Truyền thông về văn hóa tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giai đoạn 2016-2021 - 1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 256 trang tài liệu này.

Truyền thông về văn hóa tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giai đoạn 2016-2021 - 1

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM


Đào Thị Tuyết Mai


TRUYỀN THÔNG VỀ VĂN HOÁ

TẠI BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH GIAI ĐOẠN 2016-2021


Ngành: Quản lý văn hoá Mã số: 9229042


LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HOÁ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


GS.TS Từ Thị Loan Hà Nội - 2022

i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận án Truyền thông về văn hoá tại Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch giai đoạn 2016-2021 là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các trích dẫn, số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và có xuất xứ rõ ràng.

Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan nêu trên.

Tác giả luận án


Đào Thị Tuyết Mai


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, MÔ HÌNH v

MỞ ĐẦU 1

Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH 12

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 12

1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về truyền thông và truyền thông chính sách 12

1.1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu về truyền thông trong lĩnh vực văn hóa và vai trò của truyền thông đối với công tác quản lý văn hóa 19

1.2. Cơ sở lý luận 23

1.2.1. Các khái niệm 23

1.2.2. Vai trò, chức năng của truyền thông trong công tác quản lý nhà nước về văn hóa 32

1.2.3. Các thành tố tham gia hoạt động truyền thông về văn hoá 37

1.2.4. Lý thuyết vận dụng trong luận án - Thuyết Thiết lập chương trình nghị sự (Agenda setting) 43

1.2.5. Khung phân tích của luận án 47

1.3. Khái quát về hoạt động truyền thông về văn hóa của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch 48

Tiểu kết 50

Chương 2. THỰC TRẠNG TRUYỀN THÔNG GẮN VỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HÓA TẠI BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH GIAI ĐOẠN 2016-2021 53

2.1. Chủ thể truyền thông về văn hóa 53

2.2. Hoạt động truyền thông văn hóa từ góc nhìn quản lý nhà nước về văn hóa...58

2.2.1. Công tác phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí 58

2.2.2. Truyền thông văn bản, chính sách văn hóa 65

2.2.3. Truyền thông về các sự kiện văn hóa 72

2.2.4. Hoạt động truyền thông trong một số lĩnh vực cụ thể 75

2.3. Đối tượng tiếp nhận thông tin 89

2.3.1. Tiếp nhận thông tin về văn bản chính sách văn hóa 89

2.3.2. Tiếp nhận thông tin về sự kiện, hoạt động do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch thực hiện 92

2.4. Nguồn lực truyền thông về văn hóa 94

2.4.1. Nguồn tài lực 94

2.4.2. Nguồn vật lực 96

2.5. Đánh giá chung 102

2.5.1. Những kết quả tích cực và nguyên nhân 102


2.5.2. Những tồn tại, hạn chế cần khắc phục và nguyên nhân 104

Tiểu kết 107

Chương 3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRUYỀN THÔNG PHỤC VỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HÓA 110

3.1. Những vấn đề đặt ra về công tác truyền thông phục vụ quản lý nhà nước về văn hóa hiện nay 110

3.1.1. Vai trò của truyền thông gắn với quản lý nhà nước về văn hóa chưa được nhìn nhận đúng tầm 111

3.1.2. Môi trường chính sách có nhiều bất cập 112

3.1.3. Khoảng cách giữa chính sách văn hóa và thực tiễn cuộc sống chưa được “lấp đầy” 113

3.1.4. Chưa có chiến lược phát triển truyền thông về văn hóa và thiếu tầm nhìn dài hạn, tính chuyên nghiệp chưa cao 114

3.1.5. Công tác truyền thông về văn hóa đối mặt với nhiều khó khăn trong bối cảnh thời đại số 117

3.1.6. Tính tương tác giữa chủ thể truyền thông và đối tượng truyền thông kém, năng lực truyền thông của cộng đồng chưa cao 118

3.2. Phương hướng truyền thông phục vụ quản lý nhà nước về văn hoá hiện nay

............................................................................................................................119

3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả truyền thông của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch phục vụ quản lý nhà nước về văn hoá 125

3.3.1. Tăng cường và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 125

3.3.2. Tăng cường nguồn lực thông tin 127

3.3.3. Tăng cường nguồn lực về kênh thông tin 130

3.3.4. Quan tâm đầu tư nguồn lực tài chính 133

3.3.5. Nghiên cứu, xây dựng chiến lược truyền thông về văn hóa phù hợp với từng lĩnh vực trong bối cảnh hiện nay 134

3.4. Đề xuất mô hình truyền thông chính sách văn hoá phục vụ quản lý nhà nước về văn hóa 137

Tiểu kết 141

KẾT LUẬN 145

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ 150

TÀI LIỆU THAM KHẢO 151

PHỤ LỤC 167


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

CMCN 4.0 Cách mạng công nghiệp 4.0

CNH-HĐH công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNTT công nghệ thông tin

CNVH công nghiệp văn hóa

CQNN cơ quan nhà nước

KHXH khoa học xã hội

NCS Nghiên cứu sinh

Nxb nhà xuất bản

PBGDPL phổ biến, giáo dục pháp luật

PPTTĐC phương tiện thông tin đại chúng

QLNN quản lý nhà nước

tr trang

TTCS truyền thông chính sách

TTCSVH truyền thông chính sách văn hóa

VBQPPL văn bản quy phạm pháp luật

VHTTDL Văn hoá, Thể thao và Du lịch


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, MÔ HÌNH

Sơ đồ: Sơ đồ mô tả chu trình truyền thông 38

Biểu đồ 1: Tỉ lệ các nguồn tiếp cận thông tin 67

Biểu đồ 2: Tỉ lệ nghe/nói/trao đổi thông tin về các văn bản chính sách (chia theo nhóm trả lời phỏng vấn) 90

Biểu đồ 3: Tỉ lệ người biết về các sự kiện lĩnh vực văn hóa 93

Biểu đồ 4: Tỉ lệ đánh giá về nguồn tài chính cho công tác truyền thông 95

Biểu đồ 5: Tỉ lệ biết về các kênh thông tin của Bộ 101

Mô hình: Đề xuất mô hình TTCSVH ở Việt Nam 139


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong công tác QLNN nói chung, QLNN về văn hóa nói riêng, truyền thông giữ vai trò rất quan trọng. Các cơ quan QLNN nắm giữ nhiều nguồn lực, phương tiện và công cụ truyền thông để phát đi thông điệp, tuyên truyền, định hướng dư luận cũng như tạo ra các cuộc thăm dò, thu thập ý kiến để xây dựng các chính sách, quy định phù hợp, khả thi. CQNN tổ chức, điều phối công tác truyền thông của mình thông qua việc xây dựng cơ sở pháp lý, chiến lược, kế hoạch, bảo đảm về tài chính, thiết lập bộ phận chuyên trách, định hướng nội dung nhằm truyền đạt, trao đổi thông tin với người dân. Đó là quá trình tương tác hai chiều, nhà nước truyền đạt thông tin, thông điệp, quan điểm tới người dân, doanh nghiệp và thu nhận phản hồi, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp để phục vụ cho hoạt động của CQNN.

Về lý luận, truyền thông là khái niệm có hai hướng tiếp cận. Ở hướng tiếp cận vi mô, truyền thông là một dạng hoạt động xã hội nhằm trao đổi thông tin, kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm giữa các cá nhân, các nhóm xã hội nhằm gia tăng sự hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức tiến tới điều chỉnh thái độ và hành vi, ứng xử của công chúng phù hợp với nhu cầu phát triển. Khi mà một ứng xử của công chúng được lặp đi lặp lại sẽ thành nề nếp, tập quán sẽ góp phần hình thành những chuẩn mực của xã hội. Nhờ đến truyền thông mà những vấn đề này được xã hội chấp nhận và lan truyền nhanh trong công chúng. Ở hướng tiếp cận vĩ mô, truyền thông là một thiết chế xã hội quan trọng trong xã hội hiện đại, tác động vào nhận thức, tư tưởng, hành vi của con người bằng nhiều phương tiện kỹ thuật (hình ảnh, âm thanh, giọng nói, cử chỉ…) để giúp các cơ quan QLNN về văn hóa cập nhật thông tin nhanh, thuận tiện về các vấn đề của đất nước đến với quần chúng nhân dân. Với tư cách là thiết chế xã hội, truyền thông đảm nhận vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và thực thi


chính sách của nhà nước, đảm bảo huy động nguồn lực, trí tuệ và sự đồng thuận của nhân dân đối với các chủ trương chính sách mà chính phủ ban hành. Truyền thông có khả năng thu hút sự chú ý của dư luận vào một số vấn đề của chính sách và khi các nhà xây dựng chính sách khai thác, sử dụng hiệu quả vai trò xúc tác, truyền dẫn của truyền thông thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả thực thi chính sách. Ngược lại, khi các nhà quản lý văn hóa không hiểu rõ vai trò của truyền thông, không nắm bắt và tận dụng được những quy luật của truyền thông trong quá trình xây dựng dự thảo, ban hành, hướng dẫn thực thi, kiểm tra và đánh giá chính sách… thì có thể truyền thông bị thiếu thông tin, dẫn đến dư luận hiểu sai chính sách. Song song với việc đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của người dân, phát huy vai trò giám sát xã hội từ cộng đồng thì truyền thông còn lắng nghe, tiếp nhận phản hồi, qua đó các nhà quản lý tìm được sự đồng thuận của xã hội, góp phần cho các chính sách thiết thực, khả thi, từ đó nâng cao hiệu quả QLNN trong từng lĩnh vực văn hóa.

Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực, là hệ điều tiết cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Văn hóa cũng là một lĩnh vực đặc thù có thể được soi chiếu ở mọi mặt trong đời sống xã hội, Để văn hóa đáp ứng được yêu cầu phát triển bền vững của đất nước thì việc xây dựng và hoàn thiện chính sách văn hóa ở Việt Nam có vai trò vô cùng quan trọng, mang tính cấp thiết, đòi hỏi sự nỗ lực của Chính phủ, Ngành Văn hóa và sự tham gia, phối hợp, hỗ trợ của Bộ, ngành địa phương và đặc biệt là của mọi người dân. Và để thực thi hiệu quả công tác QLNN về văn hóa, cần phát huy tối đa vai trò của công tác truyền thông, trong đó có công tác phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí, tham mưu xử lý sự cố thông tin liên quan các lĩnh vực thuộc phạm vi QLNN về văn hóa, đặc biệt là TTCS về văn hóa nhằm thay đổi nhận thức về vai trò, giá trị của văn hóa, thu hút thái độ quan tâm của người dân, từ đó thúc đẩy hành vi tích cực, chủ động tham gia vào quá trình xây dựng,

Xem tất cả 256 trang.

Ngày đăng: 23/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí