Tư duy tự sự trong tiểu thuyết lịch sử - văn hóa của Nguyễn Xuân Khánh - 9


mấy tốt đẹp: “Rồi sau đêm chạy đàn, mấy ông sư còn kêu ca, mè nheo các bà dì Bernard về chuyện tiền nong... Những nhà sư quá ham tiền đó đã biến sự khó chịu chuyển thành ác cảm” [24; tr.400].

Trước Đội gạo lên chùa, trong tác phẩm Hồ Quý Ly, Nguyễn Xuân Khánh cũng dành rất nhiều cảm tình cho đạo Phật, khẳng định vai trò âm nhu trong cơ cấu tinh thần - tư tưởng và văn hóa Việt: “Phật giáo là phần âm của hồn dân Việt. Đạo Phật giữ phần linh thiêng, phần chìm, phần lặng lẽ và thâm thúy của núi sông. Đã bao đời nay, nó vẫn ngân nga trong tiếng chuông chùa làng, trên đầu ngọn tre, dưới mái rạ… đem lại cho người dân ta sức chịu dựng dẻo dai để chờ đến buổi bình minh sẽ tới” [22; tr.514]. Mượn lời Thái sư Hồ Quý Ly, Nguyễn Xuân Khánh cũng bày tỏ cái nhìn phê phán trong lịch sử Phật giáo có những giai đoạn ba chục vạn người đi tu, “trốn việc quan đi ở chùa”, lánh đời, ăn bám, dựa dẫm vào bổng lộc dư thừa của nhà chùa và tư tưởng yếm thế làm đất nước suy yếu. Câu hỏi Quý Ly đặt ra, cũng là trăn trở sâu sắc của nhà văn về tình cảnh này: “Ai ai cũng chỉ lo xuất thế gian đi tìm cực lạc. Dòng khí âm ào ạt chảy… Dòng từ bi miên trường sẽ làm lòng dân mềm yếu hết sức đối kháng. Kẻ ngoại bang lăm le dòm ngó, ta biết lấy gì chống đỡ non sông?” [22; tr.126, 127]. Cụ lang Phạm khi chuyện trò với cháu ngoại là Hồ Nguyên Trừng đã căn dặn: “Con đừng nên chỉ học Phật. Hãy đọc cả trăm nhà, con có duyên với nhà nào, lòng con sẽ dừng ở đó, không nên cưỡng lại lòng mình” [22; tr.31]. Cũng vì triết lý “tùy duyên”, “tùy thời” ấy mà trong tiểu thuyếtHồ Quý Ly, Nguyễn Xuân Khánh xây dựng chân dung nhân vật sư cụ Vô Trụ và nhà sư nổi loạn Phạm Sư Ôn như một minh chứng đầy thuyết phục. Là một đứa con hoang, được sư cụ Vô Trụ cưu mang, đùm bọc nhưng ở Phạm Sư Ôn, mọi giáo lý từ bi của nhà Phật và cả biện pháp ngoại giáo là võ thuật cũng không thuần hóa được con ngựa bất kham ấy. Phạm Sư Ôn cùng đồng đảng nổi dậy với niềm


tin mơ hồ: “Chính quân của ta là đạo quân bồ tát… Quân sĩ không được cướp bóc của dân. Chỉ được cướp của nhà giàu chia cho người nghèo…” [22; tr.251]. Cuối cùng, thất bại thảm hại của Phạm Sư Ôn cũng là kết cục tất yếu cho một khát vọng viển vông, mù quáng. Rõ ràng, Nguyễn Xuân Khánh không ngợi ca một chiều hay cổ súy cho đạo Phật. Bằng cái tâm của con người rất có cảm tình với Phật giáo, ông đã chứng minh Phật giáo là một lối sống, lối sống ấy đi vào nhân dân, với tất cả những tốt đẹp, vị tha và cả những hạn chế không phù hợp với quỹ đạo phát triển xã hội. Trên tất cả, Nguyễn Xuân Khánh vẫn giữ một niềm tin: “Phật giáo trong đời sống xã hội Việt Nam, tuy có lúc phát triển huy hoàng, có lúc lắng xuống, nhưng chưa bao giờ đứt đoạn… Trong xã hội hiện đại, hiểu và sống cho được cái lối sống Phật giáo đấy, đã là sự tốt đẹp rồi.”[39]

Trong diễn ngôn tiểu thuyết Hồ Quý Ly, ở một góc độ riêng, Nguyễn Xuân Khánh cũng thể hiện cái nhìn phê phán và tranh biện với tư tưởng Nho giáo. Nho giáo là hệ tư tưởng căn bản của giai cấp phong kiến trong suốt chiều dài lịch sử trung đại. Tư tưởng Nho giáo có mặt trong quan niệm ứng xử, phong tục tập quán và tính cách dân tộc suốt nhiều thế kỉ. Ở một cái nhìn đối chiếu với Phật giáo, Nguyễn Xuân Khánh khái quát: “Còn Nho giáo, đó là phần dương của núi sông; đó là phép tắc, lễ giáo, đó là cương thường xông pha, đó là mở núi lấp biển, đó là vàng son và vinh quang” [22; tr.515]. Hồ Quý Ly, mặc dù xuất thân là bậc đại Nho, cũng phải lên tiếng phê phán và hạ bệ những “thần tượng” của Nho giáo: “Ông phê phán Khổng Tử đã đến yết kiến nàng Nam Tử - vợ vua Vệ Linh Công, một người đàn bà tà dâm. Ông chê sự kém minh mẫn của ngài… Rồi thái sư lại phê phán cả Chu, Trình, hai bậc đại nho thời Tống, hai người dựng nên lý học. Họ là những con người viển vông, không nghĩ đến việc đời…” [22; tr.478]. Cố nhiên, khi đặt vào nhân vật những lời phê phán này, Nguyễn Xuân


Khánh cũng bộc lộ gián tiếp cái nhìn biện chứng của mình trước sự lụi tàn của Nho giáo trước thời cuộc. Khát vọng thay đổi của kẻ sĩ như Hồ Quý Ly giúp ông dám nhìn vào và xét lại lịch sử, mặc dù nó có thể chạm tới những đấng linh thiêng đã ăn sâu vào tiềm thức của Nho sĩ. Nhân vật cụ Tú Cao, một bậc trí thức cao niên của làng Cổ Đình, trong buổi đất nước nhiễu nhương cũng phải cay đắng thừa nhận: “Cánh nhà nho chúng ta hết thời rồi. Bây giờ là thời của các ông làm cho Tây và các ông Chánh, ông Lý” [23; tr.171].

Nguyễn Xuân Khánh cũng dành riêng một cuốn tiểu thuyết để nói về giá trị văn hóa của đạo Mẫu, “tôn giáo” của người Việt cổ trong cuốn Mẫu Thượng Ngàn. Những nhân vật phát biểu tư tưởng của đạo Mẫu, trong tác phẩm này, hầu hết là nhân vật nữ, là những người đàn bà thôn quê vừa hồn hậu, vừa tràn đầy sức sống: “Họ sẵn sàng đến để nhập cuộc, để mê đắm, sẵn sàng rũ bỏ tục lụy thường nhật để dấn thân vào những cõi trời siêu nghiệm xa lạ, ở đó ta trở về với ta, tức là ta trở về với mẹ. Ở đó là sự yên bình, niềm an ủi, cái diệu kì thánh thiện”[23; tr.705]. Trong Đội gạo lên chùa cũng có đoạn nhận định: “Đâu có giống như đạo Mẫu, đạo ngồi đồng, đạo dân gian chẳng bao giờ có chút quyền uy. Đó là đạo của những người đàn bà thôn quê khổ cực chẳng biết than thân cùng ai, nên đến đó để làm ông hoàng bà chúa trong chốc lát, cốt giải tỏa những sầu khổ, uất ức, tủi nhục. Đã là đạo của những người đàn bà thì ai muốn làm gì chả được, muốn đối xử tùy tiện thế nào chả được”[24; tr.559]. Trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn, đặt mình trong vị thế phát ngôn của nhân dân làng Cổ Đình, nhất là qua hai nhân vật nữ: bà Tổ cô và cô Mùi, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã cung cấp cho người đọc nhiều tri thức thú vị về đạo Mẫu, sưởi ấm tâm hồn con người trong những cơn tao loạn không còn nơi nương tựa, bấu víu. “Đạo Mẫu là đạo dân gian… Cái tôn giáo dân gian ấy đã an ủi bao tâm hồn cay cực của


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

nông dân. Nhưng nó vẫn bị ghẻ lạnh hắt hủi. Thân phận của đạo Mẫu chẳng khác gì số kiếp của những người đàn bà của quê hương chúng ta… Người dân quê dù giàu nghèo đều tri ân Mẫu. Mẫu là hồn của đất. Mẫu là cơm gạo ta ăn, cho hoa trái bốn mùa tươi tốt. Những bài hát văn đều ca tụng công ơn… Những vị nhà nho thường bài trừ đạo Mẫu, cho là cúng bái quàng xiên. Song chẳng hiểu sao, cụ đồ Tiết lại không bao giờ báng bổ Mẫu. Ông nói với Nhụ: “Mẫu cho ta tất cả” [23 tr.421].

Nhân vật bà Tổ cô cũng là người truyền niềm tin vào đạo Mẫu cho nhân dân Cổ Đình. Bằng tấm lòng cao cả thờ phụng Mẫu, bà dốc hết bao điều sở đắc trong lòng để căn dặn cô Mùi: “Đạo nào cũng thế cả thôi. Đạo Giê su cũng như đạo Mẫu. Tất cả đều chỉ là khuyến thiện. Người theo đạo Gia tô chăm chú sửa mình sao cho ngày càng gần Chúa hơn. Còn chúng ta thì làm sao cho mình hòa vào với Mẫu” [23; tr.696]. Trong nỗi đau khổ vì bị chiếm đoạt thể xác và mang trong mình đứa con của sự cưỡng bức, cô bé Nhụ trở về với bà Mùi, đó cũng là lúc nhân vật tìm thấy niềm an ủi, vững vàng hơn trong sự che chở của Mẫu: “Mẫu đã thương xót đưa dắt con trở về đây, tức là Người sẽ che chở cho con. Sống với Mẫu, con sẽ thấy thảnh thơi, vơi nhẹ…” [23; tr.798]. Có thể thấy, nhân vật văn hóa trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn là nhân vật mang tư tưởng luận đề triết học của Nguyễn Xuân Khánh về tầng sâu lớp văn hóa dân tộc - văn hóa bản địa dân gian: “Người đàn bà là Mẫu, là Mẹ - Người đàn bà là Đất xứ sở. Người đàn bà là văn hiến” [23; tr.806].

Tư duy tự sự trong tiểu thuyết lịch sử - văn hóa của Nguyễn Xuân Khánh - 9

Ở bộ ba tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh, hình ảnh những người phụ nữ Việt mộc mạc, tinh khiết và tràn đầy sức sống hiện lên như một điểm sáng và làm nên cái riêng của tác phẩm (với 50 nhân vật nữ trong cả ba tác phẩm song hành cùng biết bao biến cố của xã hội Việt Nam trong những khúc quanh co của lịch sử). Số phận người đàn bà Việt cũng thăng trầm,


chìm nổi, cũng chấp nhận những đau đớn, bi kịch nhưng không vì thế mà họ mất đi vẻ đẹp tự nhiên, vẻ đẹp toát lên từ thiên tính Mẫu. Phát hiện độc đáo của Nguyễn Xuân Khánh khi xây dựng các nhân vật nữ là ở chỗ, ông đã khai thác yếu tố cội nguồn trong văn hóa Việt: Mẫu tính. Mẫu tính không đơn thuần là những diễn giải về tín ngưỡng thờ Mẫu, mà nó được cụ thể hóa và bồi đắp trong cái nhìn ở từng nhân vật người đàn bà. Chân dung của họ toát lên sức sống, sức mạnh tiềm tàng, khả năng cảm hóa, thu phục và cũng ẩn chứa mầm mống của sự hủy diệt. Trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn, Nguyễn Xuân Khánh xây dựng 14 nhân vật nữ, từ đứa bé Nhị (con gái của Nhụ) đến bà Tổ cô ngót nghét 90 tuổi. Sức hấp dẫn của các nhân vật này là sức sống của những người đàn bà Việt, đi ra từ làng quê và mang vẻ đẹp đậm đặc chất thôn quê, một vẻ đẹp đằm thắm, mặn mà, tinh khiết. Những cái tên như bà ba Váy, thím Pháo, cô Ngơ, cô Mùi, cái Nhụ… là cách gọi quê kiểng, dân dã, nó gần gũi trong tâm thức của bất kì ai và khiến cho nhân vật, ngay từ đầu đã mang một vẻ đẹp đầy thiên tính nữ.

Nhân vật thím Pháo rất tiêu biểu cho người đàn bà ở nông thôn. Bà chẳng đẹp, nhưng có duyên. Cái duyên toát lên từ khuôn mặt tươi tắn, sinh động, ở đôi mắt đen lay láy, hiền hậu và thông minh, ẩn chứa một tấm lòng đôn hậu. Dù nghèo khổ cơ cực, nhưng cái váy lúc nào cũng đen nhánh, cái áo vá thì xinh hơn cả tấm áo lành… Làm cái nghề ai cũng cho là hèn hạ, nghề mõ làng, nhưng vẻ đẹp thắt đáy lưng ong, xắn váy quai cồng và một tâm hồn mộc mạc, lành hiền của thím Pháo là một nét đẹp truyền thống của người đàn bà Việt cổ. Cô Mùi không có vóc dáng mảnh mai, nhỏ nhắn như con gái Việt, nhưng lại được trời phú cho đường nét xinh đẹp trên khuôn mặt tròn vành vạnh: mày ngài đen nhánh, đôi mắt đen trắng phân minh. Mười tám tuổi đã góa chồng, nhưng ở cô vẫn rực rỡ nét xuân thì tươi rói, đến lúc ngoài bốn mươi tuổi, đôi vú vẫn nở nang, eo thon nhỏ, mông nẩy đều


chắc nịch. Chính vẻ đẹp mặn mà đằm thắm của cô Mùi đã khiến quan Tây Philippe Messmer say mê, si cuồng. Bà Tổ cô trong tác phẩm lại là nhân vật được bao bọc trong ánh sáng tinh khiết của huyền thoại. Vẻ đẹp của bà Tổ cô là nét đẹp đài các mà không xa lạ, bởi nó hắt lên từ chính cuộc sống ở chốn thôn quê bình dị hàng ngày: khuôn mặt trái xoan, mi thanh mục tú, ngón tay dài búp măng, gót chân đỏ như son, lấp ló dưới chiếc váy sồi đen nhánh…Vẻ đẹp tao nhã của người đàn bà Việt đã khiến Philippe Messmer phải ngạc nhiên đến sững sờ. Từ chiếc váy đen và cái áo lụa nâu, từ chiếc yếm lụa bạch thắt lưng hoa lý - những điểm trang rất bản địa, cả đôi dép bằng gỗ sơn mài cong cong kì lạ nữa… tất cả khiến Philippe phải thừa nhận: “Trông bà ta như một bức tranh tố nữ tô màu, một thứ màu sắc đạm bạc, nền nã nhưng vẫn nổi bật” [23; tr.108]. Những cô gái trẻ trung, mang sức sống thanh tân như cô Nhụ, cô Hoa, cô Thắm… cũng là những bức chân dung đẹp. Đôi mắt trong veo, đầy tin cậy, đôi má ửng hồng, cổ tay tròn lẳn của Nhụ, vẻ tươi tắn lạ thường của cô Hoa, cái hay lam hay làm thương cha thương mẹ của cô Thắm… đó là những vẻ đẹp thuần Việt hồn hậu, nền nã gợi cho người đọc nhiều cảm tình, yêu mến.

Nhân vật nữ trong tiểu thuyết Đội gạo lên chùa cũng được tác giả miêu tả trong bối cảnh làng quê vùng trung du Bắc Bộ, nhưng đa dạng và phong phú hơn. Đó có thể là thân phận của những người nông dân quê mùa như bà vãi Thầm, chị Thì, chị Khoai, cô Xim… Đó có thể là những bà vợ lẽ của cụ Chánh, cụ Bá như bà Thêu, bà Bệu với các cô con gái: cô Rêu, cái Hiếu… Đó có thể là người làm Cách mạng như bà Nấm, cô Nguyệt, cái Huệ hay kiểu người phụ nữ Việt lấy Tây như bà Thu - mẹ của Tây lùn Bernard. Một tập hợp đông đảo 16 nhân vật như thế, nhà văn vẫn giúp người đọc hình dung rất kĩ về họ, những cô gái, những người mẹ, người phụ nữ Việt mang nét đẹp đằm thắm, mặn mà của cội nguồn văn hóa dân


gian dân tộc.

Vẻ đẹp của Nguyệt là dáng vẻ quê mùa, lam lũ trong chiếc khăn mỏ quạ với gương mặt thanh tú. Mặc dù khoác lên mình bộ quần áo nâu sồng rách rưới, chiếc khăn vuông đen che kín chiếc cổ trắng ngà và mái tóc đen mượt, nhưng ở Nguyệt vẫn ánh lên nét đẹp thuần khiết, dịu dàng. Cô Nấm, cô gái được sư Vô Trần cưu mang trong vườn cò, lại mang một vẻ đẹp mát mẻ, trong sáng. Giữa ánh trăng đêm, sư Vô Trần cảm nhận khuôn mặt trẻ trung, tròn vành vạnh, tỏa ra một thứ hương thơm như bông lúa ngậm sữa… Vẻ đẹp và thứ hương thơm dịu ngọt đó đã quyến rũ nhà sư, để anh quyết định hoàn tục và thành thân với cô. Trong những tai ương của số phận, hình như vẻ đẹp người phụ nữ vẫn không mất đi, chỉ có thể bị chìm khuất trong đói khổ, rệu rã. Chị Khoai, người vợ bất hạnh của sư bác Khoan Độ là một điển hình như thế. Được sư Độ cứu sống trong đêm, người đàn bà ăn mày có khuôn mặt vêu vao, hố mắt trũng sâu, đôi môi trắng bợt đã làm thức dậy trong con người thô tháp, cục mịch ấy một sự an bình, dịu dàng, một khát khao đã ngủ lịm trong anh từ rất lâu, nay mới tỉnh thức. Nữ tính Việt hiền hòa, dịu dàng mà đằm thắm trong các nhân vật của Nguyễn Xuân Khánh đều được ông cấp cho một sức mạnh tiềm ẩn, đó là sức mạnh cảm hóa và thu phục con người.

Nếu hiểu Mẫu tính trong người đàn bà Việt là ngọn nguồn và dưỡng chất của sự sống, là phần âm khí chảy dạt dào trong huyết mạch con người và dân tộc Việt thì điều này hoàn toàn đúng trong các nhân vật nữ ở tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh. Phải thừa nhận rằng, những trang viết về vẻ đẹp Mẫu tính đầy nhục cảm, say mê và toát lên bản năng mạnh mẽ của người đàn bà là những trang văn hấp dẫn nhất trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh, đặc biệt là Mẫu Thượng Ngàn. Những cuộc giao hoan của người đàn bà Việt trong miêu tả của Nguyễn Xuân Khánh, là những cảnh đẹp đầy nhục cảm,


lôi cuốn. Nó có sức mạnh vô biên, khơi dậy phần dương khí trong mỗi người đàn ông. Cái đẹp phồn thực của bà ba Váy được biểu hiện lồ lộ ở sắc đẹp bề ngoài. Đó là vẻ mỡ màng của da thịt, ở con mắt lóng lánh, ở đôi vú căng tràn nảy nở. Vẻ đẹp đầy sức sống ấy bà dâng hiến khi tuổi còn trăng tròn cho anh Phác (tức Trịnh Huyền) trong đêm trăng của mùa “trải ổ”, có ánh trăng khuya và sương đêm tắm mát để đôi trẻ quấn quýt, hoan lạc bên nhau. Trở thành bà ba Cỏn nhưng đĩ Váy vẫn giữ nguyên nét quê mùa, chỉ thích gọi là Váy, cũng chỉ thích bận lên người chiếc váy nâu thơ thới, mát mẻ. Ở con người bà, toát lên cái hừng hực căng tràn sự sống, sinh liền năm đứa con nhưng bà không mất đi cái hấp dẫn ma lực của bản năng. Chẳng thế mà, chính bầu sữa ngọt ngào, căng tròn của bà trong những ngày lý Cỏn sắp chết đã cứu sống người đàn ông ấy. Sức mạnh của Mẫu tính trong hành động có phần hoang sơ, nguyên thủy ở người đàn bà đã trở thành liều thuốc đưa người chồng trở về từ cõi chết. Tình thương, sức mạnh của Mẫu, của thiên tính nữ vĩnh hằng đã cứu giúp và phục sinh cho con người. Do đó, ông trưởng Cam - người chồng thứ hai theo công giáo đã được bàn tay dịu dàng và bầu vú của bà Tổ cô chữa lành bạo bệnh. Dường như, vẻ đẹp nhục cảm đều tồn tại ở tất cả người đàn bà, chỉ cần đánh thức và khơi dậy

, nó sẽ triển nở, sinh sôi, thậm chí còn trở thành mầm mống của sự hủy diệt. Cô Mùi trải qua ba đời chồng, mà người nào cũng chết vì “chân khí suy kiệt”, vì mắc phải chứng “thượng mã phong”. Ở người đàn bà ấy, sinh lực tràn trề khiến người đàn ông lúc nào cũng thèm khát nhưng đâu biết rằng: “khi người đàn bà thức dậy, thì tiềm lực của cô ta là vô cùng mãnh liệt, và cường độ càng lúc càng tăng cho tới vô biên. Ôi! Một sức mạnh, một tinh lực ngút ngàn” [23, tr.248]. Đến tận lúc chết, anh Tẻo vẫn muốn được tận hưởng vẻ đẹp mĩ miều của cô Mùi, như đứa con trở về bên dòng sữa Mẹ và hạnh phúc đọng lại trong giọt nước mắt cuối cùng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/08/2022