Xác Định Mặt Khách Quan Của Tội Hiếp Dâm Người Dưới 16 Tuổi.

Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi được quy định tại Điều 142 Chương XIV BLHS: Các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người. Khách thể của Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi là quyền được bảo vệ về thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, sự phát triển lành mạnh của trẻ em. Hành vi xâm phạm đến các quyền được bảo vệ về thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, sự phát triển lành mạnh của trẻ em đều bị pháp luật nghiêm cấm, xã hội lên án vì nó làm ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường về tâm, sinh lý của trẻ em, trật tự xã hội, đi ngược lại thuần phong mỹ tục, văn hoá của người Việt Nam để lại hậu quả xấu cho người bị hại và gia đình của họ cũng như các hệ luỵ xấu khác cho xã hội.

Độ tuổi của nạn nhân là dấu hiệu bắt buộc phải chứng minh của cấu thành Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi. Tuy nhiên trong thực tế việc xác định độ tuổi của người bị hại cũng là vấn đề khó khăn trong quá trình chứng minh của các cơ quan tiến hành tố tụng. Việc xác định độ tuổi trước hết trên cơ sở giấy Khai sinh đúng hạn, còn nếu giấy khai sinh quá hạn thì căn cứ vào Giấy chứng sinh, trường hợp không có giấy khai sinh, giấy chứng sinh hoặc mất những giấy tờ trên thì các cơ quan tiến hành tố tụng phải áp dụng tất cả các biện pháp có thể có được để xác định tuổi thật của người bị hại.

1.2.1.2 Xác định mặt khách quan của Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi.

Tội phạm là thể thống nhất giữa các yếu tố thuộc mặt chủ quan và mặt khách quan. Nếu mặt chủ quan của tội phạm là trạng thái tâm lý bên trong của tội phạm thì mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra và tồn tại bên ngoài thế giới khách quan.

Các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm bao gồm: hành vi nguy hiểm cho xã hội; hậu quả nguy hiểm cho xã hội; mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả; các điều kiện bên ngoài của việc thực hiện tội phạm như: thời gian, phương tiện, công cụ, hoàn cảnh phạm tội…

Hành vi khách quan của tội phạm là những xử sự của con người được thể hiện ra bên ngoài thế giới khách quan dưới những hình thức nhất định, gây ra thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ.

- Hành vi khách quan có những đặc điểm sau:

+ Hành vi khách quan của Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi phải có tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội. Tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được thể hiện ở việc hành vi phạm tội phải gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được BLHS bảo vệ.

+ Hành vi khách quan của tội phạm phải là hoạt động có ý thức và có ý chí của người phạm tội.

+ Hành vi khách quan của tội phạm phải là hành vi trái pháp luật hình sự: Hành vi khách quan của tội phạm phải là những hành vi bị BLHS cấm và quy định hành vi đó là tội phạm. Đặc điểm này xuất phát từ một trong những nội dung của nguyên tắc pháp chế của Luật hình sự và tính trái pháp luật của tội phạm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

- Hành vi khách quan của tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi có thể thông qua các hình thức sau:

+ Hành động phạm tội: Là hình thức biểu hiện của hành vi phạm tội làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động, gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại cho khách thể thông qua việc chủ thể đã làm một việc bị pháp luật cấm.

Định tội danh tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi từ thực tiễn tỉnh Bình Dương - 4

+ Không hành động phạm tội: là hình thức biểu hiện của hành vi phạm tội làm biến đối tình trạng bình thường của đối tượng tác động, gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại cho khách thể qua việc chủ thể không làm một việc mà pháp luật yêu cầu phải làm mặc dù có đủ điều kiện để làm.

- Hành vi khách quan của Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi bao gồm các hành vi cụ thể sau đây:

+ Hành vi dùng vũ lực: là hành vi dùng sức mạnh vật chất tác động vào cơ thể của nạn nhân như trói tay, chân, bịp mồm, bóp cổ, đánh đấm, xô đẩy, giữ, xé quần áo,… chủ yếu làm tê liệt sự kháng cự của người bị hại để người phạm tội thực hiện hành vi giao cấu trái ý muốn của bị hại.

+ Hành vi đe doạ dùng vũ lực: đây là hành vi của một người dùng lời nói hoặc dùng hành động uy hiếp tinh thần của người dưới 16 tuổi, làm cho người bị đe doạ sợ hãi như: doạ giết, doạ đánh, doạ bắn… làm cho người bị hại sợ hãi để cho người phạm tội giao cấu trái ý muốn của mình. Khi định Tội danh hiếp dâm người dưới 16 tuổi Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm cần chú ý, thủ đoạn này phải đủ mạnh để làm tê liệt hoàn toàn ý chí kháng cự của người dưới 16 tuổi, làm nạn nhân sợ hãi phải để cho người phạm tội giao cấu trái ý muốn của họ. Việc đánh giá hành vi đe doạ dùng vũ lực còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như hành vi của người phạm tội như thế nào, mức độ quyết liệt của hành vi ra sao và tâm lý của bị hại lúc đó… mới có đủ cơ sở để đánh giá.

+ Hành vi lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân là trường hợp nạn nhân rơi vào tình trạng nếu như bị người khác giao cấu thì không thể chống cự lại được. Tình trạng này, có thể do chính người phạm tội gây ra cho nạn nhân để thực hiện việc giao cấu trái ý muốn của nạn nhân. Cũng có trường hợp nạn nhân rơi vào tình trạng không thể tự vệ được do những lý do khách quan khác không do người phạm tội gây ra cho nạn nhân, nhưng người phạm tội đã lợi dụng tình trạng đó để giao cấu với nạn nhân trái ý muốn của họ.

- Lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của người dưới 16 tuổi là việc người phạm tội lợi dụng tình trạng người bị hại lâm vào một trong những hoàn cảnh sau đây để giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác:

+ Người bị hại không thể chống cự được (ví dụ: người bị hại bị tai nạn, bị ngất, bị trói, bị khuyết tật…dẫn đến không thể chống cự được);

+ Người bị hại bị hạn chế hoặc mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi (ví dụ: người bị hại bị say rượu, bia, thuốc ngủ, thuốc gây mê, ma túy, thuốc an thần, thuốc kích thích, các chất kích thích khác, bị bệnh tâm thần hoặc bị bệnh khác… dẫn đến hạn chế hoặc mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi)

- Hành vi dùng thủ đoạn khác. Đây là quy định mở nhằm đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm. Hành vi dùng thủ đoạn khác như: đầu độc nạn nhân; cho nạn nhân uống thuốc ngủ, thuốc gây mê, uống rượu, bia hoặc các chất kích thích mạnh khác làm nạn nhân lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi để giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác; hứa hẹn cho tốt nghiệp, cho đi học, đi thi đấu, đi biểu diễn ở nước ngoài để giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác.

- Hành vi quan hệ tình dục khác là hành vi của những người cùng giới hay khác giới tính sử dụng bộ phân sinh dục nam, bộ phận khác trên cơ thể (ví dụ: ngón tay, ngón chân, lưỡi…), dụng cụ tình dục xâm nhập vào bộ phận sinh dục nữ, miệng, hậu môn của người khác với bất kỳ mức độ xâm nhập nào, bao gồm một trong các hành vi sau đây:

+ Đưa bộ phận sinh dục nam xâm nhập vào miệng, hậu môn của người khác;

+ Dùng bộ phận khác trên cơ thể (ví dụ: ngón tay, ngón chân, lưỡi…), dụng cụ tình dục xâm nhập vào bộ phận sinh dục nữ, hậu môn của người khác.

So với quá trình sửa đổi bổ sung nội dung các Điều luật trong BLHS nước ta qua các thời kì thì hành vi khách quan của Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi ngày càng được sửa đổi, bổ sung hoàn thiện thêm quy định về hành vi khách quan trong cấu thành loại tội phạm này. Việc sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện quy định về hành vi khách quan trong cấu thành tội phạm, giúp cho việc

nhận thức và áp dụng pháp luật của Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm được thống nhất, dễ dàng và thuận tiện hơn chứ không làm bản chất thay đổi.

- Hành vi giao cấu trái với ý muốn của người dưới 16 tuổi:

+ Giao cấu là hành vi xâm nhập của bộ phận sinh dục nam vào bộ phận sinh dục nữ, với bất kỳ mức độ xâm nhập nào.

+ Giao cấu với người dưới 10 tuổi được xác định là đã thực hiện không phụ thuộc vào việc đã xâm nhập hay chưa xâm nhập.

- Trái với ý muốn của người dưới 16 tuổi: dấu hiệu trái ý muốn của người dưới 16 tuổi là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm, nhưng dấu hiệu này chỉ có ý nghĩa đối với trường hợp người bị hại từ 13 tuổi trở lên, còn đối với trường hợp người bị hại chưa đủ 13 tuổi thì dù trái ý muốn hay không, người có hành vi giao cấu với họ đều là phạm tội. Việc nhà làm luật quy định người dưới 13 tuổi nếu có đồng ý để người phạm tội thực hiện giao cấu thì hành vi giao cấu này vẫn bị coi là hành vi phạm Tội hiếp dâm nguồi dưới 16 tuổi xuất phát từ luận điểm: người chưa đủ 13 tuổi là người chưa phát triển đầy đủ về tâm sinh lý, chưa ý thức được hành vi, việc làm của mình, là nhóm đối tượng dễ bị dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo nên cần được bảo vệ một cách đặc biệt nhằm đảm bảo sự phát triển bình thường, lạnh mạnh của các em và cần trứng trị nghiêm khắc đối vời hành vi lạm dụng.

- Hậu quả của hành vi Hiếp dâm người dưới 16 tuổi chính là thiệt hại mà người thực hiện hành vi gây ra cho nạn nhân. Về mặt thể chất: Là sự biến đổi trạng thái bình thường của thực thể tự nhiên của con người (thân thể con người). Thiệt hại về thể chất là thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ do hành vi phạm tội gây ra cho người bị hại. Thiệt hại phi vật chất: là những thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, tâm sinh lý của nạn nhân. Bởi vì nạn nhân là trẻ em nên hậu quả của tội phạm này đặc biệt nghiêm trọng.

- Mối quan hệ nhân quả được hiểu là mối liên hệ giữa một hiện tượng là hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội đóng vai trò là nguyên nhân với một hiện tượng là hậu quả nguy hiểm cho xã hội đóng vai trò là kết quả. Hành vi phạm tội xảy ra trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội về mặt thời gian. Giữa hành vi hiếp dâm người dưới 16 tuổi và hậu quả xảy ra phải có mối quan hệ nội tại, tất yếu. Để quá trình định tội danh được đúng, tránh oan sai và tránh bỏ lọt tội phạm. Trong quá trình áp dụng pháp luật hình sự, để buộc một chủ thể phải chịu trách nhiệm hình sự về hậu quả nguy hiểm cho xã hội đối với hành vi hiếp dâm người dưới 16 tuổi, các cơ quan tiến hành tố tụng cần phải chứng minh được hậu quả đó là hành vi nguy hiểm cho xã hội mà họ gây ra.

1.2.1.3 Xác định mặt chủ thể của tội phạm Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi.

Chủ thể của tội phạm Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi là người có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi luật định và đã thực hiện hành vi phạm Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi cụ thể. Chủ thể của tội phạm là con người cụ thể đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hình sự. Chủ thể của tội phạm phải là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Năng lực trách nhiệm hình sự và tuổi chịu trách nhiệm hình sự là hai dấu hiệu bắt buộc của mọi chủ thể của tội phạm nói chung và hiếp dâm người dưới 16 tuổi nói riêng. Chủ thể của tội phạm là một trong bốn yếu tố cấu thành tội phạm, với vai trò là người thực hiện hành vi được mô tả trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm. Vì vậy, nếu không có chủ thể của tội phạm thì sẽ không có hành vi khách quan của tội phạm, không có trạng thái tâm lý của người thực hiện hành vi ấy và cũng không có quan hệ xã hội bị xâm hại hay nói cách khác là không có chủ thể thì không có mặt khách quan, mặt chủ quan của tội phạm và không có khách thể của tội phạm. Vì vậy việc xác định chính xác đúng đắn vấn đề chủ thể của tội phạm có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định tội danh.

Bên cạnh hai dấu hiệu là tuổi chịu trách nhiệm hình sự và năng lực trách nhiệm hình sự chủ thể của tội phạm còn có các đặc điểm khác về xã hội, tâm lý, sinh học (như: nghề nghiệp, giới tính, trình độ văn hoá, thái độ làm việc, quan hệ cộng đồng, ý thức pháp luật, tôn giáo, tiền án, tiền sự,….) Nếu những đặc điểm này có ý nghĩa trong việc giải quyết đúng đắn vấn đề trách nhiệm hình sự của người phạm tội thì tổng hợp những dấu hiệu đó trở thành dấu hiệu nhân thân của người phạm tội. Một số dấu hiệu nhân thân người phạm tội được quy định là dấu hiệu định khung hình phạt như dấu hiệu “tái phạm nguy hiểm”, một số dấu hiệu nhân thân của người phạm tội là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: tái phạm, người phạm tội là người già,…, nhân thân của người phạm tội là căn cứ quyết định hình phạt, nhân thân của người phạm tội cũng là yếu tố để xét đến khi cân nhắc các biện pháp xử lý hình sự đối với người phạm tội như áp dụng án treo, áo dụng hình phạt cải tạo không giam giữ, áp dụng hình phạt nhẹ hơn quy định của BLHS, áp dụng hình phạt tù chung thân, tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội…Nhân thân của người phạm tội giúp ta xác định chính xác lỗi, động cơ, mục đích của người phạm tội…

Dựa vào cấu thành của tội phạm của Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi là bất cứ người nào đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ đều có thể là chủ thể của tội phạm này. Theo quy định tại Điều 12 BLHS tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự thì người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi. Người từ đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 16 tuổi cũng phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi.

Bộ luật hình sự 2015 quy định mở rộng chủ thể thực hiện hành vi quan hệ tình dục: BLHS năm 1885 và BLHS năm 1999 trước đây quy định chủ thể thực hiện hành vi phạm Tội hiếp dâm được hiểu chỉ là nam giới, nữ giới không thể nào trở thành chủ thể của Tội hiếp dâm thông thường bởi đi ngược với bản chất của giao cấu. Nữ giới chỉ có thể trở thành chủ thể của Tội Hiếp

dâm trong trường hợp đồng phạm với vai trò là người giúp sức. Tuy nhiên, BLHS năm 2015, do công nhận các hành vi quan hệ tình dục khác nên chủ thể của Tội hiếp dâm nói chung và người dưới 16 tuổi nói riêng không chỉ là nam giới mà còn cả nữ giới. Như vậy, nữ giới cũng có thể trở thành chủ thể của tội hiếp dâm trong các trường hợp sau:

Thứ nhất, việc nữ giới dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nam giới để thực hiện hành vi giao cấu hoặc trái với ý muốn của họ là điều khó có thể xảy ra. Tuy nhiên hành vi dùng "thủ đoạn khác" để giao cấu hoặc quan hệ tình dục trái với ý muốn của nạn nhân có thể là hành vi được thực hiện bởi nữ giới. Ví dụ như cho nạn nhân uống thuốc kích dục, ... Do đó trong trường hợp này thì hành vi của nữ giới có thể coi là tội phạm và phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, chủ thể là nữ giới có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm trong trường hợp đồng phạm. Dù không phải là người thực hành thì nữ giới cũng có thể bị coi là phạm tội nếu có hành vi cố ý cùng thực hiện tội hiếp dâm với vai trò là người tổ chức, người xúi giục hoặc người giúp sức.

1.2.1.4 Xác định mặt chủ quan của Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi.

Nếu mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện bên ngoài của tội phạm, thì mặt chủ quan của tội phạm là hoạt động tâm lý bên trong của người phạm tội liên quan đến việc thực hiện tội phạm. Trên thực tế mặt chủ quan của tội phạm không tồn tại một cách độc lập mà luôn gắn với mặt khách quan của tội phạm, thể hiện sự liên kết thống nhất giữa hai mặt vấn đề tội phạm. Mặt chủ quan của Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi là mặt bên trong của tội phạm, bao gồm: lỗi, động cơ, mục đích. Trong đó lỗi là dấu hiệu bắt buộc (dấu hiệu định tội). Động cơ phạm tội và mục đích phạm tội là dấu hiệu định tội trong cấu thành của loại tội phạm này.

Lỗi là thái độ tâm lý của một người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý. Về nguyên tắc, thái độ tâm lý của một người có thể được đặt ra

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/06/2022