xây dựng được hệ thống văn bản làm căn cứ pháp lý triển khai thực hiện nhiệm vụ: Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí; Quy chế cung cấp thông tin cho công dân; Quy chế làm việc giữa cơ quan chủ quản và cơ quan báo chí, xuất bản. Thực hiện nhiệm vụ Người phát ngôn của Bộ theo quy định tại Nghị định số 09/2017/NĐ-CP ngày 09/02/2017 của Chính phủ quy định chi tiết việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của cơ quan hành chính nhà nước và Quyết định số 2499/QĐ-BVHTTDL ngày 23/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc ban hành Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Theo đó, Bộ VHTTDL đã tổ chức họp báo: i) Họp báo định kỳ (3 tháng một lần) để cung cấp thông tin cho báo chí về các hoạt động của Bộ. ii) Họp báo đột xuất khi cần phát ngôn về các vấn đề báo chí và dư luận quan tâm (quy mô nhỏ hơn họp báo định kỳ). iii) Họp báo trước các sự kiện lớn của Bộ, ngành: Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức họp báo trước các sự kiện do Bộ chủ trì tổ chức.
Theo báo cáo của Văn phòng Bộ VHTTDL qua các năm trong giai đoạn 2016-2021, các hình thức cung cấp thông tin cho báo chí cũng được thực hiện khá đa dạng: đăng tải nội dung phát ngôn và cung cấp thông tin trên cổng thông tin điện tử, các báo của Bộ; Phát ngôn trực tiếp, trả lời phỏng vấn của nhà báo, phóng viên; Gửi thông cáo báo chí, nội dung trả lời cho cơ quan báo chí, phóng viên bằng văn bản hoặc qua thư điện tử (các group mail ~ tổng 200 địa chỉ mail); chủ động cung cấp thông tin bằng hình thức trao đổi trực tiếp, đại diện Lãnh đạo Bộ VHTTDL làm báo cáo viên tại giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức đối với những vấn đề dư luận đặc biệt quan tâm, cần giải đáp; tham gia trả lời báo chí tại họp báo thường kỳ hàng tháng do Văn phòng Chính phủ tổ chức khi được yêu cầu; trao đổi thông tin đề nghị các cơ quan báo chí đăng, cải chính thông tin đăng tải chưa chính xác (chủ yếu là đối thoại, trao đổi trực tiếp)…
Bên cạnh đó, hằng năm, Bộ VHTTDL tổ chức Gặp mặt báo chí định kỳ 2 lần nhân dịp 21/6 và cuối năm nhằm củng cố sự gắn kết, tăng cường phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, chủ lực là Văn phòng Bộ và các phóng viên báo chí.
Trong xu thế truyền thông luôn vận động, biến đổi không ngừng theo sự phát triển của kinh tế - xã hội, đa số các Bộ, ngành đều hình thành những bộ phận chuyên trách về truyền thông, thường duy trì 2 nhánh trong một hệ thống về công tác truyền thông: một là cơ quan/đơn vị có vai trò tham mưu, thuộc khối QLNN; hai là các cơ quan, đơn vị có tính chất là kênh thông tin (đơn vị sự nghiệp). Qua khảo sát sơ bộ của NCS, giai đoạn 2016-2021, có 14/22 Bộ, cơ quan ngang Bộ có đơn vị làm công tác truyền thông là cấp Phòng thuộc Văn phòng Bộ, các tên gọi khác nhau: Phòng Truyền thông: 07 Bộ, cơ quan ngang Bộ (Bộ Tư pháp; Bộ Công thương; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Giao thông vận tải; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Giáo dục và Đào tạo); Phòng Thi đua-Khen thưởng và Truyền thông (Bộ Nội vụ); Phòng Báo chí-Tuyên truyền (Bộ Tài chính); Phòng Thông tin và Truyền thông (Bộ Xây dựng); Cổng Thông tin điện tử (Bộ Tài nguyên và Môi trường). 03 Trung tâm là đơn vị sự nghiệp: Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường); Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khoẻ Trung ương - Bộ Y tế (Bộ Y tế); Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông khoa học và công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ). 06/22 Bộ, cơ quan ngang Bộ có đơn vị cấp Cục/Vụ: Vụ Thông tin Báo chí (Bộ Ngoại giao); Cục Báo chí, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Cục Thông tin đối ngoại (Bộ Thông tin và Truyền thông); Vụ Truyền thông và Thi đua, Khen thưởng (Bộ Y tế); Vụ Thi đua - Khen thưởng và Truyền thông (Bộ Kế hoạch và Đầu tư); Vụ Thi đua, Khen thưởng và Tuyên truyền (Bộ Tài nguyên và Môi trường); Vụ Truyền thông (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam).
Qua thực tế, có thể thấy việc xây dựng và phát triển một bộ phận chuyên trách về truyền thông được các bộ, ngành rất quan tâm, coi trọng và đây cũng là một trong những yếu tố then chốt trong nâng cao hiệu quả truyền thông trong QLNN nói chung.
2.2.1.2. Việc tham mưu, xử lý thông tin trên truyền thông liên quan các lĩnh vực QLNN về văn hóa thuộc Bộ
Một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí là vấn đề xử lý các “sự cố thông tin”, các “điểm nóng” được dư luận quan tâm. Trên thực tế, Bộ VHTTDL có rất nhiều lĩnh vực có tác động sâu rộng đến mọi mặt đời sống xã hội và đó cũng là điều kiện khiến mọi vấn đề bất chợt “phát sinh” đều có nguy cơ gây nên những khủng hoảng truyền thông, có thể đến từ sai sót trong một văn bản, một quyết định mang tính chất mệnh lệnh hành chính chưa đủ căn cứ, việc cấp phép một sản phẩm văn hóa bị “lọt lỗi”,…
Qua tìm hiểu các báo cáo, trong giai đoạn 2016-2021, với vai trò là đầu mối thực hiện công tác phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ VHTTDL, trước những vấn đề báo chí và dư luận quan tâm, Văn phòng Bộ luôn chủ động, kịp thời cùng với đơn vị chức năng của Bộ tham mưu xử lý, cung cấp thông tin chính thức để đồng loạt đăng tải hàng trăm tin/bài trên báo chí truyền thông, giải đáp kịp thời những xôn xao của dư luận trên các phương tiện thông tin đại chúng một cách khách quan, đầy đủ và chính xác. Một số nội dung tiêu biểu khi cần phát ngôn về vấn đề báo chí, dư luận quan tâm trong thời gian qua: Năm 2017: Công tác tổ chức lễ hội; kiểm tra, siết chặt hoạt động du lịch mạo hiểm, khách sạn, quảng bá du lịch qua điện ảnh; triển khai Nghị quyết biến du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn; chấn chỉnh, nâng cao đạo đức trong thể thao; đưa nghệ thuật chất lượng cao vào Nhà hát Lớn, cần hiểu đúng về “Tour 0 đồng”; Du lịch miền Trung sau sự cố môi trường biển; Cập nhật, bổ
sung các ca khúc sáng tác trước năm 1975 trên trang tin của Cục Nghệ thuật biểu diễn; Quy hoạch Du lịch bán đảo Sơn Trà; Thu tác quyền âm nhạc qua tivi tại khách sạn, nhà hàng; Cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam; Dự án xây dựng mới bảo tàng Lịch sử quốc gia. Năm 2019: Chùa Ba Vàng (tỉnh Quảng Ninh) lợi dụng tín ngưỡng để truyền bá mê tín dị đoan, trục lợi; việc bảo quản đối với bảo vật “Vườn xuân Trung Nam Bắc” của danh họa Nguyễn Gia Trí bị hư hỏng; nhà sản xuất gửi phim “Ròm” tham dự Liên hoan phim (LHP) quốc tế Busan 2019 tại Hàn Quốc khi chưa được cấp phép phổ biến khiến báo chí và dư luận vô cùng bức xúc; tiếp đó là vụ việc liên quan đến đường lưỡi bò xuất hiện trong bộ phim hoạt hình “Everest - Người tuyết bé nhỏ” được Cục Điện ảnh cấp phép, công chiếu vào tháng 10/2019...
Một ví dụ tiêu biểu năm 2017, Ngành Văn hóa đã phải đối mặt với dư luận trước “điểm nóng” đến từ báo chí, truyền thông về vấn đề “cấp phép 300 ca khúc” [Phụ lục 4, tr.176]. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã liên tục có những hành động, quyết định cụ thể xử lý về vấn đề QLNN, đồng thời cũng phải chú trọng đến công tác truyền thông để làm dịu dư luận. Cụ thể, ngày 19/5/2017, Cục Nghệ thuật biểu diễn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã cập nhật, bổ sung danh sách hơn 300 bài hát được phổ biến rộng rãi lên Website: cucnghethuatbieudien.gov.vn. Tuy nhiên, trong quá trình cập nhật danh mục lên Website, Cục Nghệ thuật biểu diễn thiếu cẩn trọng nên đã đưa danh mục này vào mục "Bài hát mới cấp phép", gây nên sự hiểu lầm và bức xúc trong dư luận xã hội. Ngày 21/5/2017, Cục Nghệ thuật biểu diễn đã có thông tin chính thức gửi đến các cơ quan báo chí, truyền thông để giải thích các nội dung liên quan. Ngày 22/5/2017, Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 5191/VPCPKGVX thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về việc chấn chỉnh việc cấp phép phổ biến tác phẩm âm nhạc và hoạt động biểu diễn nghệ thuật. Ngày 23/5/2017, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có Công
văn số 2198/BVHTTDL-VP chỉ đạo Cục Nghệ thuật biểu diễn một số nội dung liên quan đến các công việc QLNN về lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn. Ngày 23/5/2017, Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn đã công khai trước các cơ quan truyền thông nhận trách nhiệm và xin lỗi về những sai sót trong quá trình cập nhật, bổ sung danh sách hơn 300 bài hát gây nên những hiểu lầm, bức xúc cho công chúng.
Và cũng từ thực tiễn này, lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn đã phải “cởi trói” cho vấn đề cấp phép ca khúc. Có thể thấy đây là một ví dụ rất rõ nét cho thấy sự tác động mạnh mẽ của truyền thông đến việc thay đổi chính sách dù đang trong quá trình thực thi. Do đó, chủ thể TTCSVH cần luôn luôn lắng nghe từ thực tiễn và có những ứng xử kịp thời, phù hợp, vừa tránh khủng hoảng truyền thông nhưng quan trọng hơn là hạn chế những sai lầm không đáng có trong công tác QLNN.
Qua đây, cũng có thể thấy cần phải tăng sự tương tác hai chiều, đối thoại với công chúng, xử lý nhanh các sự cố truyền thông bằng cách xây dựng quy trình minh bạch thông tin, phản ứng nhanh khi xã hội cần thông tin. Bố trí các thiết bị, công cụ, các phần mềm theo dõi báo chí, lập các trang fangpage chính thức của cơ quan, kênh hỏi đáp trực tuyến, đường dây nóng. Huy động mọi kênh truyền thông và báo chí để chủ động giải quyết các vấn đề gây dư luận xã hội tiêu cực. Khi có khủng hoảng truyền thông phải vào cuộc để giải trình kịp thời, trấn an dư luận, tránh việc im lặng để mặc dư luận đồn đoán, lan truyền thông tin sai lệch.
Thực tế cũng có những trường hợp, sự việc khẳng định truyền thông, báo chí đã phát huy vai trò tích cực, hỗ trợ các cơ quan QLNN về văn hóa nâng cao hiệu quả thực thi trong đời sống, đó là những phát hiện về sai phạm của Chùa Ba Vàng (Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) đã trục lợi lòng tin của dân, hoạt động “gọi vong”, truyền bá mê tín dị đoan kéo dài trong một thời gian mà
trước đó chính quyền địa phương chưa xử lý dứt điểm và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có những chỉ đạo rất kịp thời từ góc độ QLNN (Văn bản phía dưới).
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 20 tháng 3 năm 2019 nhân dân tỉnh Quảng Ninh ng tiện thông tin đại chúng và dư luận xã hội Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) tổ chức các hoạt ín dị đoan, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ng Ninh chỉ đạo các cơ quan chức năng thực õ những thông tin nêu trên tại Chùa Ba Vàng quy định của pháp luật. NN về di tích và lễ hội tại địa phương; chấn tích tôn giáo, tín ngưỡng; kịp thời ngăn chặn đoan, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh ả kiểm tra, xử lý tới các cơ quan thông tấn, Thể thao và Du lịch trước ngày 25 tháng 3 h Quảng Ninh quan tâm, chỉ đạo thực hiện./. |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Thành Tố Tham Gia Hoạt Động Truyền Thông Về Văn Hoá
- Lý Thuyết Vận Dụng Trong Luận Án - Thuyết Thiết Lập Chương Trình Nghị Sự (Agenda Setting)
- Hoạt Động Truyền Thông Văn Hóa Từ Góc Nhìn Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa
- Tỉ Lệ Các Nguồn Tiếp Cận Thông Tin
- Hoạt Động Truyền Thông Trong Một Số Lĩnh Vực Cụ Thể
- Truyền Thông Trong Quản Lý Nhà Nước Về Điện Ảnh
Xem toàn bộ 256 trang tài liệu này.
Vấn đề xử lý khủng hoảng truyền thông cũng là một nhiệm vụ quan trọng trong tổng thể các hoạt động truyền thông về văn hóa, bởi từ những thách thức khách quan do môi trường truyền thông hiện nay mang lại, từ sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông mới, đặc biệt là mạng xã hội với sự tăng trưởng người dùng rất nhanh. Và khủng hoảng cũng có thể xuất phát từ
những sai sót của các chủ thể chính sách trong quá trình soạn thảo văn bản, hướng dẫn thực thi chính sách, hay đơn giản hơn là những phát ngôn thiếu chuẩn xác nhưng không có sự điều chỉnh kịp thời trên truyền thông...
Theo kinh nghiệm của Hàn Quốc, “trong cuốn “Sổ tay hướng dẫn quản bá chính sách” xuất bản năm 2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc có riêng 1 mục tiêu đề “Quản lý khủng hoảng trực tuyến” [24, tr.406]. Cũng theo đó, việc quản lý thông điệp truyền thông và quản lý các dòng chảy thông tin trên mạng xã họi và môi trường Internet đồng thời là điều kiện thiết yếu của công tác quản trị khủng hoảng. Đây cũng là một kinh nghiệm có thể học hỏi, vận dụng phù hợp trong điều kiện thực tế ở Việt Nam.
2.2.2. Truyền thông văn bản, chính sách văn hóa
Thông tin chi tiết theo tổng hợp của Vụ Pháp chế cho thấy, trong năm 2020, Hội đồng phối hợp PBGDPL của Bộ đã chỉ đạo triển khai thực hiện tổ chức các hội nghị PBGDPL theo Kế hoạch và phát sinh khi có các đạo luật cơ bản, các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành có liên quan đến ngành văn hóa, thể thao và du lịch, nổi bật trong đó là 01 văn bản Luật (Luật Thư viện) và 16 Thông tư của Bộ ban hành trong năm 2019. Các hội nghị đã đáp ứng được yêu cầu phổ biến pháp luật một cách kịp thời, có hiệu quả đến các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc ngành, các đối tượng chịu sự tác động của văn bản.
Việc tuyên truyền các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số, phổ biến pháp luật về các lĩnh vực của Ngành được tổ chức dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú và có sức lan tỏa tới các địa phương.
Triển khai chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ và Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương, các Sở ban hành và triển khai kế hoạch công tác PBGDPL đã phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ của đơn vị đến toàn thể công chức, viên chức và người lao
động; các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực văn hóa mới được ban hành như: Nghị định số 144/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định về hoạt động biểu diễn nghệ thuật; Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, quảng cáo; Nghị định số 40/2021/NĐ-CP ngày 30/3/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 89/2014/NĐ-CP ngày 29/9/2014 của Chính phủ về xét tặng danh hiệu “Nghệ sỹ nhân dân”, “Nghệ sỹ ưu tú” và các văn bản khác có liên quan; tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19, cùng cả nước chung tay đẩy lùi dịch bệnh. Cụ thể một vài số liệu tại các địa phương như: tổ chức 100 buổi tuyên truyền lưu động; treo 20 băng rôn, 03 cụm pa nô tranh cổ động, 03 cụm (250 m2) pa nô khẩu hiệu tấm lớn; tổ chức thành công 01 cuộc triển lãm gồm 26 khung pa nô với 120 ảnh và 45 tranh cổ động, thu hút trên 2.000 lượt người xem. (Lai Châu); tổ chức trên 920 cuộc có hơn 9.000 lượt cán bộ, đoàn viên, hội viên và nhân dân tham dự, Đoàn Cải lương Hương Tràm chuyển sang hình thức phục vụ Livestream trực tuyến trên trang Youtube của Đoàn với 02 xuất diễn. (“Hoa của lòng Dân” và “ Hướng về ngày hội”).
Theo kết quả khảo sát của đề tài cấp Bộ “Giải pháp nâng cao hiệu quả truyền thông Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch (qua khảo sát các hoạt động do Bộ VHTTDL tổ chức)” của Văn phòng Bộ thực hiện năm 2018-2019 (sau đây gọi tắt là đề tài cấp Bộ, Văn phòng bộ VHTTDL, 2018-2029), với hơn 500 phiếu được phát ra, kết quả thu về cho thấy các nguồn tiếp cận thông tin chung về chính sách văn hóa thì “Qua các kênh truyền hình” được nhiều lựa chọn nhất với 73,8%. Tuy nhiên, so sánh tương quan trong từng nhóm cũng có những khác biệt nhất định.
Theo biểu đồ dưới đây, rõ ràng nhận thấy sự khác biệt giữa nhóm quản lý và người dân. Kênh thông tin được nhóm quản lý lựa chọn cao nhất là truyền hình với 223/250 phiếu, tương đương 89.2%, trong khi đó kênh thông tin được