Thông Tin Tư Vấn Về Ứng Dụng Thương Mại Điện Tử Trong Hoạt Động Xúc Tiến Xuất Khẩu Cho Các Doanh Nghiệp.

được giới thiệu ra toàn thế giới. Các sản phẩm được sắp xếp và phân loại theo lĩnh vực sản phẩm hoặc theo vị trí địa lý của nơi sản xuất.

Các thông tin về một sản phẩm bao gồm: Tên sản phẩm, Mục phân loại, Nhà sản xuất, ảnh của sản phẩm, Mô tả sản phẩm, Các điều kiện thương mại: giá, thanh toán, giao hàng,...

* Cơ hội giao thương:


Đây là phần quan trọng nhất và cũng là phần bận rộn nhất của Trung tâm giao dịch TMĐT và là nơi diễn ra các cuộc trao đổi, mua bán và hợp tác. Tại đây, những người tham gia giao dịch gồm người mua, người bán, các đại lý, trung gian... có thể đưa ra các yêu cầu, chào hàng và nhận thông tin phản hồi từ phía những người quan tâm.

Các thông tin cần thiết trong một chào hàng bao gồm: Tiêu đề; Mục sản phẩm; Chi tiết của chào hàng; Người chào hàng; Thời hạn hiệu lực; Các chào hàng liên quan.

* Thông tin hỗ trợ kinh doanh:


Thông tin hỗ trợ kinh doanh sẽ tập trung vào các thông tin nhằm giới thiệu cho phía các đối tác nước ngoài về môi trường kinh doanh tại Việt Nam và các thông tin về các quy định, thủ tục, dịch vụ liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu để hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong nước.

Các mục thông tin hỗ trợ bao gồm: Hồ sơ thị trường; Môi trường kinh doanh tại Việt Nam; Các chính sách, quy định liên quan đến xuất nhập khẩu tại Việt Nam; Thống kê: thống kê thương mại và kinh tế; Các kinh nghiệm kinh doanh với các thị trường; Tin tức kinh tế và thương mại; Thông tin hội chợ triển lãm, hội thảo hội nghị; Địa chỉ hữu ích: các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xúc tiến thương mại,...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Về mặt kỹ thuật, Trung tâm giao dịch TMĐT được xây dựng dựa trên kiến trúc 3 tầng: tầng quản trị cơ sở dữ liệu, tầng phần mềm xử lý các yêu cầu nghiệp vụ và tầng trình bày kết quả trên giao diện người dựng (web).

Các máy chủ thực hiện các chức năng khác nhau được thiết kế chạy độc lập để đảm bảo tốc độ xử lý và thực hiện các yêu cầu tính toán, đồng thời đảm bảo các yêu cầu về bảo mật thông tin và an toàn dữ liệu. Bản thân giữa các máy chủ cùng chức năng cũng có cơ chế đồng bộ dữ liệu và thay thế trong trường hợp gặp các sự cố để đảm bảo hệ thống được vận hành liên tục 24 giờ trong ngày, 7 ngày trong tuần và 365 ngày trong năm.

Ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu tại công ty trách nhiệm hữu hạnh Mây tre xuất khẩu Chúc Sơn - 11

Vậy ta có thể thấy việc tham gia vào các trung tâm giao dịch TMĐT sẽ giúp cho các doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ nói chung và Công ty TNHH mây tre xuất khẩu nói riêng có nhiều cơ hội tham gia thị trường, tiếp cận và tìm kiếm đối tác. Đồng thời khi tham gia vào trung tâm giao dịch TMĐT Công ty sẽ được tư vấn các kiến thức về các kiến thức về quản trị kinh doanh và

các doanh nghiệp có điều kiện trao đổi học hỏi kinh nghiệm để từ đó có thể nâng cao được khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

1.2. Thông tin tư vấn về ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu cho các doanh nghiệp.

Mục tiêu của hoạt động này là cung cấp thông tin chính xác và kịp thời cho doanh nghiệp thông qua Cổng giao dịch tin học hỗ trợ doanh nghiệp, các khu trưng bày ứng dụng TMĐT trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu, các database về ứng dụng TMĐT trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu cho các doanh nghiệp để họ tìm hiểu về các ứng dụng TMĐT, kinh nghiệm ứng dụng, các bài học thành công và thất bại trong ứng dụng TMĐT, các điều kiện cần và đủ để ứng dụng TMĐT vào hoạt động xúc tiến xuất khẩu của từng loại hình doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp ngành thủ công mỹ nghệ và từ đó lựa chọn cho mình một giải pháp tốt nhất.

Nội dung của hoạt động này bao gồm:


- Hợp tác với hội tin học Việt Nam, các tổ chức, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ thông tin xây dựng “Cổng giao dịch tin học hỗ trợ doanh nghiệp”, Cổng giao dịch này sẽ gắn kết với Sàn giao dịch Thương mại

điện tử Việt Nam, đây là trung tâm hội chợ triển lãm tuyên truyền giới thiệu về hàng hoá, dịch vụ, sản phẩm, giải pháp của doanh nghiệp tin học trong và ngoài nước, đồng thời đây cũng là Trung tâm giao dịch thương mại: công cụ giúp các doanh nghiệp trong lĩnh vực tin học thực hiện việc trao đổi, đàm phán với khách hàng, ngoài ra đây còn là trung tâm thông tin hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ: cung cấp cho các doanh nghiệp các thông tin về thị trường (cả trong và ngoài nước), về công nghệ mới, và các thông tin tiện ích khác: hội chợ, triển lãm, địa chỉ cần liên hệ,... Qua cổng giao dịch này doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ có thể nắm bắt tình hình thị trường nhanh nhất và lựa chọn cho doanh nghiệp mình những sản phẩm phù hợp nhất với thị trường thế giới.

- Xây dựng Khu trưng bày các ứng dụng TMĐT trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu phục vụ doanh nghiệp. Tại đây sẽ diễn ra các hoạt động hội thảo, hội nghị, các cuộc toạ đàm, đàm phán, ký kết hợp đồng, thẩm định và tư vấn doanh nghiệp,... Tại khu trưng bày này sẽ trưng bầy và giới thiệu các sản phẩm thực của một số doanh nghiệp tiêu biểu ngành thủ công mỹ nghệ. Khu trưng bày này sẽ đặt trụ sở tại tất cả các chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam trên toàn quốc, đầu mối của doanh nghiệp Việt Nam.

- Biên soạn các tài liệu, ấn phẩm giới thiệu công nghệ mới để ứng dụng TMĐT trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu nhằm giúp các doanh nghiệp tìm hiểu và lựa chọn công nghệ phù hợp.

- Tư vấn lựa chọn giải pháp ứng dụng phù hợp với đặc thù hoạt động, nhu cầu và khả năng của doanh nghiệp. Với các nhu cầu doanh nghiệp sẽ có các buổi toạ đàm, buổi thuyết trình cụ thể với nhiều các giải pháp khác nhau để doanh nghiệp có thể lựa chọn giải pháp tốt nhất.

- Hướng dẫn lập, triển khai và giám sát việc ứng dụng TMĐT trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu. Đây là việc khó khăn đối với doanh nghiệp do vậy cần có những chuyên gia tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp trong quy trình lập dự án, lựa chọn giải pháp, triển khai ứng dụng, đào tạo chuyên viên và giám sát dự án.

1.3. Đào tạo nhân lực ứng dụng Thương mại điện tử trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu cho doanh nghiệp.

Hiện nay một trong những rào cản chính cản trở sự phát triển của các doanh nghiệp trong việc ứng dụng TMĐT là thiếu đội ngũ chuyên gia về TMĐT. Đây là một thực tế mà cho tới hiện nay chúng ta vẫn chưa có giải pháp tổng thể để giải quyết. Bên cạnh đó, một thực tế là số doanh nghiệp vừa và nhỏ của chúng ta chiếm tới 96% tổng số doanh nghiệp cả nước. Đây là đội ngũ có nhu cầu đào tạo ứng dụng TMĐT lớn của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Chính vì vậy việc xây dựng một kế hoạch tổng thể trong việc đào tạo nguồn nhân lực có thể ứng dụng TMĐT trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu cho doanh nghiệp là rất cần thiết.

1.4. Góp phần tạo môi trường phát triển ứng dụng TMĐT trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu cho doanh nghiệp.

Hiện nay Việt Nam đang có những bước đi tích cực nhằm tạo ra một môi trường cho phát triển ứng dụng TMĐT trong doanh nghiệp. Đã xuất hiện một số chương trình dự án tạo lập môi trường ứng dụng TMĐT trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu cho cộng đồng doanh nghiệp nhưng mới chỉ dừng lại ở mặt chính sách. Trong thời gian tới, việc tham gia của cộng đồng doanh nghiệp với tư cách là những người hưởng lợi và tham gia chủ đạo vào chương trình hỗ trợ ứng dụng TMĐT có một vai trò quan trọng trong việc đánh giá và thực hiện chương trình.

Nội dung của chương trình bao gồm:


- Tham gia xây dựng các chuẩn ứng dụng TMĐT trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu trong doanh nghiệp như các chương trình về xác thực điện tử, chữ ký điện tử,...

+ Tham gia cùng các bộ ban ngành, các cơ quan hữu quan về việc xây dựng các chuẩn ứng dụng TMĐT trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu trong doanh nghiệp như các chuẩn về trao đổi dữ liệu điện tử, về chữ ký điện tử, thanh toán điện tử. Xây dựng dự án mạng giá trị gia tăng trong đó ứng dụng các chuẩn trao đổi dữ

liệu điện tử vào việc hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng TMĐT vào hoạt động kinh doanh.

+ Phối kết hợp với các tổ chức quốc tế trong việc xây dựng chuẩn ứng dụng TMĐT. Tham gia các đoàn khảo sát nước ngoài trong việc tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế về việc xây dựng các chuẩn ứng dụng TMĐT trong doanh nghiệp.

Dự kiến chương trình này được thực hiện từ năm 2005 đến 2007 và kinh phí để tiến hành là 4.493.355.000 đồng.

- Thu thập tổng hợp các ý kiến góp ý của doanh nghiệp để kiến nghị lên Chính phủ các chính sách chế độ nhằm đẩy mạnh ứng dụng TMĐT trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu trong doanh nghiệp.

Dự kiến sẽ tiến hành 4 cuộc điều tra đối với 500 doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp trong ngành thủ công mỹ nghệ trên địa bàn cả nước. Chi phí cho toàn bộ quá trình hoạt động từ năm 2005 đến năm 2008 là 320 triệu đồng.

- Tăng cường hợp tác quốc tế trong ứng dụng TMĐT bao gồm các công việc:


+ Tăng cường hợp tỏc với cỏc tổ chức quốc tế trong việc kờu gọi cỏc dự ỏn về ứng dụng TMĐT trong hoạt động xỳc tiến xuất khẩu cho Việt Nam.

+ Tăng cường hợp tác với các đối tác nước ngoài trong việc học hỏi kinh nghiệm trong việc triển khai ứng dụng TMĐT trong các doanh nghiệp.

Kinh phí thực hiện chương trình hợp tác này nằm trong kinh phí quảng bá của VCCI và của Trung tâm giao dịch Thương mại điện tử.

1.5. Tạo hành lang pháp lý cho việc ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động xúc tiến xuất khẩu.

TMĐT tạo ra nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp. Vì vậy, tới năm 2005 mặc dù giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu trong các giao dịch thương mại chưa được pháp luật thừa nhận nhưng nhiều doanh nghiệp trong nước đã tích cực, chủ động ứng dụng TMĐT. Tuy nhiên, TMĐT chỉ có thể phát triển mạnh mẽ khi các giao dịch thương mại thông qua phương tiện điện tử được pháp luật đảm bảo.

TMĐT liên quan tới nhiều lĩnh vực nhưng do nguồn lực có hạn nên chúng ta cần xây dựng kế hoạch soạn thảo và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật với trình tự hợp lý. Trước hết cần ban hành các văn bản pháp quy thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu trong các hoạt động thương mại, tiếp đó là các văn bản điều chỉnh các vấn đề đảm bảo cho thông điệp dữ liệu có giá trị pháp lý, cuối cùng là các văn bản điều chỉnh các hành vi khác liên quan tới TMĐT.

Khi soạn thảo các văn bản pháp quy cần phải tổ chức cho đông đảo công dân, cộng đồng các doanh nghiệp và các nhóm lợi ích tham gia góp ý với các hình thức phù hợp. Đồng thời cần tham khảo kinh nghiệm ban hành các văn bản luật tương ứng của các nước khác.

- Các văn bản pháp quy thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu:


Tới cuối năm 2006 cần ban hành các luật tạo nền tảng cho TMĐT là Luật Giao dịch điện tử, Luật Thương mại (sửa đổi) và Bộ Luật dân sự (sửa đổi) (quy định chung về hợp đồng).

- Các văn bản pháp quy điều chỉnh các vấn đề đảm bảo cho thông điệp dữ liệu có giá trị pháp lý:

Tới cuối năm 2007 cần ban hành các văn bản pháp quy điều chỉnh nhiều khía cạnh liên quan tới TMĐT như chữ ký số và chứng thực điện tử (CA), hợp đồng điện tử, an toàn và bảo mật, giải quyết tranh chấp, v.v...

- Các văn bản pháp quy khác

Trong các năm 2008 – 2010 cần ban hành đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh mọi khía cạnh liên quan tới TMĐT như bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, tội phạm trên mạng, các vấn đề về thuế nội địa và thuế hải quan, v.v...

Song song với việc xây dựng luật, việc tổ chức thực thi các quy định pháp luật liên quan tới thương mại điện tử một cách cương quyết, kịp thời bao gồm các công việc sau:

- Xây dựng cơ chế, bộ máy mạnh để thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bí mật riêng tư, bảo vệ người tiêu dùng.

Các vấn đề về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bí mật riêng tư và bảo vệ người tiêu dùng đã gắn rất chặt với thương mại truyền thống, trong TMĐT các vấn đề này càng gắn chặt hơn. Do tính tức thời, liên tục 24/7 và xuyên quốc gia của nó, TMĐT đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ mang tính toàn cầu đối với việc thực thi quyền bảo vệ sở hữu trí tuệ, bí mật riêng tư và bảo vệ người tiêu dựng.

Cho tới năm 2005 chúng ta vẫn chưa thực thi đầy đủ các quy định pháp luật về các vấn đề trên ngay trong thương mại tryền thống. Vì vậy, trong giai đoạn 2006

– 2010 chúng ta cần xây dựng cơ chế, bộ máy mạnh để thực thi các quy định pháp luật đối với quyền bảo vệ sở hữu trí tuệ, bí mật riêng tư và bảo vệ người tiêu dùng vừa cả trong thương mại truyền thống, vừa cả trong TMĐT.

- Xây dựng cơ chế, bộ máy giải quyết tranh chấp mạnh để sẵn sàng đáp ứng được các vấn đề phát sinh trong TMĐT.

Hoạt động thương mại bao giờ cũng gắn liền với giải quyết tranh chấp. Trong khi bộ máy và cơ chế giải quyết các tranh chấp thương mại truyền thống đó tương đối hoàn chỉnh thì trên thế giới cũng như ở Việt Nam hầu như chưa xác lập được bộ máy và cơ chế giải quyết các tranh chấp phát sinh trên cơ sở ứng dụng TMĐT.

Trong giai đoạn 2006 – 2010 cần xây dựng cơ chế, bộ máy giải quyết tranh chấp có hiệu quả để sẵn sàng giải quyết một cách thoả đáng các tranh chấp phát sinh

trong TMĐT thông qua các hình thức như giải quyết tranh chấp qua cơ chế tự hoà giải, cơ quan trọng tài kinh tế, các cơ quan hành chính hay toà án kinh tế hoặc toà án hành chính.

- Quy định cơ quan chịu trách nhiệm thống kê về TMĐT, triển khai nhanh hoạt động thống kê về TMĐT.

Thống kê về TMĐT có ý nghĩa quan trọng đối với các cơ quan nhà nước khi xây dựng chiến lược, chính sách ở tầm vĩ mô cũng như đối với các doanh nghiệp khi xác định chiến lược kinh doanh của mình. Thống kê tốt sẽ giúp các nhà làm chính sách xác định đúng đắn những ảnh hưởng hiện tại và tiềm tàng của nền kinh tế số hoá, qua đó đánh giá được tác động của các chiến lược CNTT, từ đó dẫn đến việc sửa đổi chiến lược sao cho khai thác được tối ưu tiềm năng kinh tế của những công nghệ mới.

Chúng ta đã ban hành Luật Thống kê và đang tích cực triển khai luật này. Trong giai đoạn 2006 – 2010 cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê về nền kinh tế số hoá, giúp đánh giá một cách toàn diện và có hệ thống việc ứng dụng TMĐT trên phạm vi toàn quốc, đồng thời quy định một cơ quan chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về thống kê TMĐT.

2. Các giải pháp từ phía công ty TNHH mây tre xuất khẩu Chúc Sơn

2.1. Xây dựng cơ sở vật chất để tạo điều kiện ứng dụng TMĐT

Mặc dự hiện nay cơ sở vật chất trong công ty là khá tốt (với 1 máy vi tính xách tay và 6 máy vi tính để bàn đều được nối mạng Internet nhưng thông qua đường dial – up chưa thông qua đường ADSL. Bên cạnh đó hiện nay công ty còn có hẳn một chuyên gia thiết kế phần mềm thuộc công ty FPT hàng đầu tại Việt Nam, do đó các phần mềm về công nghệ thông tin mà công ty đang ứng dụng luôn được cập nhật các phiên bản mới nhất; trang thiết bị văn phòng khá hiện đại và được sắp xếp rất ngăn nắp, hệ thống thông tin liên lạc, phương tiện vận chuyển, hệ thống máy vi tính được kết nối vào mạng internet khá nhanh, máy in và máy fax còn mới… Mỗi phòng đều có số điện thoại liên lạc riêng, mỗi nhân viên đều được trang bị một máy tính và một máy vi tính riêng có kết nối

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/01/2023