đắn về TMĐT, về tiềm năng kinh tế lớn mà nó sẽ mang lại, thì khi đó TMĐT chắc chắn sẽ là một phần không thể thiếu của nền kinh tế.

Nhân tố thứ hai cũng không kém phần quan trọng là khả năng tài chính của các doanh nghiệp còn hạn chế. Chi phí để đầu tư cho website với giao diện thân thiện, đẹp mắt, cơ sở dữ liệu mạnh và ổn định là rất lớn, trung bình khoảng 1.500 USD trong khi thu nhập bình quân của 1 cơ sở sản xuất trong 1 năm là 15 - 25 triệu đồng. Ngoài ra, những chi phí thuê điều hành viên trong cập nhật thông tin hàng ngày, tư vấn viên nhận và phản hồi thông tin từ khách hàng, đội kĩ thuật bảo hành, bảo trì thường xuyên...vv... Thời điểm nền kinh tế nhiều biến động, lãi suất ngân hàng mỗi ngày một cao hơn gây ra nhiều trở ngại về huy động vốn. Hơn nữa, khoản đầu tư lớn như vậy cần sự quyết tâm

rất lớn từ phía doanh nghiệp. Đầu tư lớn vào TMĐT mà hiệu quả kinh tế trước mắt không được khả quan dẫn đến những ngần ngại cho nhiều doanh nghiệp Bát Tràng với quy mô chủ yếu là vừa và nhỏ.

Thứ ba, thói quen kinh doanh nhỏ lẻ, không mang tầm quy mô lớn cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng ứng dụng TMĐT còn kém hiệu quả như hiện nay. Tuy TMĐT mở ra những lợi ích vô cùng lớn, nhưng để đạt được trái ngọt đó đâu thể một sớm một chiều. Những đầu tư chất xám, tiền bạc, thời gian và cả rủi ro là vô cùng lớn. Trong khi đó, các hộ kinh doanh, các công ty gốm sứ thì dường như vẫn yên ổn trong cách làm ăn truyền thống của mình. Qua khảo sát điều tra thực tế, tác giả được biết các đơn đặt hàng chủ yếu đến từ những mối quen biết cũ, hoặc những mối mới dựa trên giới thiệu bạn bè, người quen. Một phần nguồn cầu khác là từ các công ty lớn đặt làm gia công khoán sản phẩm. Các hộ gia đình nhận khoán số lượng, thực hiện đơn hàng theo mẫu sẵn rồi giao hàng theo hẹn. Tuy phương thức làm gia công này lợi nhuận ít nhưng nó lại khá đều đặn và ổn định, nên vẫn tiếp tục duy trì đến nay. Thiếu con mắt nhìn xa, lại quen trong phương thức kinh doanh truyền thống từ xưa đã làm thu hẹp những thị trường tiềm năng, tự đánh mất đi những cơ hội kinh doanh quảng bá sản phẩm vừa có giá trị thẩm mỹ, vừa có giá trị văn hóa cao như gốm sứ Bát Tràng.

Một nguyên nhân nữa là do trình độ về công nghệ thông tin (CNTT), những hiểu biết về máy tính, internet... của bộ phận nhân sự trong các doanh nghiệp Bát Tràng còn vô cùng hạn chế. Như đã nêu trong hiện trạng, sự thiếu hiểu biết về CNTT và TMĐT của các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng gây nhiều thiệt thòi cho chính bản thân họ khi hợp đồng với công ty thiết kế website, khi phải tốn thêm chi phí để thuê công ty ngoài quản lý website cho doanh nghiệp mình. Những chi phí này thường không nhỏ do mức lương chi trả cho ngành CNTT là rất cao. Nguồn nhân lực tại địa phương cũng có nhiều

khó khăn tồn tại. Một bộ phận trình độ học vấn thấp không có điều kiện tiếp xúc với CNTT. Một bộ phận khác được đi học đại học, cao học thì thường ít quay về làng xã làm việc. Do đó dẫn tới thực trạng là nguồn nhân lực thừa vẫn thừa, mà thiếu thì vẫn cứ thiếu. Về lâu dài, nếu những hạn chế này không được nhanh chóng khắc phục thì nó sẽ là vật cản lớn trên con đường tiếp cận và phát huy TMĐT trong kinh doanh của các doanh nghiệp.

Các cơ quan chức năng ở địa phương Bát Tràng còn thiếu định hướng, hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh. Biết đến TMĐT chỉ có một số doanh nghiệp nhanh nhạy, năng động. Dám ứng dụng TMĐT, ví dụ như tạo website riêng, lại càng ít doanh nghiệp thực hiện. Tuy vậy, ở Bát Tràng hiện nay có đến 1000 hộ kinh doanh cá thể. Họ không có khả năng cũng như điều kiện tiếp xúc với công nghệ cao, không thể biết đến TMĐT nhanh như các doanh nghiệp. Họ cần những hướng dẫn, giới thiệu, chỉ đạo từ những lãnh đạo ở xã, ở huyện. Tuy nhiên bộ phận lãnh đạo này lại khá chậm chạp trong tiếp xúc với công nghệ thông tin. Gặp gỡ chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Bát Tràng, tác giả cũng nhận thấy nhiều hạn chế về thông tin, kiến thức về công nghệ thông tin, về xu thế TMĐT. Những chính sách, những hoạt động nhằm giúp các hộ kinh doanh, các doanh nghiệp nhỏ tiếp cận thông tin về TMĐT còn chưa có. Nếu những hỗ trợ đó được thực hiện, thiết nghĩ TMĐT sẽ càng nhanh chóng có được chỗ đứng xứng đáng của nó, góp phần đưa kinh tế của xã Bát Tràng lên tầm cao mới.

Chương III. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh việc ứng dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh‌

tại các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng


I. Phương hướng phát triển kinh doanh gốm sứ Bát Tràng

Trong giai đoạn nền kinh tế hội nhập hiện nay, đặc biệt là từ khi nước ta gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, thì phương thức kinh doanh cũ của làng gốm Bát Tràng đã trở nên không còn phù hợp. Để duy trì sự tồn tại và phát triển của làng nghề đòi hỏi các doanh nghiệp, chính quyền địa phương cũng như Nhà nước cần phải có những giải pháp kịp thời và hiệu quả. Trong chiến lược phát triển làng nghề của Uỷ ban nhân dân xã Bát Tràng và Hiệp hội gốm sứ Bát Tràng thì TMĐT được đánh giá là một công cụ hữu hiệu. Dựa trên những tìm hiểu và khảo sát cụ thể, tác giả cho rằng:

Đầu tiên, Bát Tràng cần đẩy mạnh việc xây dựng thương hiệu. Trước đây, các doanh nghiệp Bát Tràng thường mạnh ai nấy làm, thương hiệu làng nghề không được đầu tư xây dựng thích đáng cũng như không được khai thác một cách triệt để. Do đó điều cần thiết hiện nay là các doanh nghiệp phải hợp sức lại trong một hiệp hội ngành nghề để khai thác thương hiệu chung với tên tuổi của địa phương trong hoạt động kinh doanh của mình. Đồng thời cần liên tục đầu tư cho quảng bá và phát triển để duy trì thương hiệu chung.

Song song với công tác xây dựng thương hiệu, Bát Tràng cần tiếp tục áp dụng mô hình kết hợp sản phẩm địa phương với du lịch và xuất khẩu tại chỗ, một hướng đi được các làng nghề truyền thống nổi tiếng phát huy rất hiệu quả. Chính quyền địa phương và các doanh nghiệp cần có những đầu tư thích đáng cho khu chợ gốm Bát Tràng để nâng cao sức hấp dẫn, thu hút khách du lịch.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/09/2022