Điểm Nhìn Có Sự Chuyển Dịch Từ Ngoài Vào Trong


vừa đê hèn bảo thủ.

Tương tự như Hồ Quý Ly, tiểu thuyếtMẫu Thượng Ngàn cũng có sự luân phiên linh hoạt điểm nhìn, mặc dù bao quát tác phẩm vẫn là điểm nhìn toàn tri. Chương 1 là điểm nhìn của người kể chuyện ngôi thứ 3, đến chương 2, điểm nhìn được đặt vào các nhân vật cụ thể: Nhụ và Điều; Cụ đồ Tiết và Trịnh Huyền; Bà Ba Váy… Mỗi nhân vật trong điểm nhìn của mình đều phát huy năng lực quan sát và khám phá riêng đối với đời sống làng quê và số phận những con người. Nhân vật văn hóa Bà Tổ cô được nhìn từ nhiều phía: phía dòng họ Vũ là cái nhìn tôn kính; phía nhân dân làng Cổ Đình là sự sùng bái, ngưỡng mộ; phía lớp trẻ như Nhụ, như Hoa là một niềm yêu mến và quý trọng… Nhân vật cô Mùi trong câu chuyện cũng được soi chiếu từ nhiều điểm nhìn. Trong con mắt của dân làng Cổ Đình, cô vừa đáng khinh miệt vì làm me Tây, vừa đầy thiêng liêng tin cậy khi trở về với Mẫu, chữa bệnh cứu người. Trong con mắt của Philippe Messmer, cô Mùi là người đàn bà An Nam có sức mạnh nội sinh, có cả sự kiêu hãnh mà hắn không bao giờ vượt qua…

Tiểu thuyết Đội gạo lên chùa cũng sử dụng linh hoạt điểm nhìn. Khoảng một nửa tác phẩm là điểm nhìn người kể chuyện xưng tôi - chú tiểu An, nửa còn lại là người kể chuyện vắng mặt, đặt điểm nhìn trong các nhân vật khác: sư cụ Vô Úy, sư thúc Vô Trần, cô Nguyệt, sư Khoan Độ… Những dòng tự sự của chú tiểu An về mình, về những xung đột mâu thuẫn trong nội tâm và cái nhìn đối với thế giới xung quanh (về chiến tranh, về đạo Phật, về những nỗi đau khổ của con người) hiện lên cảm động và chân thực. Chân dung các nhân vật khác với muôn mặt phức tạp của đời sống như cuộc đời chìm nổi của chị Nguyệt, bà Nấm, sư thúc Vô Trần, Rêu, cô Khoai, anh Hạ… hiện lên trong cái nhìn khách quan nhưng đầy đồng cảm của người kể chuyện với điểm nhìn toàn tri. So với Hồ Quý Ly Mẫu Thượng Ngàn,


điểm nhìn toàn tri trong tiểu thuyết Đội gạo lên chùa chiếm vị thế khá áp đảo nên có nhiều trường đoạn, lời kể của người kể chuyện lấn lướt lời của nhân vật, hạn chế sự thể hiện bản sắc ở từng con người, từng số phận. Điểm chung quan trọng nhất là cuộc sống và số phận của những con người trong gần nửa thế kỉ chiến tranh loạn lạc ở Đội gạo lên chùa luôn được chiếu rọi dưới cái nhìn nhân ái, khoan hòa của đạo Phật. Đó cũng là điểm nhìn soi sáng thế giới nhân vật của Nguyễn Xuân Khánh ở tác phẩm này.

3.1.2. Điểm nhìn có sự chuyển dịch từ ngoài vào trong

Sự dịch chuyển điểm nhìn từ ngoài vào trong thể hiện qua hình thức độc thoại và độc thoại nội tâm xuất hiện dày đặc trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly, ở các nhân vật Hồ Quý Ly, Hồ Nguyên Trừng, ông vua già Nghệ Tôn, đức vua trẻ Thuận Tôn, Trần Khát Chân… và các nhân vật hư cấu như: Sử Văn Hoa, Phạm Sinh. Trên thực tế, các nhân vật luôn bị đặt vào trong dòng ý thức, đó là nỗi suy tư và dằn vặt, trăn trở và mâu thuẫn giữa quyền lực - trách nhiệm, giữa khát vọng - hành động… Ở họ là những khối cô đơn lớn, luôn thường trực và đẩy nhân vật vào những bi kịch bế tắc không dễ gì cởi thoát. Xuyên suốt hai chương “Một ngày của Thái sư I, II (Minh Đạo I, II)” là dòng độc thoại và độc thoại nội tâm của Hồ Quý Ly. Nhà văn để ngòi bút hoàn toàn nương theo những giấc mơ, những suy nghĩ triền miên của Quý Ly. Đó là lúc nhân vật đối diện với chính mình và băn khoăn cùng cực vì không biết mình có xứng đáng là bậc minh chủ không và đi tìm câu trả lời: “Làm sao để thu phục kẻ sĩ, một chiến lược lớn làm ông mất bao nhiêu tâm huyết” [22, tr.494]. Những giây phút cô đơn nhất của Hồ Quý Ly là giây phút ông lặng lẽ hoài nhớ về người vợ thương yêu, người đồng cảm sâu sắc với ông: “Những người như ông, nỗi cô đơn là bạn đồng hành. Ông kiêu hãnh vì sự cô đơn ấy. Thậm chí, ông nghĩ phải có sự cô đơn, ông mới làm nên sự nghiệp ở đời. Thế gian này, dễ mấy ai hiểu nổi ông. Nhưng với


bà, lại hoàn toàn khác… Bà là điều ông thiếu, là cái khát khao mà ông không có. Bà là cái màu trắng mát mẻ luôn tràn vào tâm hồn ông để hòa dịu cái mầu đỏ luôn đêm ngày rừng rực trong ông” [22; tr.571]. Trong tác phẩm, Hồ Quý Ly chưa một lần đứng ra xưng tôi với tư cách “tôi kể về chính tôi”, nhưng sự dịch chuyển điểm nhìn khiến hình ảnh Hồ Qúy Ly vang lên trong dòng suy tưởng của chính mình là hình ảnh vị thái sư quyền biến, táo bạo nhưng cô độc hiện lên thật rõ nét! Giấc mơ ám ảnh nhất là Hồ Quý Ly gặp Nghệ Hoàng, tất cả những suy nghĩ sâu kín nhất của vua tôi đều được cởi bỏ, bộc lộ chân thực. Đằng sau mỗi giấc mơ, là một phần của hiện thực, hiện thực nỗi cô đơn và sợ hãi của con người khi thấy mình “độc hành, độc bộ”. Trong cơn hoảng hốt, Quý Ly không sợ vị vua đã băng hà, mà sợ hãi chính mình khi không còn làm chủ, không còn kiên trì với con đường mình đang đi.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Nhân vật Hồ Nguyên Trừng cũng thường xuyên quay ngược vào trong để nhìn lại chính mình, từ đó tự xoa dịu và đi tìm lời đáp cho những câu hỏi giằng xé mâu thuẫn trong ông. Nguyên Trừng hiểu rõ trong tình thế lịch sử này, dòng họ Hồ phải đương đầu với bao tố vì: “Chí càng lớn, bão tố càng lớn. Chí mà thành thì muôn đời có công, chí mà bại thì lưu tiếng xấu ngàn thu. Từ đó lòng tôi buồn vô hạn, lòng tôi giằng xé trăm điều. Nhưng biết sao được!” [22; tr.55]. Nhìn cây mai trong khu vườn của thượng tướng, Nguyên Trừng không giấu được những cảm xúc xót xa và ý nghĩ về sự mất mát, phai tàn: “Thật quả Trừng tôi không dám thở dài, chỉ biết ngậm ngùi trong dạ… Thấy thương cây mai già bị giam hãm trong chiếc chậu… Mặc dù nó ngồi trên lưng chín con rồng, nhưng chỉ là những con rồng đất… Ừ! Thì nó đẹp đấy! Nhưng chỉ là thứ đẹp ảo, cái đẹp của sự già nua, thoi thóp… cái đẹp của sự tàn lụi, của một thời vàng son đã qua, mà ai đó còn cố níu…” [22, tr.320, 321]. Những suy nghĩ trong ông bộc lộ một tâm hồn đa cảm và


Tư duy tự sự trong tiểu thuyết lịch sử - văn hóa của Nguyễn Xuân Khánh - 11

còn bật lên suy tư về người bạn vong niên Trần Khát Chân, một người tri kỉ ông quý trọng, nhưng cũng chỉ là con người bảo thủ, khư khư giữ những nuối tiếc về quá khứ vàng son đã đi qua, như cây mai cố kìm hãm mình trong cái chậu chật chội.

Dòng suy nghĩ trong nhà ngục của nhân vật Sử Văn Hoa cũng là đoạn văn đặc sắc, nó cho thấy cuộc đấu tranh, tự vật lộn với chính mình ở con người có khí phách cứng cỏi này: “Cứng rắn ư? Mềm dẻo ư? Chọn lựa thái độ nào? Ông không phải kẻ cuồng si, không phải kẻ ngu trung, cũng không biết lựa theo chiều gió… Ông chỉ muốn mình vẫn là mình… Đó là sự dại khờ của ông, nỗi khổ đau của con người sống trong thời “thiên túy” [22, tr.532]. Tính cách cứng cỏi và lòng biết giá người của Sử Văn Hoa là một nét son đẹp trên cái nền lịch sử mục ruỗng.

Nho sĩ Phạm Sinh được tác giả hư cấu hoàn toàn để làm nổi bật phần khuất lấp trong tâm hồn của các nhân vật lịch sử. Phạm Sinh là con người đầy mâu thuẫn khi bản thân chất chứa nhiều bi kịch: bi kịch mang nỗi thù của cha, nỗi thù của thầy (Sư Tề), bi kịch của kẻ trí thức mang hoài bão lịch sử. Ở Phạm Sinh luôn là quá trình đấu tranh khi tự biết mình vừa là mục tiêu của tôn thất nhà Trần, vừa là sự săn đuổi mến mộ của phe cánh Hồ Quý Ly…

Tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn có sự xuất hiện khá thường xuyên nhân vật b à Ba Váy. Nhà văn cùng lúc khám phá những diễn biến nội tâm của nhân vật và khơi sâu vào dòng suy nghĩ, khát vọng thầm kín của những người đàn bà Việt. Lần gặp lại Trịnh Huyền, anh Phác ngày xưa, người đàn ông đầu tiên của đời mình khiến Ba Váy chìm đắm trong miên man suy tưởng về kỉ niệm: “Tạ tội ư? Người đàn bà đa tình kia dễ dàng tha thứ cho anh lắm chứ. Bao nhiêu năm làm bà ba của ông lý Cỏn có bao giờ bà quên được những phút đằm thắm của thời con gái. Những phút ấy, chỉ có một


người, một người duy nhất có thể đem lại cho bà hạnh phúc… Những phút ân ái đầu đời. Những phút “trải ổ” mà Phác đã nâng niu bà, đã đem lại cho bà những ngọt bùi mà sau này ông lý Cỏn không thể bao giờ đem lại cho bà được” [23, tr.409]. Nhân vật bà Ba Váy kể chuyện nằm trọn trong chương XI, chương truyện kéo dài 33 trang, triền miên là những suy tưởng của bà, duy nhất có ba lần nhân vật nói chuyện với một ai đó. Những câu chuyện về cuộc đời của dân làng Cổ Đình, về những người vợ cả, vợ hai của Lý Cỏn, về những đứa con, về mối tình năm xưa… khiến nhân vật bà B a Váy hiện lên vô cùng sống động, linh hoạt. Xúc động nhất vẫn là giây phút người phụ nữ năm con trải lòng về khát khao hạnh phúc trọn vẹn, cái hạnh phúc bình thường, dung dị, rất đàn bà: “Tôi như cánh đồng hạn lâu ngày… Nó chỉ chờ một cơn mưa. Nó chờ đợi một trận mưa dầm dề, mà nó đã tuyệt vọng, tưởng chừng như sẽ chẳng bao giờ thấy. Tâm trạng của tôi lúc gặp anh Phác trở về là như vậy đó” [23, tr.528]. Dường như, ngôn ngữ của nhân vật lúc này đã hòa quyện sâu sắc trong mối đồng cảm của tác giả với những người phụ nữ Việt nên càng có sức lay động mạnh mẽ nơi người đọc.

Tương tự tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn, trong Đội gạo lên chùa, tâm hồn của chú tiểu An thường xuyên trôi trong suy nghĩ rất thành thực về chính mình, về con đường khổ hạnh mà chú đang độc bộ: “Phải nói những lúc tôi không kiềm chế được để vi phạm điều giới, tôi vẫn sám hối. Tuy nhiên, buồn thay! Cuộc đời luôn có những cơn giông tố và dù tôi ở chùa, tôi đi tu, tôi cũng không tránh được những cơn giông, và cũng buồn thay, tôi là kẻ đức mỏng phúc bạc…” [24, tr.107]. Nếu những suy nghĩ bên trong giúp nhân vật tự biểu hiện đời sống tinh thần thì đối thoại trong tác phẩm Nguyễn Xuân Khánh với ưu thế của tính tương tác cao độ lại giúp nhân vật bộc lộ mình một cách trực tiếp, sinh động và hấp dẫn hơn. Song nhân vật vẫn khá


“kiệm lời”, họ hiện lên gần như là một người khác, có khi che giấu cả những suy nghĩ thầm kín nhất.

Trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly, đa phần các nhân vật sống trong thế giới suy tưởng nhiều hơn là bộc lộ trực diện. Nhân vật có xu hướng nói với người nhưng thực chất là nói với mình, đối thoại chỉ là một phương tiện hình thức bên ngoài. Đoạn đối thoại giữa Hồ Quý Ly và Hồ Nguyên Trừng về vận nước, về lẽ thịnh suy là một ví dụ:

“- Con nói lo lắng vì nhà Trần đã tạo được cái ơn sâu dầy cho Đại Việt… Hơn một trăm năm Đại Việt hùng cường, thật là ơn sâu nghĩa dầy. Nhà Trần hiện nay đã thối ruỗng, thật đáng lật đổ. Và cha là người duy nhất hiện nay có thể lật đổ nhà Trần dễ dàng. Nhưng ơn sâu của nhà Trần với muôn dân thì cha có lật đổ được không?

Cha tôi nắm chặt bàn tay phải và đập xuống cái kỷ:

- Thế nếu để nguyên trạng như hiện nay, Đại Việt ta có suy yếu không? Nếu nhà Trần thối ruỗng như hiện nay, mà nhà Trần tồn tại, so với một triều đại mới được dựng lên, được quét sạch lũ tham quan ô lại, được tổ chức cứng rắn, được hết lời bàn ra tán vào, thì hỏi hai triều đại ấy bên nào tốt hơn, mạnh hơn?” [22, tr.104, 105].

Ở đây, Hồ Quý Ly dường như quên mất vai trò của mình với người đối diện, ông ta hầu như đang tự nói với chính mình, tự suy ngẫm về ước vọng của mình.

3.2. Ngôn ngữ và các biểu tượng

Văn học sử dụng ngôn ngữ làm chất liệu, làm phương tiện biểu đạt chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên mà nhà văn sử dụng trong quá trình chuẩn bị và sáng tạo tác phẩm, đó cũng là yếu tố mà người đọc tiếp xúc với tác phẩm để tìm hiểu những ẩn ý của nhà văn trong từng câu chữ.


Ngôn ngữ và các biểu tượng trong tiểu thuyết lịch sử - văn hóa của Nguyễn Xuân Khánh cho thấy sáng tạo riêng trong tư duy tự sự của nhà văn.

3.2.1. Sự đan xen ngôn ngữ lịch sử với ngôn ngữ đời sống

Khi viết tiểu thuyết lịch sử các nhà văn vừa phải xử lí đồng thời hai yếu tố lịch sử và tiểu thuyết. Tiểu thuyết hiện đại muốn tự làm mới mình thì không thể náu mình mãi trong cái vỏ ngôn ngữ cũ kĩ. Tuy nhiên, dù mới đến đâu vẫn phải đảm bảo tính xác thực của lịch sử, độc giả sẽ tự nhận ra được những điểm mới trong ngôn ngữ của nhà văn. Nguyễn Xuân Khánh là một nhà văn thành công trong việc sử dụng hài hòa ngôn ngữ lịch sử và đời thường để truyền đạt ý tưởng của mình.

Ngôn ngữ trang trọng, thành kính xuất hiện dày đặc trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly, gắn liền với không gian cung đình, với các mối quan hệ vua tôi, phụ tử, huynh đệ… rất đặc trưng của Nho giáo phong kiến. Trong các lời thoại và xưng hô của nhân vật, luôn luôn có mặt những ngôn từ thể hiện rõ sự phân biệt đẳng cấp và tôn kính đối với vua chúa như: trẫm, thần thiếp, bệ hạ, tiểu nhân, ta - ngươi, chàng - nàng... Ngay trong các mối quan hệ cha con, chồng vợ, anh em cũng thể hiện rõ màu sắc ngôn ngữ kiểu này.

Trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn, kiểu ngôn ngữ trang trọng, thành kính chủ yếu dành cho các nhân vật tâm linh trong tâm thức người dân Cổ Đình. Đối với dân làng Cổ Đình, bà Tổ C ô là hiện thân của vẻ đẹp cao quý, là niềm sùng bái của nhân dân. Khi nhắc đến bà Tổ C ô, hầu hết các nhân vật đều dành cho bà lời lẽ tôn trọng, kính nể, gọi là bà phủ Khiêm, là cụ, là bà Tổ Cô. Cô bé Nhụ xuôi thuyền lên đền Mẫu, gặp bà Tổ Cô là “quỳ trên chiếu chắp tay cúi lạy”. Ngôn ngữ trong đoạn văn nói về nghi thức đạo Mẫu, về niềm tin thiêng liêng của nhân dân vào thánh Mẫu cũng mang màu sắc tôn giáo, đầy kính cẩn, tôn thờ: “Trăm lạy Mẫu. Ngàn lạy Mẫu.


Hóa ra là thế. Cô có dạy, tôi mới biết. Hóa ra trăm sự, ngàn sự đều do Mẫu cả” [23, tr.702].

Tâm thức Phật giáo trong tiểu thuyết Đội gạo lên chùa lại đem đến cho tác phẩm một lớp ngôn ngữ nhuốm màu đạo Phật. Những câu niệm chú từ bi: “A di đà Phật”, “Lạy Phật”, “Nam mô đại từ đại bi Thích ca mâu ni Phật”, “Nam mô Quán thế âm bồ tát ma ha tát”… Những từ ngữ nói về căn tính và giáo lí nhà Phật như: từ bi, hỉ xả, giải thoát, tùy duyên, đạo, đời, bể khổ, nhân duyên, tâm từ bi, tham, sân, si, bố thí, chân tu, Niết Bàn… xuất hiện rất nhiều trong tác phẩm. Nó đem đến cho câu chuyện màu sắc Phật giáo rất rõ nét, lan tỏa trong tâm hồn người đọc là sự giác ngộ, là chân lí: Phật giáo là một lối sống, Phật nằm ngay trong tâm của mỗi người. Những ngôn từ miêu tả về tiếng mõ đều đều, tiếng tụng kinh, tiếng chuông chùa xa thẳm, mùi hương của nhang trầm, mùi hoa đại ở góc sân chùa… cũng góp phần tạo nên không gian tâm linh thành kính, thiêng liêng, có sức mạnh an ủi tâm hồn con người.

Sức sống biểu hiện bằng ngôn từ trong mỗi trang viết của Nguyễn Xuân Khánh không chỉ nằm ở giới hạn sự trang nghiêm, tôn kính. Nó còn bộc lộ rõ nét nhất ở ngôn ngữ dân gian bình dị hòa quyện với cái trần tục, cái hàng ngày. Trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly, bên cạnh các chi tiết về đời sống cung đình, hình ảnh nhân vật được tác giả trao cho một sự sống đúng nghĩa với tất cả những miêu tả đời thường, giản dị. Các nhân vật lịch sử vì thế không chỉ mang tính chiêm bái, ngưỡng vọng, mà đích thực là con người của dân gian, của những vui buồn, cô đơn rất gần gũi, quen thuộc. Những hình ảnh miêu tả bát canh sâm cầm, chiếc chăn, chiếc gối thơm tho được bàn tay bà Huy Ninh thu vén hay cảm giác thiếu vắng, mất mát của Hồ Quý Ly khi nhìn vào đôi mắt buồn bã của đứa cháu ngoại, khuôn mặt xanh xao vô hồn của con gái… là biểu hiện rất cụ thể ở ngôn ngữ đời thường.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/08/2022