Truyền thuyết về núi non xứ Lạng - 13

hóa, thể thao du lịch cần có có kế hoạch cụ thể để giới thiệu di tích ấy với nhân dân cả nước và trên thế giới. Đây là cầu nối quan trọng để phổ biến những truyền thuyết về núi non xứ Lạng ra bên ngoài.

* Việt Nam là nước mà các chuyên gia của tổ chức du lịch thế giới đánh giá có tiềm năng du lịch, trong đó các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và lễ hội dân gian được xem như một bộ phận của tiềm năng ấy. Với ngành du lịch, lễ hội dân gian, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử là nguồn tài nguyên dồi dào. Trong cuộc sống hôm nay, ngành du lịch địa phương nên tận dụng các tín ngưỡng, lễ hội gắn với các địa danh núi non để quảng bá giới thiệu về vùng đất Lạng Sơn nói riêng và miền núi phía Bắc nói chung. Đến với Lạng Sơn, du khách sẽ được tham gia nhiều loại hình du lịch phong phú: du lịch tín ngưỡng, lễ hội gắn với hệ thống đình, chùa, miếu mạo như chùa Tiên, chùa Tam Thanh, Tam Giáo, đền Mẫu, hệ thống đền Tam, Tứ phủ, công đồng Bắc Lệ… Du lịch tham quan các di tích lịch sử gắn với truyền thống chống giặc ngoại xâm như Ải Chi Lăng, Ải Nam Quan, Núi Quỉ… danh lam thắng cảnh gắn với hệ thống núi non, hang động Nhất - Nhị - Tam Thanh, núi Vọng Phu, Thành Nhà Mạc… Đặc biệt, trong thời gian gần đây, du lịch sinh thái khu vực núi Mẫu Sơn cũng thu hút được đông đảo du khách thập phương. Việc nghiên cứu văn hóa, văn học dân gian về xứ Lạng là việc làm thiết thực để bảo tồn văn hóa, góp phần vào công việc giới thiệu về vùng đất và con người nơi đây.

PHẦN KẾT LUẬN

Luận văn với đề tài Truyền thuyết về núi non xứ Lạngxuất phát từ mối quan tâm, tình cảm gắn bó với mảnh đất quê hương, nơi sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số, mang nhiều nét đặc trưng riêng về vị trí địa lý - lịch sử - văn hóa - xã hội. Xuyên suốt luận văn, chúng tôi vận dụng phương pháp tiếp cận văn học dân gian vừa với tư cách một tác phẩm văn học, vừa với tư cách một thực thể văn hoá tồn tại trong môi trường đặc trưng của nó, đi từ khái quát đến cụ thể, từ hiện tượng đến quy luật, từ thành tố đến toàn bộ kết cấu. Trong phạm vi của một luận văn Thạc sĩ, chúng tôi thấy về cơ bản luận văn đã tập trung làm nổi bật một số vấn đề sau:

Xứ Lạng là vùng đất có lịch sử văn hoá lâu đời, có nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, nổi bật hơn cả là văn hoá Tày, Nùng - văn hoá của cư dân bản địa có mặt sớm nhất ở vùng đất này, chủ nhân của những sáng tạo tinh thần kiến tạo nên diện mạo văn hoá đặc trưng của tộc người, trong đó có truyện kể dân gian. Do địa hình gập ghềnh, hiểm trở lắm núi đá, nhiều con suối, những dấu tích, những lễ hội... cùng sự có mặt của nhiều dân tộc anh em cùng chung sống trên một mảnh đất với phong cảnh thiên nhiên rất hùng vĩ nên thơ, là cội nguồn để đồng bào các dân tộc nơi đây sáng tạo nên những truyện kể, truyền thuyết dân gian thấm đẫm tâm tư, tình cảm giữa con người với con người và tình yêu, niềm tự hào về vẻ đẹp của quê hương, bản làng. Đây chính là những lý do giải thích vì sao đồng bào các dân tộc nơi đây lại tồn tại và lưu truyền một số lượng khá lớn các truyền thuyết về đề tài núi non.

Tiến hành khảo sát các truyền thuyết về núi non xứ Lạng trên bình diện thể loại truyền thuyết địa danh ở các phương diện cơ bản là nội dung, hệ thống nhân vật, các motif, sự tương đồng, dị biệt… qua đó làm nổi bật những nét riêng, đặc trưng tiêu biểu của truyện kể dân gian của tộc người trong mối quan hệ mật thiết với môi trường cuộc sống tự nhiên, lịch sử, đời sống tâm tư tình cảm, mối quan hệ giữa con người với con người của vùng đất, của tộc

người đã sinh ra nó. Trong quá trình khảo sát chúng tôi ít nhiều đã có những so sánh nhất định giữa truyền thuyết dân gian về núi non của cộng đồng các dân tộc xứ Lạng với truyền thuyết địa danh có liên quan đến núi non của các dân tộc, địa phương khác trong nước để đạt được mục đích, nhiệm vụ mà đề tài đặt ra.

Chúng tôi tìm hiểu, nghiên cứu truyền thuyết về đề tài núi non ở xứ Lạng ở thể loại truyền thuyết địa danh. Đi vào tìm hiểu các truyền thuyết này, chúng tôi thấy có hai mảng chủ đề tiêu biểu, là truyền thuyết về núi non gắn với các vị thần tự nhiên, và truyền thuyết núi non gắn với đề tài chống giặc ngoại xâm. Trong các truyền thuyết này có sự tổ hợp giữa nội dung giới thiệu về địa danh với nội dung về các thần tự nhiên, các anh hùng, các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm của đồng bào các dân tộc nơi đây. Địa danh như minh chứng cho truyền thuyết, còn các truyền thuyết ẩn chứa trong các địa danh.

Về nhân vật, có thể nhận thấy hai tuyến nhân vật tiêu biểu trong các truyền thuyết này, đó là nhân vật là các con vật như chim Phượng Hoàng, Kỳ Lân, ngựa chiến, hổ xám… và nhân vật là những nghĩa sĩ dân binh, chiến sĩ dân tộc vô danh hoặc hữu danh như Hoàng Đình Kinh, nhân vật là các vị thần tiên như tiên ông, tiên bà… nhân vật người phụ nữ như Nàng Tô Thị. Nhưng dù nhân vật là người hay loài vật, vô danh hay hữu danh thì đều gắn với các motif chính, là motif hóa thân sau khi chết và motif để lại dấu tích của nhân vật. Các địa danh núi non này mang dáng dấp của các nhân vật trong truyền thuyết, bởi đồng bào các dân tộc nơi đây cho rằng đó là hóa thân của các nhân vật sau khi chết, có những dấu tích để lại của nhân vật. Sự hóa thân, các dấu tích đó đã trở thành bất tử, còn mãi với thời gian.

Trên cơ sở của kết quả khảo sát chúng tôi tiến hành tìm hiểu, lý giải hiện trạng sự tồn tại của truyền thuyết về núi non ở xứ Lạng để có cái nhìn sâu sắc về sự tương đồng, nét dị biệt trong các truyện kể, truyền thuyết dân gian về

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 147 trang tài liệu này.

địa danh núi non của các dân tộc, địa phương khác trên cả nước. Như vậy có thể thấy, truyền thuyết về núi non xứ Lạng một mặt mang những đặc điểm chung của thể loại truyền thuyết địa danh mặt khác lại mang lưu giữ những dấu ấn riêng của từng tộc người, từng địa phương khác nhau. Qua đó mở ra cho chúng ta con đường khám phá các giá trị đặc sắc trên các phương diện tự nhiên và xã hội, cách tư duy, lý giải vấn đề cũng như cá tính tiềm ẩn trong tâm hồn, tính cách mỗi dân tộc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Truyền thuyết về núi non xứ Lạng - 13


1. Trần Thị An (2001), Những biểu tượng không gian thiêng trong truyền thuyết dân gian người Việt, in trong sách Những vấn đề lý luận và lịch sử, Nxb KHXH, Hà Nội.

2. Nguyễn Thị An (2000), Đặc trưng nghiên cứu thể loại truyền thuyết – Luận án tiến sĩ. Đại học sư phạm Hà Nội.

3. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb. ĐHQG, Hà Nội.

4. Nguyễn Duy Bắc (1997), Truyện cổ xứ Lạng, Tập 1, Nxb VHDT, Hà Nội.

5. Nguyễn Cường, Đoàn Mạnh Phương, Hoàng Văn Nghiêm, Đặng Đình Chấn, Trần Anh Tuấn (2005), Lạng Sơn nơi địa đầu Tổ quốc, Nxb Văn hoá Sài Gòn - Công ty văn hoá Trí Việt.

6. Trần Tùng Chinh (2000), bước đầu tìm hiểu truyện kể dân gian về các địa danh Nam Bộ, luận án Tiến Sĩ. Đại học An Giang.

7. Nguyễn Thế Dũng (2001), Truyền thuyết và lễ hội Hai Bà Trưng ở Hát Môn – Phú Thọ - Hà Tây – Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội.

8. Chu Xuân Diên (2001), Văn hóa dân gian, mấy vấn đề phương pháp luận và nghiên cứu thể loại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

9. Cao Huy Đỉnh (1974), Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

10. Nguyễn Tấn Đắc (2001), Truyện kể dân gian đọc bằng type và motif, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

11. Nguyễn Thị Bích Hà, tín ngưỡng và giải mã tín ngưỡng trong văn học dân gian người Việt (http://vns.hnue.edu.vn/?page=service_detail&TID=214)

12. Thái Hoàng (1999), truyền thuyết dân gian và địa danh, tạp chí Văn học, tháng 9

13. Lê Bá Hán, (2007), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb giáo Dục, Hà Nội.

14. Hà Thị Bích Hiền (2000), Tìm hiểu quan niệm về cái đẹp và nghệ thuật trong văn hóa dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ ĐHSP Hà Nội.

15. Nguyễn Việt Hùng (2011), Sự tích vọng phu và tín ngưỡng thờ đá, Nxb Khoa học Xã Hội.

16. Hồ Thị Mai Hương (2009), Khảo sát truyền thuyết về Lưu Nhân Chú ở vùng Đại Từ Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ khoa học ngữ văn, ĐHSP Thái Nguyên.

17. Phùng Thị Phương Hạnh (2011) , Khảo sát truyền thuyết các dân tộc lưu hành ở Yên Bái, Luận văn thạc sĩ khoa học Ngữ Văn, ĐHSP Thái Nguyên.

18. Phạm Thị Huyền (2008), Truyền thuyết và lễ hội ven sông Kỳ Cùng- Lạng Sơn, Khóa luận tốt nghiệp Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên.

19. Hà Xuân Hương (2011), Mối quan hệ giữa truyền thuyết dân gian và lễ hội về người anh hùng lịch sử của dân tộc Tày ở vùng Đông Bắc”, Luận văn thạc sĩ, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội.

20. Hà Thị Thu Hương, Mối quan hệ văn hóa Tày – Việt dưới góc độ thẩm mỹ qua một số kiểu truyện kể dân gian cơ bản, Luận án tiến sĩ văn học, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội.

21. Đinh Gia Khánh chủ biên (1997), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

22. Vũ Ngọc Khánh (1997), văn hóa tín ngưỡng Tày Nùng, Trung tâm khoa học xã hội nhân văn quốc gia, viện nghiên cứu văn hóa dân gian, Hà Nội

23. Nguyễn Thị Ngọc Lan (2003), Truyền thuyết và lễ hội Lạc Long Quân – Âu Cơ ở Bình Đà – Hà Tây – Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội.

24. Hà Thị Diệp Lê (2008), Truyền thuyết về Đức Thánh tổ Nguyễn Minh Không và lễ hội làng nghề Tống Xá ở Yên Xá, Ý Yên, Nam Định, Luận văn thạc sĩ. ĐHSP Hà Nội.

25. Hoàng Lương (1995), lễ hội truyền thống của các dân tộc Việt Nam khu vực phía Bắc

– Nxb ĐHQGHN, Hà Nội.

26. Hoàng Minh Lường (1987), Tìm hiểu quan niệm về cái đẹp và nghệ thuật trong văn hóa dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ, Đại học sư phạm Hà Nội.

27. Hoàng Nam (2004), Văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc Việt Nam, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.

28. Hoàng Páo, Hà Văn Thanh, Vũ Kiều Oanh (2002), lễ hội dân gian xứ Lạng, sở văn hóa thông tin Lạng Sơn.

29. Nguyễn Thị Huế (2011), Những xu hướng biến đổi văn hóa các dân tộc miền núi phía Bắc Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.

30. Võ Quang Nhơn (1977), Thần thoại và truyền thuyết các dân tộc ít người, một bộ phận của nền văn học dân gian Việt Nam thống nhất và đa dạng, Tạp chí Văn học, số 6, tr 47-57, Hà Nội.

31. Nông Thị Hồng Nhung (2010), Truyện kể địa danh của người Tày ở huyện Nà Hang - Tuyên Quang, Luận văn thạc sĩ khoa học Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

32. Bùi Văn Nguyên (1969), Hình tượng anh hùng trong truyện dân gian các dân tộc thiểu số miền Bắc, Tạp chí Văn học, số 9.

33. Nguyễn Tri Nguyên, Bản chất và đặc trưng tín ngưỡng dân gian trong lễ hội cổ truyền Việt Nam, http://www.vanhoahoc.vn/nghien-cuu/van-hoa-viet-nam/van-hoa-to-chuc- doi-song-tap-the/556-nguyen-tri-nguyen-ban-chat-va-dac-trung-tin-nguong-dan- gian.html

34. Bùi Mạnh Nhị (2000), Văn học dân gian những công trình nghiên cứu, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

35. Nhiều tác giả (2001), Những vấn đề lí luận và lịch sử văn học. Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội

36. Nhiều tác giả, (1971) Truyền thống anh hùng dân tộc trong loại hình tự sự dân gian Việt Nam. Nxb Khoa Học Xã Hội.

37. Nhiều tác giả (1976) Truyện cổ Hà Sơn Bình,Ty văn hóa thông tin Hà Sơn Bình.

38. Nhiều tác giả (1998), truyền thuyết Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

39. Nguyễn Hằng Phương (1987), hình tượng “người khổng lồ” trong loại hình tự sự dân gian các dân tộc thiểu số miền Đông Bắc, Tây Bắc Việt Nam, Luận văn tốt nghiệp sau đại học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội I, Hà Nội.

40. Lê Chí Quế (1990), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

41. Lê Chí Quế (chủ biên) (2001), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

42. Nguyễn Thị Mai Quyên (2010), Truyện kể địa danh của người Thái ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên.

43. Vũ Anh Tuấn (1991), Khảo sát cấu trúc và ý nghĩa một số típ truyện kể dân gian Tày ở vùng Đông Bắc Việt Nam, Luận án PTS Khoa học Ngữ Văn, trường Đại học tổng hợp, Hà Nội.

44. Vũ Anh Tuấn (1984), Suy nghĩ về một số biểu tượng đặc thù trong truyện cổ tích miền núi, Tạp chí Văn hóa dân gian, số 2, Hà Nội.

45. Trần Hữu Tính, bảo tàng tỉnh lạng sơn, tìm về khu linh địa cổ, http://www.langson.gov.vn/vhtt/node/5753

46. Vũ Anh Tuấn chủ biên (2012), Giáo trình văn học dân gian, Nxb Giáo Dục Việt Nam, Hà Nội.

47. Đỗ Bình Trị (1991), Văn học dân gian Việt Nam Tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

48. Nguyễn Trường Thanh (1987), Kỳ tích Chi Lăng, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

49. Ngô Đức Thịnh (2009), Bản sắc văn hóa vùng ở Việt Nam, Nxb giáo Dục Việt Nam. Hà Nội.

50. Hà Văn Thư, Hoàng Nam, Vi Hồng Nhân, Vương Toàn (1994), Ai lên xứ Lạng, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

51. Lê Thị Thoan (2005), Tìm hiểu mô típ sinh nở thần kì của các thành hoàng làng trong truyền thuyết và thần tích của người Việt ở Bắc Bộ, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội.

52. Mai Thu Thủy (2005), Khảo sát những đặc điểm truyền thuyết người Tày ở Bắc Kạn,

Luận văn thạc sĩ ĐHSP Hà Nội.

53. Nguyễn Thái (1998), huyền thoại về tên đất, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

54. Nguyễn Phương Thủy (2013), Hệ thống truyền thuyết và lễ hội về võ tướng Dương Tự Minh ở Thái Nguyên. Luận văn tốt nghiệp Đại học sư phạm – Đại học Thái Nguyên.

55. Nguyễn Thị Minh Thu (2013), Truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam. Luận án TS Khoa học Ngữ Văn, Học Viện KHXH – Hà Nội.

56. Viện KHXHVN - Viện Nghiên cứu văn hóa (2008), Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam Tập 16: Truyện cổ tích - Truyền thuyết, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

57. Trần Quốc Vượng chủ biên (2006), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

58. Đặng Nghiêm Vạn chủ biên (2002), Tổng tập văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam,

Nxb Đà Nẵng.

59. Mã Thế Vinh (1996), Việt Nam Các Vùng Văn Hóa - Lạng Sơn Vùng Đất Của Chi Lăng - Đồng Đăng - Kỳ Lừa, Nxb Trẻ.

60. Viện KHXHVN - Viện Nghiên cứu văn hóa (2008), Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam Tập 16: Truyện cổ tích - Truyền thuyết, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

61. Hoàng Thị Khánh Xuân (2007), Truyền thuyết Bàn Hồ và tục thờ cúng Bàn Hồ của người Dao Lô Gang ở huyện Lộc Bình - tỉnh Lạng Sơn, Luận văn thạc sĩ khoa học Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Ngày đăng: 27/10/2023