Tỉ Lệ Các Nguồn Tiếp Cận Thông Tin


Thực trạng các nguồn tiếp cận thông tin chính sách văn hóa


Khác

Họp thôn/ấp/tổ dân phố và các đoàn thể ở địa bàn dân cư

Qua người nổi tiếng (diễn viên, ca sỹ, nhạc

sỹ.....)

Tài liệu được phát về luật và các văn bản hướng dẫn thi hành (tờ rơi, sách bỏ túi) Hoạt động tuyên truyền của địa phương (mít tinh, diễu hành, áp phích, văn nghệ,…

Từ các Hội nghị, tọa đàm, tập huấn

% người dân

% quản lý

Qua mạng xã hội (facbook, zalo,

intagram...)

Từ các đồng nghiệp/bạn bè

Từ Lãnh đạo đơn vị Qua Cổng thông tin điện tử/trang tin điện

tử của Bộ

Qua các báo/tạp chí

2

2


Qua các kênh truyền hình

89.2

0

20

40

60

80

100

người dân lựa chọn nhiều nhất là mạng xã hội với 151/250 phiếu, tương đương 60.4%. Nhóm quản lý coi truyền hình là kênh thông tin chính thống nên lựa chọn nhiều nhất, trong khi đó với người dân, tiêu chí tiếp cận thông tin của họ là “thuận tiện, đơn giản và có thể xem mọi lúc mọi nơi” (trích PVS số 02.09). Khi được hỏi về các nguồn tiếp cận thông tin chủ yếu, kết quả thu về cho thấy, ở người dân, phương tiện cung cấp thông tin về văn hóa, thể thao, du lịch được nhiều người dân tiếp cận nhất là qua mạng xã hội (facebook, zalo, instagram…). Đứng thứ 2 là qua các kênh truyền hình (chiếm 58,4%), đứng thứ 3 là qua các báo/tạp chí (chiếm 45,6%). Có thể thấy, các phương tiện truyền thông đại chúng có vai trò rất lớn trong công tác truyền thông, cung cấp các thông tin trong ngành đến với người dân.


6.4




1.6




16.4




15.6




19.2




20




17.2




33.2




21.2




34.4




13.2






59.2




60.4




60.8


30.4






65.6


16.4




76

28.4




77.


45.6



77.



58.4




Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 256 trang tài liệu này.

Truyền thông về văn hóa tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giai đoạn 2016-2021 - 10


Biểu đồ 1: Tỉ lệ các nguồn tiếp cận thông tin

[Theo kết quả điều tra của đề tài cấp Bộ, Văn phòng Bộ VHTTDL, 2018-2019]


Trong 3 nguồn cung cấp thông tin đứng đầu, thì mạng xã hội tỏ ra là nơi cung cấp thông tin tốt hơn so với 2 phương tiện truyền thông còn lại, mặc dù con số chênh lệch không cao, tuy nhiên, nó dự báo một xu thế mới trong sự phát triển của mạng xã hội có thể vượt cả kênh truyền hình trong việc cập nhật và cung cấp các thông tin. Đây cũng sẽ thực sự là một thách thức rất lớn với những người làm công tác quản lý không chỉ ngành văn hóa mà tất cả các ngành khác, bởi thông tin trên mạng xã hội là thông tin không qua kiểm duyệt, độ tin cậy không cao. Mỗi người dùng mạng xã hội đều có thể trở thành người phát thông tin. Để phân tích, tiếp nhận thông tin được đầy đủ và chính xác, người sử dụng mạng xã hội phải có “bộ lọc” thông minh, mà điều đó phụ thuộc rất nhiều yếu tố như lứa tuổi, trình độ học vấn, hiểu biết xã hội, kinh nghiệm và hiểu biết đối với từng lĩnh vực cụ thể, đặc điểm vùng miền,…

Sự phát triển và sức ảnh hưởng của mạng xã hội là xu hướng không thể phủ nhận hiện nay. Mạng xã hội không chỉ có vai trò là nguồn cung cấp thông tin cá nhân của người sử dụng mà còn có vai trò là nhà cung cấp dịch vụ tiếp thị, truyền thông lớn, là kênh truyền thông hiệu quả, mạnh mẽ tới người dùng Internet. Giáo sư Clay Shirky của Đại học New York đã viết trên tạp chí Foreign Affairs rằng “một trong những lý do chính là Internet và mạng xã hội đã cho người ta cơ hội được tham gia thể hiện và tranh luận công khai hay kín đáo các vấn đề xã hội theo nhìn nhận của chính họ” [162]. Trước đây, các chính trị gia thường có xu hướng khá thận trọng khi giao tiếp với công chúng trên không gian mạng rộng lớn. Tuy nhiên, xu hướng này thay đổi rõ rệt gần đây khi mạng xã hội ngày càng hấp dẫn người dân. Các chính trị gia do đó càng phải để ý nhiều hơn đến những giao tiếp trên phương tiện này. Giáo sư Clay Shirky cũng cho rằng “với truyền thông xã hội, chính trị gia có một kênh thông tin hữu hiệu, gần như miễn phí để tiếp nhận thông tin từ công chúng và có những phản hồi chính sách kịp thời. Tuy nhiên, đôi khi một số chính trị gia lại bỏ lỡ cơ hội vì dù họ có vẻ lắng nghe


truyền thông xã hội, nhưng họ hầu như không có phản hồi hay thể hiện hình ảnh cá nhân để minh chứng sự tương tác hai chiều cần thiết. Chưa kể những chính trị gia không màng đếm xỉa tới dư luận. Và khi những khoảng trống thông tin tồn tại, công chúng sẽ thỏa mãn nhu cầu thông tin bằng cách tự động chuyển dần sang theo dõi và thảo luận các vấn đề liên quan từ những nguồn tin khác, đôi khi là không chính thống nhưng sống động hơn, cập nhật hơn và có nhiều tương tác hơn”.

Truyền thông về văn hóa trong bối cảnh đó tất nhiên cũng phải tuân theo quy luật của xã hội thông tin, tức là phải gắn liền với các yếu tố kinh tế - kinh tế truyền thông, với sự thay đổi trong cơ cấu nghề nghiệp toàn cầu, quốc gia và địa phương, phải nhận diện, phân tích và quản lý được các dòng chảy thông tin, những dấu hiệu mở rộng của truyền thông, bao gồm cả các dòng chảy thông tin trên nền tảng truyền thông và thông tin trên các nền tảng công nghệ, dưới sự tác động mạnh mẽ của CMCN4.0 và sự khuếch tán của công nghệ trong nền báo chí - truyền thông. Rõ ràng, mạng xã hội đang chiếm một vị thế nhất định trong việc cung cấp thông tin về văn hóa. Ngoài những phương tiện truyền thống, thì đây là phương tiện truyền thông mới cần phải được nghiên cứu, đầu tư và sử dụng hiệu quả hơn trong công tác truyền thông về văn hóa trong tương lai nhằm đưa các thông tin này được nhiều người biết đến hơn.

Hiện nay, qua khảo sát sơ bộ trên mạng xã hội Facebook có tồn tại một số địa chỉ mang tên các đơn vị thuộc Bộ, tiêu biểu như: Cục Hợp tác quốc tế ([https://www.facebook.com/ICD.Mocst/ ), Ban Quản lý Nhà hát Lớn Hà Nội, Trung tâm Công nghệ thông tin [140],…Tuy nhiên, đây là những cơ quan, đơn vị đầu tiên thử nghiệm sử dụng mạng xã hội như một kênh thông tin, kết nối thường xuyên và cũng cần có một cuộc rà soát, đánh giá hiệu quả khi sử dụng mạng xã hội của các cá nhân, cơ quan, đơn vị thuộc Bộ để có những đánh giá


xác thực, đầy đủ về độ tin cậy thông tin và hiệu quả khi được truyền đến người dùng mạng xã hội.

Các nguồn như từ các đồng nghiệp/bạn bè hay qua Cổng thông tin điện tử/trang tin điện tử của Bộ VHTTDL chỉ được người dân tiếp cận dao động ở mức 30%, so với 3 loại hình trên, thì đây là mức trung bình.

Hoạt động tuyên truyền của địa phương mặc dù giữ vị trí không cao, nhưng tỏ ra là nguồn cung cấp thông tin cho người dân có hiệu quả hơn so với việc tiếp cận thông tin từ người nổi tiếng; tài liệu được phát về luật và các văn bản hướng dẫn thi hành; từ lãnh đạo đơn vị; họp thôn/ấp/tổ dân phố và đoàn thể ở địa bàn dân cư hay từ các hội nghị, tọa đàm, tập huấn. Mặc dù, những phương tiện trên cũng có cung cấp thông tin về ngành văn hóa, thể thao và du lịch cho người dân, tuy nhiên, đó không phải là nguồn cung cấp thông tin chủ yếu và hiệu quả.

Khác với người dân, người làm trong ngành có sự tiếp cận nguồn thông tin khác hơn. Nếu như mạng xã hội đứng đầu trong bảng xếp hạng nguồn cung cấp thông tin đối với người dân, thì đối với quản lý, mạng xã hội giảm bậc xếp hạng xuống đứng ở vị trí thứ 6, mặc dù, tỉ lệ được lựa chọn vẫn ở mức khá cao (60,8%).

Truyền hình, báo, tạp chí vẫn thể hiện vai trò tích cực và hiệu quả của mình trong việc cung cấp thông tin về ngành văn hóa, thể thao và du lịch. 2 nguồn này vẫn dẫn đầu bảng. Truyền hình được 89.2% quản lý lựa chọn, trong khi báo/tạp chí đồng hạng với cổng thông tin điện tử/trang tin điện tử của Bộ, ở mức 77,2%.

Đối với người dân, nguồn cung cấp thông tin từ lãnh đạo đơn vị và cổng thông tin của Bộ giữ ở vị trí thấp, thì đối với quản lý, 2 nguồn này lại tỏ ra có hiệu quả và được nhiều người lựa chọn tiếp cận hơn cả. Theo Thuyết lập chương trình nghị sự (Agenda Setting) của Mc Combs cho rằng các cơ quan báo chí truyền thông lựa chọn vấn đề và nội dung họ coi là quan trọng để cung cấp cho công chúng, chứ không phải cung cấp những thông tin mà công chúng cần - điều


này lại càng đúng với các cơ quan báo chí thuộc chuyên ngành. Do vậy, thông tin từ lãnh đạo đơn vị và Cổng Thông tin điện tử của Bộ là nguồn tin chính thống trong các lĩnh vực chuyên môn và những người công tác trong Ngành VHTTDL tiếp nhận thông tin từ lãnh đạo đơn vị và các kênh thông tin của Bộ có tỉ lệ cao nhất trong các kênh thông tin và cao hơn tỉ lệ của người dân đối với những nguồn tiếp cận thông tin này cũng là phù hợp với thực tế.

Nguồn thông tin mà người dân tiếp cận ít nhất là từ các hội nghị, tọa đàm, tập huấn (13,2%), nhưng đây lại là nguồn thông tin được quản lý tiếp cận gần như ngang bằng với mạng xã hội (dao động ở mức 60%). Có thể lí giải số liệu này bởi thực tế, Bộ VHTTDL cũng như các Sở, ngành địa phương hàng năm đều tổ chức các chương trình hội nghị, tọa đàm, lớp tập huấn, phổ biến chính sách và kiến thức chuyên môn cho các nhóm đối tượng khác nhau, tuy nhiên, về cơ bản vẫn chỉ tập trung đối tượng là những người trực tiếp làm công tác văn hóa, thể thao và du lịch từ Trung ương đến cơ sở nên người dân ít có điều kiện tham gia hội nghị, tọa đàm hay tập huấn.

Hoạt động tuyên truyền của địa phương và các tài liệu được phát về luật và các văn bản hướng dẫn thi hành (tờ rơi, sách bỏ túi) tỏ ra có hiệu quả hơn so với người dân. Còn nguồn thông tin từ người nổi tiếng (diễn viên, ca sĩ, nhạc sĩ…) và họp thôn/ấp/tổ dân phố và các đoàn thể ở địa bàn dân cư vẫn chưa thực sự là một nguồn cung cấp thông tin hiệu quả, không được nhiều người lựa chọn.

Có thể thấy, người dân tiếp cận các thông tin không chính thống nhiều hơn. Điều này có thể giải thích qua phỏng vấn sâu người dân cho biết chủ yếu họ chỉ tiếp cận thông tin ở dạng “biết”: nghĩa là chỉ tiếp cận thông tin ban đầu của một hoạt động hay sự kiện nào đó liên quan đến văn hóa, thể thao và du lịch. Tuy nhiên, người làm trong ngành, không chỉ dừng lại ở việc biết hay không biết, mà còn phải nẵm rõ đến các thông tin khác như kế hoạch hoạt động, thông tin về các văn bản chính sách, các thông tin nội bộ trong ngành hoặc kiểm


soát các hoạt động/sự kiện trong lĩnh vực họ đang làm, do vậy, nguồn tiếp cận thông tin của họ cũng có chọn lọc hơn: đó là các nguồn thông tin chính thống, có tính chính xác cao như: truyền hình, báo, tạp chí, cổng thông tin điện tử của Bộ VHTTDL, từ lãnh đạo đơn vị hoặc thông qua đồng nghiệp/bạn bè - những người làm cùng ngành.

Bên cạnh đó, trong phần trả lời phỏng vấn sâu của các phóng viên theo dõi Bộ VHTTDL, có nhiều ý kiến cùng cho rằng, khi muốn tìm kiếm thông tin về sự kiện, hoạt động của Bộ, họ thường khai thác từ Cổng Thông tin điện tử của Bộ hoặc Báo Văn hóa, Báo điện tử Tổ quốc. Và việc tiếp cận, tìm hiểu thểm thông tin để khai thác sâu hơn thông qua phỏng vấn đại diện các cơ quan, đơn vị QLNN thuộc Bộ đôi lúc gặp khó khăn do tâm lý “e ngại tiếp xúc với phóng viên, báo chí”.

2.2.3. Truyền thông về các sự kiện văn hóa

Theo báo cáo về công tác báo chí, tuyên truyền năm 2021 của Bộ VHTTDL các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ đã chủ động triển khai các hình thức truyền thông cụ thể để giới thiệu những cách làm mới, những điển hình trong công tác, những sự kiện nổi bật. Tiêu biểu là các hoạt động truyền thông về văn hóa đọc, Chương trình Chuyển đổi số ngành thư viện đến năm 2025, định hướng đến năm 20302; xây dựng và phát triển nội dung Kênh Youtube “Sách và Trí tuệ Việt”, cơ sở dữ liệu “Việt Nam- Đất nước, con người” và Trang tin về hoạt động thư viện; triển khai công tác truyền thông cho Nhà triển lãm Việt Nam tại EXPO Dubai, theo thống kê sơ bộ của Cục Hợp tác quốc tế - đơn vị chủ trì thực hiện Nhà triển lãm, đã có hơn 250 tin/bài đăng tải trên các phương tiện truyền thông trong nước và hơn 100 bài đăng tải trên các phương tiện truyền thông quốc tế. Và mới đây, tại Lễ công bố giải thưởng chính thức dành


2 Hội thảo “Tuyên truyền, phát triển văn hóa đọc đối với thanh thiếu niên trong kỷ nguyên số”; xây dựng chuyên mục, tin, bài phóng sự cho Chương trình trên Đài Truyền hình Việt Nam và Báo Đại biểu nhân dân.


cho các quốc gia tham dự EXPO 2020 Dubai vừa được tổ chức trang trọng tại sân khấu Jubilee, thành quả lần đầu tiên vượt qua nhiều ứng viên “nặng ký”, Nhà triển lãm Việt Nam đã vinh dự nhận “Giải Đồng cho Nhà triển lãm thuê có diễn giải chủ đề tốt nhất” cũng có vai trò đóng góp rất lớn của truyền thông trong nước và quốc tế. Đây có thể được coi là một dấu ấn cho thành công đặc biệt trong truyền thông về sự kiện văn hóa của Bộ VHTTDL trong giai đoạn vừa qua.

Đồng thời ứng dụng công nghệ số để tuyên truyền các hoạt động chuyên môn phù hợp với bối cảnh dịch bệnh: tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân tập luyện thể dục thể thao nâng cao sức khỏe, thể lực, phòng, chống bệnh tật giai đoạn 2021-2025 với chủ đề “Cả nhà tập ngay, đánh bay COVID”3, tổ chức chương trình biểu diễn nghệ thuật không khán giả, chương trình biểu diễn nghệ thuật ít người, chương trình biểu diễn nghệ thuật có sự tương tác nghệ sỹ, diễn viên trong và ngoài nước, phát triển mô hình hoạt động biểu diễn “Nhà hát online”4 và các phương pháp tuyên truyền thông qua mạng xã hội khác. Đây cũng là việc đa dạng hóa các phương thức truyền thông đến với các đối tượng tiếp nhận truyền thông đồng thời cũng là những người thụ hưởng văn hóa.

Thực hiện chương trình nghệ thuật tuyên truyền phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn bằng hình thức Livestream trên facebook của Đoàn, với kịch bản “ Ra khơi” (đạt trên 2.5 lượt người xem) (Cà Mau); treo 2.400m2 pa nô, áp phích; 3.920 cờ các loại; tổ chức 45 buổi biểu diễn nghệ thuật; 64 buổi chiếu phim lưu động; 60 buổi tuyên truyền lưu động; 120 buổi xe loa tuyên truyền cổ động; 184.600 lượt truy cập trang web du lịch; ghi hình 361 clip đăng tải trên Facebook, Youtube, phục vụ trên 571.237 lượt bạn đọc trên môi trường mạng,


3 Phát sóng 14 phóng sự trên Đài Truyền hình Việt Nam, Kênh Truyền hình nhân dân và đăng tải trên các kênh truyền thông, các nền tảng xã hội với gần 200 video clip hướng dẫn các bài tập đơn giản, phù hợp tại nhà cho 15 nhóm đối tượng.

4 Phát 10 số với chủ đề “San sẻ yêu thương, vượt qua đại dịch” trên các kênh youtube và nền tảng mạng xã hội.


phục vụ bạn đọc tại thư viện 8.953 lượt (Gia Lai); thường xuyên cập nhật, đăng tải các tài liệu, các văn bản quy phạm pháp luật trên cổng thông tin điện tử Ngành, với số lượng 267 lượt tài liệu, thu hút 210.300 lượt truy cập (Bình Thuận); phổ biến, tuyên truyền giáo dục pháp luật cho 281 công chức trong Ngành, tổ chức 13 cuộc trưng bày, triển lãm và 11 cuộc cổ động trực quan nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị trọng đại của tỉnh thú hút trên

3.000 lượt người xem (Vĩnh Long); tổ chức 02 cuộc triển lãm, thực hiện 34 buổi tuyên truyền lưu động, 19 buổi biểu diễn nghệ thuật, thực hiện 24 chuyên mục văn hóa và 24 chuyên mục phát thanh (Quảng Ngãi); tổ chức 1.510 buổi tuyền truyền đơn tại cơ sở; treo 205 băng rôn, khẩu hiện tuyên truyền; tổ chức 52 buổi biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp, trong đó có các tiểu phẩm về tuyên truyền, PBGDPL (Tuyên Quang);

Theo thông tin từ báo cáo về công tác truyền thông của Văn phòng Bộ, từ sau năm 2017, Văn phòng Bộ được giao chủ trì tổ chức bình chọn 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu hàng năm (trước đó nhiệm vụ này do Báo Văn hóa thực hiện) theo hình thức bình chọn trực tuyến kết hợp trực tuyến. Với việc mở rộng quy mô bình chọn từ các Sở ngành địa phương và các cơ quan, đơn vị quản lý nhà nước cùng tham gia giới thiệu, đề xuất các sự kiện tiêu biểu, hoạt động này đã có sức lan tỏa, thu hút nhiều địa phương cùng tham gia, cũng tạo dựng được một kênh quảng bá rộng rãi, hiệu quả cho các hoạt động, sự kiện tiêu biểu của Bộ hàng năm. Tuy nhiên, từ năm 2020 đến 2021, khi dịch bệnh Covid-19 bùng nổ và diễn biến phức tạp, các sự hiện, hoạt động của ngành bị ảnh hưởng và truyền thông do đó cũng phải điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế (hủy các Họp báo, thay đổi hình thức thông tin bằng văn bản qua thư điện tử, không tổ chức Bình chọn sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2020). Đây cũng là một hình thức truyền thông sự kiện văn hóa rất hữu hiệu, thiết thực, góp phần để các sự kiện văn hóa được công chúng biết đến nhiều hơn, trong đó có những sự kiện văn hóa ngày càng khẳng định được

Xem tất cả 256 trang.

Ngày đăng: 23/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí