Nhóm Các Công Trình Nghiên Cứu Về Truyền Thông Trong Lĩnh Vực Văn Hóa Và Vai Trò Của Truyền Thông Đối Với Công Tác Quản Lý Văn Hóa


và tiêu cực của việc sử dụng Internet trong các hoạt động như học tập giải trí, tra cứu, giao tiếp... và một số quan điểm sống mới của giới trẻ: thích độc lập, sành điệu, cái nhìn “thoáng” về quan hệ tình dục trước hôn nhân... Về cơ bản, các công trình này đã chỉ ra được các mối liên hệ có ý nghĩa giữa tần suất sử dụng Internet với các hành vi cá nhân trong hoạt động học tập và giải trí.

Song, cũng như nhiều nghiên cứu khác về các phương tiện truyền thông ở Việt Nam hiện nay, những công trình này mới chỉ đề cập đến việc sử dụng Internet nói chung trong nhóm thanh niên, đánh giá và xác định mối liên hệ giữa việc sử dụng Internet vào các mục đích khác nhau, với sự ảnh hưởng về nhận thức, về tâm lý tình cảm (tình bạn, tình yêu), về mặt xã hội (tính kinh tế, khác biệt giới trong tiếp cận thông tin và mục đích sử dụng Internet)... (Bùi Hoài Sơn 2006; Nguyễn Thị Hậu 2010; Nguyễn Quý Thanh 2011; Hoàng Thị Hải Yến 2012; Nguyễn Thị Phương Châm 2013; Nguyễn Văn Thọ 2015).

1.1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu về truyền thông trong lĩnh vực văn hóa và vai trò của truyền thông đối với công tác quản lý văn hóa

Một số công trình trên thế giới đề cập tới mối quan hệ giữa phương tiện truyền thông với văn hóa, đời sống văn hóa thông qua âm nhạc và điện ảnh.

Năm 1949, tác phẩm Philosophy of New Music của tác giả Theodor W. Adorno, một trong những sáng lập viên của trường phái Frankfurt, lý thuyết gia khai sinh ra ngành âm nhạc học (musicology) - nguồn tham khảo chuẩn mực cho những nghiên cứu về mối liên hệ của âm nhạc với xã hội và rộng hơn là với văn hóa. Theodor W. Adorno là một nhà Mác-xít, xuất phát từ quan điểm phê phán truyền thông, ông cho rằng các phương tiện truyền thông đại chúng thực chất chỉ là các biểu tượng được sinh ra nhằm phục vụ cho lợi ích của giai cấp thống trị. Ông khẳng định âm nhạc chỉ là một hành vi chính trị, tức là xuất phát từ một dạng thức “form”, không thể tránh khỏi sự đơn giản hóa xu hướng âm thanh vật liệu của nó. Điều đó chắc chắn liên quan đến sự thỏa hiệp “giữa


các giai tầng” và do đó, có cả bạo lực “vật chất lẫn tinh thần” đối với các vật liệu bị cắt giảm trong dịch vụ “công nghiệp” âm nhạc.

Năm 2004, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin đã tiến hành biên dịch, biên tập cuốn sách Trung Quốc - Thách thức nghiêm trọng của thế kỷ 21; trong đó có nêu vấn đề bảo vệ nền văn hóa truyền thống trước làn sóng toàn cầu hóa, sự xâm nhập của văn hóa phương Tây trước sự bùng nổ thông tin trên mạng Internet. Các tác giả cho rằng, phương Tây đã tận dụng các phương tiện truyền thông mới để phục vụ cho chiến lược “Diễn biến hòa bình”, ngay cả các nước như Pháp, Canada, Ấn Độ cũng rất lo lắng trước sự thẩm thấu của văn hóa.

Nghiên cứu ảnh hưởng của điện ảnh đến văn hóa từ góc độ kinh tế - chính trị ngày càng trở nên quan trọng bởi hiệu quả về mặt văn hóa của truyền thông sẽ ảnh hưởng rõ nét đến đời sống cộng đồng. Hướng nghiên cứu này được thể hiện rõ nét khi nghiên cứu ảnh hưởng của phim ảnh đối với văn hóa, bởi điện ảnh là lĩnh vực được đầu tư với số tiền lớn cũng như mang lại nguồn lợi nhuận khổng lồ. Thực tế này có thể thấy rõ trong sự phát triển của các nền điện ảnh lớn trên thế giới. Đơn cử, ta có thể tham khảo trong nghiên cứu về sự hình thành và phát triển của hãng phim Disney của nhóm tác giả Kristin Thompson và David Bordwell (2012) khi chỉ ra sự phát triển về mặt doanh thu của hãng phim này gắn liền với sự thao túng thị trường phim nói chung, cũng như sự thao túng các giá trị văn hóa gắn liền với điện ảnh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 256 trang tài liệu này.

Ở Việt Nam, từ năm 2000 đến năm 2002, khi phương tiện truyền thông mới bắt đầu phát triển, cũng đã có nhiều nghiên cứu như: Thương mại điện tử của tác giả Phạm Việt Long (đề tài cấp Bộ, 2001), Nghiên cứu về việc sử dụng Internet trong trẻ em của Nguyễn Thị Minh Phương và Nguyễn Thái Quỳnh Chi (đề tài cấp Viện, Viện Xã Hội Học, 2001), Văn hóa điện thoại di động (2004) của Tây Sơn và Văn hóa nghe nhìn và giới trẻ (2005) của tác giả Đỗ Nam Liên... Điều này minh chứng, Internet nói riêng và phương tiện truyền


Truyền thông về văn hóa tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giai đoạn 2016-2021 - 4

thông mới cho đến thời điểm 2005 đã có những ảnh hưởng đến đời sống văn hóa, xã hội ở Việt Nam.

Năm 2002, trong cuốn Giáo trình lý luận văn hóa và đường lối văn hóa của Đảng cộng sản Việt Nam do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh biên soạn [26], có bài về “Toàn cầu hóa và sự phát triển văn hóa”. Bài viết đề cập đến nhiều phương diện về lý luận và thực tế, thuận lợi và thách thức đối với sự phát triển đời sống văn hóa, nghệ thuật ở nước ta. Trước xu thế toàn cầu hóa, với sự thâm nhập của nhiều luồng thông tin bên ngoài qua các phương tiện truyền thông mới, nhiều văn nghệ sĩ đã tỏ ra hoang mang, dao động: đã xuất hiện không ít những tác phẩm mang tính tự nhiên chủ nghĩa, kích thích những ham muốn thể xác bản năng trong khi lại rất mờ nhạt trong việc xây dựng các nhân vật chính diện, tích cực. Ngoài ra còn có những ảnh hưởng bất lợi cho đời sống văn hóa tâm linh, tôn giáo ở nước ta.

Một trong những tác giả nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này là học giả Bùi Hoài Sơn với các công trình như: Ảnh hưởng của Internet đối với thanh niên Hà Nội (2006) [64], Phương tiện truyền thông mới và những thay đổi văn hóa xã hội ở Việt Nam (2008) [65]. Trong những nghiên cứu này, tác giả đã chỉ ra được ảnh hưởng của phương tiện truyền thông mới đối với thanh niên trên địa bàn Hà Nội và những thay đổi văn hóa xã hội dưới sự tác động của truyền thông mới như sự thay đổi trong giao tiếp (cá nhân và xã hội: ngôn ngữ mới...), trong không gian xã hội và cá nhân, sự thay đổi về nhu cầu giải trí, sự hình thành các tiểu văn hóa, lối sống mới, tâm lý...

Năm 2007, tác giả Bùi Quang Thắng với công trình Tác động của những phương tiện truyền thông mới đối với đời sống văn hóa của cư dân đô thị ở Việt Nam (Qua khảo sát ở thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh) [75] đã đi sâu nghiên cứu thực trạng việc sử dụng điện thoại di động, Internet và các loại hình giải trí trên loại phương tiện truyền thông mới này.


Nghiên cứu Internet - Sinh viên - Lối sống của tác giả Nguyễn Quý Thanh (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011) [72] lại là một nghiên cứu xã hội học về phương tiện truyền thông kiểu mới. Tuy nhiên những nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở phân tích một vài phương diện cụ thể trong sử dụng các loại hình giải trí vô cùng đa dạng trên mạng Internet cũng như chỉ quan tâm đến một trong những tác động của chúng là làm gia tăng các “quan hệ ảo”, “tương tác ảo” trong thế giới ảo của người sử dụng.

Năm 2019, Bộ VHTTDL đã nghiệm thu đề tài cấp Bộ Giải pháp truyền thông trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch (qua khảo sát các hoạt động do Bộ VHTTDL thực hiện) [6], trong đó cũng bước đầu chỉ ra một số nét thực trạng trong việc người dân tiếp nhận thông tin về văn hóa, thể thao và du lịch thông qua các hoạt động do Bộ VHTTDL thực hiện, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả truyền thông của Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Tuy nhiên, đề tài chưa tiếp cận theo góc độ TTCS để coi truyền thông là một nguồn lực hữu hiệu, thu hút sự đồng thuận xã hội trong việc xây dựng, ban hành và thực thi chính sách trong lĩnh vực văn hóa, chưa chỉ ra được mô hình TTCS mà Bộ VHTTDL cần thực hiện.

Ngoài ra, vấn đề ảnh hưởng của mạng xã hội tới lối sống cũng đã được đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp trong nhiều hội thảo khoa học như: Mạng xã hội với lối sống trẻ Thành phố Hồ Chí Minh, Truyền thông xã hội - Truyền thông cố điển và Dư luận xã hội Nghiện internet: Những thách thức mới của xã hội hiện đại... và trong một số công trình nghiên cứu có phạm vi rộng hơn khi tìm hiểu về tác động của các phương tiện truyền thông mới đến mọi mặt của đời sống văn hóa - xã hội và lối sống của con người Việt Nam trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Hệ quả của những tác động ấy là thay đổi trong giao tiếp xã hội, cách truyền đạt tri thức trong xã hội, cách thức kinh doanh và cung cấp dịch vụ, các loại hình giải trí... (Bùi Hoài Sơn


2008, Từ Thị Loan 2014).

Tóm lại, có thể thấy, đã có rất nhiều nghiên cứu, khai thác các góc độ khác nhau về vấn đề truyền thông, chính sách văn hóa, trong đó tập trung vào các nhóm vấn đề chính là:

- Nhóm công trình, tài liệu nghiên cứu về truyền thông và truyền thông chính sách thì chú trọng đến vai trò quan trọng của truyền thông đối với xã hội, các phương pháp truyền thông, các loại hình truyền thông trong đó có các phương tiện truyền thông đại chúng phát triển qua các thời kỳ, hiệu ứng và xu thế truyền thông. Đặc biệt, số lượng lớn các công trình, bài viết tập trung phân tích những hệ quả của các phương tiện truyền thông mới trong thời đại CMCN 4.0, những tác động tích cực và tiêu cực của mạng xã hội.

- Nhóm các công trình nghiên cứu về truyền thông trong lĩnh vực văn hóa và vai trò của truyền thông đối với công tác quản lý văn hóa thì cơ bản bước đầu mới phản ảnh về một số lĩnh vực cụ thể trong văn hóa như điện ảnh, âm nhạc. Ở Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu về tác động của các phương tiện truyền thông mới đến lối sống, đặc biệt là đi sâu những ảnh hưởng đến thế hệ trẻ. Cũng đã có nghiên cứu về vấn đề truyền thông của Bộ VHTTDL trong giai đoạn vừa qua.

Tuy nhiên, đến nay, chưa có một đề tài nào nghiên cứu TTCS tiếp cận theo góc độ quản lý văn hóa. Vì vậy, cần có một nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề TT trong lĩnh vực văn hóa, trong đó truyền thông chính sách được coi như một phương thức nâng cao hiệu quả và tạo sự đồng thuận xã hội trong thiết kế, xây dựng, ban hành và triển khai thực thi chính sách trong lĩnh vực văn hóa. Đó cũng là mục tiêu được đặt ra của nghiên cứu này và đây cũng là nghiên cứu đầu tiên về TTCS và TT về văn hóa ở Việt Nam.

1.2. Cơ sở lý luận

1.2.1. Các khái niệm

- Văn hóa


Văn hóa là một khái niệm đa nghĩa, đa tầng, do vậy, từ các góc độ chuyên môn riêng hay do mục đích nhận thức khác nhau mà có những quan niệm hay định nghĩa khác nhau về văn hóa.

E.Taylor trong công trình Primitive Culture (1874) lần đầu tiên đưa ra khái niệm văn hóa “Văn hóa hay văn minh, theo nghĩa dân tộc học rộng, là một tổng thể phức hợp bao gồm sự hiểu biết, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật lệ, tập quán, bất kỳ những khả năng và thói quen nào mà con người như là một thành viên của xã hội có được” và từ đó đến nay có hàng trăm khái niệm, định nghĩa về văn hóa đã ra đời [59, tr.526].

Một quan niệm văn hóa rất gần với đời sống, coi văn hóa gắn với các phương thức hoạt động và sinh hoạt của con người. Đó là theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu của đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [27, tr.431].

Theo UNESCO: “Văn hóa nên được xem như một tập hợp các đặc điểm nổi bật về tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm của xã hội hay một nhóm xã hội, ngoài văn hóa, nghệ thuật, nó còn bao gồm lối sống, cách thức cùng chung sống, các hệ thống giá trị, các truyền thống và tín ngưỡng” [11].

Trong phạm vi nghiên cứu này, văn hóa được nhìn từ góc độ QLNN, theo các lĩnh vực cụ thể được quy định tại chức năng, nhiệm vụ của Bộ VHTTDL, đó là: di sản văn hóa, nghệ thuật biểu diễn, điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm, quyền tác giả, quyền liên quan, thư viện, quảng cáo, văn hóa quần chúng, văn hóa dân tộc và tuyên truyền cổ động, văn học.

- Chính sách văn hóa:

Khái niệm “Chính sách văn hóa” (Cultural Policy) chỉ mới ra đời sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, nhưng đã nhanh chóng được sử dụng rộng rãi và trở nên thông dụng trong ngôn ngữ của những người hoạt động trong lĩnh vực văn hóa.


Theo UNESCO:

Chính sách văn hóa là một tổng thể các nguyên tắc hoạt động, các cách thức thực hành, các phương pháp quản lý hành chính và giải pháp về ngân sách của Nhà nước dùng làm cơ sở cho các hoạt động văn hóa… chính sách văn hóa là tổng thể những thực hành xã hội hữu thức và có suy tính kỹ về những can thiệp hay không can thiệp của Nhà nước vào các hoạt động văn hóa nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân bằng cách sử dụng tối ưu nhất các nguồn lực vật chất và nhân lực mà xã hội có được vào một thời điểm thích hợp [84].

Hội nghị liên Chính phủ về “Chính sách văn hóa vì sự phát triển” tổ chức tại Stockholm, Thụy Điển vào tháng 3 năm 1998 là cột mốc quan trọng đánh dấu sự hợp tác quốc tế về nghiên cứu chính sách văn hóa quốc gia. Hội nghị đã nhất trí đưa ra 5 mục tiêu trong chính sách văn hóa vì sự phát triển, đó là [84, tr.17]:

+ Đưa chính sách văn hóa trở thành một trong những thành tố cấu thành trong chính sách phát triển chung của quốc gia. Trong mục tiêu đầu tiên này, người ta nhấn mạnh đến việc sử dụng văn hóa để giải quyết các thách thức trong quá trình đô thị hóa, toàn cầu hóa và những thay đổi trong công nghệ.

+ Chính sách văn hóa phải thúc đẩy sức sáng tạo, bảo đảm tính đa dạng và sự tham gia bình đẳng của tất cả mọi người trong quá trình sáng tạo, phổ biến và thụ hưởng văn hóa.

+ Xây dựng hệ thống chính sách nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, thúc đẩy các ngành CNVH và du lịch.

+ Xây dựng hệ thống chính sách nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa nhằm thúc đẩy sự đa dạng văn hóa và ngôn ngữ trong một xã hội thông tin toàn cầu, đảm bảo sự phát triển văn hóa và ngôn ngữ các dân tộc thiểu số và đảm bảo vai trò của truyền thông trong việc góp phần xây dựng, phổ biến và phát triển văn hóa.

+ Các Chính phủ cần cam kết tăng cường các nguồn lực về con người và


tài chính cho văn hóa.

Vận dụng vào lĩnh vực văn hóa trong điều kiện nước ta, các nhà nghiên cứu trong cuốn Quản lý hoạt động văn hóa (1998) đưa ra khái niệm: “Chính sách văn hóa là một tổng thể những sự thực hành xã hội do Nhà nước ban hành, dựa trên cơ sở thấu triệt những nguyên tắc định hướng chung mà cơ quan lãnh đạo Đảng đã vạch ra trong đường lối về văn hóa và một tổng thể các biện pháp can thiệp nhiều hay ít, hay không can thiệp của Nhà nước vào lĩnh vực hoạt động văn hóa” [30, tr.28]. Mục đích chính của chính sách văn hóa là nhằm không ngừng thúc đẩy phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và đáp ứng tích cực các nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân, trên cơ sở sử dụng tối ưu các nguồn nhân tài, vật lực mà xã hội có khả năng huy động được trong từng thời điểm để phục vụ cho sự nghiệp văn hóa.

Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Tình [84], chính sách văn hóa mỗi quốc gia đều xuất phát từ quan điểm chính trị, bối cảnh, đặc điểm và thực tiễn của mỗi nước. Có nhiều quan điểm về chính sách văn hóa, nhưng hiện nay có ba quan điểm đang chi phối chính sách văn hóa của nhiều nước, đó là: Quan điểm gắn văn hóa với hệ tư tưởng, chính trị; Quan điểm dân tộc về văn hóa: văn hóa thể hiện đặc trưng dân tộc; Quan điểm kinh tế: sản phẩm văn hóa là một loại hàng hóa.

- Truyền thông:

Truyền thông có gốc từ tiếng Latinh là “communicare” nghĩa là biến nó thành thông thường, chia sẻ, truyền tải. Truyền thông thường được mô tả như việc truyền ý nghĩ, thông tin, ý tưởng, ý kiến hoặc kiến thức từ một người/một nhóm người sang một người/hoặc một nhóm người khác bằng lời nói, hình ảnh, văn bản hoặc tín hiệu khác.

Theo tác giả Nguyễn Văn Dững và Đỗ Thị Thu Hằng:

Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin, kiến thức, tư tưởng, tình cảm…, chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/05/2022