Tỷ Lệ Áp Dụng Cơ Chế Chứng Nhận Xuất Xứ Trong Các Hiệp Định Thương Mại Quốc Tế


lợi gia nhập Hiệp định. Hơn nữa, với những Hiệp định trong đó quy định về tự chứng nhận xuất xứ thì các nước thành viên của Hiệp định đều thể hiện nỗ lực đáp ứng những thỏa thuận tại Hiệp định đó bằng việc nội địa hóa các quy định trong Hiệp định vào trong văn bản quy phạm pháp luật quốc gia.

Tại Việt Nam, trong khuôn khổ pháp lý của mình, văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc điều chỉnh về tự chứng nhận xuất xứ có Luật Quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14 được Quốc hội Việt Nam thông qua và ban hành ngày 12 tháng 6 năm 2017, Mục 4 công nhận việc doanh nghiệp được tự chứng nhận xuất xứ theo nội dung tại các Hiệp định thương mại mà Việt Nam đã kí kết tham gia. Khoản 1 Điều 32 Luật này cũng công nhận “chứng từ tự chứng nhận hàng hóa do thương nhân phát hành theo quy định tại khoản 2 Điều 34 của Luật này” 33 là một trong những chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa hợp pháp.

Đối với việc nội luật hóa, có thể lấy ví dụ về nội luật hóa theo quy định của Hiệp định CPTPP, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 03/2019/TT-BCT ngày 22/01/2019 của Bộ Công Thương về “Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương” (viết tắt là Thông tư số 03/2019/TT-BCT) và Thông tư số 06/2020/TT-BCT ngày 24/3/2020 của Bộ Công Thương về “sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2019/TT-BCT” (viết tắt là Thông tư số 06/2020/TT-BCT) trong đó bổ sung lời văn chứng nhận xuất xứ trên C/O để đáp ứng quy định của Hiệp định CPTPP như đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ.

1.2.4. Thủ tục tự chứng nhận xuất xứ


Hàng hóa được hưởng ưu đãi thuế quan nếu chứng minh được xuất xứ thuộc khu vực có cam kết về ưu đãi. Thay vì chứng nhận xuất xứ do cơ quan chức năng của các bên xuất khẩu cấp thì các bên trực tiếp tham gia vào hoạt động thương mại là nhà sản xuất, xuất khẩu, hoặc nhập khẩu có thể tự chứng nhận xuất xứ bằng nhiều hình thức đã được quy định. Hàng hóa đã chứng minh xuất xứ theo cơ chế tự chứng nhận này sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan giống như cơ chế chứng nhận xuất xứ do


33 Luật Quản lý ngoại thương, Điều 32, khoản 1


cơ quan thẩm quyền thực hiện. Thủ tục tự chứng nhận xuất xứ được quy định khác nhau tùy theo nội dung cam kết tại các Hiệp định. Tuy có những Hiệp định chỉ chấp nhận chứng nhận xuất xứ bởi cơ quan có thẩm quyền, thời gian gần đây xuất hiện nhiều Hiệp định có cơ chế tự chứng nhận xuất xứ, thậm chí yêu cầu chỉ được sử dụng cơ chế này.

Thủ tục tự chứng nhận xuất xứ của ATIGA cho phép nhà xuất khẩu được tự chứng nhận xuất xứ dựa trên các quy tắc xuất xứ của ATIGA mà không cần phải chứng nhận xuất xứ thông qua một cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu. Theo đó, dựa trên hóa đơn thương mại cho hàng xuất khẩu mà các nhà xuất khẩu đủ điều kiện sẽ được tự chứng nhận xuất xứ.”34 Khi được áp dụng tại Việt Nam, thủ tục tự chứng nhận xuất xứ của ATIGA có thể thay thế cho thủ tục chứng nhận xuất xứ truyền thống là nhà xuất khẩu phải xin Chứng nhận xuất xứ form D-dành cho các nước ASEAN tại cơ quan nhà nước có thẩm quyển là Bộ Công Thương, hoặc các cơ quan tổ chức do Bộ Công Thương ủy quyền.

1.2.5. Vai trò của tự chứng nhận xuất xứ


Nhận thấy được rằng, do cơ chế tự chứng nhận xuất xứ có một sổ ưu điểm nổi trội so với cơ chế chứng nhận bới cơ quan có thẩm quyền, cơ chế này ngày càng đóng vai trò chủ đạo và được sử dụng nhiều hơn trong thương mại quốc tế. Theo khảo sát của WCO thực hiện vào năm 2020 nhằm tổng hợp tỷ lệ áp dụng các cơ chế chứng nhận trong các FTA, đưa đến kết quả là 141 trong số 209 FTA được nghiên cứu (67,5%) có cơ chế tự chứng nhận xuất xứ, chỉ duy nhất 68 trong số các FTA được nghiên cứu (32,5%) là chỉ các cơ quan có thẩm quyền mới được phép ban hành chứng nhận xuất xứ 35, được thể hiện trong hình dưới đây:



34 https://moj.gov.vn/qt/cacchuyenmuc/pldn/Pages/pho-bien-pl-doanh-nghiep.aspx?ItemID=30

35 WCO, Comparative study on certification of origin, 2020, tr.17 , tham khảo tại: http://www.wcoomd.org/-

/media/wco/public/global/pdf/topics/origin/instruments-and-tools/comparative-study/related- documents/comparative-study-on-certification-of-origin_2020.pdf , truy cập ngày 10/1/2022


Hình 1: Tỷ lệ áp dụng cơ chế chứng nhận xuất xứ trong các hiệp định thương mại quốc tế

(số liệu từ năm 1994- năm 2019)


Nguồn Tác giả tự tổng hợp Đây cũng là xu hướng chung của thế giới Ngoài 1


Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Đây cũng là xu hướng chung của thế giới. Ngoài các quốc gia có lịch sử lâu đời trong việc sử dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ như Mỹ, EU, Thụy Sỹ,v.v...đã và đang áp dụng cơ chế này trong các FTA mà các quốc gia đó là thành viên, các quốc gia trước đó chưa hề áp dụng cũng đã chuyển đổi sang cơ chế này một vài năm gần đây như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, v.v...

Giải thích cho sự phổ biến đó, có thể kể tới một vài vai trò quan trọng mà cơ chế tự chứng nhận xuất xứ đã và đang đóng góp cho sự phát triển của thương mại quốc tế. Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ giúp giảm thời gian và chi phí về mặt thủ tục, qua đó khuyến khích doanh nghiệp các nước tham gia và tận dụng ưu đãi từ các FTA. Theo cơ chế chứng nhận xuất xứ bởi cơ quan có thẩm quyền, doanh nghiệp sẽ tiêu tốn thời gian để chuẩn bị bộ hồ sơ chứng từ chứng minh xuất xứ hàng hóa, thời gian chờ để được xét duyệt và cấp C/O. Thời gian không linh hoạt còn vì lí do phụ thuộc vào lịch làm việc hay nghỉ của các cơ quan nhà nước. Khi chuyển sang cơ chế tự chứng nhận xuất xứ, quy trình chứng nhận trở nên nhanh chóng và đơn giản hơn. Không còn quá trình chứng nhận rường rà, cả hai bên đối tác có thể tiết kiệm chi phí giao dịch, thuận lợi thương mại cũng như tận dụng ưu đãi xuất xứ.


Khi áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ, sự áp lực và rủi ro cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền giảm đi đáng kể. Trong môi trường thương mại quốc tế phát triển mạnh mẽ và rộng rãi như hiện nay, số lượng các Hiệp định thương mại được kí kết cũng tăng nhanh mỗi năm, dẫn tới số lượng tăng đáng kể về các mẫu giấy chứng nhận xuất xứ. Áp lực cấp C/O đúng hạn, đảm bảo tính chính xác đối với các cơ quan có thẩm quyền ngày càng trở nên nặng nề hơn. Việc chậm chễ trong việc cấp C/O không chỉ giảm hiệu quả hoạt động của cơ quan thẩm quyền mà còn gây tổn thất nặng nề cho doanh nghiệp trong việc lưu thông hàng hóa cũng như hưởng ưu đãi thuế quan. Khi áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ, bản thân doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm về nguồn gốc xuất xứ các sản phẩm mình kinh doanh. Doanh nghiệp là những người được cho là có sự hiểu biết sâu sắc kĩ lưỡng nhất, có tài liệu và thông tin chính xác nhất về mặt hàng của mình. Do vậy, việc trách nhiệm được chuyển giao từ cơ quan chức năng sang phía doanh nghiệp là hợp lí, hiệu quả hoạt động tăng cao, và như vậy việc phát triển cơ chế tự chứng nhận xuất xứ là phù hợp với xu thế phát triển thương mại quốc tế của thời đại.

Tiểu kết Chương 1: Như vậy tại Chương 1, luận văn đã đưa ra những khái niệm cơ bản và khái quát về xuất xứ, quy tắc xuất xứ cũng như nguồn luật điều chỉnh, những thủ tục để chứng nhận xuất xứ, song hành với đó là cơ chế tự chứng nhận xuất xứ. Thông qua việc phân tích chung về cơ chế chứng nhận xuất xứ bởi bên thứ ba và cơ chế tự chứng nhận xuất xứ, đặc biệt là việc phân loại cơ chế tự chứng nhận xuất xứ. Chương 1 cũng đã nêu lên vai trò quan trọng của cơ chế tự chứng nhận xuất xứ trong môi trường thương mại quốc tế ngày càng sôi động hiện nay và lưu ý về tính phức tạp khi áp dụng tự chứng nhận xuất xứ theo nội dung các Hiệp định khác nhau.


CHƯƠNG 2: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ TỰ CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ


Trong Chương 1, luận văn đã nêu và làm rõ các khái niệm nền tảng về xuất xứ và tự chứng nhận xuất xứ. Chương 2 này sẽ đi vào phân tích rõ hơn kinh nghiệm của một vài quốc gia hoặc khu vực. Theo số liệu từ WCO, có thể thấy rằng mô hình tự chứng nhận xuất xứ không phân bố một cách đồng đều, từng loại cơ chế phổ biến ở mỗi một khu vực khác nhau. Thứ nhất, tác giả lựa chọn Nhật Bản, Nhật Bản là nước chủ yếu áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ là nhà xuất khẩu được cấp phép, tuy nhiên những năm gần đây đang có sự chuyển đổi mới36. Nhật Bản cũng là nước nằm trong khu vực châu Á, có quan hệ kinh tế xã hội gần gũi với Việt Nam, đặc biệt là việc Hải quan Việt Nam và Nhật Bản có mối quan hệ bền chặt, trong đó Việt Nam đã và đang học tập và sử dụng hệ thống quản lý của Hải quan Nhật Bản. Thứ hai, tác giả lựa chọn khu vực kinh thế Châu Âu (European Union, viết tắt là EU) được làm đại diện với cơ chế nhà xuất khẩu đăng ký, đặc biệt là sự thành lập và đưa vào sử dụng rộng rãi hệ thống REX . Hơn nữa, EU đã và đang là một thị trường xuất khẩu lớn và đồng thời là thị trường nhập khẩu hứa hẹn của Việt Nam, phát triển mạnh và rất nhanh trong những năm vừa qua, và xu hướng còn mạnh mẽ hơn trong tương lai nhờ các FTA giữa Việt Nam và EU. Hai sự lựa chọn trên hướng tới hai quốc gia có vị trí địa lý cách xa Việt Nam. Do vậy, tác giả lựa chọn tham khảo kinh nghiệm của nước thứ ba là nước Cộng hòa Singapore, là đất nước có vị trí địa lý gần gũi với Việt Nam, đồng thời cũng là một quốc gia phát triển cao trong khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là về thương mại quốc tế.

Đối chiếu với các khái niệm đã nêu trong Chương 1 cũng như với quy định pháp luật của các quốc gia liên quan và quốc tế, Chương 2 có mục tiêu nêu rõ các tiến bộ cũng như hạn chế khi áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ của các quốc gia này, điều đó giúp tạo cơ sở vững chắc cho các kiến nghị mà tác giả sẽ nêu trong Chương 3.


36 Tham khảo phân tích tại phần 2.1


2.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản


2.1.1. Các quy định điều chỉnh về tự chứng nhận xuất xứ của Nhật Bản


Cơ sở pháp lý cho cơ chế tự chứng nhận xuất xứ của Nhật Bản dựa trên hai nguồn luật: luật quốc gia của Nhật Bản và luật quốc tế là các Hiệp định quốc tế trong đó Nhật Bản là thành viên37.

Theo đó, các Hiệp định quốc tế có điều khoản liên quan tới tự chứng nhận xuất xứ mà Nhật Bản ký kết tham gia có thể kể đến như sau: Hiệp định đối tác kinh tế (EPA) giữa Nhật Bản- Mexico, Nhật Bản- Thụy Sĩ, Nhật Bản-Peru, Nhật Bản- Úc, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership, CPTPP), Hiệp định giữa Nhật Bản và Liên minh Châu Âu về hợp tác kinh tế (Agreement between the European Union and Japan for an economic partnership, sau đây gọi tắt là Hiệp định Nhật Bản-EU), Hiệp định giữa Nhật Bản với Vương quốc Anh và Bắc Ireland về hợp tác kinh tế toàn diện, Hiệp định thương mại Nhật Bản-Hoa Kỳ, và mới gần đây nhất là Hiệp định Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (Regional Comprehensive Economic Partnership, RCEP) mà Nhật Bản kí kết tham gia vào tháng 11 năm 2020 và có hiệu lực mới đây vào tháng 1 năm 2022.

Với nguồn luật quốc gia, Nhật Bản có những văn bản quy phạm pháp luật sau điều chỉnh về tự chứng nhận xuất xứ bao gồm:

- Luật Chứng nhận xuất xứ (năm 2004): Khoản 2, 3, 4 Điều 7 quy định về chế độ Nhà xuất khẩu được cấp phép (approved exporter system). Trong đó, những nhà xuất khẩu được phê duyệt bởi Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công Nghiệp Nhật Bản (Ministry of Economy, Trade and Industry, viết tắt là METI) được quyền tự cung cấp Giấy chứng nhận xuất xứ.

- Các quy định được ban hành để nội luật hóa các quy định về tự chứng nhận xuất xứ trong Hiệp định quốc tế như: Luật về cung cấp thông tin xuất xứ sản phẩm


37 METI, 原産地法令(Tổng hợp quy định về xuất xứ, tham khảo tại: https://www.meti.go.jp/policy/external_economy/trade_control/boekikanri/gensanchi/hourei.html , truy cập ngày 10/1/2022


được khai báo dựa trên Hiệp định đối tác kinh tế (số 112 năm 2014)38, Nghị quyết số 394 năm 201439 về “cung cấp thông tin xuất xứ sản phẩm được khai báo dựa trên Hiệp định đối tác kinh tế”, được áp dụng cho các Hiệp định: Hiệp định đối tác kinh tế (EPA) Nhật Bản-Úc, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định giữa Nhật Bản và Liên minh Châu Âu về hợp tác kinh tế, Hiệp định giữa Nhật Bản với Vương quốc Anh và Bắc Ireland về hợp tác kinh tế toàn diện.

- Nghị quyết số 18 năm 200440, và Thông tư số 941 năm 2004 về “cung cấp thông tin xuất xứ sản phẩm được khai báo dựa trên hiệp định đối tác kinh tế” đã nội luật hóa cho cơ chế “nhà xuất khẩu được cấp phép” tại các hiệp định quốc tế bao gồm: EPA giữa Nhật Bản-Thụy Sĩ, EPA giữa Nhật Bản-Peru và EPA giữa Nhật Bản-Mexico42.


38 経済連携協定に基づく申告原産品に係る情報の提供等に関する法律 (Luật về cung cấp thông tin xuất xứ sản phẩm được khai báo dựa trên hiệp định đối tác kinh tế), tham khảo tại: https://elaws.e- gov.go.jp/document?lawid=426AC0000000112

39 経済連携協定に基づく申告原産品に係る情報の提供等に関する法律施行令 (Nghị quyết số 394 năm

2014 về cung cấp thông tin xuất xứ sản phẩm được khai báo dựa trên hiệp định đối tác kinh tế) https://elaws.e-gov.go.jp/document?lawid=426CO0000000394

40 経済連携協定に基づく特定原産地証明書の発給等に関する法律施行令(Nghị quyết số 18 năm 2004

về cấp giấy chứng nhận xuất xứ cụ thể dựa trên hiệp định đối tác kinh tế)https://elaws.e- gov.go.jp/document?lawid=417CO0000000018

41 経済連携協定に基づく特定原産地証明書の発給等に関する法律施行規則(Thông tư số 9 năm 2004

về việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ cụ thể dựa trên hiệp định đối tác kinh tế) https://elaws.e- gov.go.jp/document?lawid=417M60000400009

42 METI, 原 産 地 証 明 法 の 概 要 (Tổng quan về giấy chứng nhận xuất xứ) tham khảo tại

https://www.meti.go.jp/policy/external_economy/trade_control/boekikanri/download/gensanchi/2016horitsug aiyo.pdf , truy cập ngày 10/1/2022


Bảng 1. Tổng hợp các hiệp định có quy định cơ chế tự chứng nhận xuất

xứ của Nhật Bản


Tên Hiệp định

Thời gian hiệu lực

Chứng nhận xuất xứ của bên thứ 3

Cơ “Nhà khẩu phép”

chế xuất cấp

Cơ chế “Doanh nghiệp tự

chứng nhận xuất xứ”

Nhật Bản-Mexico

4/2005


Nhật Bản-Thụy Sỹ

9/2009


Nhật Bản-Peru

3/2012


Nhật Bản-Úc

1/2015


CPTPP

12/2018



Nhật Bản-EU

2/2019



Nhật Bản-Hoa Kì

1/2020




(chỉ cho nhà nhập khẩu)

Nhật Quốc

Bản-

Anh

1/2020



RCEP

1/2022

(Thực hiện trong vòng 20 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Xem tất cả 98 trang.

Ngày đăng: 12/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí