Truyền thuyết về núi non xứ Lạng - 16

Vì thế trong năm ngày rong ruổi trên lưng ngựa, các vị quận công tương lai phải nhớ như in trong óc mình từng khe suối nhỏ, từng khoảng đèo con…trên chặng đường dài chín cửa ải điệp trùng núi non, bao la rừng rậm, trăm suối nghìn đèo ấy.

Qua được phòng khám an toàn thí sinh vào phòng thi chờ trống quan trường, nhận đề thi binh pháp. Cuộc thi kéo dài bẩy ngày, với tất cả sự căng thẳng của một viên tướng cầm ngọn bút lông bài binh thế trận. Bài thi binh pháp gồm mấy phần như sau:

- Nhà nước trao cho một đạo quân nhiều hay ít tuỳ theo đề ra, có nhiệm vụ trấn một cửa ải được qui định. Thế là số dân của vùng ấy, từng ngọn núi, khe suối, vạt rừng, yêu cầu thí sinh phải thuộc lòng. Không thế thì sao có thể trả lời được số dân binh, bày sao được trận đồ!

- Khi giặc như thóc đổ vào thì trận đánh và tiêu diệt sinh lực địch ra sao? Giặc vào sâu rồi thì tổ chức đánh du kích sau lưng địch như thế nào? Làm thế nào để bảo toàn lực lượng bảo vệ được dân…chờ khi thời cơ đến có đủ sức đánh đuổi chúng ra khỏi bờ cõi.

Nghĩa là cũng căng thẳng lắm. Chẳng thế mà mấy thế kỷ qua, các dân tộc miền núi giầu lòng yêu nước, có tinh thần thượng võ cao, binh pháp giỏi; thế mà cũng chỉ có mười tám vị được nhà nước phong tước quận công trong đó có Đại Huề, Hà Bổng… Quận công đỗ ở trường thi, rồi lập được công trong sự nghiệp chống giặc giữ nước mới mãi mãi được ung dung ngồi trên Bàn Cờ trướng sự ngưỡng mộ của nhân dân từ đời này qua đời khác.

(Theo tài liệu Nguyễn Trường Thanh (1987), Kỳ tích Chi Lăng, Nxb Thanh niên, Hà Nội. Trang 199 – 202)


Truyền thuyết núi Tam Đăng

Cách Biệt Thự xứ chừng ba trăm thước về phía nam nổi lên một ngọn núi nhỏ xinh xinh giữa cánh đồng màu mỡ dọc theo bờ sông Thương. Trên

đỉnh núi có tượng đá giống như ba ngọn lửa cháy hình trái tim đặt ngược, đó là núi Tam Đăng (còn quen gọi là Ba Đăng); nghĩa là ba ngọn đèn cháy rực.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 147 trang tài liệu này.

Một ngày tháng 10 năm 1427, tại quả núi nhỏ vô danh này diễn ra một trận kịch chiến vô cùng chênh lệch giữa một bên là hàng trăm tên giặc Minh có đầy đủ vũ khí trong tay và một bên là ba nghĩa sỹ dân binh, hai trai và một gái. Chàng thứ nhất to cao có sức khỏe và tài bắn cung hơn người, mười phát trúng cả mười; chàng thứ hai nhỏ hơn, nhanh như sóc, có tài đao kiếm hơn người. Cô gái có mái tóc dài như suối, da trắng, người gầy nhỏ nhưng dẻo dai và nảy cung vào đâu trúng đó. Hai chàng trai ngang tài ngang sức đều yêu thầm cô gái cùng quê hương. Ba người đã sát cánh bên nhau suốt từ khi mặt trời cười trên đầu núi phía đông đến lúc mặt trời đi ngủ sau rặng núi phía tây giữa bốn bề giặc vây kín.

Tên cung hết, kiếm gãy, họ dùng cung và kiếm gãy vừa chiến đấu vừa rút lên núi. Giặc ào lên bắt sống, họ dùng đá bẩy xuống hất giặc xuống khe, bẻ cây rừng phang vào đầu chúng cho đến khi kiệt sức. Trời tối họ đốt lên ba đống lửa. Quân giặc dụ hàng, họ đáp lại bằng những lời thách thức cao cả của người nghĩa binh anh hùng. Giặc liều lĩnh mò lên, họ lại tiếp tục diệt chúng bằng đá núi, cây rừng, thà chết chứa không chịu đầu hàng; cái chết phải sáng ngời như ba ngọn lửa. Thế giặc quá mạnh, trước nguy cơ rơi vào tay giặc. Người nữ dân binh đã dùng mẩu kiếm còn lại rạch ngực mình móc trái tim dâng cho hai người bạn trai. Hai người kia cũng dùng tay móc tim mình ra, chụm lại dâng cao thành ba ngọn lửa. Trước mặt quân thù ba trái tim ngọn lửa hừng hực căm thù bốc lên cháy bỏng lòng yêu nước sáng ngời khí phách của những nghĩa binh dũng cảm.

Truyền thuyết về núi non xứ Lạng - 16

(Theo tài liệu Nguyễn Trường Thanh (1987), Kỳ tích Chi Lăng, Nxb Thanh niên, Hà Nội. Trang 121 – 122)

Truyền thuyết về cửa quỷ, núi quỷ

Từ Thành Kho đi lên độ 3 cây số, có một khoảng thung lũng bị thắt lại do một bên là núi đá trườn ra, lại có một trái núi mọc ở giữa, suối chảy sát chân núi. Lợi dụng địa hình nơi đây, ông cha ta ngày trước đã đắp một đoạn thành đất ngang qua để chặn bước tiến của địch. Nơi đây gọi là ải Chi Lăng. Quân giặc gọi đây là cửa Quỉ. Tại sao gọi là cửa quỉ?

Ở vách đá của dãy núi Kai Kinh về phía nam của ải có một hình thù tự nhiên kì dị trông rất giống đầu một con hổ khổng lồ đang từ trên cao lao xuống. Tại đây có chuyện kể rằng, mỗi lần quân giặc đi qua đây đều bị quân ta mai phục từ trên núi bắn tên nỏ, bẫy đá bắn xuống tới tấp như mưa, tiến cũng khó, rút cũng khốn, thiệt hại rất nhiều. Bọn giặc cho rằng tại cái hình thù kì dị ở vách đá kia mà chúng cho là mặt quỉ.

Ở bên kia suối có một dãy núi đá sừng sững nhấp nhô những ngọn liên tiếp khá đều nhau, nằm theo hướng bắc - nam. Ai làm chủ được ngọn núi này thì tạo được một thế chủ động làm chủ cả đoạn thung lũng này. Ông cha ta ta xưa kia đã không bỏ qua địa thế hiểm yếu này trong việc chống xâm lược bảo vệ Tổ quốc. Ở đây có chuyện kể rằng, để bảo vệ đất nước quê hương, bảy chàng trai người dân tộc ở Chi Lăng đã tình nguyện vào đội cảm tử. Họ đã ngày đêm luyện tập nên trở thành những người đánh giặc rất giỏi, có tài xuất quỉ nhập thần, họ đã dựa vào địa hình núi non hiểm trở để chặn bước tiến của giặc, làm cho bọn chúng phải khiếp sợ. Bọn chúng càng tin ở những núi này có quỉ. Để vượt qua được nơi đây, quân giặc đã dùng một lực lượng đông để bao vây núi nhằm tiêu diệt đội cảm tử. Vì giặc đông, nên dù dũng cảm và tài giỏi nhưng các chiến sĩ cảm tử đã lần lượt hy sinh sau khi đã bắt nhiều tên địch phải đền tội. Đêm đến, trời nổi mưa bão rất to. Sáng hôm sau, người ta thấy trên đỉnh núi nổi lên bảy ngọn đều nhau. Đó chính là bảy chàng dũng sĩ đã hóa thành bảy ngọn núi để án ngữ quân giặc, sống mãi với quê hương, làng bản.

Về sau, cứ mỗi lần qua đây, quân giặc đều rất lo sợ, và lần nào cũng bị ta đánh từ khắp các ngả làm cho chúng tổn thất nặng nề. Chúng muốn tránh qua cửa ải này nhưng không còn con đường nào khác, nên chúng vẫn phải đi qua cửa ải này. Từ nỗi sợ hãi đó, chúng đã thốt lên : “Quỉ môn quan, quỉ môn quan, thập nhân khứ, thất nhân hoàn”. Cái tên cửa Quỉ, núi mặt Quỉ, núi quỉ có lẽ do quân giặc xuất phát từ nỗi khiếp sợ của chúng mà gọi như vậy.

(Hà Văn Thư, Hoàng Nam, Vi Hồng Nhân, Vương Toàn (1994), Ai lên xứ Lạng, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội. Trang 44 - 46)


Truyền thuyết Núi mặt Quỷ

Đối diện với đền Quỷ môn quan về phía Tây là núi Mặt quỷ. Ở lưng chừng núi cao trên vách đá dựng đứng hiện ra khuôn Mặt Quỷ mà cách xa vài trăm thước ta có thể nhìn thấy rõ ràng. Mặt Quỷ có chiểu rộng và chiều dài gần bằng ngang nhau theo hình bầu dục. Chiều ngang chừng ba thước, chiều dọc xấp xỉ như vậy. Hai mắt Quỷ to như hai miệng của cái thúng sâu thẳm, mồm rộng, tạo thành cửa một cái hang sâu đen ngòm trông rất dễ sợ; hai cái mũi to bằng hai cái bát điếu.

Khi tướng giặc Liễu Thăng nằm trên kiệu sơn son thiếp vàng đi qua cửa ải, hắn vén rèm thêu kim tuyến lên xem, rút kiếm lệnh chỉ lên mặt Quỷ thề rằng:

"Không làm cỏ được phương Nam, bình xong đất này, ta không trông thấy mặt ngươi nữa! các tướng xem kìa, lời ta là ý trời, mặt Quỷ đã méo lại, quỷ đang khóc cho số phận diệt vong của giặc Lam Sơn đó!"

Chưa dứt lời thì từ mặt Quỷ phát ra tiếng cười vang như sấm, vang dậy cả đất trời, rung chuyển cả núi rừng. Liếu thăng khiếp đảm kêu lên trước khi đầu rời khỏi cổ:

"Trời! Quỷ Trời! ta chết mất...". Quỷ có khóc đâu, Quỷ cười đó chứ, hay là vì "Bình lữ tướng quân" kinh hoàng trước tiếng reo hò của ba quân Lam Sơn

mai phục sẵn tứ phía, như có phép lạ bất thần xông ra kết thúc cuộc đời viên tướng xâm lược vấy máu người Việt.

(Theo tài liệu Nguyễn Trường Thanh (1987), Kỳ tích Chi Lăng, Nxb Thanh niên, Hà Nội. Trang 108 – 109)


Truyền thuyết về hòn đá Liễu Thăng

Cách núi Yên Ngựa chừng 10 cây số, trước cửa làng Cóc, có một bãi đá nằm dưới miếng đất trũng, trông giống hình người bị chặt đầu, ruột lòi ra, nằm úp sấp. Dân làng gọi đây là hòn đá Liễu Thăng (Liễu Thăng thạch).

Chuyện kể rằng, khi Liễu Thăng bị quân ta đâm thủng bụng và chém gần đứt cổ ở núi Yên Ngựa nhưng hắn vẫn chưa chết ngay. Trong cơn cuồng máu, hắn cướp lấy một con ngựa của quân ta đã bị hy sinh (có truyện nói là ngựa của Đại Liệu, tướng tài và là em trai của thủ lĩnh dân binh Đại Huề), được một tên lính bảo vệ giúp sức, hắn trèo lên mình ngựa phi về hướn Bắc định chuồn về nước. Nhưng khi đến đây, con ngựa chiến của nghĩa binh nhận ra người nằm trên lưng không phải chủ của nó, bèn hất xuống đất. Khi ấy, Liễu Thăng còn cố bò được một đoạn nữa mới chết, sau hóa thành đá. Đó chính là nơi có hòn đá hình người cụt đầu, lòi ruột này.

Cạnh đó có một đền thờ, gọi là đền Hổ Lai. Người ta cho rằng sau khi chết, hồn ma Liễu Thăng vẫn hiện về bắt hại súc vật dân làng. Để cho chúng khỏi quậy phá, dân làng lập nên một đền thờ hồn ma tướng giặc bị bại trận để dân yên tâm làm ăn.

(Hà Văn Thư, Hoàng Nam, Vi Hồng Nhân, Vương Toàn (1994), Ai lên xứ Lạng, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội. Trang 38-39).

Truyền thuyết Nàng Tô Thị

Trước cửa chùa Tam Thanh có một núi đá thấp hơn, liền giải với dãy núi dẫn đến thành nhà Mạc, về phía sau làng Khòn Lèng. Trên mỏm núi đó nhô lên một hình khối như một người phụ nữ bồng con đứng nhìn về phương Bắc.

Truyền thuyết kể rằng đó là tượng nàng Tô Thị vì ngóng mong chồng đi xa lâu không về đã hóa đá. Có nhiều cách kể về câu chuyện nên thơ và đẫm nước mắt này.

Có truyện kể đây là một thiếu phụ sinh đẹp có chồng làm lính bắt buộc phải đi chinh chiến tận phương Bắc xa xôi. Chàng đi biền biệt nhiều năm không trở lại. Ở nhà, nàng sống trong tâm trạng khắc khoải chờ mong, ngày ngày bồng con thơ lên mỏm núi ngóng trông, lâu dần hóa đá.

Có truyện nói rằng đây không phải là một chinh phu, mà là một người đi buôn, bỏ nhà vì một nỗi đau lòng là hai anh em ruột lấy nhầm phải nhau làm vợ chồng. Truyện xưa kể rằng, khi còn nhỏ hai anh em nhà nọ đưa nhau vào rừng hái củi, người anh nhỡ tay khi chặt củi đã phang dao vào đầu cô em gái. Cô ngã xuống và ngất xỉu. Sợ quá, tưởng mình đã giết chết em, anh liền bỏ nhà trốn đi biền biệt, sang mãi Trung Quốc, làm con nuôi một ông lang thuốc. Lớn lên, một ngày anh quẩy hàng về Việt Nam, tới đầu cầu (Kỳ Lừa) bán, vào trọ nhà một cô gái xinh đẹp. Qua nhiều lần tiếp xúc, họ đã yêu nhau và thành vợ chồng. Không lâu họ đã sinh hạ con đầu lòng. Từ đó họ càng chăm chỉ làm ăn. Người chồng thường về Bắc lấy hàng sang bán, mỗi chuyến đi cũng phải hàng tháng. Người vợ ở nhà vừa trông hàng vừa nuôi con. Một ngày đẹp trời, hai vợ chồng xum họp trong cảnh đầm ấm… Người vợ gội đầu. Chồng ngắm vợ thấy thêm xinh đẹp, nhưng bỗng phát hiện dưới mớ tóc dài, một vết sẹo trên đầu vợ. Anh hỏi tại sao? Người vợ kể lại hồi nhỏ đi kiếm củi bị người anh ruột nhỡ tay chém phải, may được người cứu chữa khỏi, nên suốt đời mang vết sẹo này.

Nghe vợ kể, người anh nhận ra đó chính là em gái mình. Anh rất đau lòng nhưng đành cắn răng chịu đựng không hé một lời cho cô em biết. Rồi thu xếp vốn liếng để lại nhà, lấy cớ đi xa mua hàng, anh ra đi mãi không trở lại.

Người em gái không hay gì về người chồng đó lại chính là anh mình, chỉ một mình mong chồng mau trở lại. Mỏi mắt và khắc khoải chờ mong người thương, ngày ngày nàng bồng con thơ lên núi đá hướng về phương Bắc xem có thấy bóng dáng chồng? lâu ngày tuyệt vọng, nàng hóa đá. Đó là người con gái họ Tô nên được gọi là nàng Tô Thị.

Cũng có người kể về nàng Tô Thị hơi khác một vài chi tiết: hai anh em Tô Văn và Tô Thị còn nhỏ rất thương nhau. Một hôm, anh dùng đá ném con gà hàng xóm sang tranh ăn thóc với gà nhà, vừa lúc Tô Thị chạy ra đuổi, chẳng may trúng đầu em. Máu chảy ra nhiều, tưởng em chết người anh sợ quá bỏ nhà ra đi. Bố mẹ Tô Văn, Tô Thị thương con sinh bệnh chết. Người hàng xóm thương tình đem Tô Thị về nuôi. Lớn lên, Tô Thị rất xinh đẹp nết na, chăm làm. Cửa hàng nhà họ đông khách, ngày càng khá giả. Đã lâu ngày, Tô Văn về qua và xin ngủ trọ tại nhà nọ. Thấy cô con gái chủ nhà đẹp nết, đẹp người. Tô Văn ngỏ ý xin được cưới nàng làm vợ. Hai người yêu nhau và thành vợ thành chồng, sinh con đẻ cái. Họ yêu nhau tha thiết. Rồi một hôm đẹp trời, chồng bế con nhìn vợ gội đầu, phát hiện dưới làn tóc đen mượt của vợ một vết sẹo. Chàng bỗng nghĩ đến chuyện xa xưa nhưng chưa nói gì. Tối đến, chàng hỏi vợ về nguyên nhân vết sẹo trên đầu. Nàng kể lại chuyện ngày trước người anh nhỡ tay ném phải. Biết vợ chính là em gái mình, chàng đau xót nhưng cố không tiết lộ cho nàng biết. Hôm sau thấy có người của nhà Vua gọi loa kêu gọi trai tráng đi lính để chống giặc ngoại xâm, chàng quyết định ra đi và dặn vợ ở nhà nuôi con. Hết năm này qua năm khác, không thấy chồng về, nàng ngày ngày ẵm con nhìn về phương Bắc, lâu ngày hóa thành đá.

Về câu chuyện “đá trông chồng” không riêng Lạng Sơn mới có nhưng ở đây do cách kể lâm li, ai nghe cũng não lòng nên nàng Tô Thị đã đi vào ca dao

Việt Nam. Chung quanh đó là biểu tượng lòng thủy chung của người phụ nữ Việt Nam, một đức tính cao đẹp được truyền lại đời đời.

(Hà Văn Thư, Hoàng Nam, Vi Hồng Nhân, Vương Toàn (1994), Ai lên xứ Lạng, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội. Trang 21 - 24).


Truyền thuyết về con hổ xám trên núi nàng Tô Thị

Nhà thơ dân tộc Nùng Mã Thế Vinh rót một chén rượu cao hổ cốt ra mời. Ông coi tôi như người nhà. Năm nào cũng vậy, cứ đến khi ngồi bên bếp lửa hồng đun nồi bánh chưng chờ đón Tết, nhà thơ thường kể cho con cháu nghe những điển tích trên quê hương xứ Lạng. Năm nay ông bảo: "Trong thờ phụng tín ngưỡng ở miền núi chúng ta, đền chùa nào cũng thờ hổ. Tuy là con vật thường ngày gây nên những tác hại cho con người như phá hoại mùa màng, ăn hiếp kẻ yếu nhưng lại được người đời thần thánh hoá thành con vật tượng trưng cho sức mạnh. Con hổ xám hoá đá trên núi nàng Tô Thị thì lại hoàn toàn khác. Nó mang một biểu tượng của tình con ngườị.." Nhà thơ chìm trong suy tưởng, hơi rượu và khí núi từ vách núi nàng Tô phả ra lành lạnh. Nhà của ông ép vào chân núi. Những ngày rỗi việc, nhà thơ hay đi thong dong ở vùng sơn cước, vừa cóp nhặt ý thơ vừa nuôi đuổi đàn dê ăn cỏ kiếm thêm cho cuộc sống. Con hổ xám chỉ cách tượng đá nàng Tô Thị có vài chục mét. Đã có nhiều truyền thuyết về con hổ này song người đời lại ít để ý đến nó. Con hổ vẫn lặng câm như vậy hàng thế kỷ nay. ... Ngày ấy, có một thiếu phụ vận bộ quần áo dân tộc bồng con leo lên một đỉnh núi ngày đêm nóng trông người chồng đi trấn giữ vùng biên ải mãi không về. Và trên dãy núi hoang sơ ấy có một con hổ cái màu xám rất to, tợn. Một ngày kia con người đã dùng tên bắn chết đứa con nhỏ bé của nó. Hổ xám thương xót con vô cùng. Nó muốn gầm lên phá tan cả mặt trời, mặt đất. Hổ điên dại chạy khắp núi rừng.... Một ngày kia hổ thấy bóng dáng một người lặng lẽ bế con trèo lên chỗ hổ đang rình rập. Đôi mắt người thiếu phụ rơi những giọt nước mắt, đứa trẻ tròn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/10/2023