Các Giải Pháp Khác Từ Phía Các Ngân Hàng Thương Mại Để Hổ Trợ Cho Việc Tăng Cường Hoạt Động Quản Lý Rủi Ro Kinh Doanh Ngoại Hối


giao kết trên thị trường. Tuy nhiên, trên thực tế thì các NHTM rất khó đáp ứng được việc này. Ví dụ khách hàng cần đồng Won để thanh toán cho hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu từ Hàn Quốc, nhưng hầu như các NHTM không đáp ứng được vì các NHTM không có dịch vụ trao đổi ngoại tệ bằng Won, do vậy Ngân hàng không thể mua và sau đó bán lại chính lượng Won này cho khách hàng, hoặc cũng có thể Ngân hàng đối tác phía nước ngoài không có thỏa thuận thanh toán bằng Won với Ngân hàng này. Còn đối với các giao dịch của hợp đồng bằng USD, không phải lúc nào các NHTM cũng đáp ứng đủ lượng USD theo nhu cầu của thị trường. Do vậy, nhiều khi doanh nghiệp phải tìm tới ngoại tệ từ thị trường tự do, tuy nhiên, việc mua ngoại tệ từ thị trường tự do để nộp vào tài khoản và thanh toán cho giao dịch qua Ngân hàng đều bị cấm. Để khắc phục, các Ngân hàng “lách” bằng cách mua lại ngoại tệ của các doanh nghiệp sau đó bán lại cho chính doanh nghiệp đó. Do vậy, các Ngân hàng cần có dự trữ ngoại tệ, hoặc có nguồn cung giữa các Ngân hàng với nhau để luôn sẵn sàng đáp ứng ngoại tệ cho giao dịch của khách hàng.

Bên cạnh đó, việc cùng một lúc sử dụng 2 loại tiền tệ làm phương tiện thanh toán chính thức tại một đất nước là USD và VNĐ làm giảm đi giá trị của đồng VNĐ, tạo ra tình trạng đầu cơ tràn lan khi tỷ giá USDVNĐ biến động nhiều cũng như làm sai lệch chính sách điều hành CSTT của NHNN. Giải pháp cơ bản của vấn đề này là hạn chế tình trạng đôla hóa nền kinh tế, tức là NHNN phối hợp các NHTM đáp ứng được nhu cầu chính đáng của doanh nghiệp và của người dân trong sử dụng ngoại hối; cũng như Nhà nước quản lý được dòng ngoại hối ra vào qua biên giới và qua hệ thống tài khoản thanh toán giao dịch vốn hoặc giao dịch vãng lai của hệ thống NHTM. Trên thực tế, hiện nay Pháp lệnh 28 về Quản lý ngoại hối được ban hành ngày 13/12/2005 có hiệu lực thi hành từ 1/6/2006 đã bộc lộ những bất cập cần được chỉnh sửa. Một trong những bất cập rõ nhất của Pháp lệnh này là cho phép người dân được trực tiếp nhận ngoại hối từ nước ngoài chuyển về dưới hình thức kiều hối, và cho phép tổ chức, cá nhân gửi và rút ngoại tệ tại Ngân hàng dưới hình thức gửi tiết kiệm. Đây chính là hai chỗ “trú ẩn” hiệu quả và an toàn nhất của giới đầu cơ kinh doanh ngoại tệ trên thị trường tự do. Mỗi khi thị trường ngoại tệ xuất


hiện cung lớn, cầu nhỏ thì họ gửi ngoại tệ vào Ngân hàng để bảo toàn giá trị và vẫn được hưởng lãi. Khí có sốt nóng, cầu lớn hơn cung mà các NHTM không đáp ứng kịp, lập tức lượng ngoại tệ đang “nằm nghỉ” trong các Ngân hàng sẽ được huy động để tham gia thị trường tự do với hành vi thao túng giá sẽ tạo khó khăn đáp ứng USD cho người có nhu cầu sử dụng ngoại tệ thực sự như chữa bệnh ở nước ngoài, du lịch, du học, thanh toán xuất nhập khẩu,….

Không chỉ bất cập trong quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối, mà hệ thống những biện pháp đồng bộ khác liên quan hoặc có tác động dây chuyền đến quản lý ngoại hối cũng cần phải được rà soát. Ví dụ chủ trương tạo điều kiện thuận lợi cho dòng kiều hối của thân nhân người Việt ở nước ngoài gửi về trong nước là cần thiết trong bối cảnh dự trữ ngoại hối của Nhà nước còn hạn chế; chưa thu hút được dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mạnh mẽ. Còn một khi dự trữ ngoại hối của Nhà nước đã dồi dào, dòng ngoại tệ từ đầu tư nước ngoài đổ vào các dự án trong nước mỗi năm đã đạt con số trên 20 tỷ USD, NHNN cần xem xét bỏ quy định cho phép nhận bằng ngoại tệ trong các giao dịch kiều hối.

Bên cạnh đó, một thực tế không thể không nhìn nhận là, một khi tâm lý của người dân còn bị ám ảnh nặng nề bởi tình trạng lạm phát cao vượt khỏi tầm kiểm soát của Nhà nước, thì hành vi găm giữ ngoại tệ đặc biệt là USD như một phương tiện tích trữ vẫn được coi là cần thiết để bảo toàn tài sản của mình. Không chỉ người dân mà cả doanh nghiệp và Ngân hàng cũng găm giữ ngoại tệ, gây ra sự khan hiếm giả tạo là cơ hội cho thị trường tự do bị thao túng bất hợp pháp.

Như vậy, cần được tiến hành đồng bộ lộ trình chống đôla hóa gồm hàng loạt các biện pháp từ vĩ mô đến vi mô. Cần chỉnh sửa tổng thể những cơ chế chính sách trực tiếp hoặc liên quan đến quản lý ngoại hối không còn phù hợp với tình hình phát triển hiện nay của nền kinh tế đất nước. Mặt khác phải đảm bảo nền kinh tế phát triển bền vững, kiềm chế lạm phát hiệu quả, củng cố niềm tin của người dân vào đồng nội tệ một cách thực tế.

Trên thị trường vàng, nhằm giảm mua bán tràn lan và đầu cơ cũng như tác động xấu đến CSTT bằng cách thông qua sự hỗ trợ của NHNN bằng chính sách


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 250 trang tài liệu này.

pháp luật, Nghị định 24 nêu rõ hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng, sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ là hoạt động kinh doanh có điều kiện và phải được NHNN cấp phép. Cụ thể, tại Điều 11 của Nghị định 24, để được cấp Giấy phép mua, bán vàng miếng, doanh nghiệp phải đáp ứng ít nhất ba điều kiện nghiêm ngặt như sau: có vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng trở lên; có số thuế đã nộp của hoạt động kinh doanh vàng từ 500 triệu đồng/năm trở lên trong 2 năm liên tiếp gần nhất; có mạng lưới chi nhánh, địa điểm bán hàng tại Việt Nam từ 3 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên. Theo Nghị định này, Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng. Theo ước tính hơn 10.000 doanh nghiệp kinh doanh vàng khắp cả nước, ít có đơn vị đáp ứng đầy đủ Điều 11 của Nghị định 24, như vậy mạng lưới kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do sẽ bị thu hẹp đáng kể, gần như thị trường tự do bị cấm giao dịch vàng miếng giống như bị cấm giao dịch USD, nhằm giảm đầu cơ làm náo loạn thị trường.

NHNN đã có chính sách để loại bỏ yếu tố tiền tệ của vàng nhằm đảm bảo chính sách tiền tệ một quốc gia không thể có hai phương tiện thanh toán, tránh thao túng, đầu cơ làm sai lệch chính sách điều hành của Nhà nước. Tuy nhiên đã có chính sách tốt, NHNN cần tiếp tục thực hiện trên thực tế và giám sát, kiểm tra, xử phạt nghiêm minh, tạo tính nghiêm túc chấp hành các quy định của pháp luật và tạo ra một thị trường ngoại hối có tính ổn định lầu dài. Một trong những nguyên nhân chính làm cho vàng có chức năng như tiền tệ là do vàng có mang lãi suất, chức năng tiền tệ của vàng là điều rất bình thường trên thị trường tài chính quốc tế, khi vàng được tính lãi suất trong mối quan hệ vay mượn. Tuy nhiên, ở Việt Nam, chức năng tiền tệ của vàng bị khuếch đại trên diện rộng do vàng còn là phương tiện thanh toán trong mua bán bất động sản. Trong suốt một thời gian dài, chính sách tiền tệ chịu sự tác động kép bởi tình trạng “đôla hóa” và “vàng hóa”, dù Pháp lệnh ngoại hối 2005 là cơ sở pháp lý quan trọng để điều chỉnh thực trạng này. Để loại bỏ tình trạng “vàng hóa” nền kinh tế, Điều 19 của Nghị định 24 khẳng định, việc sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán là một hành vi vi phạm pháp luật. Thống đốc NHNN ban hành Thông tư số 12/2012/TT-NHNN có hiệu lực kể từ ngày 30/4/2012 sửa

Quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của các Ngân hàng thương mại cổ phần tại TP.HCM - Trường ĐH Ngân hàng - 21


đổi, bổ sung Thông tư số 11/2011/TT-NHNN quy định chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng của TCTD. Tại Thông tư 12, NHNN quy định rõ, TCTD không được huy động vốn bằng vàng, trừ trường hợp phát hành chứng chỉ ngắn hạn để chi trả vàng cho khách hàng; không được chuyển đổi vốn huy động từ vàng sang VNĐ; không được sử dụng vàng để cầm cố, thế chấp, ký quỹ tại TCTD khác; phải chấm dứt huy động vàng kể từ ngày 25/11/2012.

Ngoài ra NHNN cần tiếp tục xem xét một số giải pháp nhằm tăng cường sự ổn định của thị trường vàng lâu dài và hỗ trợ cho hoạt động KDNH của NHTM hiệu quả và tránh rủi ro cho các NHTM:

Quy định niêm yết giá vàng trong nước bằng cách lấy giá vàng thế giới cộng với các chi phí hợp lý (như phí vận chuyển, lưu kho, dập vàng miếng, …), thuế và biên độ lợi nhuận nhân với tỷ giá chính thức để đảm bảo biên độ chênh lệch giá giữa hai thị trường luôn thấp hơn 400.000 đồng/lượng;

NHNN sẽ điều chỉnh biên độ chênh lệch giá vàng trong từng thời kỳ theo hướng thu hẹp dần;

NHNN tăng dự trữ vàng để chủ động bán vàng can thiệp;

Vàng bán ra phải có Giấy chứng nhận chất lượng của đơn vị giám định độc lập.

Trong bối cảnh giá vàng thế giới vẫn tiềm ẩn các biến động lên xuống khó lường, yêu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay là phải cải tổ việc quản lý vàng và phát triển thị trường vàng. Vàng với hàm lượng vàng cao nên được quản lý với tính chất của một công cụ tiền tệ, Nhà nước cần phải nắm quyền và có các công cụ hữu hiệu để điều chỉnh cung - cầu vàng, chủ động quản lý có hiệu quả, hiệu lực tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế. Bên cạnh việc quản lý vàng với tính chất của một công cụ tiền tệ, cần có lộ trình cụ thể cho việc phát triển thị trường vàng theo thông lệ quốc tế, đa dạng hóa các kênh đầu tư, liên thông thị trường trong nước và quốc tế. Cụ thể:

Thứ nhất, vấn đề lưu thông vàng miếng: do tính chất tiền tệ của vàng vật chất với hàm lượng cao ở nước ta còn khá mạnh, đặc biệt trong điều kiện tiền đồng chưa


ổn định, song cũng không thể để tình trạng lưu thông vàng miếng có hàm lượng cao thay thế tiền đồng trong thanh toán. NHNN cần quản lý chặt chẽ giao dịch này, từng bước hạn chế nó khi điều kiện kinh tế - xã hội cho phép. Chỉ trên cơ sở quản lý vàng với tính chất là công cụ tiền tệ, NHNN mới có thể quản lý được tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, quản lý được giá cả, góp phần ổn định vĩ mô nền kinh tế, hạn chế các giao dịch không có nhu cầu thực. Quản lý nhà nước về vàng với tính chất là công cụ tiền tệ cần xác định cụ thể tiêu chuẩn vàng với tính chất tiền tệ, điều kiện lưu thông vàng tiền tệ và quản lý quan hệ cung - cầu vàng tiền tệ trong nền kinh tế, gắn với sự phát triển lành mạnh của thị trường vàng và vấn đề liên thông thị trường vàng trong nước và quốc tế.

Thứ hai, đảm bảo sự phát triển lành mạnh thị trường vàng trong nền kinh tế: là một loại hàng hóa và là một công cụ tiền tệ trong nền kinh tế, nên việc tồn tại thị trường vàng là vấn đề khách quan, đây cũng là thực tế trên thế giới, các thị trường vàng trên thế giới không chỉ tồn tại mà đã có những bước phát triển mạnh trong thời gian gần đây. Đối với nước ta, hoạt động mua – bán vàng còn là tập quán, có tính lịch sử, văn hóa lâu đời. Vấn đề là làm thế nào để phát triển lành mạnh thị trường vàng, đảm bảo sự thông suốt trong phạm vi nền kinh tế và liên thông với thị trường quốc tế, hạn chế các tác động tiêu cực và tăng cường đóng góp của thị trường vàng vào sự phát triển của đất nước. Thực vậy, để một thị trường phát triển lành mạnh không có nghĩa để thị trường phát triển tự do, nhưng cũng không thể chỉ bằng các giải pháp hành chính, nhất là trong bối cảnh hội nhập. Những biến động mạnh của giá vàng và sự đi trước của giá vàng trong nước so với giá vàng thế giới vừa qua một phần là hệ quả của việc bỏ ngỏ thị trường, không có công cụ pháp lý điều tiết và việc áp dụng một vài giải pháp điều hành mang tính chất hành chính. Do vậy, Nhà nước cần nhanh chóng hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho thị trường vàng, điều tiết các chủ thể bằng các công cụ và hàng rào kỹ thuật trên thị trường. Liên quan tới các công cụ, các loại hình hoạt động trên thị trường, cần có lộ trình phát triển từng bước, phù hợp với điều kiện và trình độ quản lý cụ thể của đất nước. Khung pháp lý nên định hướng nguyên tắc thị trường có quản lý của Nhà nước vì các biện pháp


hành chính chỉ có tác động tức thì, nhưng tiềm ẩn các hành vi lách luật, hoạt động ‘chui”, trong khi chi phí theo dõi, giám sát là rất lớn. Và để quản lý được cung - cầu trên thị trường vàng, thì khung pháp lý phải đảm bảo rằng NHNN thực hiện được vai trò quản lý cuối cùng trên thị trường vàng, tức là phải thực hiện quản lý tập trung các đầu mối hoạt động kinh doanh vàng. Đồng thời, NHNN cần có các công cụ đủ quyền lực để có thể can thịêp khi có các biến động quá mức trên thị trường.

Thứ ba, liên thông thị trường vàng trong nước và thế giới trên cơ sở nới lỏng có kiểm soát hoạt động xuất nhập khẩu vàng: Xuất nhập khẩu vàng nên được quản lý theo nguyên tắc thị trường, thay vì hạn ngạch (quota) như hiện nay. Việc áp dụng quota luôn tiềm ẩn các hoạt động XNK vàng lậu, không thể kiểm soát được và thất thoát nguồn thu cho Nhà nước. Do không kiểm soát được lượng vàng XNK nên sẽ không có thông tin chính xác về cung - cầu vàng trong nền kinh tế. Xóa bỏ cơ chế quota XNK vàng, thì chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế sau khi đã cộng các chi phí nhập khẩu cũng sẽ bị loại bỏ. Liên quan tới thuế XNK vàng cũng không nhất thiết phải áp thuế nhập khẩu với mục đích hạn chế nhập vàng, giảm áp lực lên cầu ngoại tệ, vì khả năng tái tạo ngoại tệ của vàng rất cao. Thực tế, quý I/2009, Việt Nam đã có xuất siêu nhờ xuất siêu vàng, thuế xuất khẩu vàng cũng nên được cân nhắc ở mức phù hợp, khuyến khích việc khơi thông đầu ra, qua đó phát triển công nghiệp khai thác vàng và công nghiệp chế tác vàng trong nước, tạo công ăn việc làm cho xã hội.

3.3.4 Các giải pháp khác từ phía các ngân hàng thương mại để hổ trợ cho việc tăng cường hoạt động quản lý rủi ro kinh doanh ngoại hối

3.3.4.1. Tăng vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thương mại

Quy mô về vốn tự có của một NHTM là một trong những tiêu chí đánh giá về năng lực tài chính và khả năng đảm bảo tỷ lệ an toàn của Ngân hàng. Quy mô quá nhỏ bé về vốn là một trong những điểm yếu lớn, đang cản trở sự phát triển và nâng cao khả năng cạnh tranh của các NHTM. Vì vậy, yêu cầu tất yếu đặt ra đối với các NHTM là phải tăng vốn điều lệ với tốc độ nhanh hơn tốc độ của tổng nguồn vốn. Trong hệ thống các giải pháp, giải pháp tăng vốn điều lệ của các NHTM là giải


pháp quan trọng để nâng cao sức cạnh tranh, tạo cơ sở cho việc điều chỉnh cơ cấu huy động và sử dụng vốn. Do vậy điều cần làm đầu tiên là đánh giá lại tài sản của toàn hệ thống NHTM vì từ lâu số tài sản này bị đánh giá thấp hơn nhiều so với giá trị thực tế. Đồng thời, tiếp tục cho phép các nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của các NHTM cổ phần với tỷ lệ cho phép theo quy định của NHNN; tăng tỷ lệ trích lập quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ hàng năm từ lợi nhuận sau khi nộp thuế thu nhập; cho phép các NHTM cổ phần niêm yết, phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng khoán; tiếp tục mua lại, sát nhập và hợp nhất các NHTM cổ phần quy mô nhỏ vào các NHTM cổ phần mạnh hơn, quy mô lớn hơn để tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường.

3.3.4.2. Đầu tư công nghệ

Ngày nay, để đánh giá khả năng cạnh tranh của một Ngân hàng và khả năng phòng ngừa rủi ro trong hoạt động KDNH, người ta không chỉ dựa vào quy mô vốn, số lượng các dịch vụ cung cấp mà còn ở trình độ công nghệ và nguồn nhân lực của chính Ngân hàng đó. Một thực tế cho thấy, một Ngân hàng lớn có nhiều vốn nhưng cơ sở hạ tầng lạc hậu, nhân viên không linh hoạt trong cập nhật và ứng dụng các kiến thức mới về kinh doanh Ngân hàng thì Ngân hàng đó sẽ rơi vào tình trạng trì trệ, khó có khả năng phòng chống rủi ro ngoại hối và chính quy mô lớn nhiều khi lại gây khó khăn cho việc quản trị và là lực cản của sự phát triển. Hơn nữa chính công nghệ và nguồn nhân lực lại là hai nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của sản phẩm dịch vụ Ngân hàng. Vì vậy, yêu cầu đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ của cán bộ nhân viên Ngân hàng đang là nhu cầu cấp bách hiện nay.

3.3.4.3. Phát triển nguồn nhân lực

Theo đánh giá chung, nguồn nhân lực của các NHTM còn nhiều hạn chế và bất cập. Một mặt hiểu biết và kỹ năng thực hiện các công việc chuyên môn của nhiều cán bộ chưa theo kịp và chưa đáp ứng đòi hỏi của hoạt động Ngân hàng trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập, nhất là trong việc triển khai các dịch vụ mới và theo cách thức hoạt động của Ngân hàng hiện đại. Mặt khác, có một số cán bộ tuy được đào tạo cơ bản, có năng lực chuyên môn cao nhưng lại chưa được bố trí, sử


dụng hợp lý, gây lãng phí và hạn chế hiệu quả sử dụng cán bộ. Tình hình này đòi hỏi phải tăng cường về đào tạo và sử dụng hợp lý hơn nguồn nhân lực theo các giải pháp sau:

Thứ nhất, tập trung giải quyết tốt mâu thuẫn giữa việc phải dành nguồn cán bộ để đáp ứng các yêu cầu trước mắt, nhưng đồng thời phải dành sự đầu tư thỏa đáng cho việc đào tạo và đào tạo lại cán bộ nhằm đảm bảo tốt cho các bước phát triển tiếp theo. Bên cạnh việc dứt khoát chọn một số cán bộ trẻ được đánh giá là có năng lực và đạo đức tốt cử đi đào tạo dài hạn và chuyên sâu ở trong và ngoài nước để có khả năng triển khai áp dụng các kiến thức, kinh nghiệm học được; đồng thời coi trọng việc đào tạo thông qua công việc hàng ngày như cán bộ lãnh đạo tạo điều kiện, dành thời gian chỉ dẫn và giao việc cụ thể, có đánh giá để cán bộ tăng cường tự học, vươn lên.

Thứ hai, ưu tiên đề bạt sử dụng số cán bộ trẻ có năng lực và đạo đức tốt thay thế một bộ phận cán bộ lãnh đạo không theo kịp yêu cầu do sự đổi mới nhanh chóng trong công nghệ, khoa học tổ chức và quản lý hiện đại.

Thứ ba, cần nâng cao năng lực quản trị điều hành của ban lãnh đạo NHTM. Đây là một trong những yếu tố quyết định năng lực và hiệu quả hoạt động của mỗi Ngân hàng. Năng lực này phụ thuộc vào khả năng dự báo và chủ động xử lý kịp thời các tình huống phát sinh sử dụng có hiệu quả các cơ hội và vượt qua các thách thức.

3.4. CÁC KIẾN NGHỊ VỚI CƠ QUAN CHỨC NĂNG

Bên cạnh những định hướng và các giải pháp được đưa ra đối với các NHTM ở phần trên, các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lý rủi ro kinh doanh ngoại hối tại các NHTM cổ phần tại TP.HCM có được sớm triển khai thành công hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào sự chỉ đạo, hướng dẫn cũng như tạo điều kiện hổ trợ từ phía các cơ quan chức năng, các Bộ, ngành liên quan, mà đặc biệt và trước nhất là NHNN Việt Nam và Hiệp hội Ngân hàng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/05/2023