Giới Thiệu Tổng Quan Về Xuất Xứ Và Tự Chứng Nhận Xuất Xứ Hàng Hóa


Về mặt nội dung, các nghiên cứu liên quan tới tự chứng nhận xuất xứ chủ yếu mới chỉ tập trung vào một vài các khía cạnh cụ thể về nội dung quy định trong một vài hiệp định chính, hoặc là về ưu nhược điểm của cơ chế này khi áp dụng tại một hoặc vài quốc gia đơn lẻ, v.v...Chưa kể đến, một số nghiên cứu sử dụng thông tin và số liệu đã cũ so với sự biến đổi của thị trường thương mại thế giới cũng như sự thay đổi chính sách trên thế giới và tại Việt Nam. Liên quan đến nghiên cứu về áp dụng tự chứng nhận xuất xứ tại Việt Nam, có thể thấy được rằng các nghiên cứu trên mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu riêng rẽ theo khuôn khổ từng hiệp định, chưa có bài nghiên cứu tổng hợp đầy đủ trên cơ sở so sánh và rút ra kinh nghiệm để áp dụng tự chứng nhận xuất xứ. Do vậy, tác giả mong muốn luận văn tốt nghiệp này sẽ góp phần bù đắp khoảng trống nghiên cứu đó.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu


Luận văn có mục đích là luận giải làm rõ cơ sở lý luận của cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa, đồng thời nghiên cứu thực tế triển khai nhằm đánh giá và chỉ ra những bất cập cũng như những vướng mắc, hạn chế trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật của một vài quốc gia trên thế giới. Từ đó, luận văn đưa ra các đề xuất về giải pháp và kiến nghị cụ thể. Đóng góp của luận văn nằm ở việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ khi tham gia vào thương mại quốc tế.

Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn có các nhiệm vụ cụ thể sau đây:


- Tổng hợp lý thuyết về xuất xứ hàng hóa, tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa và các quy định điều chỉnh về tự chứng nhận xuất xứ.

- Phân tích kinh nghiệm của Nhật Bản, châu Âu và Singapore về triển khai tự chứng nhận xuất xứ, từ đó, rút ra những bài học cho Việt Nam.

- Phân tích các yêu cầu về triển khai tự chứng nhận xuất xứ ở Việt Nam theo yêu cầu của một số FTA mà Việt Nam tham gia, thực trạng triển khai và đánh giá những kết quả cũng như khó khăn mà Việt Nam gặp phải.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

- Đề xuất một số giải pháp để áp dụng bài học quốc tế nhằm mục đích triển khai hiệu quả tự chứng nhận xuất xứ ở Việt Nam.


Tự chứng nhận xuất xứ kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam - 3

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là thủ tục tự chứng nhận xuất xứ, kinh nghiệm triển khai tự chứng nhận xuất xứ của một số quốc gia trên thế giới và thực trạng triển khai tự chứng nhận xuất xứ theo yêu cầu một số FTA ở Việt Nam.

- Về nội dung: Tự chứng nhận xuất xứ là nội dung thuộc phạm vi điểu chỉnh của công pháp quốc tế. Công pháp quốc tế có các quy tắc và quy phạm pháp lý được các quốc gia tự nguyện, bình đẳng thông qua thương lượng để xây dựng và cùng đồng thuận áp dụng. Trong khuôn khổ của luận văn này, tác giả chi nghiên cứu việc áp dụng quy định về cơ chế tự chứng nhận xuất xứ trong phạm vi Hiệp định thương mại quốc tế. Những quan hệ phát sinh ngoài phạm vi và lĩnh vực này sẽ không được luận văn nghiên cứu.

- Về không gian: Luận văn nghiên cứu pháp luật Việt Nam, pháp luật của ba nước: Nhật Bản, Châu Âu, Singapore và pháp luật quốc tế liên quan chính tới tự chứng nhận xuất xứ, ngoài ra quy tắc xuất xứ và xuất xứ hàng hóa được nhắc tới mang mục đích bổ sung và tham chiếu.

- Về thời gian: Luận văn nghiên cứu pháp luật thực định của pháp luật Việt Nam, các quy định liên quan tới xuất xứ và tự chứng nhận xuất xứ tại các Hiệp định thương mại quốc tế đang có hiệu lực mà Việt Nam là thành viên, cụ thể là từ khi Việt Nam gia nhập WTO năm 2007 cho tới thời điểm hiện tại.

5. Phương pháp nghiên cứu


Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu như đã nêu ở trên, luận văn sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống ví dụ như: hệ thống hóa, phân tích, tổng hợp, đối chiếu và so sánh. Cụ thể như sau:

- Phương pháp hệ thống hóa: sử dụng nhiều và trong tất cả ba chương trong luận văn để làm rõ những vấn đề cần nghiên cứu. Phương pháp hệ thống hóa được dùng nhiều tại Chương 1 để đưa tới sự tổng quát và chi tiết cho các khái niệm cơ bản về vấn đề liên quan. Phương pháp này cũng được dùng nhiều tại Chương 2 khi nhắc tới kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới với mong muốn đưa ra cái nhìn


đầy đủ và có xuyên suốt đối với sự lựa chọn và áp dụng quy định về chứng nhận xuất xứ tại các quốc gia khác nhau.

- Phương pháp phân tích: được sử dụng phổ biến tại Chương 2 và Chương 3 để hiểu rõ điểm mạnh cũng như điểm còn hạn chế đối với những cơ chế tự chứng nhận xuất xứ đang được áp dụng

- Phương pháp luận giải và phương pháp so sánh luật học: được sử dụng đặc biệt tại Chương 3 để làm phân tích và làm rõ các quy định về tự chứng nhận xuất xứ và tình trạng áp dụng những quy định tại các Hiệp định thương mại quốc tế liên quan mà Việt Nam là thành viên, so sánh với các quốc gia khác trên thế giới.

- Phương pháp tổng hợp sẽ được sử dụng chủ yếu tại Chương 3 khi đề xuất và luận giải cho các giải pháp nhằm đưa đến bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

6. Kết cấu của luận văn


Bên cạnh phần lời mở đầu, phần kết luận, và danh mục tài liệu tham khảo, về nội dung chính của luận văn, tác giả cấu trúc thành ba chương như sau:

- Chương 1: Tổng quan xuất xứ và tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa


- Chương 2: Kinh nghiệm quốc tế về tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa


- Chương 3: Thực trạng tự chứng nhận xuất xứ tại Việt Nam và bài học dựa trên kinh nghiệm quốc tế.


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ XUẤT XỨ VÀ TỰ CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA

Để có thể có sự hiểu biết khái quát về việc áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ tại các quốc gia trên thế giới cũng như tại Việt Nam, trước tiên luận văn sẽ đưa ra khái quát cơ bản về xuất xứ bao gồm: khái niệm, đặc điểm xuất xứ, quy tắc xuất xứ, thủ tục chứng nhận xuất xứ; tiếp đến là khái quát về cơ chế tự chứng nhận xuất xứ, song song với nó là xác định được tầm quan trọng của các cơ chế này trong hoạt động thương mại quốc tế.Vì vậy, trong Chương này, luận văn sẽ tập trung vào việc nêu lên và phân tích làm rõ các hạng mục kể trên, hướng tới mục tiêu xây dựng cơ sở lí luận vững chắc cho việc phân tích và đánh giá tại Chương 2 và Chương 3.

1.1. Khái quát về xuất xứ hàng hóa


1.1.1. Khái niệm và phân loại xuất xứ


“Xuất xứ” (origins) hay “xuất xứ hàng hóa” (origins of goods), “nước xuất xứ của hàng hóa”(country of origins of goods/products) là một khái niệm đã được sử dụng một cách phổ biến trong hoạt động thương mại quốc tế và rộng rãi trên toàn thế giới trong một thời gian dài. Tuy vậy, cho tới hiện tại không có định nghĩa thống nhất toàn cầu nào về xuất xứ hàng hóa. Dưới đây liệt kê ra một vài định nghĩa tiêu biểu từ quy định của công ước quốc tế và một vài quốc gia như sau:

Khái niệm liên quan tới xuất xứ hàng hóa đã sớm được nêu lên trong “Công ước quốc tế về hài hòa và đơn giản hóa thủ tục hải quan sửa đổi”, (Revised Kyoto Convention, viết tắt là Công ước Kyoto sửa đổi) kí kết năm 1974, sửa đổi vào năm 2008 như sau: “ Nước xuất xứ của hàng hóa là nước mà hàng hóa được sản xuất hoặc chế tạo, theo các tiêu chí được đặt ra cho mục đích áp dụng thuế quan, hạn chế định lượng hoặc bất kỳ biện pháp nào khác liên quan đến thương mại”10

Ở một số quốc gia lớn tiêu biểu như Hoa Kỳ, xuất xứ được nhắc tới trong phần 134.1(b), Phụ lục A, Tiêu đề 19 của “Bộ pháp điển pháp luật Liên bang” (Code of


10 Khoản 2, Chương 1, Phụ lục K, Công ước Kyoto sửa đổi (Revised Kyoto Convention), tham khảo tại : http://www.wcoomd.org/en/topics/facilitation/instrument-and- tools/conventions/pf_revised_kyoto_conv/kyoto_new/spank.aspx, truy cập ngày 1/10/2022


Federal Regulations) như sau “Nước xuất xứ là nước sản xuất, chế tạo hoặc nuôi trồng bất cứ gì có nguồn gốc nước ngoài được đưa vào nước Mỹ. Gia công hoặc phần nguyên vật liệu thêm vào ở một nước khác phải tạo ra sự thay đổi đáng kể đối với hàng hóa nước đó thì được coi là nước xuất xứ như định nghĩa ở phần này; tuy nhiên, đối với hàng hóa của một nước thành viên NAFTA11, quy tắc xuất xứ của NAFTA sẽ xác định nước xuất xứ của hàng hóa”12 . Theo định nghĩa của Ủy ban Châu Âu (European Commission, viết tắt là EC), “xuất xứ” là “quốc tịch kinh tế” của hàng hóa được mua bán trong thương mại; việc phân loại thuế quan, giá trị và xuất xứ của hàng hóa là những yếu tố quyết định cho việc áp dụng các biện pháp thuế quan.13

Tại Việt Nam, xuất xứ đã được định nghĩa tại Nghị định số 31/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 08/03/2018 về “Quy định chi tiết Luật quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa” (viết tắt là Nghị định số 31/2018/NĐ-CP): “Xuất xứ hàng hóa là nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó”14 . Khoản 14, điều 3, Luật Thương mại 2005 cũng đưa ra định nghĩa tương tự về xuất xứ hàng hóa.

Như vậy, “xuất xứ hàng hóa” có thể hiểu là nơi hàng hóa đó được sản xuất, nuôi trồng, chế biến hoặc chế tạo ra, hay nói cách khác thì nơi đó là “quốc tịch” của hàng hóa đã được xác minh rõ ràng để tham gia vào các hoạt động thương mại quốc tế.

Theo Tổ chức Hải quan thế giới (World Customes Organization, viết tắt là WCO), hai tiêu chí cơ bản để xác định xuất xứ của hàng hóa là: (1) Tiêu chí “xuất xứ thuần thúy” (wholly obtained) và (2) Tiêu chí “chuyển đổi cơ bản” (substaintial


11 NAFTA: North American Free Trade Agreement, Hiệp định Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ

12 Phần 134.1(b), Phụ lục A, Tiêu đề 19 của “Bộ pháp điển pháp luật Liên bang” (Code of Federal Regulations), tham khảo tại https://www.govinfo.gov/content/pkg/CFR-2011-title19-vol1/xml/CFR-2011- title19-vol1-part134.xml, truy cập ngày 10/1/2022

13 European Commision, Origin of the Goods , tham khảo tại https://ec.europa.eu/taxation_customs/customs-4/international-affairs/origin-goods_en#:~:text=Rules%20of%20origin%20determine%20where,of%20goods%20traded%20in%20comme rce. , truy cập ngày 1/10/2022

14 Khoản 1, điều 3, Nghị định số 31/2018/NĐ-CP


transformation)15. Đối với xuất xứ thuần thúy, hàng hóa này phải đáp ứng được một trong những điều kiện là loại hàng hóa có xuất phát từ tự nhiên, động vật đã được sinh ra và lớn lên từ một quốc gia nhất định, thực vật được thu hoạch từ một quốc gia nhất định, khoáng sản được khai thác hoặc lấy từ một quốc gia duy nhất, ví dụ tiêu biểu về sản phẩm có xuất xứ thuần thúy có thể kể đến như các loại hàng lâm sản, thủy sản. Xuất xứ thuần thúy cũng bao gồm hàng hoá được sản xuất từ hàng hoá có xuất xứ thuần thúy, phế liệu và phế thải thu được từ hoạt động sản xuất, chế biến hoặc tiêu dùng. Đối với xuất xứ chuyển đổi cơ bản, xuất xứ của hàng hóa được đánh giá theo một trong những phương pháp sau: a) chuyển đổi mã hàng, b) hàm lượng giá trị, c) thỏa mãn yêu cầu kĩ thuật (về quy trình sản xuất hay chế biến). Một hàng hóa được coi như là đã chuyển đổi cơ bản theo chuyển đổi mã hàng (Change in Tariff Classification, viết tắt CTC) khi hàng hóa đó được phân loại theo chương (tariff chapter) hoặc theo nhóm, tiểu nhóm (tariff heading/ subheading) khác với phân loại của chính nguyên liệu cấu thành nên hàng hóa đó. Ví dụ: hạt tiêu nguyên hạt có mã HS 0904.11.00, sản phẩm hạt tiêu xay có mã HS 0904.12.00. Thứ hai, hàm lượng giá trị của một hàng hóa khi lên đến một giá trị phần trăm nhất định thì hàng hóa đó được coi là đã chuyển đổi cơ bản về xuất xứ, bao gồm hai cách tính là đặt mức cho phép tối đa đối với nguyên liệu không có xuất xứ theo quy định hoặc mức cho phép tối thiểu về hàm lượng xuất xứ theo quy định. Cuối cùng, hàng hóa được coi là đã chuyển đổi cơ bản khi đã trải qua quá trình sản xuất hay chế biến đã tác động làm bản chất hàng hóa thay đổi.

1.1.2. Khái niệm và phân loại quy tắc xuất xứ


WTO đã đưa ra khái niệm về quy tắc xuất xứ như sau: “Quy tắc xuất xứ là bộ tiêu chí cần thiết để xác định nguồn gốc quốc gia của một sản phẩm” và Có sự khác biệt lớn trong sự quản lý của chính phủ liên quan đến quy tắc xuất xứ, một số chính phủ áp dụng tiêu chí chuyển đổi phân loại thuế quan, một số khác thì áp dụng tiêu chí tỷ lệ phần trăm theo giá trị, một số lại áp dụng tiêu chí về hoạt động sản xuất


15 World Customs Organization, Rules of Origin Handbook, tham khảo tại: http://www.wcoomd.org/~/media/wco/public/global/pdf/topics/origin/overview/origin-handbook/rules-of- origin-handbook.pdf, truy cập ngày 10/1/2022, tr 9-10.


hoặc chế biến.”16 Từ khái niệm đó, ta thấy được rằng mỗi quốc gia hay khu vực kinh tế khác nhau sẽ có những quy tắc riêng nhất định trong việc xác định xuất xứ hàng hóa. Những quy tắc này được gọi chung là “quy tắc xuất xứ” (Rules of Origin, viết tắt là ROO). Các nước thành viên của WTO đã thống nhất lập ra “Hiệp định về quy tắc xuất xứ” (Agreement on Rules of Origin) để đảm bảo rằng “các quy tắc xuất xứ rõ ràng và có thể dự đoán được, đồng thời việc áp dụng chúng tạo thuận lợi cho dòng chảy thương mại quốc tế, đảm bảo rằng các quy tắc xuất xứ không vô hiệu hóa hoặc làm tổn hại đến quyền của các Thành viên”17. Hiệp định này nêu lên định nghĩa cụ thể hơn về quy tắc xuất xứ như sau: “Quy tắc xuất xứ là những luật, quy định, quyết định hành chính chung do các thành viên áp dụng để xác định nước xuất xứ của hàng hóa với điền kiện là quy tắc xuất xứ này không liên quan đến thỏa thuận thương mại hoặc chế độ thương mại tự chủ có áp dụng ưu đãi thuế quan vượt ra ngoài phạm vi áp dụng tại khoản 1 Điều 1 của GATT 1994”18. Định nghĩa theo Công ước Kyoto sửa đổi thì “Quy tắc xuất xứ là những điều khoản cụ thể, phát triển từ những quy tắc quy định trong luật pháp quốc gia hoặc các hiệp định quốc tế được một quốc gia áp dụng để xác định xuất xứ hàng hóa”19.

Tùy theo nội dung được các bên tham gia đồng thuận, quy tắc xuất xứ được quy định cụ thể theo từng hiệp định khác nhau. Thậm chí, trong cùng một hiệp định, quy tắc này có thể khác nhau đối với từng loại hàng hóa riêng biệt. Ví dụ: Về quy tắc xác định xuất xứ cho mặt hàng giày dép, trong “Hiệp định thương mại Hàng hóa ASEAN” (ASEAN Trade in Goods Agreement, viết tắt là ATIGA) không quy định về quy tắc xuất xứ riêng sử dụng cho loại hàng hóa này, và đồng thời hiệp định này cũng là FTA duy nhất có quy định về “Cộng gộp bán phần”20 trong các FTA mà Việt Nam đang tham gia. ATIGA được nhận định là có quy tắc xuất xứ dễ dàng


16WTO, Thông tin kỹ thuật về quy tắc xuất xứ, tham khảo tại https://www.wto.org/english/tratop_e/roi_e/roi_info_e.htm, truy cập ngày 10/1/2022

17 Phần mở đầu, Hiệp định về quy tắc xuất xứ (Agreement on Rules of Origin), tham khảo tại https://www.wto-ilibrary.org/content/reports/25193368/15/read, truy cập ngày 10/1/2022

18 Khoản 1, Điều 1, Hiệp định về quy tắc xuất xứ (Agreement on Rules of Origin), tlđd

19 Khoản 1, Chương 1, Phụ lục K, Công ước Kyoto sửa đổi (Revised Kyoto Convention), tham khảo tại: http://www.wcoomd.org/en/topics/facilitation/instrument-and- tools/conventions/pf_revised_kyoto_conv/kyoto_new/spank.aspx, truy cập ngày 10/1/2022

20 Cộng gộp bán phần (Partial Cumulation): một trong các phương pháp tính toán giá trị các phần nguyên liệu để xác định xuất xứ của thành phẩm cuối


nhất trong số các FTA21. Cùng mặt hàng giày dép, Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN-Trung Quốc (ASEAN–China Free Trade Area, viết tắt là ACFTA) lại có quy định chặt chẽ hơn nhiều, thể hiện qua quy tắc cụ thể áp dụng đối với mặt hàng giày dép trong ACFTA22. Đây cũng là một FTA không chấp nhận “quy tắc tỷ lệ tối thiểu”23 về xuất xứ, nghĩa là không cho phép ngoại lệ, dù chỉ một lượng rất nhỏ không đáp ứng quy tắc xuất xứ có trong thành phẩm thì lô hàng cũng đều bị từ chối. Như vậy, chỉ so sánh tại một mặt hàng giầy dép ta cũng có thể thấy rằng quy tắc xuất xứ được quy định tại hai Hiệp định là rất khác nhau.

1.1.2.1. Phân loại quy tắc xuất xứ


Từ góc độ của hải quan, quy tắc xuất xứ được chia thành hai loại: xuất xứ ưu đãi và xuất xứ không ưu đãi. Theo nguyên tắc đối xử “tối huệ quốc” (Most Favored Nation, MFN) của WTO, các thành viên được yêu cầu: khi dành sự đối xử thuận lợi nhất về thuế quan cũng như quy định đối với sản phẩm nhập khẩu hoặc xuất khẩu của bất kỳ thành viên nào thì cũng phải dành sự đối xử như vậy cho các sản phẩm tương tự của tất cả các thành viên khác24. Hay nói cách khác, sự đối xử giữa hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia khác nhau phải đồng nhất khi nhập khẩu vào một nước. Theo đó, quy tắc xuất xứ không ưu đãi xác định nước xuất xứ của hàng hóa với mục đích áp dụng đối xử MFN, và thực hiện một số biện pháp chính sách thương mại của quốc gia thành viên đó như thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp, cấm vận hoặc tự vệ thương mại, hạn ngạch thuế quan, v.v...Trong khi đó, quy tắc xuất xứ ưu đãi được sử dụng để xác định xem hàng hóa có thỏa mãn tiêu chuẩn xuất xứ từ một số thành viên nhất định, là những thành viên có áp dụng thỏa thuận đặc biệt hay không. Nếu đủ điều kiện thì hàng hóa có xuất xứ ưu đãi sẽ được nhập khẩu với mức thuế suất thấp hơn mức không ưu đãi, hoặc miễn thuế, tùy thuộc vào quy


21 Theo trung tâm WTO-VCCI, Cẩm nang về các hiệp định thương mại tự do (FTA) cho doanh nghiệp giày dép, tr.96, tham khảo tại: https://trungtamwto.vn/file/16485/Cam%20nang%20ve%20cac%20FTA%20cho%20dn%20giay%20dep.pdf22 Phụ lục 1 Thông tư số 36/2010/TT-BCT của Bộ Công Thương: Thực hiện Quy tắc Thủ tục cấp và kiểm tra xuất xứ sửa đổi và Quy tắc cụ thể mặt hàng theo hệ thống hài hòa phiên bản 2007 trong Hiệp định Thương mại hàng hóa thuộc Hiệp định Khung về Hợp tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

23 Tỷ lệ tối thiểu (De Minimis): tỷ lệ cho phép một lượng nhỏ nguyên liệu không đáp ứng tiêu chí xuất xứ được chấp nhận

24 Điều 1, GATT 1994

Xem tất cả 98 trang.

Ngày đăng: 12/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí