Các Thành Tố Tham Gia Hoạt Động Truyền Thông Về Văn Hoá


bộ và thống nhất giữa các biện pháp quản lý.

Trong một nghiên cứu của mình, tác giả Lê Chi Mai đã chỉ ra rằng:

… trước đây, người ta thường quan niệm TTCS là việc tuyên truyền, phổ biến chính sách để tác động tới đông đảo công chúng, nhằm lôi kéo, gây ảnh hưởng và thuyết phục mọi người hiểu, tin tưởng và làm theo chính sách. Đó là quan niệm có tính một chiều. Bối cảnh đã có những thay đổi đáng kể…, TTCS cần được hiểu là sự truyền đạt, trao đổi thông tin về chính sách và tiếp nhận các thông tin phản hồi phục vụ cho quá trình hoạch định, thực thi và đánh giá chính sách nhằm nâng cao chất lượng của chính sách đáp ứng các mục tiêu của Nhà nước và nhu cầu của xã hội [49, tr.521].

Trong công tác QLNN về văn hóa, TT giữ vai trò vô cùng quan trọng và cần được xem xét là một phương pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả QLNN vể văn hóa. TT hướng tới mục tiêu giúp người dân có thể thực hiện được vai trò “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, cũng nhờ đó quyền tiếp cận thông tin của người dân được bảo đảm, đồng thời trách nhiệm giải trình của các cơ quan QLNN được nâng cao. Trong vực văn hóa - một lĩnh vực đặc thù mà được soi chiếu và ảnh hưởng tới mọi mặt đời sống xã hội theo những góc độ khác nhau, vì thế, công tác QLNN về văn hóa càng đặc biệt phải coi trọng và rất cần sự đồng thuận của xã hội trong quá trình xây dựng, ban hành và triển khai thực thi các chính sách về văn hóa.

Có thể thấy mối quan hệ hữu cơ, biện chứng giữa TT và quản lý văn hóa. Trong xu thế hiện đại, TT về VH là một hoạt động thiết yếu, thu hút sự quan tâm của người dân, góp vai trò quan trọng để tạo đồng thuận xã hội trong xây dựng, ban hành, hướng dẫn thực thi, kiểm tra, giám sát việc triển khai chính sách văn hóa và thông tin phản hồi qua truyền thông góp phần hoàn thiện chính sách văn hóa, nâng cao hiệu quả QLNN về văn hóa. Do vậy, TT nói chung, TTCS nói riêng là phương thức hỗ trợ hiệu quả cho QLNN về văn hóa.

Cùng với sự ra đời, phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông


mới, những người hoạt động trong lĩnh vực văn hóa có rất nhiều những gương mặt là KOLs (Key Opinion Leaders) nổi tiếng, có ảnh hưởng rất lớn tới dư luận xã hội, thậm chí có khả năng dẫn dắt quan điểm của một nhóm cộng đồng mạng nhất định về các vấn đề liên quan chính sách văn hóa. Vì vậy, việc đồng hành của nhóm các chủ thể sáng tạo văn hóa, nghệ thuật đối với những người xây dựng, ban hành chính sách văn hóa vô cùng quan trọng. Và truyền thông đóng vai trò kết nối giữa chủ thể chính sách - chủ thể sáng tạo văn hóa - chủ thể hưởng thụ văn hóa và toàn xã hội, với mục tiêu cao nhất là tăng niềm tin của người dân vào hệ thống QLNN về lĩnh vực văn hóa, đó chính là bản chất của TTCS trong lĩnh vực văn hóa.

Nhìn ở chiều ngược lại, khi công tác truyền thông về các chính sách hoặc quá trình trao đổi, giao tiếp với người dân của các chủ thể truyền thông không được kịp thời, đầy đủ, khiến cho có những việc chính quyền làm tốt mà người dân không hiểu được...Từ đó có thể gây nên những xung đột, tạo ra những điểm nóng xã hội, mất niềm tin của một bộ phận dân cư mà lẽ ra có thể tránh được nếu tổ chức truyền thông tốt hơn. Khi xảy ra khủng hoảng truyền thông, đặc biệt trong quá trình giải quyết các xung đột xã hội, việc giải quyết khủng hoảng và gây dựng lại lòng tin của người dân vào chính sách của các cơ quan công quyền là vô cùng cần thiết vì nếu không được xử lý kịp thời và hợp lý nó có thể mang lại những hậu quả không hề nhỏ. Trong bối cảnh truyền thông mạng xã hội tràn lan, sự nhiễu loạn của thông tin sai, thông tin xấu, độc, những suy đoán vô căn cứ nhiều khi khó kiểm soát với tốc độ lây lan chóng mặt và người dân không phải ai cũng thanh lọc được thông tin và có kỷ luật phát ngôn nghiêm túc… thì để tạo dựng niềm tin, các cơ quan công quyền cũng cần học cách quản trị rủi ro thông tin, có một bộ phận chuyên nghiệp thật sự về tổ chức thông tin truyền thông. Để bộ phận đó vừa có thể đưa thông điệp một cách sáng rõ đến công chúng, vừa thu nhận và phản hồi cho các cơ quan công quyền về những thông tin bất lợi, đưa thông tin phản hồi kịp thời, tránh để tin xấu lan đi quá nhanh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 256 trang tài liệu này.


1.2.3. Các thành tố tham gia hoạt động truyền thông về văn hoá

Truyền thông về văn hóa tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giai đoạn 2016-2021 - 6

Từ việc kế thừa kết quả của những nghiên cứu trước và vận dụng các lý thuyết đã được lựa chọn, có thể thấy các thành tố chính trong quy trình truyền thông về văn hóa bao gồm:

1.2.3.1. Chủ thể truyền thông

Là những người tham gia quá trình truyền thông, là những người thực hiện các hoạt động truyền thông, bao gồm cả công tác phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí, TTCS, truyền thông sự kiện và những người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ truyền thông trong các lĩnh vực cụ thể thuộc khối QLNN về văn hóa.

Về TTCS, theo nhà nghiên cứu Trần Thị Thanh Thủy, chủ thể TTCS bao gồm: (1) Các chủ thể chính sách như cơ quan nhà nước, đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; (2) Báo chí, các cơ quan thông tấn; (3) Mạng xã hội và các nhân vật nổi tiếng (ví dụ dùng hình ảnh và tiếng nói của người nổi tiếng để truyền thông về chính sách cắt giảm đồ dùng bằng nhựa,…).

Thời điểm TTCS: truyền thông cần được thực hiện trong tất cả các khâu của quá trình chính sách từ nhận diện vấn đề, hoạch định chính sách (chẩn đoán được nguyên nhân bản chất sâu xa; thiết kế giải pháp, thử các giải pháp - thí điểm và đánh giá, phân biệt được hệ quả khi áp dụng chính sách và hệ lụy (tiêu cực) nếu không có phản ứng chính sách đó, điều chỉnh và hoàn thiện chính sách) đến tổ chức thực thi và đánh giá chính sách [159].

Cũng theo tác giả Trần Thanh Thủy [160], nội hàm TTCS gồm hai mảng hành động là: (1) Giao tiếp: xây dựng và chia sẻ thông điệp dạng ngôn từ (dạng nói và dạng văn bản) và hình ảnh; (2) Hành động: tổ chức thực hiện, làm gương, làm mẫu để đưa các chính sách, các giải pháp chính sách thành hành động thực tiễn (ví dụ tổ chức xây dựng hệ thống vị trí việc làm kèm theo các bản mô tả công việc để thực hiện chính sách cải cách chế độ quản lý công vụ, từng bước


kết hợp giữa chế độ chức nghiệp với chế độ vị trí việc làm). Theo đó, đề tài cũng khảo sát qua văn bản do Bộ VHTTDL ban hành và sự kiện văn hóa do Bộ tổ chức.

1.2.3.2. Đối tượng tiếp nhận truyền thông

Nghiên cứu ban đầu công chúng/nhóm đối tượng

Nghiên cứu phản hồi

Thiết kế thông điệp

Chiến dịch truyền thông

Chọn kênh thông tin chuẩn bị tài liệu

Kiểm tra giám sát Đánh giá Động viên

Về lý luận, theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Dững và tác giả Đỗ Thị Thu Hằng, chu trình truyền thông gồm 5 bước và 1 khâu như sơ đồ dưới đây:


Sơ đồ: Mô tả chu trình truyền thông [16, tr. 270]

Theo sơ đồ chu trình truyền thông nói trên, khái niệm “công chúng“ khi soi chiếu vào TTVH được hiểu là đối tượng tiếp nhận TTVH, là toàn xã hội, trong đó chú trọng có 2 nhóm khách thể sẽ có những tương tác trực tiếp, thường xuyên đó là: Chủ thể sáng tạo văn hóa Đối tượng thụ hưởng văn hóa. Ví dụ, với chính sách là Luật Điện ảnh hiện đang trong quá trình xây dựng, hoàn thiện Dự thảo để trình ra Quốc hội, nhóm chủ thể sáng tạo văn hóa được hiểu là những nhà làm phim, những người hoạt động trực tiếp trong lĩnh vực điện ảnh và Đối tượng thụ hưởng văn hóa ở đây là các khán giả xem phim, ở các lứa tuổi khác nhau, các vùng miền khác nhau.


Việc chính sách ban hành có đạt mục tiêu hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, như: năng lực xây dựng chính sách, năng lực truyền thông chính sách của cơ quan ban hành chính sách, tính đúng đắn, toàn diện, hợp lý và khả thi của chính sách; mức độ ủng hộ và tuân thủ từ đối tượng của chính sách. Và “đối tượng không thể tuân thủ chính sách nếu họ không hiểu yêu cầu là gì?” [121]. Cũng theo các nghiên cứu về năng lực truyền thông (media literacy) là “khả năng tiếp cận, phân tích, đánh giá và sáng tạo nội dung truyền thông”, năng lực này còn được hiểu là khả năng của công chúng trong việc sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng và truyền thông xã hội một cách hợp lý, trách nhiệm và hiệu quả [119].

1.2.3.3. Hoạt động truyền thông

Truyền thông về văn hóa bao gồm nhiều mảng như: công tác phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí, trong đó có việc giải quyết những sự cố truyền thông liên quan công tác QLNN về văn hóa; truyền thông về văn bản, chính sách; truyền thông về sự kiện, hoạt động; truyền thông nội bộ trong tổ chức hệ thống của Bộ VHTTDL và truyền thông ra bên ngoài hướng tới xã hội; quan hệ báo chí; truyền thông về các lĩnh vực văn hóa mà Bộ VHTTDL được phân công quản lý, v.v…

Có rất nhiều cách phân chia phương thức truyền thông, theo các góc độ, khía cạnh khác nhau (cũng đã được chỉ ra trong phần khái niệm cơ sở). Trong nghiên cứu này, phương thức truyền thông về văn hóa cần được hiểu không chỉ bao gồm cách thức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng mà còn bao gồm các hình thức trao đổi thông qua tọa đàm, hội nghị, thảo luận, các hình thức biểu đạt, truyền tải thông điệp qua các hình thức nghệ thuật…với các quy mô khác nhau, nhằm tạo được sự đồng thuận cao nhất trong quá trình dự thảo hoặc triển khai thực thi chính sách. Theo góc độ tiếp cận của NCS, có thể chia thành 4 nhóm: 1. TT thông qua các giao tiếp trực tiếp như: tọa đàm, hội


nghị, hội thảo, thảo luận nhóm,… (Face to face communcation); 2. TT thông qua các phương tiện TTĐC (phát thanh, truyền hình, báo in, báo điện tử) và các nền tảng mạng xã hội… Hiện nay, kênh thông tin đại chúng được sử dụng phổ biến nhất và cũng thực hiện theo quy định tại Luật ban hành văn bản QPPL là việc đăng tải các dự thảo/văn bản trên Cổng Thông tin điện tử của các cơ quan chủ trì soạn thảo Chính sách và Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. TTCS thông qua các nền tảng mạng xã hội cũng bước đầu được thực hiện nhưng chưa thành một hệ thống, gần đây, chủ yếu Cổng Thông tin điện tử Chính phủ thực hiện phương thức này: thiết lập các trang thông tin, các tài khoản trên mạng xã hội để trao đổi, bàn thảo về các vấn đề liên quan chính sách, bao gồm cả quá trình dự thảo, ban hành đến thực thi, đánh giá… (Mass Communication); 3. TT thông qua sản phẩm truyền thông trực quan (Visual Communication); 4. Trong ngành văn hóa, còn có thể có phương thức TT truyển tải qua ngôn ngữ nghệ thuật: thông qua các tác phẩm âm nhạc, sân khấu, nghệ thuật biểu diễn nói chung, ví dụ như truyền thông về chính sách thuế VAT đã rất thành công với hình thức kịch nói…(Performance Arts Communication). Phương thức này hiện nay chưa được sử dụng nhiều.

Trên thế giới hiện nay, việc tổ chức truyền thông văn bản bản pháp luật từ khâu soạn thảo đến khi ban hành đã được một số quốc gia coi trọng và triển khai hiệu quả trên thực tế. Ở Canada, công tác truyền thông dự thảo chính sách, pháp luật từ khâu soạn thảo được thực hiện thông qua tham vấn cộng đồng dưới nhiều hình thức như: tổ chức hội nghị, hội thảo, truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, Cổng Thông tin điện tử, trang mạng xã hội. Việc tham vấn rất chú trọng đối tượng là luật sư, cán bộ thi hành, bảo vệ pháp luật. Như Nhật Bản, các bộ thuộc Nội Các Nhật Bản là cơ quan chịu trách nhiệm về xây dựng pháp luật đều có một website riêng để thông tin chi tiết về tình hình soạn thảo các văn bản luật mới. Trong quá trình soạn thảo văn bản, mỗi Bộ thành


lập một Hội đồng nghiên cứu tham gia xây dựng chính sách, dự thảo văn bản để tiến hành các cuộc tham vấn, lấy ý kiến cộng đồng và phỏng vấn chuyên sâu về dự thảo chính sách pháp luật, làm cơ sở công bố báo cáo cuối cùng để đưa ra các chiến lược, chính sách, quy định khả thi. Đến giai đoạn trình dự thảo luật lên Quốc hội, Nội các mở một địa chỉ website “Ý kiến cộng đồng” để người dân góp ý về dự thảo chính sách, quy định mới. Tại Đan Mạnh, việc tổ chức truyền thông về văn bản pháp luật từ khâu soạn thảo đến khi ban hành được thực hiện bởi Trung tâm thông tin thuộc Bộ Nghiên cứu và công nghệ thông tin thông qua phát hành tờ tin, tạp chí, mạng Internet… Tại Hàn Quốc, Chính phủ áp dụng quy chế hoạt động của truyền thông chính sách quốc gia dưới dạng nghị định với tất cả các hoạt động truyền thông của Chính phủ, từ việc trưng cầu dân ý đến việc thông báo các chính sách của Chính phủ.

Các phương tiện kỹ thuật của truyền thông đại chúng bao gồm: phương tiện in ấn, kỹ thuật truyền phát sóng tín hiệu, máy thu thanh, thu hình, phát thanh, video, phim nhựa, băng hình, băng âm thanh, Fax, đĩa hình, máy tính điện tử, cáp quang, vệ tinh nhân tạo, mạng máy tính toàn cầu trao đổi thông tin qua internet, với các loại hình như trang web, báo điện tử… Trong đời sống ngày nay song trùng tồn tại nhiều loại hình truyền thông đại chúng (cả truyền thống và hiện đại). Có thể nhận ra các loại hình truyền thông đại chúng mang tính phổ biến, gắn với phương tiện hiện đại, như: Sách và xuất bản; Báo in (gồm nhật báo, tuần báo, báo định kỳ, tạp chí...); Phát thanh; Truyền hình; Internet; Điện ảnh; Quảng cáo; Băng, đĩa hình âm thanh; Vệ tinh nhân tạo, cáp quang, băng video, Fax, kỹ thuật số...

Trong đó, các phương tiện truyền thông phổ biến nhất hiện nay là:

+ Truyền hình: là một phương tiện phát minh vĩ đại của thế kỷ 20 và trở thành một công cụ truyền thông đầy uy lực bởi tính trực quan, sinh động, giúp khách hàng dễ dàng bị thu hút. Một điều nữa, truyền hình cũng có lượng người xem vô cùng lớn, với 90% dân số Việt Nam sử dụng, thu hút được nhiều chú


ý, gây hiệu quả mạnh, tác động được đến nhiều đối tượng và giúp gia tăng tỉ lệ chuyển đổi. Bên cạnh đó, truyền hình còn được coi là một phương tiện truyền thông chính thống.

+ Báo chí: cũng là một phương tiện phổ biến và ra đời từ rất lâu. Đây cũng là phương tiện truyền thông được ưa dùng vì tính tin dùng của nó.

+ Internet: là phương tiện truyền thông có số lượng sử dụng nhiều nhất, đặc biệt trong đó là công cụ đầy “quyền năng” là mạng xã hội (social media).

Công tác QLNN về văn hóa chia thành nhiều lĩnh vực: di sản văn hóa, nghệ thuật biểu diễn, văn hóa cơ sở, quản lý lễ hội, điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm,… nên hoạt động truyền thông của mỗi lĩnh vực gắn với đặc thù của lĩnh vực đó, cũng có sự hòa trộn giữa các hoạt động truyền thông nói trên.

Tuy nhiên, trong khuôn khổ phạm vi của Luận án, NCS chỉ tìm hiểu, phân tích cụ thể về các hoạt động truyền thông qua khảo sát, tìm hiểu, đánh giá về: 1. Công tác phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí; 2. Truyền thông về một số chính sách, văn bản quản lý do Bộ VHTTDL ban hành; 3. Truyền thông về một số sự kiện, hoạt động văn hóa do Bộ VHTTDL tổ chức; 4. Hoạt động truyền thông trong một số lĩnh vực có nhiều nổi cộm trong công tác quản lý: di sản văn hóa, lễ hội và điện ảnh.

1.2.3.4. Các nguồn lực truyền thông

- Nguồn lực thông tin: được hiểu là những nội dung, thông tin liên quan đến chính sách đó, bao gồm từ quá trình dự thảo, nội dung dự thảo, những vấn đề đang trong quá trình bàn thảo....thậm chí những câu chuyện bên lề liên quan đến quá trình dự thảo chính sách cũng có thể trở thành nguồn lực thông tin một cách không chính thức. Và trong thực tế, đôi khi những thông tin không chính thức không được giải đáp một cách kịp thời sẽ là nguồn cơn gây nên những khủng hoảng thông tin không đáng có. Trong Luận án, nguồn lực thông tin được xem xét ở 2 góc độ là thông tin về một số văn bản do Bộ ban hành và về một số hoạt động/sự kiện do Bộ tổ chức.

Xem tất cả 256 trang.

Ngày đăng: 23/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí