- Nguồn vật lực (cơ sở vật chất - kỹ thuật/kênh thông tin): để các hoạt động TTCS được vận hành, đặc biệt trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 với sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông mới, thì vai trò của hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất, trang thiết bị, kênh thông tin...ngày càng cấp thiết đối với TTCS. Mỗi Bộ, ngành đều có cơ quan ngôn luận, tuy nhiên, việc đầu tư để có những kênh thông tin riêng hoặc các đơn vị truyền thông, báo chí có mô hình tòa soạn hội tụ thì không phải Bộ, ngành nào cũng có. Và thực tiễn này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả TTCS của các cơ quan, đơn vị.
- Nguồn tài lực: về cơ bản, mọi hoạt động TTCS đều cần có những khoản tài chính theo các mức độ khác nhau và thực tế cũng cho thấy, với những chiến lược truyền thông dài hơi, được xây dựng bài bản công phu, rất cần nguồn tài chính thỏa đáng. Ngược lại, một trong các lí do khi được phân tích về hạn chế trong hiệu quả truyền thông nói chung, vấn đề nguồn tài lực thường được nêu là một trong những nguyên nhân cơ bản.
1.2.4. Lý thuyết vận dụng trong luận án - Thuyết Thiết lập chương trình nghị sự (Agenda setting)
Thuyết thiết lập chương trình nghị sự cho rằng các cơ quan báo chí và truyền thông căn cứ vào môi trường thông tin thực tế và mục đích để lựa chọn ra các vấn đề và nội dung mà họ coi là quan trọng để cung cấp cho công chúng chứ không phải là cung cấp các thông tin mà công chúng cần.
Thuyết này được bắt nguồn từ chương đầu tiên của cuốn sách “Dư luận” (Public opinion) năm 1922 của Walter Lippmann có tên " Thế giới bên ngoài và những hình ảnh trong đầu chúng ta ". Theo đó, Lippmann lập luận rằng các phương tiện thông tin đại chúng là mối liên hệ chính giữa các sự kiện trên thế giới và hình ảnh trong tâm trí công chúng. Công chúng không phản ứng lại với các sự kiện thực tế trong môi trường mà là phản ứng với các hình ảnh trong đầu chúng ta, gọi là môi trường giả. Sau cuốn sách năm 1922 của
Lippmann, Bernard Cohen đã nhận xét (năm 1963) rằng báo chí "có thể không thành công trong việc nói cho mọi người biết họ nghĩ gì, nhưng nó thành công đáng kinh ngạc khi nói cho độc giả biết họ nghĩ gì. Thế giới sẽ trông khác cho những người khác nhau, "Cohen tiếp tục," tùy thuộc vào bản đồ được vẽ cho họ bởi các nhà văn, biên tập viên và nhà xuất bản của bài báo họ đọc. ". Ngay từ những năm 1960, Cohen đã bày tỏ ý tưởng mà sau này đã dẫn đến việc chính thức hóa lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự của Maxwell McCombs và Donald Shaw - được đưa ra vào năm 1972, dựa trên những số liệu và kết quả của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 1968 giữa hai ứng cử viên Richard Nixon và Hurbert Humphrey. Ngay trong bản công bố có tên “Vai trò của thiết lập chương trình nghị sự của nền truyền thông đại chúng trong việc định hình ý kiến dư luận”, McCombs cũng đã nhấn mạnh : “Các phác thảo chính về sự ảnh hưởng này đã được Walter Lippman phác hoạ trong cuốn “Ý kiến công chúng” xuất bản năm 1922, cuốn sách bắt đầu bằng chương “Thế giới bên ngoài và những bức tranh trong đầu chúng ta”. Nghiên cứu của họ cũng dựa trên mẫu khảo sát của cử tri khu vực Chapel Hill, Bắc Carolina. Nghiên cứu này cũng được đưa ra để so sánh với điều mà các cử tri ở đây cho rằng “các nội dung thực tế từ các phương tiện truyền thông thực chất là các vấn đề lớn của cuộc bầu cử”. Hai nhà nghiên cứu đã sử dụng một mẫu đặc biệt, đó chính là các cử tri chưa quyết định lá phiếu của mình bởi lẽ nếu thuyết thiết lập chương trình nghị sự thực sự có ảnh hưởng mạnh tới những nhóm cử tri nhạy cảm này thì giả thuyết nghiên cứu của họ sẽ hợp lý và công bằng hơn rất nhiều. Các nghiên cứu của McCombs và Shaw cũng chỉ ra rằng các tin tức được đăng tải trên các phương tiện truyền thông đại chúng phần lớn đều không liên quan đến những vấn đề thực tế của cuộc bầu cử, đa số các thông tin này chỉ đề cập tới các ứng cử viên tranh cử và đánh giá về việc thắng thua trong kỳ bầu cử [150]. Bằng cách tập trung vào cuộc tranh luận của những người đang dẫn đầu trong cuộc
bầu cử, các cơ quan truyền thông sử dụng thuyết thiết lập chương trình nghị sự để thuyết phục khán giả bỏ phiếu một cách cụ thể nhất bởi vì cái mà họ đang thấy chính là việc Nixon đang dẫn đầu với tỷ lệ 20% số phiếu bầu và điều đó cũng đồng nghĩa với việc tạo ra những ấn tượng về một ứng cử viên ưu tú cho khán giả. Hơn nữa, việc giới truyền thông tập trung vào những ứng cử viên, ví dụ như sự xuất hiện của họ, gia đình của họ, những gì họ làm trong lúc rảnh rỗi v.v... tất cả những điều ấy thực sự nghiêng về sự đánh bóng hình ảnh cá nhân hơn là các vấn đề chính trị, xã hội và kinh tế đáng lẽ phải là tiêu điểm. Cũng trong nghiên cứu năm 1968, McCombs và Shaw cũng tập trung vào hai yếu tố: Nhận thức và thông tin. Bằng cách điều tra chức năng của thiết lập chương trình nghị sự của các phương tiện truyền thông đại chúng, hai ông cũng cố gắng đánh giá mối quan hệ giữa những vấn đề mà cử tri trong một cộng đồng cho rằng là quan trọng và những nội dung thực tế của các thông điệp mà các nhà truyền thông đã sử dụng trong suốt cuộc chiến dịch tranh cử. Họ đi đến kết luận rằng các phương tiện truyền thông đại chúng đã có ảnh hưởng đáng kể tới những điều mà cử tri cho rằng nó là chính là vấn đề trọng tâm của chiến dịch.
Có thể bạn quan tâm!
- Nhóm Các Công Trình Nghiên Cứu Về Truyền Thông Trong Lĩnh Vực Văn Hóa Và Vai Trò Của Truyền Thông Đối Với Công Tác Quản Lý Văn Hóa
- Vai Trò, Chức Năng Của Truyền Thông Trong Công Tác Quản Lý Nhà
- Các Thành Tố Tham Gia Hoạt Động Truyền Thông Về Văn Hoá
- Hoạt Động Truyền Thông Văn Hóa Từ Góc Nhìn Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa
- Việc Tham Mưu, Xử Lý Thông Tin Trên Truyền Thông Liên Quan Các Lĩnh Vực Qlnn Về Văn Hóa Thuộc Bộ
- Tỉ Lệ Các Nguồn Tiếp Cận Thông Tin
Xem toàn bộ 256 trang tài liệu này.
Maxwell McCombs (1994) đã phát triển lý thuyết này, cho rằng hiệu ứng của thuyết này rất mạnh khi khán giả không biết hay không có kinh nghiệm trực tiếp về vấn đề, khi họ phụ thuộc nhiều hơn vào các phương tiện truyền thông để hiểu tình hình.
Lý thuyết này tập trung mô tả sự ảnh hưởng mạnh mẽ của truyền thông trong việc xác lập tầm quan trọng của thông tin được gửi tới công chúng. Trong xã hội, nếu một tin tức nào đó được nhắc tới thường xuyên, liên tục và nổi bật, công chúng sẽ nhớ tới và coi nó quan trọng hơn những thông tin khác. Do vậy, chức năng “thiết lập chương trình nghị sự” là một giả thiết quan trọng trong các lý thuyết truyền thông. Điểm nổi bật của lý thuyết này là truyền thông đại chúng có một chức năng sắp đặt “chương trình nghị sự” cho công chúng, các bản tin
và hoạt động đưa tin của cơ quan báo chí truyền thông ảnh hưởng đến sự phán đoán của công chúng tới những “chuyện đại sự” của thế giới xung quanh và tầm quan trọng của chúng bằng cách phú cho các “chương trình” nét nổi bật khác nhau, từ đó có thể tác động và tạo ra sự dẫn đường trong tương lai.
Trong một khoảng thời gian nhất định, mỗi người không thể đồng thời quan tâm hết các vấn đề trong xã hội, mà chỉ có thể chú ý tới một số khía cạnh nhất định. Một người bình thường sẽ không thể đưa ra những quyết định chính trị quan trọng mà cần phải sự định hướng từ chuyên gia hay người có tầm ảnh hưởng, và cách cơ bản nhất để công chúng tiếp cận những người này chính là phương tiện truyền thông. Một giải thích khác về sự thiết lập chương trình nghị sự như sau: Khi lựa chọn và hiển thị tin tức, biên tập viên, nhân viên phòng tin tức... đóng vai trò quan trọng trong việc định hình các quan điểm. Người đọc không chỉ tìm hiểu thông tin mà còn nhận biết tầm quan trọng của thông tin thông qua sự tác động của phương tiện truyền thông như cách thức, thời lượng, tần suất lặp lại, vị trí đăng tin...
Gần đây nhất, sự kiện Hội nghị Văn hóa toàn quốc diễn ra vào ngày 24/11/2021 tại Hà Nội, được coi là dấu ấn lịch sử của Ngành Văn hóa, trong đó đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận và sự tham gia đồng bộ của hệ thống cơ quan báo chí của Việt Nam, có thể thấy rất rõ mô hình truyền thông theo Thuyết thiết lập chương trình nghị sự. Ban Tuyên giáo Trung ương và các cơ quan chức năng ban hành hướng dẫn, các cơ quan báo chí đã chấp hành nghiêm túc định hướng, tích cực triển khai các tuyến bài thông tin, tuyên truyền giai đoạn trước, trong và sau khi diễn ra Hội nghị. Theo báo cáo rà soát của Bộ Thông tin và Truyền thông, trong tuần cao điểm diễn ra Hội nghị (từ 22/11 đến 26/11/2021), có khoảng 1.144 tin, bài trên báo chí điện tử, 70 tin, bài trên chuyên trang tin điện tử, 397 tin, bài trên Trang Thông tin điện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí. Một số chủ đề nổi bật nhất liên quan Hội nghị, như: Khai mạc Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc; 600 đại biểu, văn nghệ sỹ dự ‘Hội nghị Diên Hồng’ của ngành văn hóa… Một số báo nước ngoài, nhiều trang mạng xã hội đưa tin về Hội nghị. Trong tuần cao điểm diễn ra Hội nghị, có khoảng 300 trang facebook đăng thông tin liên quan Hội, độ lan tỏa cao, hầu hết các thông tin, bình luận mang sắc thái tích cực hoặc trung lập. Facebook cá nhân của nhiều văn nghệ sĩ, nhà trí thức… đưa thông tin, hình ảnh về Hội nghị Văn hóa toàn quốc, nhấn mạnh những thông điệp được đưa ra tại Hội nghị; bày tỏ kỳ vọng văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; Hội nghị sẽ mở ra những định hướng về cơ chế, chính sách để tạo tiền đề cho sự phát triển văn hóa phù hợp với điều kiện của xã hội.
Mô hình thiết lập chương trình nghị sự rất phù hợp với thực tiễn truyền thông, báo chí tại Việt Nam bởi đặc thù là mang tính 2 mặt: vừa có dân chủ, phản biện, vừa có sự chỉ đạo, định hướng chính trị, dẫn dắt dư luận.
1.2.5. Khung phân tích của luận án
Như trên đã trình bày, các thành tố chính trong quy trình truyền thông bao gồm: Chủ thể truyền thông, phương thức truyền thông, nội dung truyền thông, đối tượng tiếp nhận truyền thông, các nguồn lực gồm: nguồn lực thông tin, nguồn nhân lực, nguồn vật lực, nguồn tài lực. Tuy nhiên, trong khuôn khổ phạm vi nghiên cứu có giới hạn, Luận án đi sâu nghiên cứu, phân tích truyền thông về văn hóa theo khung phân tích sau:
Thực trạng TT phục vụ QLNN về văn hóa
- Công tác phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí
- Truyền thông về văn bản, chính sách
- Truyền thông về sự kiện văn hóa
- Truyền thông trong một số lĩnh vực cụ thể
Môi trường truyền thông
Chủ thể truyền thông
Đối tượng tiếp nhận truyền thông
Các nguồn lực truyền thông:
- Nguồn vật lực
- Nguồn tài lực
1.3. Khái quát về hoạt động truyền thông về văn hóa của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch
Ngày 31/7/2007, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch được thành lập, thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực (Nghị quyết số: 01/2007/QH12) trên cơ sở sáp nhập Tổng cục Du lịch, Tổng cục Thể dục thể thao; tiếp nhận phần QLNN về gia đình từ Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em. Hiện nay, Bộ VHTTDL là cơ quan của Chính phủ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể được quy định tại Nghị định số 79/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ VHTTDL.
Bộ VHTTDL là Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, thực hiện QLNN nhiều nhóm nhiệm vụ, trong đó QLNN gồm các lĩnh vực: Di sản văn hóa; nghệ thuật biểu diễn; điện ảnh; mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm; quyền tác giả, quyền liên quan; thư viện; quảng cáo; văn hóa quần chúng, văn hóa dân tộc và tuyên truyền
cổ động; văn học.
Hiện nay, cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch gồm: 21 cơ quan hành chính (cơ quan tham mưu QLNN), 62 đơn vị sự nghiệp công lập và 06 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước.
Theo số liệu thống kê của Bộ VHTTDL, tính đến tháng 12/2021, Bộ VHTTDL có: 02 Báo trực thuộc Bộ (Báo Văn hóa: báo in, điện tử; Báo điện tử Tổ quốc), 02 Tạp chí trực thuộc Bộ (Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, Tạp chí Làng Việt), Tạp chí Du lịch trực thuộc Tổng cục Du lịch, Tạp chí Thể thao trực thuộc Tổng cục Thể dục thể thao. Ngoài ra, còn có Cổng Thông tin điện tử của Bộ, 09 tạp chí nghiên cứu chuyên ngành, 02 Trung tâm thông tin trực thuộc 02 Tổng cục và 12 trang thông tin điện tử. Trong đó, Các kênh thông tin thường xuyên, tiêu biểu của Bộ VHTTDL là Báo Văn hóa, Báo Điện tử Tổ quốc và Tạp chí Văn hóa nghệ thuật.
Báo Văn hóa là cơ quan ngôn luận của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; cơ cấu tổ chức gồm: Lãnh đạo Báo, 05 Ban chuyên môn, nghiệp vụ và 03 Văn phòng đại diện (Ban Trị sự; Ban Thư ký; Ban Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Ban Chính trị - Xã hội; Ban Báo Văn hoá điện tử; Văn phòng đại diện tại TP Hồ Chí Minh; Văn phòng đại diện tại TP Đà Nẵng; Văn phòng đại diện tại tỉnh Khánh Hoà). Báo hiện có 62 viên chức, người lao động, trong đó: 23 biên chế; 4 Hợp đồng lao động 68; 35 lao động 11 tháng. Số lao động 11 tháng do Báo tự chủ trả lương từ nguồn thu. cơ cấu tổ chức gồm: Lãnh đạo Báo, 05 Ban chuyên môn, nghiệp vụ và 03 Văn phòng đại diện (Ban Trị sự; Ban Thư ký; Ban Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Ban Chính trị - Xã hội; Ban Báo Văn hoá điện tử; Văn phòng đại diện tại TP Hồ Chí Minh; Văn phòng đại diện tại TP Đà Nẵng; Văn phòng đại diện tại tỉnh Khánh Hoà). Báo hiện có 62 viên chức, người lao động, trong đó: 23 biên chế; 4 Hợp đồng lao động 68; 35 lao động 11 tháng. Số lao động 11 tháng do Báo tự chủ trả lương từ nguồn thu.
Báo Điện tử Tổ quốc được thành lập vào ngày 01/9/2006 trên cơ sở Trang tin điện tử Tổ quốc của Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), với cơ cấu tổ chức bao gồm: Lãnh đạo Báo; 5 Ban (Ban Thư ký tòa soạn; Ban Chính trị - Kinh tế - Quốc tế; Ban Văn hóa - Văn nghệ; Ban Khoa giáo
- Chuyên đề và Bạn đọc; Ban Trị sự) và 02 Văn phòng đại diện (Đại diện tại TP Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long; Đại diện tại miền Trung và Tây Nguyên).
Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật có chức năng nghiên cứu, thông tin lý luận và thực tiễn về văn hóa, nghệ thuật, gia đình; tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chỉ đạo của Bộ trưởng về quản lý và hoạt động sự nghiệp văn hóa, nghệ thuật, gia đình theo Quyết định số 3615/QĐ-BVHTTDL ngày 18/10/2019 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Sau khi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có các Quyết định 2066/QĐ-BVHTTDL và 2068/QĐ-BVHTTDL ngày 12/6/2019 chuyển 6 tạp chí thuộc các Cục và Thư viện quốc gia Việt Nam về Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật từ ngày 01/01/2020, cơ cấu tổ chức, bộ máy của đơn vị hiện gồm: Quyền Tổng Biên tập, 02 Phó Tổng Biên tập và các phòng, ban chuyên môn, nghiệp vụ (Phòng Hành chính, Tổng hợp; Phòng Quảng cáo, phát hành; Ban Biên tập; Ban Văn hóa nghệ thuật; Ban Tạp chí điện tử) và 01 Tổ chức trực thuộc (Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh).
Tiểu kết
Cuộc CMCN 4.0 đang đặt quá trình quản trị nhà nước của mọi quốc gia vào bối cảnh mới trong đó nhiều thao tác quản trị có thể được thay thế bởi một hệ thông thông tin đa dạng, nhiều tầng nấc,… Truyền thông đã, đang và ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong công tác quản lý công nói chung, trong đó có công tác QLNN về văn hóa nói riêng. Bên cạnh đó, khi sự tương tác, kết nối của nhiều yếu tố và nhiều nhóm xã hội trên nền số tăng lên thì các