Ý Nghĩa Tự Sự Học Tiểu Thuyết Tài Tử Giai Nhân. [64, Tr 100 - 103]

độc lập. Như vậy, theo ông Bành Long Kiện, sẽ xuất hiện mô thức: Trai tài gái sắc vừa gặp đã yêu; tiểu nhân phá hoại; thi đỗ đoàn viên, hoặc cũng có nhà nghiên cứu cho rằng mô thức tự sự sẽ là: vì thơ tương mộ, vượt qua trở ngại, phu thê đoàn viên. Vì thơ tương ngộ là phương thức tiếp xúc, nguyên nhân dẫn đến tình yêu; vượt qua thử thách là quá trình đấu tranh giành lấy tình yêu tự chủ; phu thê đoàn viên là kết cục lý tưởng của đấu tranh giành thắng lợi. Mô thức ba bước này chính là nhân tố hằng định bất biến của tiểu thuyết tài tử giai nhân, nhưng trong thời gian, tình tiết cụ thể là nhân tố tùy cơ khả biến. Sự kết hợp của nhân tố khả biến và nhân tố hằng định kết thành tình tiết đặc trưng của tiểu thuyết tài tử giai nhân. Nhưng trong luận văn của mình người viết sử dụng mô thức tự sự: Trai tài gái sắc vừa gặp đã yêu; tiểu nhân phá hoại và thi đỗ đoàn viên. Để hiểu sâu hơn về nguyên nhân văn hóa dẫn đến mô hình tự sự này, chúng tôi xin lược thuật giới thiệu cách giải thích của học giả Bành Long Kiện.

- Vừa gặp đã yêu. (nhất kiến chung tình).

Hầu hết nhân vật chính nam nữ trong tiểu thuyết tài tử giai nhân vừa gặp mặt là yêu nhau (tức là vừa gặp đã có tình cảm, đã để ý đến nhau, tiếng Trung là nhất kiến chung tình), dưới góc nhìn văn hóa, mô thức này xuất hiện là do: Thứ nhất, tâm lý ngưỡng mô thơ ca; Thứ hai là sự trỗi dẫy của nhân tố bản năng dưới sự kìm nén của lễ giáo phong kiến; Thứ ba là tư trào giải phóng cá tính của thời đại.

Thứ nhất, tâm lý ngưỡng mộ thơ ca. Trong tiểu thuyết tài tử giai nhân trai tài gái sắc yêu nhau không thể thiếu được thơ ca (bao gồm cả thơ và khúc), không tác phẩm nào là không có. Về sau, nó dần trở thành mật ước, không thể thiếu được. Dưới góc nhìn văn hóa, hiện tượng này là do Trung Quốc là đất nước của thơ ca, trong đời sống của người dân, đặc biệt là trong đời sống tinh thần, thơ ca chiếm lĩnh một vị trí quan trọng. Người làm được thơ hay là biểu hiện của con ngươi cao nhã, có tài hoa, văn hóa, rất được mọi người ngưỡng mộ. Thời Xuân Thu đã có Bách tam thi được hậu thế coi là kinh điển, mấy nghìn năm sau, người ta đều xem việc làm thơ phú là tiêu chuẩn của phong nhã. Đặc biệt là sau thời kì nhà Đường, xác lập chế độ khoa cử thi thơ phú để lấy tiến sĩ, thì từ đó tài năng thơ ca càng có lực hút mạnh mẽ đối với mọi người, dần dần trong xã hội hình thành một tâm lý phổ biến là ngưỡng mộ tài thơ ca. Vì thế người Trung Hoa đặc biệt yêu thích

và thưởng thức thơ hay và tài thơ. Vì vậy trong hơn hai nghìn năm lịch sử, thơ ca chiếm một vị trí đặc biệt, nhất thành bất biến trong kết cấu văn học Trung Hoa. Tài tử giai nhân là tầng lớp trí thức của Trung Quốc cổ đại, vì vậy so với người dân thường, họ càng trọng thị tài thơ ca, thưởng thức thơ ca. Nó thể hiện ở chỗ, tài tử giai nhân gặp nhau thường thường là vì thơ ái mộ nhau. Vì thơ ái mộ nhau có nghĩa là: chưa gặp người, đầu tiên phải xem thơ; thơ hay, ái mộ người. Trai tài gái sắc vừa gặp đã yêu chính là lấy vì thơ ái mộ nhau làm nền tảng cơ bản. Hơn nữa, sự ngưỡng mộ thơ ca còn ảnh hưởng đến cả hôn nhân, coi tài thơ là tiêu chuẩn và điều kiện trọng yếu trong hôn nhân. Tài tử giai nhân đặc biết chú ý đến tài của đối phương, tài trở thành sợi dây gắn bó tình cảm của hai người. Tài này chính là tài thơ. Ngưỡng mộ và trọng thị thơ ca còn thể hiện cha mẹ của giai nhân khi kén rể coi tài thơ là một điều kiện trọng yếu. Đây chính là loại tâm lý xã hội ngưỡng mộ tài thơ ca, loại tâm lý này ảnh hưởng rất sâu sắc đối với việc hình thành mô thức tương kiến trong tiểu thuyết tài tử giai nhân.

Thứ hai, là sự trỗi dẫy của nhân tố bản năng dưới sự kìm nén của lễ giáo phong kiến. Mô thức gặp mặt, vừa nhìn đã yêu của tài tử giai nhân có quan hệ rất sâu sắc với lễ giáo phong kiến. Điều này có nghĩa là sự cấm kị nghiêm ngặt của lễ giáo phong kiến làm cho tài tử giai nhân nếu như muốn tự đi tìm ý trung nhân của mình thì cũng chỉ có thể “vừa nhìn đã yêu” (có nghĩa là yêu thầm, yêu bằng mắt, chưa dám thổ lộ trực tiếp). Trong xã hội phong kiến, lễ giáo phong kiến đã hạn chế nam nữ thanh niên tự do đi lại với nhau, đặc biệt là đối với phái nữ quy định này càng chặt chẽ và nghiêm ngặt. Nhưng đương nhiên lễ giáo phong kiến chỉ có thể chế ước được hành động tự do đi lại của họ, mà ngược lại không thể có biện pháp nào có thể trói buộc sự phát dục sinh lý tự nhiên của họ. Tình yêu nam nữ xuất phát từ bản năng thì bất cứ lực lượng nào cũng không có thể cản trở được. Không những không cấm đoán được còn kích thích khát vọng giới tính trong họ nổi dậy mạnh mẽ, vì vậy mà càng dễ dẫn đến việc “vừa nhìn đã yêu”.

Thứ ba, là tư trào giải phóng cá tính của thời đại. Cuối thời Minh đầu thời Thanh là thời đại tư tưởng hỗn loạn, dấy lên tư trào yêu cầu giải phóng cá tính. Các tiểu thuyết gia chịu ảnh hưởng của tư trào này. Vì vậy dưới ngòi bút của họ, ở một mức độ nhất định có sự công kích đối với lễ giáo phong kiến, biểu hiện ra ở màu sắc giải phóng cá tính. Dưới

sự cấm kị nghiêm ngặt của lễ giáo phong kiến, nếu như tài tử giai nhân muốn tự mình đi tìm ý trung nhân thì cũng chỉ có thể là “tiếng sét ái tình”; giải phóng cá tính ở một mức độ nhất định kích thích tài tử giai nhân mạnh dạn thể hiện khát vọng tình yêu tự chủ, tìm ý trung nhân cho riêng mình. Giải phóng cá tính ở một mức độ nhất định làm cho tài tử giai nhân rất muốn hướng đến hôn nhân tự chủ, và muốn thử vượt qua ranh giới cho phép, nhưng dưới sự quy định ngặt nghèo của lễ giáo phong kiến, họ cũng không thể và không dám phá bỏ, vượt qua ranh giới đó, để có thể tự do đi lại với nhau. Đây chính là điểm mấu chốt dẫn đến kiểu ái tình vừa gặp mặt đã nảy sinh tình yêu.

- Tiểu nhân phá hoại.

Trong tiểu thuyết tài tử giai nhân, tình yêu của tài tử giai nhân không thể thuận buồm xuôi gió. ái tình của họ gặp khó khăn, trắc trở có thể thế này thế khác, nhưng không ngoại lệ đều do tiểu nhân liên kết với nhau phá hoại. Có thể nói, diễn biến tình yêu của họ là một quá trình tiểu nhân phá hoại, kết quả thắng lợi của tình yêu là kết quả của quá trình đấu tranh giành thắng lợi trước tiểu nhân phá hoại. Chúng tôi nhìn sự phát triển của mô thức tình tiết này dưới hai góc nhìn như sau: một là niềm tin trong cuộc sống trong hoạn nạn mới nhìn thấy chân tình, hai là nguyên tắc sáng tạo tình huống li kỳ hấp dẫn, hay nguyên tắc “phi kỳ bất truyền”, (không kỳ lạ không lưu truyền).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 158 trang tài liệu này.

Một là niềm tin trong cuộc sống, trong hoạn nạn mới nhìn thấy chân tình. Chân tình là một thứ tình cảm vô cùng đẹp đẽ của con người trên thế gian, nhưng làm sao để biết được chân tình, độ nông sâu của tình cảm. Người Trung Quốc tin rằng trong cuộc sống, trong hoạn nạn sẽ thấy được chân tình, nên họ đem khó khăn, trắc trở làm liều thuốc thử nghiệm đối với tình cảm. Phương thức này ảnh hưởng sâu sắc đến các tác giả tiểu thuyết tài tử giai nhân, làm cho họ hình thành ý đồ sáng tạo mượn sự khó khăn để viết về sự chân tình, để thẩm định được mức độ đậm, nhạt của tình yêu các tác giả tạo ra các khó khăn trắc trở, từ đó nó trở thành một trong những phương thức để đánh giá độ chân giả, đậm nhạt của tình yêu.

Hai là, nguyên tắc sáng tạo tình huống ly kỳ hấp dẫn, hay nguyên tắc “phi kỳ bất truyền”, (không kỳ lạ không lưu truyền). Sáng tạo tình huống ly kỳ hấp dẫn là sự đòi hỏi mang tính tự giác của các tác giả khi sáng tạo nghệ thuật. Vậy giữa đòi hỏi nghệ thuật

Truyện Kiều nhìn trong hệ thống tiểu thuyết tài tử giai nhân - 6

này và tình tiết tiểu nhân phá hoại có quan hệ gì với nhau? Trong sáng tạo nghệ thuật, tác giả có thể sử dụng các thủ pháp: trùng hợp, ngẫu nhiên, hiểu lầm, tiểu nhân phá hoại để làm tăng thêm sức hấp dẫn cho câu chuyện. Nhưng, không nghi ngờ gì nữa, áp dụng thủ pháp tiểu nhân phá hoại dễ giành được hiệu quả kỳ diệu. Bởi bốn lí do sau: một là, vận dụng thủ pháp này, đồng thời cũng không loại trừ các thủ pháp khác, ngược lại nó có thể cùng với các biện pháp khác kết hợp với nhau, từ đó càng có thể đạt được hiệu quả lý tưởng. Hai là, tiểu nhân phá hoại phản ánh rộng hơn và sâu hơn so với các thủ pháp: hiểu lầm, tình cờ…Thứ ba là sử dụng thủ pháp này khi triển khai tình tiết sẽ càng tự do linh hoạt hơn so với các phương pháp khác. Bốn là sử dụng thủ pháp này càng làm cho phát triển tình tiết giành được hiệu quả mang tính kịch cao.

Nguyên tắc sáng tạo “phi kỳ bất truyền” càng thôi thúc các tiểu thuyết gia sáng tạo các tình tiết li kỳ, quanh co, từ đó không hẹn mà gặp, tự giác chọn phương pháp tiểu nhân phá hoại để triển khai tình tiết, từ đó dần hình thành mô thức triển khai tình tiết tiểu nhân phá hoại trong tiểu thuyết tài tử giai nhân .

- Thi đỗ đoàn viên.

Hầu như tất cả các tiểu thuyết tài tử giai nhân đều kết cục thi đỗ đoàn viên. Căn nguyên văn hóa của kết cục này là do các phương diện sau: một là mô thức kết cục thi đỗ đoàn viên và tìm kiếm đạo đức trừ ác khuyến thiện; hai là chế độ khoa cử Trung Quốc và mô thức kết cục thi đỗ đoàn viên; ba là tâm lý bù đắp sự thiếu hụt mang tính phổ biến của văn nhân cuối Minh đầu Thanh.

Một là mô thức kết cục thi đỗ đoàn viên và tìm kiếm đạo đức trừ ác khuyến thiện. Vì đây là vấn đề có liên quan sâu sắc đến văn hóa Việt Nam nên chúng tôi trình bầy kỹ hơn một chút. Trước hết, chúng ta thấy rằng toàn bộ tiểu thuyết tài tử giai nhân cuối Minh đầu Thanh đều có chung một mô thức mà người ta gọi “nghìn thiên nhất luật” (nghìn bộ một kiểu giống nhau), cùng một kiểu mô thức kết cục thi đỗ đoàn viên như Tô Hữu Bạch trong Ngọc Lê Kiều, sau khi thi đỗ cùng với Bạch Hồng Ngọc và Lữ Mộng Lê kết hỉ lương duyên, trong Hảo cầu truyện là Thiết Ngọc Trung và Thủy Băng Tâm, trong Kim Vân Kiều truyện là Kim Trọng và Thúy Kiều….Tuy nhiên, kết cục đoàn viên không phải là đặc hữu và duy nhất có của tiểu thuyết tài tử giai nhân mà nó là một truyền thống

của văn học cổ điển Trung Quốc (Trong kịch đời Nguyên, tiêu biểu là Tây Sương ký và các loại tác phẩm nghệ thuật khác) nhưng không còn nghi ngờ gì nữa, trên phương diện viết về đại đoàn viên thì tiểu thuyết tài tử giai nhân là điển hình nhất, bởi vì gần như một trăm phần trăm các tác phẩm tiểu thuyết tài tử giai nhân thời kì này đều lấy kết cục là đoàn viên.

Người Trung Quốc vốn tìm kiếm lý tưởng đạo đức “trừ ác khuyến thiện”, từ lâu rất tin tưởng vào đạo lý “ở hiền gặp lành, ác giả ác báo”. Cổ nhân nói “nhà mà tích thiện, tất có thiện, nhà không tích thiện, ác sẽ tới”…Những câu tương tự như vậy còn rất nhiều và còn lưu lại đến mãi ngày nay.

Chủ thể văn hóa cổ đại Trung Quốc là học thuyết Nho giáo, vấn đề mà Nho giáo đề cao là luân lý đạo đức. Cùng với sự giáo hóa của Nho giáo mấy nghìn năm, người Trung Quốc đã hình thành một quan niệm giá trị lấy luân lý đạo đức làm trung tâm. Lý luận đạo đức Nho gia theo đuổi là “thiện”, cái cần trừ bỏ là “ác”, bất luận nội dung cụ thể của “thiện” và “ác” là như thế nào nhưng luân lý đạo đức luôn khuyên người ta hướng “thiện”, coi đó là tiêu chuẩn cao nhất của luân lý đạo đức. Họ dùng mọi cách để mọi người “trừ ác tòng thiện”, làm mọi người tin tưởng rằng, chỉ có tòng “thiện” con người mới có kết quả tốt, nếu tòng “ác” nhất định có kết quả xấu.

Ngoài Nho giáo, Phật giáo cũng chiến vị trí quan trọng trong tư tưởng của người Trung Quốc cổ đại. Phật giáo cổ vũ cho thuyết “nhân quả báo ứng”. Quan niệm này của Phật giáo và luân lý đạo đức Trung Quốc không hẹn mà gặp gỡ. Cùng với sự hưng thịnh của Phật giáo thì quan niệm “ở hiền gặp lành, ác giả ác báo” ngày càng thấm sâu hơn vào trong tâm thức của người dân Trung Quốc cổ đại.

Trong xã hội Trung Quốc cổ đại, văn hóa chỉ là đặc quyền của một số ít người, đại đa số quần chúng không nhận được sự giáo dục từ văn hóa, không thể có được sự tu dưỡng văn hóa và không có cái gì gọi là suy nghĩ sâu sắc. Vì thế khi tiếp xúc với quan niệm “ở hiền gặp lành”, “ác giả ác báo” tương đối đơn giản, dễ hiểu, trực quan thì quảng đại quần chúng rất dễ lý giải và tiếp nhận. Đồng thời, con người có một loại bản năng “gần cát tránh hung”. Chính loại bản năng này làm cho con người tin tưởng một cách lạc quan vào thuyết giáo lý luận đạo đức “ở hiền gặp lành, ác giả ác báo”, càng lạc quan tin

tưởng vào kết quả làm thiện sẽ được thiện báo, làm ác sẽ gặp ác báo. Hơn nữa, còn nhận được sự hưởng ứng của giai cấp thống trị cổ vũ mạnh mẽ. Giai cấp thống trị sở dĩ làm như vậy là vì, sự phân biệt thiện ác chủ yếu là lấy luân lý đạo đức làm tiêu chuẩn, mà luân lý đạo đức phong kiến chủ yếu là phục vụ giai cấp thống trị.

Như vậy, cùng với hằng nghìn năm giáo hóa của Nho giáo, cộng với sự xâm nhập sâu của Phật giáo trong thời gian dài, nhận được sự cổ vũ mạnh mẽ từ giai cấp cầm quyền, luân lý đạo đức “ở hiền gặp lành, ác giả ác báo” dần dần biến thành sự tích tụ trong sâu thẳm tâm lý văn hóa dân tộc. Vì thế mà người Trung Quốc đưa luân lý “trừ ác khuyến thiện” thành đạo đức tối cao mà mọi người phải hướng tới. Bị trói buộc bởi luân lý đạo đức này, các tác giả tiểu thuyết tài tử giai nhân đều biết rõ ràng, chân thực các sự việc trong cuộc sống đa phần là không như ý, càng biết rằng sự việc trên thế gian là sinh li tử biệt. Họ nhắm mắt không khẳng định bi kịch thảm thương của thế gian, của chính họ, không khẳng định sự thật thảm thương đầy bi kịch đang diễn ra hàng ngày, mà trong đó họ là một trong những nạn nhân thảm thương nhất. Mà họ chỉ vẽ trên trang giấy sự hả lòng hả dạ của mình. Sự hả lòng hả dạ này thể hiện trong tiểu thuyết tài tử giai nhân là kết cục viên mãn: thi đỗ đoàn viên.

Tác giả tiểu thuyết tài tử giai nhân không phải không biết trong cuộc sống tràn ngập bi kịch thảm thương, nhưng do ảnh hưởng quá sâu đậm của loại tâm lý văn hóa dân tộc “ở hiền gặp lành, ác giả ác báo”, nên tự giác hay không tự giác lại sáng tác ra một một kết cục viên mãn: thi đỗ làm quan, tức là không thể không đoàn viên, không đoàn viên không được, bởi vì trong xã hội cổ đại, loại luân lý đạo đức này đã hóa nhập vào dân tộc tính của người Trung Quốc, làm cho tác giả hình thành một loại tâm lý: nếu như dưới ngòi bút của mình tài tử giai nhân cùng nhau đi tới đoàn viên, giống như mình là một thánh nhân đạo đức, nếu như dưới ngòi bút của mình trai tài gái sắc đi đến bi kịch chia li, giống như mình là ma quỷ. Do sự trói buộc của tâm lý này nên các tác giả chọn cái kết cục đoàn viên viên mãn. Như Vương Thúy Kiều trong Kim Vân Kiều truyện trong hơn mười lăm năm hai lần vào nhà chứa, thể xác và tinh thần bị hành hạ vô cùng dã man, đâm đầu xuống sông Tiền Đường tự vẫn. Câu chuyện nếu như kết thúc tại đây là hợp với quy luật của cuộc sống. Nhưng Vương Thúy Kiều là một người tốt, sống có hiếu, có tình, tài năng

thi ca hội họa đều đủ cả, lại có sắc đẹp. Người tốt như vậy, đẹp như vậy trải qua bao khổ nhục làm rung động lòng người, làm sao có thể để giai nhân như vậy đi đến bi kịch. Sau khi Kiều chết tác giả không nhẫn tâm, độc giả cũng không mãn nguyện, thế là Thanh Tâm Tài Nhân sử dụng thuật hồi sinh, làm cho Giác Duyên cứu Thúy Kiều, cuối cùng đoàn viên cùng Kim Trọng, tiểu nhân bức hại Thúy Kiều đều nhận được kết quả xứng đáng. Thúy Kiều chết mà không chết, xem ra giống như tác giả cố ý gạt đi sự thật. Trên thực tế đó là cái “lý” trong luân lý “trừ ác khuyến thiện” ép buộc.

Trong luân lý đạo đức “trừ ác khuyến thiện”, trong đó “trừ ác” là một biện pháp, một loại phương thức, “khuyến thiện” là mục tiêu sau cùng, thể hiện trong tiểu thuyết là kết cục đoàn viên. Đương nhiên tiểu nhân sẽ nhận được sự trừng phạt đích đáng. Loại luân lý đạo đức này đã được mô thức hóa trong tiểu thuyết tài tử giai nhân thành “kết cục đoàn viên”. Nó trở thành một mô thức văn hóa cố định khảm trong vô thức người dân Trung Quốc. Đồng thời loại tâm lý này cũng ảnh hưởng hết sức sâu sắc trong văn hóa các nước đồng văn, trong đó có Việt Nam, và chúng ta sẽ hiểu tại sao người dân Việt Nam thích truyện thơ Nôm như vậy. Đây chính là biểu hiện của loại luân lý “trừ ác khuyến thiện”.

Hai là chế độ khoa cử Trung Quốc và mô thức kết cục thi đỗ đoàn viên.(xem thêm nguyên nhân hưng thịnh tiểu thuyết tài tử giai nhân - nhìn từ tâm lý bù đắp sự thiếu hụt) Mô thức kết cục thi đỗ đoàn viên trong tiểu thuyết tài tử giai nhân là vật phái sinh của chế độ khoa cử Trung Quốc cổ đại. Chế độ khoa cử là ý thức công danh của người Trung Quốc cổ đại, đặc biệt là đối với văn nhân phong kiến tham gia thi cử, tâm lý khoa cử đã găm sâu vào trong tiềm thức của người Trung Quốc và đồng thời nó ảnh hưởng sâu sắc đến quan niệm hôn nhân, đồng thời loại ý thức xã hội này chuyển sang ý thức nghệ thuật, trở thành điều kiện tiên quyết trong ý thức nghệ thuật phải đề cập đến. Nếu không có loại văn hóa khoa cử này thì chắc chắc sẽ không có kết cục thi đỗ đoàn viên.

Ba là tâm lý bù đắp sự thiếu hụt mang tính phổ biến của văn nhân cuối Minh đầu Thanh.( xem thêm nguyên nhân hưng thịnh tiểu thuyết tài tử giai nhân - nhìn từ tâm lý bù đắp sự thiếu hụt- chương I của luận văn).

1.2.2. ý nghĩa tự sự học tiểu thuyết tài tử giai nhân. [64, tr 100 - 103]

Người Trung Quốc vốn có truyền thống trọng lịch sử. Đây chính là truyền thống làm cho mô thức tự sự mang tính tưởng tượng của văn học Trung Quốc bẩm sinh yết ớt, đồng thời hình thành một quan niệm tự sự “trọng kết quả mà coi thường quá trình”, ảnh hướng rất lớn đối với mô thức tự sự văn học sau này. Tiểu thuyết tài tử giai nhân xuất hiện cuối Minh đầu Thanh chính là lấy tình tiết biến hóa dữ dội để thay đổi quan niệm tự sự này, tích cực bù đắp sự khuyết thiếu của mô thức tự sự tưởng tượng bẩm sinh yếu ớt. Đây chính là sự bù đắp và biến đổi, thể hiện rõ ý nghĩa tự sự học phi phàm của tiểu thuyết tài tử giai nhân.

1.2.2.1. Từ góc nhìn tự sự học, mô thức tự sự tiểu thuyết tài tử giai nhân được xem là hoàn toàn độc lập, triệt để thoát khỏi sự trói buộc của lịch sử.

Dựa vào phương thức tự sự có thể phân chia tự sự học làm hai loại hình lớn: Mô thức tự sự hiện thực và mô thức tự sự tưởng tượng. Mô thức tự sự hiện thực là tự sự học lịch sử, yêu cầu tự sự trung thực diện mạo, từ bản chất mà xét nó phản đối sự tu sức, tự sự học tưởng tượng lại có thể gọi là tự sự học văn học, nó đòi hỏi sự tu sức và hư cấu.

Truy tìm nguồn gốc tự sự Trung Quốc, trong truyền thuyết thần thoại Trung Quốc đã chuẩn bị sẵn có hai loại hình tự sự lớn này, sự việc thời cổ đại, sự thực và truyền thuyết lẫn lộn vào nhau, không có sự phân chia. Trong sự thực lịch sử, vì không tránh khỏi có sự tu sức, trong truyền thuyết thường có dấu ấn hiện thực. Sự thực lịch sử là tự sự học hiện thực, mà tu sức thì sẽ là một loại tự sự học tưởng tượng. Hai loại hình tự sự này tuy cùng sinh ra trong nội thể truyền thuyết thần thoại, nhưng con đường phát triển của chúng ngược lại rất không cân bằng: đến thời Lưỡng Hán văn học sử truyện với tự sự hiện thực đã đạt trình độ cao, đặc biệt phát triển, mà văn học tiểu thuyết với mô thức tự sự hiện thực sớm nhất vẫn chỉ có thế ở trạng thái manh nha (Quan điểm của giới học thuật Trung Quốc là công nhận không có sớm trước thời kỳ lưỡng Hán) chỉ có thể là nhân tố tiềm tàng hoặc trong văn học sử truyện. Tuy hai loại hình tự sự này cùng tồn tại trong văn học sử truyện nhưng tự sự hiện thực chiếm ưu thế tuyệt đối. Từ đó phương thức tự sự hiện thực dựa vào địa vị của mình, chế ước, gây ảnh hưởng đối với sự phát triển của phương thức tự sự tưởng tượng, xuất hiện sự so sánh giữa văn học sử truyện và tiểu thuyết cổ đại Trung Quốc, không chỉ thành thục rất muộn, hơn nữa trong quá trình phát

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/03/2024