Doanh Nghiệp Đánh Giá Về Tác Dụng Của Tmđt Đối Với Hoạt Động Kinh Doanh 5


Khắc rất ưa chuộng. Đáng chú ý là khách hàng Mỹ và các nước Tây Âu rất thích đặt hàng chậu hoa cảnh, các đồ trang trí nội thất. Qua đó cho ta thấy tiềm năng xuất khẩu sang nhiều thị trường khác trên thế giới của Bát Tràng. Vấn đề đặt ra là tìm cách nào để doanh nghiệp có thể tiếp cận với những khu vực đó, và với mức chi phí trong khả năng của doanh nghiệp Việt Nam vốn chỉ có quy mô vừa và nhỏ. Câu trả lời là “Thương mại điện tử”.

Theo Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam năm 2009, 5 tác dụng lớn nhất của TMĐT đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được đánh giá như sau:

Hình 3: Doanh nghiệp đánh giá về tác dụng của TMĐT đối với hoạt động kinh doanh5


(Tính trên thang điểm 4)


Hai lợi ích lớn nhất là “Mở rộng kênh tiếp xúc với khách hàng” và “Xây dựng hình ảnh doanh nghiệp” có nghĩa lớn đối với vấn đề mà các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng đang gặp phải là cần mở rộng kênh phân phối để


5 Nguồn: Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam năm 2009


giải quyết đầu ra cho sản phẩm và cần xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình. Vì vậy, việc ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng là một đòi hỏi tất yếu và cần thiết, phù hợp với xu thế chung của thế giới. Ứng dụng thương mại điện tử là cách để Bát Tràng mở rộng thị trường xuất khẩu và nâng cao sức cạnh tranh cho các sản phẩm gốm sứ của làng nghề.‌


III. Thực trạng ứng dụng TMĐT của các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng


1. Mức độ ứng dụng TMĐT của các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng


Nhằm phục vụ hoạt động xuất khẩu, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ trở thành một trong những lực lượng triển khai mạnh nhất các ứng dụng thương mại điện tử. Đối với gốm sứ Bát Tràng, đã có rất nhiều doanh nghiệp thuê thiết kế các website giới thiệu sản phẩm của mình, từ những công ty lớn (Công ty TNHH Quang Vinh, Hợp tác xã công nghiệp gốm sứ Hợp Lực, Công ty cổ phần sứ 51…) đến các doanh nghiệp tư nhân (Nguyễn Lợi, Mùi Lầu...).

Tới giai đoạn năm 2003, hàng loạt website đã lần lượt ngừng hoạt động vì không đem lại hiệu quả như cửa hàng Mùi Lầu (www.muilau- ceramics.com), cửa hàng Nguyễn Lợi (nguyenloiceramic.com)… Các doanh nghiệp nhỏ không thể tiếp tục bỏ ra chi phí để duy trì website trong khi thống kê cho thấy có chưa tới nổi 500 lượt khách truy cập mỗi tháng. Ngay cả website của Công ty cổ phần sứ 51 (www.cps51.com), một doanh nghiệp lớn và đi đầu trong phong trào cũng phải ngừng hoạt động sau đó.

Việc ứng dụng TMĐT vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng cũng nhận được sự hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước và chính


quyền địa phương. Tháng 6 năm 2004, Trung tâm xúc tiến xuất khẩu gốm sứ Bát tràng (BatTrang Ceramics Export Promotion Center - BTEP) thuộc Hội gốm sứ Bát Tràng được thành lập dưới sự bảo trợ của Chương trình Phát triển kinh tế tư nhân (MPDF). Tới cuối năm 2004, BTEP thành lập phòng trưng bày và cho ra mắt website www.battrang-ceramics.org với tham vọng tiếp thị sản phẩm Bát Tràng tới thị trường quốc tế, nâng con số các nhà sản xuất hợp tác với BTEP từ 34 lên 400 trong vòng 2 đến 3 năm. Thế nhưng, nội dung của website này còn kém hơn cả website của các doanh nghiệp. Điều tất yếu là tới cuối tháng 7 năm 2008, website này đã dừng hoạt động.

Theo số liệu thu thập được tính đến tháng 3 năm 2010 từ Hiệp hội gốm sứ Bát Tràng, trụ sở tại xóm 3, thôn Bát Tràng, xã Bát Tràng,: có 700 trên tổng số 1000 doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể lắp đặt và sử dụng internet, xấp xỉ 70%. Trong số đó có 60 doanh nghiệp tư nhân và đều thuộc hiệp hội gốm sứ Bát Tràng. Cũng theo số liệu của hội, hầu hết các website đều có cung cấp thông tin giới thiệu doanh nghiệp, thông tin giới thiệu sản phẩm. Trong số đó chỉ khoảng 10% bước đầu có tính năng hỗ trợ giao dịch thương mại điện tử như cho phép hỏi hàng hoặc gửi yêu cầu, một số ít cho phép đặt hàng trực tuyến.

Thực trạng cho thấy, ứng dụng thương mại điện tử ở các doanh nghiệp Bát Tràng mới chỉ dừng lại ở mức độ xây dựng website quảng bá hình ảnh doanh nghiệp và sản phẩm, một số ít doanh nghiệp có những bước chuẩn bị cho giao dịch điện tử.

2. Đánh giá chung về website của các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng

Hiện tại, vẫn có một số website của các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng còn duy trì được hoạt động. Tác giả đã tiến hành khảo sát 9 website trong số này và rút ra nhận định nội dung các trang web tương tự nhau (từ


giới thiệu sản phẩm, giới thiệu về công ty, về lịch sử của gốm sứ Bát Tràng đến các mục liên hệ, tiếp nhận phản hồi từ phía khách hàng) không tạo ra được sự khác biệt đáng kể.

Có tới 4/9 website trên là website tĩnh. Loại website này dễ thiết kế nhưng lại khó cập nhật thông tin và sản phẩm mới, chỉ đáp ứng được mức độ giới thiệu thông tin cho người xem. Và cả 4 hợp đồng thiết kế website tĩnh của Hợp Lực, Hà Phú, Xuân Thủy và Hoa Thanh đều ký với cùng một đối tác, Công ty Cổ phần phát triển Thương mại điện tử Việt Nam (ECO). Lẽ dĩ nhiên là tất cả có nội dung tương đồng, thậm chí sự khác biệt chỉ là cái tên và một vài hình ảnh.

Thời gian đầu, nhiều doanh nghiệp ở Bát Tràng do hiểu biết về website hạn chế, làm theo phong trào nên dễ bị mắc bẫy những công ty thiết kế khi ký hợp đồng tạo website tĩnh, dẫn đến tình trạng nhiều website bị bỏ hoang, không được cập nhật đều đặn nữa. Các site còn lại tuy cố gắng duy trì hoạt động nhưng cầm chừng với lượng khách truy cập rất thưa thớt. Sự bê trễ trong việc chăm sóc trang web thể hiện ở tần suất cập nhật thông tin chậm chạp, khoảng 1 tháng 1 lần; sự rà soát website không được coi là công việc hàng ngày.

Hầu hết các website mới chỉ dừng lại ở mức đưa ra catalogue sản phẩm. Chỉ có 2/9 website được khảo sát có module Đặt hàng trực tuyến trong khi đây là tính năng tối thiểu để hỗ trợ giao dịch thương mại điện tử và cũng không khó khăn về mặt kỹ thuật.

Các website chỉ chú trọng giới thiệu về sản phẩm, không biết cách tạo niềm tin cho khách hàng thông qua những mục như Giới thiệu Khách hàng và Đối tác (1/9 website có), Chính sách bán hàng (2/9 website có), Hỗ trợ trực tuyến (1/9 website có).


Bảng 2: Đánh giá nội dung website của các doanh nghiệp Bát Tràng




Công ty


Địa chỉ

Giới thiệu công ty


Catalogue Sản phẩm

Giới thiệu về Bát Tràng

Nhận Phản hồi


Website động

Đặt hàng trực tuyến

Hỗ trợ trực tuyến

Giới thiệu Chính sách

bán hàng

Giới thiệu Khách hàng Đối tác

Hợp Lực

www.hoplucceramic.com

X

x


x






Hà Phú

www.gomsubattrang.com

X

x

x

x






Xuân Thủy

www.gombattrang.com

X

x








Hoa Thanh

www.hoathanhceramic.com

X

x

x

x






Phú Vinh

www.quangvinh.com.vn

X

x


x

x

x

x

x



Hamico


www.hamico.com.vn


X


x




x





x

Minh Hải

www.minhhaiceramic.com

X


x


x





An Đô


www.ando-ceramics.com


X


x



x


x


x




Nam Việt

www.sacgom.com

X

x

x

x

x



x


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.


40

3. Đánh giá một website doanh nghiệp điển hình

Đi đầu trong ứng dụng thương mại điện tử, Công ty Cổ phần Phú Vinh đã xây dựng một website với những chức năng khá đầy đủ so với các doanh nghiệp khác. Đây là một trong những số ít website cho phép Đặt hàng trực tuyến, cung cấp đầy đủ thông tin và giá của sản phẩm. Trong bài nghiên cứu này tác giả chỉ đánh giá website www.quangvinh.com.vn của công ty cổ phần Phú Vinh, các website còn lại có trong phụ lục.

Hình 4: Website www.quangvinh.com.vn


Ngoài những những phần chung giống website của các doanh nghiệp khác như Giới 1

Ngoài những những phần chung giống website của các doanh nghiệp khác như : Giới thiệu công ty, Catalogue sản phẩm, Liên hệ…, website còn có những tính năng bước đầu hỗ trợ cho giao dịch điện tử:

Đặt hàng trực tuyến

Hình 5: Form Chọn sản phẩm tại www.quangvinh.com.vn


 Có Thông tin chi tiết sản phẩm kích thước trọng lượng nhưng vẫn còn ít 2

Có Thông tin chi tiết sản phẩm (kích thước, trọng lượng) nhưng vẫn còn ít thông tin. Có Giá sản phẩm, cước phí vận chuyển tới cảng khách hàng lựa chọn.

Hình 6: Form tính Cước phí vận chuyển tại www.quangvinh.com.vn


Tuy nhiên website này cũng có không ít điểm yếu  Giao diện kém thẩm mĩ và 3

Tuy nhiên, website này cũng có không ít điểm yếu:


Giao diện kém thẩm mĩ và chuyên nghiệp. Thậm chí banner và các button cũng được trình bày bằng dạng text.

Sản phẩm mỹ nghệ đòi hỏi thẩm mĩ cao nhưng catalogue sản phẩm lại không đạt yêu cầu. Hình ảnh sản phẩm không những chất lượng thấp mà kích thước cũng quá nhỏ (113pixels × 90pixels) không thể cuốn hút người xem. Đây là điểm yếu chung trong website của các doanh nghiệp.

Hình 7: Hình ảnh sản phẩm tại www.quangvinh.com.vn


Mặc dù những điểm yếu trên rất dễ dàng để nhận ra và cũng không khó để 4


Mặc dù những điểm yếu trên rất dễ dàng để nhận ra và cũng không khó để khắc phục nhưng lại chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của doanh nghiệp bởi sự hiểu biết về công nghệ thông tin và thương mại điện tử của các chủ doanh nghiệp còn nhiều hạn chế.

4. Quy trình triển khai TMĐT trong doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng


Qua nghiên cứu cho thấy, khi triển khai ứng dụng TMĐT, các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng đã thực hiện quy trình gồm 5 bước.


Xác định mục tiêu, vốn đầu tư

Mua tên miền, thuê máy chủ

Thuê thiết kế website

Cập nhật thông tin, quản trị website

Quảng bá website

Trong khi đó, quy trình xây dựng một website TMĐT gồm những bước cơ bản như sau:


Phân tích SWOT, lập kế hoạch, xác định mục tiêu, vốn đầu tư.

Xác định mô hình

Mua tên miền, thuê máy chủ

Thuê thiết kế website

Cập nhật thông tin, quản trị website

Đánh giá website

Điều chỉnh, bổ sung chức năng

Quảng bá website (đăng ký với search engine, tham gia các sàn giao dịch TMĐT…)

Liên kết website với khách hàng, đối tác, cơ quan quản lý.

Xây dựng hệ thống cung cấp và phân phối.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/09/2022