Hoạt Động Truyền Thông Trong Một Số Lĩnh Vực Cụ Thể


thương hiệu như Liên hoan phim Việt Nam, Festival Huế, Festival Hoa Đà Lạt,…[Phụ lục 8, tr.217].

2.2.4. Hoạt động truyền thông trong một số lĩnh vực cụ thể

2.2.4.1. Truyền thông trong quản lý nhà nước về di sản văn hóa

Theo quy định pháp luật về di sản văn hóa ở Việt Nam, hoạt động truyền thông cũng đã được hướng dẫn cụ thể tại Điều 11 Thông tư số 18/2010/TT- BVHTTDL ngày 28/12/2010 Thông tư của Bộ trưởng Bộ VHTTDL quy định về tổ chức và hoạt động bảo tàng [143]. Theo đó, hoạt động truyền thông của bảo tàng bao gồm: a) Giới thiệu nội dung và hoạt động của bảo tàng trên phương tiện thông tin đại chúng; b) Tổ chức chương trình quảng bá, phát triển công chúng và xã hội hóa hoạt động của bảo tàng; c) Tổ chức lấy ý kiến đánh giá của công chúng về hoạt động của bảo tàng; d) Xây dựng mạng lưới tổ chức, cá nhân có liên quan để phát triển hoạt động của bảo tàng ở trong và ngoài nước. Hoạt động truyền thông của bảo tàng phải phù hợp với phạm vi, đối tượng, nội dung hoạt động của bảo tàng và tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan [143].

Hoạt động truyền thông di sản văn hóa không chỉ là một cách thức kết nối công chúng đến tham quan thường xuyên bảo tàng và di tích mà còn giúp cán bộ chuyên môn tự đánh giá lại các hoạt động của đơn vị và bản thân; từ đó, hiểu được điểm mạnh, điểm yếu để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hoặc điều chỉnh, bổ sung những thiếu sót cho các hoạt động ở đơn vị được tốt hơn, phục vụ khách tham quan hiệu quả hơn. Hoạt động truyền thông còn là cơ hội để bảo tàng và di tích mở rộng quan hệ với công chúng, đặc biệt là các nhóm đối tượng chưa biết đến hoạt động của bảo tàng và di tích, để từng bước xây dựng các quan hệ thân thiết, bền vững. Thực hiện hiệu quả hoạt động truyền thông di sản văn hóa, cùng với những nội dung trưng bày, công tác thuyết minh và hoạt động giáo dục hấp dẫn, các bảo tàng và di tích sẽ có chỗ đứng


vững chắc trong lòng công chúng - góp phần bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc.

Cũng nhờ sự đóng góp từ hiệu quả của công tác truyền thông, hàng năm, Bảo tàng Hồ Chí Minh đều thu hút trên 1 triệu lượt khách tham quan; Bảo tàng Lịch sử quốc gia, Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, Bảo tàng Điêu khắc Chăm thành phố Đà Nẵng, Bảo tàng Đắk Lắk… cùng nhiều bảo tàng chuyên ngành, bảo tàng cấp tỉnh khác cũng đã tự vươn lên để trở thành những điểm đến thường xuyên trong các tuyến du lịch của nhiều đối tượng du khách. Năm 2017 và 2018, tổng số khách tham quan bảo tàng đều đạt khoảng 16,5 triệu lượt (bao gồm cả khách tham quan trưng bày chuyên đề, triển lãm lưu động ở ngoài bảo tàng).

Theo khẳng định của bà Lê Thị Thu Hiền, Cục trưởng Cục Di sản văn hóa khi trả lời phỏng vấn:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 256 trang tài liệu này.

Nhờ truyền thông, đã góp phần để Vịnh Hạ Long của Việt Nam trở thành di sản thiên nhiên của thế giới, được UNESCO ghi danh… Cũng nhờ truyền thông, những di sản của Việt Nam được thế giới biết đến nhiều hơn, như Cố đô Huế, Khu phố cổ Hội An, Danh thắng Tràng An, Phong Nha - Kẻ Bàng… nhờ đó, lượng khách du lịch đến Việt Nam cũng tăng lên rất nhiều theo thời gian, góp phần khẳng định vị trí và vai trò của di sản văn hóa trong đời sống xã hội, phát triển du lịch và đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, có những lúc sự can thiệp hay định hướng chưa đầy đủ, chưa chuẩn của truyền thông lại mang tới những ảnh hưởng tiêu cực cho di sản văn hoá. Hay nói cách khác, truyền thông đã tạo nên mâu thuẫn giữa các bên cũng như mâu thuẫn với chính truyền thông, và khi đó, chính quyền địa phương với sự hỗ trợ của các nhà nghiên cứu lại giữ vai trò trung gian, hoà giải. Câu chuyện về Lễ hội Ném Thượng - một di sản văn hóa phi vật thể là ví

Truyền thông về văn hóa tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giai đoạn 2016-2021 - 11


dụ điển hình. Suốt một thời gian, dư luận xã hội, các cơ quan truyền thông đã liên tục đề cập vấn đề tổ chức và quản lý lễ hội cổ truyền theo hướng tập trung phê phán các hiện tượng được cho là “tiêu cực”, mà thiếu sự nhận diện sâu sắc và phản ánh đầy đủ những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học đặc sắc liên quan đến lễ hội, cũng như những lớp tín ngưỡng dân gian và văn hóa tâm linh được tích hợp trong các nghi thức của lễ hội cổ truyền. Đây cũng có thể là những biểu hiện tình trạng của truyền thông mà Nghị quyết 33/NQ-TW Hội nghị lần thứ IX, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã nhận định: “Hệ thống thông tin đại chúng phát triển thiếu quy hoạch khoa học, gây lãng phí nguồn lực và quản lý không theo kịp sự phát triển. Một số cơ quan truyền thông có biểu hiện thương mại hóa, xa rời tôn chỉ, mục đích”. Việc chưa quan tâm quảng bá rộng rãi các giá trị lịch sử - văn hoá trong lễ hội mà chỉ khai thác những yếu tố mang tính chất “giật gân” của truyền thông, cho thấy cần nhiều hơn nữa các giải pháp định hướng truyền thông trong hoạt động quảng bá, tuyên truyền các giá trị di sản văn hóa phi vật thể nói chung, lễ hội cổ truyền nói riêng và nâng cao nhận thức của đông đảo người dân nói chung.

Do đó, muốn tạo lập được thế cân bằng, truyền thông cần khẳng định được vai trò và vị trí trung gian của mình để làm tốt việc quảng bá di sản, truyền tải và phát huy giá trị của thông tin trong lĩnh vực di sản văn hóa thông qua các hoạt động truyền thông đa phương tiện, xuất bản ấn phẩm, tổ chức sự kiện… Xu hướng chung hiện nay và cũng là mong muốn tìm kiếm điểm gặp gỡ giữa di sản và truyền thông, nghĩa là truyền thông góp phần bảo vệ di sản và truyền thông góp phần phát huy giá trị di sản. Có như thế, truyền thông sẽ góp phần xoá nhoà khoảng cách của sự khác nhau trong cách nhận diện, đánh giá giá trị di sản của các nhà nghiên cứu văn hoá, cộng đồng chủ thể, du khách tham dự lễ hội và dư luận xã hội nói chung. Bài học về cách gọi tên di sản không đùng với bản chất di sản của cộng đồng (Lễ đâm trâu thay vì nghi lễ ăn trâu, Lễ hội


chém lợn thay vì Lễ hội làng Ném Thượng với nghi thức chém lợn) hay quay phim chụp ảnh và đăng tải rộng rãi, thậm chí "livestream" những nghi thức không cho phép người ngoài cộng đồng tiếp cận (nghi thức "linh tinh tình phộc" trong lễ hội Trò Trám)... đã tạo nên những cách hiểu sai lệch về di sản cũng như vi phạm những nguyên tắc đạo đức trong bảo vệ di sản mà UNESCO đã đặt ra.

Trong phần chia sẻ ý kiến của bà Nguyễn Thị Bích Yến (Hội viên Hiệp hội Nhà báo nước ngoài tại Wien, Austria, Đại diện Thường trú Báo Văn nghệ tại Austria, EU, Liên hợp quốc tại Vienna, Chủ tịch Sáng lập và Điều hành Dự án Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu - Trung tâm liên Văn hóa, Khoa học và Truyền thông quốc tế ICI) thông tin: Dự án Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu (Chiến lược phối hợp Ngày giỗ Tổ Hùng Vương và Ngày Việt Nam trên toàn cầu) do nhóm các nhà khoa học, trí thức, lãnh đạo hội đoàn cộng đồng kiều bào của 7 quốc gia thành lập (2015). Đây là một dự án xã hội, phi chính phủ, phi lợi nhuận, ra đời với sứ mệnh cao cả, đó là: (1) Kết nối kiều bào và bạn bè quốc tế cùng tham gia bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và Di sản văn hoá Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở nước ngoài, nhằm gắn kết sức mạnh đại đoàn kết dân tộc; (2) Kết nối, đối thoại liên văn hóa giữa Việt Nam với các nền văn hóa trên thế giới;(3) Lan tỏa, định vị giá trị và phẩm hạnh dân tộc Việt đặt trong sự tôn trọng, tôn vinh giá trị và phẩm hạnh của các dân tộc/quốc gia khác trên toàn cầu [144]. Đến nay, dự án này đã được báo chí- truyền thông, dư luận xã hội, công chúng đồng bào, kiều bào, bạn bè quốc tế đánh giá là: Dự án văn hoá lớn nhất dành cho kiều bào trên toàn cầu [145]. Và đây cũng có thể coi là một hoạt động cụ thể về truyền thông trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể với mục đích “lan tỏa, định vị các giá trị văn hoá và phẩm hạnh dân tộc Việt ở nước ngoài.”

Như vậy, có thể thấy công tác truyền thông trong lĩnh vực di sản văn


hóa đã và đang được chú trọng đặc biệt ở giai đoạn thực thi chính sách - khi triển khai tại các thiết chế văn hóa như bảo tàng, các điểm đến văn hóa thì cần chú trọng và tiếp cận truyền thông gắn với công tác marketing, xây dựng thương hiệu điểm đến hấp dẫn và trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể thì truyền thông tập trung ở góc độ thay đổi nhận thức của cộng đồng về giá trị của di sản văn hóa phi vật thể, để người dân có thể nhận diện, hiểu đúng về giá trị di sản văn hóa, từ đó tích cực và chủ động tham gia bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa.

2.2.4.2. Truyền thông trong quản lý nhà nước về lễ hội

Giai đoạn 2016-2021, có thể nói lĩnh vực quản lý lễ hội là một trong những lĩnh vực có nhiều chuyển biến tích cực nhất, trong đó có vai trò vô cùng lớn của công tác truyền thông. Quán triệt, thực hiện Chỉ thị số 41-CT/TW ngày 05/02/2015 của Ban Bí thư Trung ương (khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với với công tác quản lý và tổ chức lễ hội, Chỉ thị số 06/CT-TTg, ngày 20/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh công tác quản lý, tổ chức lễ hội, lễ kỷ niệm, Nghị định số 110/2018/NĐ-CP, ngày 29/8/2018 của Chính phủ Quy định về quản lý và tổ chức lễ hội, triển khai thực hiện các chỉ đạo của Bộ VHTTDL về tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội hàng năm, các cơ quan báo chí của Bộ đã thực hiện công tác tuyên truyền với nhiều hình thức đa dạng, xuyên suốt, thông qua việc xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, các tin bài, phóng sự để kịp thời phản ánh thông tin đa chiều đến đông đảo nhân dân và toàn xã hội, nhằm nâng cao nhận thức và tạo sự đồng thuận trong toàn xã hội về công tác quản lý tổ chức lễ hội của Bộ VHTTDL.

Việc truyền thông về Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ Quy định về quản lý và tổ chức lễ hội có hiệu lực, đã được thực hiện chủ động, bài bản, thông qua loạt bài phỏng vấn Lãnh đạo Bộ phát trên VTV (trong chuyên mục Câu chuyện văn hóa, phóng sự truyền hình Câu chuyện văn


hóa về tổ chức và quản lý lễ hội, Diễn đàn VHNT: Công tác tổ chức và quản lý lễ hội trên VTV, Câu chuyện hôm nay trên Truyền hình Quân đội, Truyền hình Nhân dân, kênh VOV giao thông, Báo Tin tức của Thông tấn xã Việt Nam, Báo Tiền phong, Đảng Cộng sản Việt Nam, Báo Điện tử Tổ quốc,…). Đó thực sự là diễn đàn trao đổi thông tin cởi mở, truyền tải những thông điệp tích cực, giúp bạn đọc và người dân trong cả nước hiểu và thực hành lễ hội văn minh theo quy định.

Sau 05 năm thực hiện Chỉ thị số 41-CT/TW, cụm từ “chuyển biến tích cực, đi vào nền nếp”, “chuyển biến tích cực, hiệu quả thiết thực” của lễ hội trên địa bàn cả nước là những cụm từ được báo chí trung ương và địa phương kịp thời phản ánh, ghi nhận. Khi vào mục tìm kiếm trên Google với từ khóa “lễ hội chuyển biến tích cực” cho kết quả hơn 12,2 triệu trong 0,39s (thời điểm ngày 21.4.2020). Tồn tại, hạn chế vẫn được nhắc đến trong các bài viết nhưng với lượng câu từ hạn chế hơn như hiện tượng chen lấn xô đẩy, xả rác bừa bãi chưa đúng nơi quy định...

Báo chí luôn cập nhật diễn biến thời sự của hoạt động lễ hội. Thực hiện Chỉ thị số 41-CT/TW của Ban Bí thư và các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ VHTTDL về công tác quản lý và tổ chức lễ hội, các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương đặc biệt quan tâm tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn các Ban Quản lý di tích, Ban Tổ chức lễ hội và thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về tổ chức lễ hội, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của lễ hội. Các hoạt động lễ hội diễn ra trang trọng, an toàn, tiết kiệm, hiệu quả với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao và các trò chơi dân gian sôi nổi, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của nhân dân, góp phần giáo dục truyền thống tốt đẹp của lễ hội. Trước đây, tại một số lễ hội còn xảy ra hiện tượng phản cảm, chen lấn, xô đẩy, tranh cướp, bạo lực, còn duy trì những tập tục không phù hợp với xu hướng văn minh của xã hội, vi phạm quy định về thực hiện nếp sống văn minh trong tổ chức lễ hội… Có thể kể đến


một số lễ hội như: Hội làng Sơn Đồng (lễ hội Giằng Bông), xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức (Hà Nội); Hội Phết Hiền Quan, xã Hiền Quan, huyện Tam Nông (Phú Thọ), Lễ hội Đúc Bụt tại xã Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương (Vĩnh Phúc)... Từ góc độ đấu tranh, phản biện, nhiều bài viết, loạt bài đã được báo chí phản ánh sắc nét, mang hiệu quả xã hội cao. Cùng với việc phản ánh thực tiễn, ý kiến các chuyên gia, các nhà quản lý và tiếng nói từ cộng đồng địa phương đã được khai thác tích cực, tạo sức thuyết phục trong các góc nhìn đa chiều, từ đó định hướng dư luận và tác động tới ý thức, hành động của mỗi người khi tham gia thực hành lễ hội.

Năm 2020, dịch bệnh Covid-19 đã gây ra nhiều tác động đối với đời sống xã hội, trong đó có hoạt động lễ hội, cơ quan báo chí tổ chức tuyên truyền sâu về việc chấp hành các chỉ đạo của Chính phủ, Bộ VHTTDL về việc tạm dừng tổ chức các lễ hội, thay đổi quy mô để tập trung cao độ cho công tác phòng chống dịch bệnh. Loạt bài đã tạo hiệu ứng xã hội tích cực, góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng trong bối cảnh đặc biệt này.

Như vậy, trong 5 năm 2016-2021, cao điểm vào mỗi mùa lễ hội đầu Xuân (từ tháng 1-3 âm lịch), các cơ quan báo chí đã tổ chức thực hiện hàng loạt tin, bài phản ánh, phóng sự, phóng sự ảnh… đăng tải trên các ấn phẩm báo in, báo điện tử, chuyên trang, chuyên đề. Tiêu biểu là loạt tin, bài phản ánh các lễ hội với những nét đẹp văn hóa truyền thống đã được đăng tải trên các ấn phẩm báo chí của Bộ. Bên cạnh lễ hội quy mô cấp quốc gia như Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng, ngay từ những ngày đầu năm, các nội dung truyền thông về các lễ hội có quy mô, sức thu hút với nhân dân và du khách thập phương tìm về chiêm bái, thực hiện các nghi lễ tâm linh, tín ngưỡng đầu năm đã được chú trọng, đăng tải, tiêu biểu như: Lễ hội truyền thống Gò Đống Đa (Hà Nội), Lễ hội Chùa Hương (Hà Nội), Lễ hội Tịch Điền (Hà Nam), Hội Xuân Yên Tử (Quảng Ninh), Lễ hội Đền Cửa Ông (Quảng Ninh) Lễ hội Đền Trần (Nam


Định), Lễ hội Đền Trần Thái Bình, Lễ hội Phủ Dầy (Nam Định), Lễ hội Đền Trần Thương (Hà Nam), Lễ hội Minh Thề (Hải Phòng), Lễ hội Bà Chúa Xứ (An Giang), lễ hội Núi Bà Đen (Tây Ninh)… Bên cạnh việc phản ánh các thông tin về lễ hội, công tác quản lý, đảm bảo an ninh trật tự, môi trường cho lễ hội, di tích…, báo chí tập trung giới thiệu những nét đẹp, ý nghĩa và các tập tục truyền thống tại các lễ hội như lễ hội Đền Trần, lễ hội Chùa Hương, Hội Xuân Yên Tử, Hội Đền Sóc… Đây là những nội dung, thông điệp mang tính chất truyền thông tích cực, định hướng dư luận, góp phần giáo dục truyền thống trong cộng đồng, đặc biệt đối với thế hệ trẻ. Hướng đi này cũng đã được báo chí kiên trì theo đuổi trong bối cảnh nhiều bài báo, cơ quan báo chí có xu hướng khai thác mặt tiêu cực, nhìn nhận hoạt động lễ hội dưới góc nhìn không nhiều thiện cảm, không ít hình ảnh phản cảm, đi ngược truyền thống được giật tít, câu view nhằm thu hút sự chú ý của độc giả.

Việc đồng hành của phóng viên các cơ quan báo chí ở các vùng miền tích cực tham gia các đoàn công tác, kiểm tra, thanh tra của Bộ và một số địa phương, nơi có các di tích, lễ hội trọng điểm, qua đó, nắm bắt thực tiễn, lắng nghe những trao đổi, ý kiến và đề xuất từ cơ sở và truyền tải thông tin, phản ánh thực tế, biểu dương những mô hình sáng tạo, những thay đổi phù hợp thực tiễn đời sống. Tiêu biểu như những thay đổi mô hình tổ chức lễ khai ấn Đền Trần tại Nam Định; thay đổi cách thức tán lộc tại đền Sóc (Hà Nội); không tổ chức thi đấu vòng loại và giảm quy mô tại lễ hội chọi trâu Đồ Sơn (Hải Phòng); dừng tổ chức các lễ hội chọi trâu không phải là truyền thống; giảm quy mô tổ chức các lễ hội chọi trâu Phù Ninh (Phú Thọ), Hải Lựu (Vĩnh Phúc); dừng tổ chức hoạt động phần hội tại lễ hội phết Bàn Giản (Vĩnh Phúc); nghiên cứu đề xuất phương án tổ chức tại lễ hội Phết Hiền Quan… Có thể nói đây là những mô hình quản lý lễ hội đã có những thay đổi tích cực, dần đi vào nề nếp, theo đúng chỉ đạo của Ban Bí thư tại Chỉ thị số 41-CT/TW cũng như các văn bản chỉ

Xem tất cả 256 trang.

Ngày đăng: 23/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí