Các Quy Định Điều Chỉnh Về Tự Chứng Nhận Xuất Xứ Của Singapore


REX cho nhà xuất khẩu Việt Nam chỉ giới hạn tại chương trình GSP. Mặc dù EVFTA có quy định dành cho tự chứng nhận xuất xứ, Việt Nam hiện không lựa chọn thực hiện cơ chế này, do đó nhà xuất khẩu vẫn sử dụng mẫu chứng nhận xuất xứ do cơ quan có thẩm quyền cấp. Như vậy, mã số REX không thay thế được chứng từ chứng nhận xuất xứ trong rất nhiều trường hợp xuất khẩu hàng hóa đi EU. Qua đó, có thể thấy EU chưa có khả năng phổ cập việc sử dụng REX một cách đồng đều lên tất cả các quốc gia, nguyên nhân chính là do hệ thống liên quan đến nhiều quốc gia mà mức độ phát triển về năng lực kỹ thuật, con người và tài chính không giống nhau. Nói cách khác, mức độ tận dụng hệ thống vẫn còn hạn chế ở nhiều quốc gia và cần thêm sự hỗ trợ tích cực từ phía EU.

b) Giám sát việc áp dụng đúng các ưu đãi thuế quan cũng như việc sử dụng hệ thống REX là cần thiết và đặt nặng lên cơ quan công quyền của EU.

Như đã nhắc tới trong 2.2.3.1.a) về việc các nhà nhập khẩu viện dẫn tới “kì vọng chính đáng” (legitimate expectation) khi bị khiếu nại liên quan đến việc khai báo chứng nhận xuất xứ không chính xác. Khái niệm về kì vọng chính đáng được quy định tại luật quốc gia và trong các án lệ, được thừa nhận trong pháp lý của EU như sau: “các Quốc gia thành viên phải tôn trọng các nguyên tắc chung của luật để hình thành một phần của trật tự pháp lý Cộng đồng, đặc biệt, bao gồm các nguyên tắc về sự chắc chắn và tương xứng của pháp luật và nguyên tắc bảo vệ các kỳ vọng chính đáng66”. Một nhà nhập khẩu EU có thể viện dẫn kì vọng chính đáng khi thỏa mãn hai điều kiện sau: 1) Phải có lỗi từ phía các cơ quan có thẩm quyền67 và 2) lỗi không thể phát hiện ra dễ dàng bởi nhà nhập khẩu EU và nhà nhập khẩu EU hành động một cách thiện chí68. Việc áp dụng hệ thống REX để tự chứng nhận xuất xứ tuy đã hạn chế lỗi từ phía cơ quan có thẩm quyền trong việc phát hành giấy chứng nhận xuất xứ vì rõ ràng các cơ quan có thẩm quyền không còn ban hành giấy chứng nhận nữa, nhưng câu hỏi vẫn được đặt ra về việc còn tồn tại hay không lỗi của cơ quan thẩm quyền khi thực hiện nhiệm vụ. Nhiệm vụ của cơ quan có thẩm quyền


66 Án lệ của CJEU số C-271/06, phần 18 (Netto Supermarkt GmbH & Co. OHG) https://curia.europa.eu/juris/document/document.jsf?text=&docid=71990&pageIndex=0&doclang=EN&mode=lst&dir=&occ=first&part=1&cid=1125220 , truy cập ngày 8/1/2022

67 Điều 116 UCC

68 Điều 119 UCC


không chỉ giới hạn tròn việc phát hành giấy chứng nhận xuất xứ. Về phía cơ quan có thẩm quyền phía EU, họ được yêu cầu phải có các biện pháp kiểm tra, giám sát để hạn chế vi phạm đối với các quốc gia tham gia trong khuôn khổ GSP. Cơ quan thẩm quyền thuộc nước thụ hưởng được yêu cầu hợp tác với cơ quan hải quan phía EU khi có yêu cầu xác minh tính hợp lệ của tuyên bố xuất xứ và thực hiện các biện pháp kiểm soát thường xuyên đối với các nhà xuất khẩu phía nước họ69. Công tác giám sát, hậu kiểm là rất quan trọng và đồng thời tránh cho cơ quan có thẩm quyền phải chịu trách nhiệm khi nhà nhập khẩu viện dẫn tới “kì vọng chính đáng.”

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

Ủy Ban Châu Âu EC đã nhận thức về rủi ro khi EU không giám sát đấy đủ việc áp dụng chương trình GSP trong “Kế hoạch hành động để giám sát hoạt động trong các thỏa thuận ưu đãi thương mại” (Action Plan for monitoring the functioning of preferential trade arrangements) ngày 26/2/2014 . Trong đó, EC nói rằng, trong khuôn khổ GSP thì “việc giám sát không đầy đủ có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng”70. Do đó, EC đã đề xuất các giải pháp giám sát như dưới đây nhằm giám sát tốt hơn việc tuân thủ hệ thống REX bao gồm: 1) Báo cáo định kỳ liên quan đến các nước thụ hưởng hoặc đối tác và các quốc gia thành viên 2) thu thập dữ liệu nâng cao 3) phân tích thông tin sẵn có, xác định các quốc gia và sản phẩm không cần giám sát cao hơn. Phía EU cũng đặc biệt nhấn mạnh tại chương 2 của bản Kế hoạch hành động rằng “Chính Ủy ban (EC) phải đảm bảo rằng các thỏa thuận ưu đãi thương mại được thực hiện một cách chính xác”71. Như vậy, bản thân EU cũng đã có sự nhìn nhận và đặt nặng về vai trò giám sát của mình trong việc đảm bảo hệ thống REX vận hành theo đúng mục đích đã đề ra ban đầu.

2.3. Kinh nghiệm của Singapore

Tự chứng nhận xuất xứ kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam - 8


2.3.1 Các quy định điều chỉnh về tự chứng nhận xuất xứ của Singapore


Giống như các nước khác trên thế giới, quy định điều chỉnh về tự chứng nhận xuất xứ của Singapore đến từ nguồn luật quốc gia và luật quốc tế nằm trong các Hiệp định mà Singapore là thành viên.

69 Điều 109 khoản 1 UCC IR

70 EC (2014), Communication form the commission to the council, tham khảo tại https://eur-lex.europa.eu/LexUriServ/LexUriServ.do?uri=COM:2014:0105:FIN:EN:PDF, truy cập ngày 7/1/2022


Các Hiệp định quốc tế có quy định điều chỉnh về tự chứng nhận xuất xứ mà Singapore là thành viên có thể kể tới như:

-Hiệp định đối tác kinh tế gần gũi Singapore và New Zealand (Agreement between New Zealand and Singapore on a Closer Econmic Partnership, ANZSCEP)

-Hiệp định thương mại EU-Singapore (European Free Trade Association- Singapore Free Trade Agreement, ESPTA)

-Hiệp định thương mại Hoa Kỳ-Singapore (US-Singapore Free Trade Agreement, USSFTA)

-Hiệp định thương mại Panama-Singapore (Panama-Singapore Free Trade Agreement, PSFTA)

-Hiệp định thương mại tự do Thổ Nhĩ Kỳ-Singapore (Turkey-Singapore Free Trade Agreement, TRSFTA)

-Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (tiếng Anh: Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement, TPSEP)

- Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA)


Để đảm bảo việc thực thi từng hiệp định, Hải quan Singapore đã ban hành các thông tư hướng dẫn các công ty trong việc áp dụng các quy tắc xuất xứ nói chung và chứng nhận bản thân nói riêng. Các thông tư này thường quy định một số vấn đề quan trọng, bao gồm tiêu chí xuất xứ, thủ tục xin ưu đãi thuế quan, thẩm quyền của Cơ quan Hải quan Singapore trong vấn đề này, thủ tục tự chứng nhận, kê khai hóa đơn, xác minh thông tin, và một danh sách các câu hỏi và câu trả lời cho các công ty liên quan.

2.3.2. Thực trạng triển khai tự chứng nhận xuất xứ của Singapore


2.3.2.1. Lịch sử phát triển tự chứng nhận xuất xứ


Singaore lần đầu triển khai tự chứng nhận xuất xứ lần đầu tiên tại Hiệp định đối tác kinh tế gần gũi Singapore và New Zealand năm 2001. Vào các năm tiếp theo 2003, 2004 và 2006 Singapore lần lượt triển khai áp dụng cơ chế tự chứng nhận


xuất xứ trong khuôn khổ các các Hiệp định thương mại tự do với EU, Hoa Kỳ, Panama. Như vậy, so sánh với các quốc gia khác trong khu vực ASEAN thì có thể thấy rằng Singapore có một lịch sử khá dài trong việc sử dụng cơ chế này.

Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ trong những năm gần đây đã trở thành cơ chế phổ biến trong các Hiệp định thương mại quốc tế, đặc biệt là trong các FTA thế hệ mới. Singapore cũng không nằm ngoài xu hướng chung này của thế giới. Những FTA trong 5 năm trở lại đây mà Singapore là thành viên có rất nhiều FTA quy định cơ chế tự chứng nhận xuất xứ như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) năm 2018, cơ chế tự chứng nhận xuất xứ trong hệ thống AWSC năm 2020, và mới đây nhất là Hiệp định Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (Regional Comprehensive Economic Partnership, RCEP) có hiệu lực vào 1/1/2022.

Trong các FTA của mình, chế độ tự chứng nhận được Singapore sử dụng là chế độ thông thường (conventional regime) hoặc chế độ tự chứng nhận đầy đủ (full regime).Việc tự chứng nhận của Singapore có thể được thực hiện bởi bất kỳ nhà xuất khẩu nào có kiến thức về hàng hóa được đề cập đủ điều kiện xuất xứ.

Bên cạnh cơ chế tự chứng nhận được quy định trong các FTA với Singapore và các quốc gia khác, hiện nay còn có cơ chế tự chứng nhận xuất xứ do nhà xuất khẩu mà Hải quan Singapore quản lý quy định tại hai hiệp định lớn, đó là:

(1) Tự chứng nhận Toàn diện ASEAN (AWSC) trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA)

(2) Chương trình tự chứng nhận xuất xứ theo Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP)

Tuy nhà xuất khẩu theo cơ chế tự chứng nhận xuất xứ trong AWSC được gọi là nhà xuất khẩu được cấp phép (Certified Exporter, CE) và nhà xuất khẩu theo cơ chế trong RCEP được gọi là nhà xuất khẩu được chứng nhận (Approved Exporter,


AE), về bản chất cả hai Hiệp định đều quy định cùng theo một loại hình cơ chế tự chứng nhận xuất xứ72.

2.3.2.2. Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ theo AWSC


Hội đồng Khu vực Thương mại Tự do ASEAN (ASEAN Free Trade Area, AFTA) lần thứ 22 được tổ chức vào tháng 8 năm 2008 đã yêu cầu xây dựng các cơ chế nhằm nâng cao Quy tắc xuất xứ AFTA và hợp lý hóa các thủ tục chứng nhận phù hợp với các mục tiêu của Hợp tác Kinh tế ASEAN (AEC) 2015. Điều này dẫn đến sáng kiến hướng tới việc áp dụng hệ thống tự chứng nhận trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Dự án thí điểm tự chứng nhận lần 1 (SCPP 1) vào tháng 11 năm 2010 có 4 thành viên tham gia, trong đó có Singapore. Số lượng nhà xuất khẩu được chứng nhận của Singapore trong dự án thí điểm lần 1 này là 41 doanh nghiệp73.

Mười quốc gia thành viên ASEAN đã ký Nghị định thư đầu tiên sửa đổi Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) để thực hiện Chương trình tự chứng nhận toàn ASEAN (AWSC) vào ngày 22 tháng 1 năm 2019. Nghị định thư thứ nhất đã được cả mười thành viên ASEAN phê chuẩn. Gần đây nhất, kết quả đạt được là ngày 20/9/2020, ATIGA ra thông báo việc chính thức thực hiện thống nhất hệ thống tự chứng nhận toàn ASEAN gọi tắt là AWSC (ASEAN-Wide Self Certification). AWSC cho phép các nhà xuất khẩu trở thành nhà xuất khẩu được chứng nhận khi họ chứng minh được năng lực và hiểu biết, tuân thủ theo các yêu cầu về quy tắc xuất xứ của ATIGA. Theo đó, Singapore đã ban hành Thông tư số 06/2020 của Hải quan Singapore về việc thực hiện giai đoạn đầu theo khuôn khổ Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) và thực hiện việc triển khai rộng rãi cơ chế tự chứng nhận xuất xứ ASEAN (AWSC) 74

AWSC là chương trình tự chứng nhận thống nhất duy nhất trên tất cả các Quốc gia Thành viên ASEAN. Đây là một sáng kiến tạo thuận lợi thương mại cho

72 Handbook for Singapore Customs Authorised Self-Certification regimes ( cập nhật tháng 12/2021) https://www.customs.gov.sg/files/businesses/Handbook%20on%20the%20implementation%20of%20the%20 Authorised%20Self%20Certification%20Regime%20V2_final.pdf

73 Nguồn: WCO media http://www.wcoomd.org/-/media/wco/public/global/pdf/events/2013/wco-origin- conference-2014/43-jetroito.pdf?la=fr

74 https://www.customs.gov.sg/news-and-media/circulars/2020_09_01-Circular%20062020.pdf


phép các Nhà xuất khẩu được chứng nhận tự chứng nhận tình trạng xuất xứ cho hàng hóa của họ để đủ điều kiện cho yêu cầu thuế quan ưu đãi ATIGA. Tại Singapore, giấy này thay cho việc xin Giấy chứng nhận xuất xứ (CO) từ Hải quan Singapore. Tự chứng nhận cho phép nhà xuất khẩu được chứng nhận chuẩn bị khai báo xuất xứ trên một số chứng từ thương mại như hóa đơn thương mại, báo cáo thanh toán, lệnh giao hàng hoặc danh sách đóng gói một cách thuận tiện. AWSC tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại nội khối ASEAN vì các lô hàng sẽ không bị cản trở bởi các thủ tục hành chính để xin CO và loại bỏ việc các nhà sản xuất phải nộp “Báo cáo chi phí sản xuất” đối với hàng hóa sản xuất trong nước.

Ông Ho Chee Pong, Tổng cục trưởng Cục Hải quan Singapore đã phát biểu và đánh giá cao chương trình AWSC: “Hải quan Singapore vui mừng là một phần của chương trình AWSC nhằm đơn giản hóa các thủ tục xuất khẩu, mang lại sự thuận tiện hơn, tiết kiệm chi phí và giảm gánh nặng hành chính cho các doanh nghiệp của đất nước chúng tôi. AWSC thể hiện những nỗ lực không ngừng và cam kết của Hải quan Singapore nhằm nâng cao mức độ tạo thuận lợi mà chúng tôi dành cho các công ty của mình để hỗ trợ thúc đẩy thương mại nội khối ASEAN và hơn thế nữa” 75

Để trở thành nhà xuất khẩu được chứng nhận theo AWSC, nhà xuất khẩu cần thỏa mãn Quy tắc Chứng nhận Hoạt động của ATIGA (OCP) Quy tắc 12A Điều 2, trong đó có quy định “Cơ quan có thẩm quyền có thể cấp chứng nhận cho nhà xuất khẩu tùy thuộc vào bất kỳ điều kiện nào mà họ cho là phù hợp”76. Trong 7 điều kiện đó, Hải quan Singapore lựa chọn 5 điều kiện dành cho nhà xuất khẩu của Singapore là:

1) Các nhà xuất khẩu và nhà xuất khẩu xuất khẩu hàng hóa theo hình thức giáp lưng (back to back, B2B);


75 Singapore Customs, Authorised self-certification regimes, tham khảo tại https://www.mti.gov.sg/-

/media/MTI/Newsroom/Press-Releases/2020/09/Joint-MR---AWSC_18-Sep_MTI_Customs_final.pdf, truy cập ngày 10/1/2022

76 Phụ lục 8, HIệp định ATIGA, tham khảo tại https://www.enterprisesg.gov.sg/-/media/esg/files/non-financial-assistance/for-companies/free-trade-agreements/asean-fta/legal-text/AFTA_Annex8_Amended_ATIGA_OCP_to_allow_AWSC_from_20Sep2020.pdf, truy cập ngày 10/1/2022


2) Biết và hiểu các Quy tắc xuất xứ trong RCEP và ATIGA và đã thể hiện một lượng kinh nghiệm đáng kể trong các thủ tục xuất khẩu;

3) Không có hồ sơ về bất kỳ gian lận Quy tắc xuất xứ nào và đồng thời, đã thể hiện sự tuân thủ tốt như được đo lường bằng các quy tắc quản lý rủi ro;

4) Có hệ thống sổ sách và lưu trữ hồ sơ hợp lý;


5) Nhà xuất khẩu phải có “tuyên bố của nhà sản xuất” (manufacturer’s declaration) và nhà sản xuất phải sẵn sàng cho việc kiểm tra và xác minh hồi tố nếu có yêu cầu.

Như vậy có thể thấy rằng AWSC đã thiết lập một tiêu chuẩn chung của để áp dụng cho nhà xuất khẩu được chứng nhận có thể sử dụng cho toàn ASEAN. Trên cơ sở đó, mỗi quốc gia thành viên được linh động lựa chọn với điều kiện đảm bảo việc thực hiện nghiêm ngặt các tiêu chuẩn để duy trì sự uy tín của quốc gia mình và tính toàn vẹn của hệ thống tự chứng nhận.

Singapore đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà xuất khẩu trong AWSC, thể hiện tại quy định: tất cả các nhà sản xuất được chứng nhận theo AWSC đều được tự động phê duyệt để trở thành nhà sản xuất được cấp phép theo RCEP. Nếu nhà sản xuất chỉ muốn được ủy quyền với tư cách nhà sản xuất được cấp phép theo khuôn khổ RCEP thì đăng ký đơn riêng theo mẫu RCEP77

2.3.2.3. Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ theo RCEP


Về quy trình thủ tục, các nhà xuất khẩu khi tham gia cơ chế tự chứng nhận xuất xứ theo RCEP cũng qua quy trình 3 bước như trong AWSC. Điều kiện để trờ thành nhà xuất khẩu được cấp phép (approved exporter, AE) được quy định theo RCEP tại Quy trình chứng nhận hoạt động RCEP (Operational Certification Procedures, OCP), Điều 3.21: Nhà xuất khẩu mong muốn được chấp nhận với tư cách như vậy (tư cách nhà xuất khẩu được cấp phép) phải nộp đơn bằng văn bản hoặc điện tử và phải cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền của Bên xuất khẩu mọi đảm bảo cần thiết để xác minh tình trạng xuất xứ của hàng hóa đã hoàn thành Tuyên


77 Singapore Customs, Authorised self-certification regimes, tham khảo tại https://www.customs.gov.sg/businesses/certificates-of-origin/aece, truy cập ngày 8/1/2022


bố xuất xứ. Cơ quan có thẩm quyền của một Bên xuất khẩu có thể cấp tư cách là nhà xuất khẩu được cấp phép theo bất kỳ điều kiện nào mà Bên đó cho là phù hợp78. Các điều kiện mà Singapore lựa chọn cho nhà xuất khẩu tự chứng nhận thuộc RCEP là 5 điều kiện cũng giống như AWSC được trình bày tại phẩn trên. Và như đã lưu ý, nhà xuất khẩu sau khi đã được phê duyệt để tự chứng nhận xuất xứ theo chương trình AWSC thì được tự động phê duyệt để trở thành nhà xuất khẩu tự chứng nhận theo chương trình RCEP, nhưng không có chiều ngược lại. Nhà xuất khẩu đăng ký theo form của RCEP chỉ được trở thành nhà xuất khẩu được cho phép theo Hiệp định RCEP.

2.3.3. Đánh giá về việc áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ của Singapore

2.3.3.1. Ưu điểm

Hệ thống lập pháp mạnh mẽ của Singapore tạo điều kiện thuận lợi cho đất nước này thực thi cơ chế tự chứng nhận xuất xứ.

Các hình phạt mà Singapore đặt ra rất nghiêm khắc nhằm răn đe mạnh mẽ đối với hành vi vi phạm quy tắc xuất xứ và khai báo gian dối. Để giải quyết mọi hành vi lạm dụng tự chứng nhận xuất xứ, các biện pháp trừng phạt đã được đưa vào điều 34 của Đạo luật Quy định về Xuất nhập khẩu năm 1995. Trong trường hợp khai báo gian dối, Singapore quy định áp dụng cho vi phạm lần thứ nhất và thứ hai như sau:

(1) Đối với vi phạm lần thứ nhất, phạt 100.000 đô la Singapore hoặc gấp ba lần giá trị hàng hóa liên quan và / hoặc phạt tù đến hai năm.

(2) Đối với lần vi phạm thứ hai, mức phạt gần như tăng gấp đôi: phạt 200.000 đô la Singapore hoặc gấp bốn lần giá trị hàng hóa liên quan và / hoặc phạt tù tới ba năm.

2.3.3.2. Hạn chế

Ngay từ khi bắt đầu tham gia vào hệ thống thí điểm ASEAN đầu tiên, Hải quan Singapore đã đặt hy vọng cao rằng hệ thống này sẽ tạo ra lợi ích cho cả doanh nghiệp và Singapore, Hải quan Singapore đưa ra phát biểu: “Hải quan Singapore

78 Chương 3, Hiệp định RCEP, tham khảo tại https://www.mti.gov.sg/-/media/MTI/Microsites/RCEP/All- Chapters-and-Market-Access-Annexes/Chapter-Text/Chapter-3.pdf

Xem tất cả 98 trang.

Ngày đăng: 12/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí