Quan Niệm Và Tư Duy Thể Loại Truyện Ngắn Trong Văn Học Truyền Thống


nghiên cứu những vấn đề của tư duy truyện ngắn, nhận diện những kế thừa và sự tiếp biến của hình thức thể loại trong bối cảnh văn học Việt Nam đương đại.


CHƯƠNG 2

TRUYỆN NGẮN - QUAN NIỆM VÀ SỰ ĐỔI MỚI TƯ DUY THỂ LOẠI


Truyện ngắn không phải là thể loại xuất hiện sớm như thơ ca dù mầm mống của sự hình thành thể loại đã có từ rất lâu trong lịch sử văn học dân tộc, từ những tác phẩm cổ tích, truyền thuyết, thần thoại. Phải sang thế kỷ XX cùng với những thay đổi của đời sống xã hội, của báo chí, xuất bản, nhiều nhà văn đã sáng tác, thành danh với truyện ngắn, theo đó truyện ngắn cũng đã có những quy chuẩn đặc trưng. Cho đến nay, truyện ngắn đã đi được một chặng đường khá dài và cùng với quá trình vận động nội tại của nó, những cây bút truyện ngắn vẫn không ngừng tìm tòi sáng tạo, truyện ngắn vẫn luôn vận động và biến đổi.

2.1. Quan niệm và tư duy thể loại truyện ngắn trong văn học truyền thống

Khi đề cập tới nguồn gốc và sự phát triển của truyện ngắn Việt Nam, tác giả các công trình nghiên cứu Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại (Nguyễn Đăng Na) và Thi pháp truyện ngắn trung đại Việt Nam (Trần Nho Thìn) cho rằng thời kỳ trung đại đã có hình thức truyện ngắn dù “truyện ngắn trung đại là một khái niệm tương đối của khoa nghiên cứu văn học hiện đại áp dụng cho thực tế văn học trung đại” và thời trung đại chưa hề biết đến khái niệm này” [125, tr.78]. Sang thời kỳ văn học hiện đại khái niệm truyện ngắn hiện đại được dùng để chỉ một thể loại văn xuôi trong tương quan với những thể loại khác như thơ, kịch, tiểu thuyết,... Theo quan điểm của chúng tôi ở thời kỳ trung đại đã có hình thức sơ khai của truyện ngắn (đó thường là những chuyện kể được ghi chép lại và vì thế chưa có được những chuẩn mực của truyện ngắn hiện đại). Truyện ngắn hiện đại với tư cách là một hình thái tư duy mới, một thuật ngữ có quy chuẩn lý thuyết thể loại xuất hiện muộn (dù hình thức sơ khai đã có từ thế kỷ XV, XVI với Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ và một số tác phẩm văn xuôi tự sự khác). Sang thế kỷ XX cùng với sự hiện diện của đời sống báo chí, sự thay đổi quan niệm thẩm mỹ, quan niệm văn học, truyện ngắn


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.

với tính chất là một thể loại văn học thuộc loại hình tự sự mới có những quy chuẩn đặc trưng.

Ở giai đoạn sơ khai, truyện thường được tổ chức theo những mô típ có sẵn như Việt điện u linh, Thiền uyển tập anh. Việt điện u linh, Thiền uyển tập anh là những tác phẩm chưa có phóng tác mà chủ yếu là ghi chép lại những tiểu truyện về các thiền sư nổi tiếng (Thiền uyển tập anh) hay là tập hợp các truyền thuyết về các vị thần linh ở Việt Nam vào thời xa xưa (Việt điện u linh). Việt điện u linh gồm 27 thiên (27 truyện kể) và mỗi thiên được viết theo công thức sau: “Mở đầu mỗi thiên là câu: Theo (tài liệu nào đó, của ai), ngài (vương, ông)… là (họ, tên)… Kết thúc mỗi thiên là 3 đợt gia phong của vua Trùng Hưng năm thứ nhất (1285), năm thứ tư (1288) và vua Hưng Long năm thứ 21 (1313) và câu: Vì có công âm phù vậy” [93, tr.49 - 50]. Tương tự, trong thiên Bố Cái, Phu Hựu, Chương Tín, Sùng Nghĩa đại vương phần mở đầu tác giả viết: “Theo Giao Châu ký của Triệu Công, vương họ Phùng, tên là Hưng đời đời làm tù trưởng nơi biên khố của châu Đường Lâm, gọi là Quan Lang”[93, tr.51]. Kết thúc tác phẩm: “Năm đầu niên hiệu Trùng Hưng của Hoàng Triều, sách phong vương là Phu Hựu đại vương. Đến năm thứ 4 gia phong thêm 2 chữ Chương Tín. Năm thứ 21 niên hiệu Hưng Long gia phong thêm 2 chữ Sùng Nghĩa vì có công âm phù vậy” [93, tr.52]. Lối mở đầu và kết thúc như trên đã trở thành mô típ quen thuộc trong các thiên của Việt điện u linh. Nhân vật trong mỗi thiên là khác nhau nhưng đã được xây dựng trên cơ sở cốt truyện “có đầu có đuôi” sẵn có.

Truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến nay nhìn từ góc độ thể loại - 5

Sau Việt điện u linh, Thiền uyển tập anh tuy đã có những tình tiết đa dạng nhưng tính chất công thức vẫn là một đặc điểm quy định sự vận động của thiên truyện. Mô típ thường gặp trong các truyện là việc lạ hóa ba yếu tố sau đây của nhân vật: ra đời thần kỳ, phép thuật tu luyện thần kỳ và tịch diệt thần kỳ. Chẳng hạn, trong Thiền sư Đạo Huệ, mở đầu tác phẩm, tác giả giới thiệu xuất xứ của nhà sư:

“Thiền sư người hương Chân Hộ, quận Như Nguyệt, họ Âu, tướng mạo đoan chính, giọng nói trong trẻo. Từ năm 25 tuổi xuất gia theo hầu sư Ngô Pháp Hoa ở chùa Phổ Ninh học hỏi được nhiều điều uyên áo của cửa huyền. Sau


sư đến trụ trì chùa Quang Minh, giữ nghiêm giới luật, chuyên tu thiền định, trong vòng 6 tháng lưng không bén chiếu, hiểu sâu phép Tam quán Tam ma địa, học trò đông đến hơn một nghìn người” [93, tr.64].

Tiếp đó là những phép thuật thần kỳ của nhà sư thể hiện trong việc chữa bệnh ở cung vua và cuối cùng là sự tịch diệt: “Canh ba đêm ấy sư lặng lẽ qua đời”[93, tr.64]. Với lối dựng truyện theo công thức như vậy, người đọc luôn đoán định được số phận nhân vật, tính cách nhân vật mờ nhạt, các câu chuyện chỉ ghi lại những sự tích đời trước chứ chưa có phóng tác.

Đến thế kỷ XVI, sự ra đời của Truyền kỳ mạn lục (Nguyễn Dữ) đánh dấu một bước trưởng thành của truyện ngắn dân tộc. Truyện kỳ mạn lục đã là một sáng tác văn học đích thực chứ không thuần túy là một công trình ghi chép và truyền lại những truyện cũ. Nguyễn Dữ đã dựa vào những sự tích cũ phần lớn là những chuyện lưu hành từ lâu trong xã hội mà viết nên những thiên truyện mới. Mặc dầu vậy Truyền kỳ mạn lục vẫn nằm trong phạm trù của văn học trung đại với những đặc điểm mang tính quy phạm. Những mô típ dân gian được tác giả khai thác và sáng tạo nhưng mô típ kết thúc truyện vẫn theo những đường mòn quen thuộc. Nhiều truyện được kết thúc bởi sự biến mất bất ngờ mang màu sắc huyền ảo (Cuộc kỳ ngộ ở trại Tây, Từ Thức lấy vợ tiên, Bữa tiệc đêm ở Đà Giang, Cây gạo) hay kiểu kết thúc có hậu thường thấy trong các câu chuyện cổ (Phạm Tử Hư lên chơi Thiên Tào, Người con gái Nam Xương: nhân vật chết – giải oan). Với cách thức này, truyện không chỉ được triển khai theo lô gic nhân quả của sự kiện, hiện thực trong tác phẩm thường là hiện thực hoàn kết mà còn mang tính rập khuôn về cách thức kể.

Sang thời kỳ hiện đại, những thập kỷ đầu thế kỷ XX đánh dấu sự xuất hiện của nhiều cây bút truyện ngắn như Phạm Duy Tốn, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Thạch Lam, Tô Hoài, Bùi Hiển,… Tiếp sau đó là thế hệ nhà văn chống Pháp và chống Mỹ với các tên tuổi Xuân Thiều, Nguyễn Kiên, Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Đỗ Chu, Nguyễn Thành Long, Nguyễn Quang Sáng, Anh Đức,... Phần lớn các cây bút truyện ngắn thời kỳ này viết truyện ngắn theo hình thức văn bản tự sự có thể kể lại được, có nhân vật, cốt truyện, sự kiện và hành động (ở giai đoạn trước


1945 với sự góp mặt của một số cây bút như Thạch Lam, Hồ Dzếnh, Thanh Tịnh, hình thức truyện ngắn trữ tình đã tồn tại nhưng chưa trở thành một khuynh hướng hay một ý thức về hình thức nghệ thuật như ở thời kỳ đổi mới). Theo đó, cốt truyện luôn là thành tố quan trọng và người viết thường chú trọng đến những yếu tố gay cấn, khai thác xung đột và quá trình phát triển tính cách của nhân vật. Người đọc dễ dàng kể lại được nội dung của câu chuyện, nghĩa là mỗi nhà văn khi viết truyện ngắn đều hướng tới việc thiết lập sườn truyện với hệ thống các sự kiện, tình huống, xung đột đóng vai trò là sợi dây liên kết sự diễn tiến của câu chuyện được kể. Tính đầy đủ của các thành tố trong cốt truyện từ mở đầu, phát triển, đỉnh điểm và kết thúc luôn được tuân thủ nghiêm ngặt. Với sự chi phối của tư duy thể loại như đã đề cập ở trên, truyện ngắn truyền thống vì thế thường nặng về kể, người viết truyện ngắn thường chú ý đến diễn trình hành động - thời gian tuyến tính của chuyện kể, chú trọng đến câu chuyện được kể hơn là cách thức kể (bản kể).

2.2. Sự thay đổi quan niệm và tư duy thể loại truyện ngắn trong văn học hiện nay

2.2.1. Những tiền đề của sự đổi mới tư duy thể loại

2.2.1.1. Tác động của bối cảnh xã hội

Những năm sau chiến tranh, trở về với quỹ đạo của cuộc sống đời thường, nhà văn có điều kiện phát huy tự do sáng tạo. Điều này một phần được tác động bởi tinh thần dân chủ trong đời sống. Chủ trương, đường lối lãnh đạo về văn hóa văn nghệ có xu hướng cởi mở hơn đã tạo chất xúc tác cho sự đổi mới tư duy sáng tạo, đời sống văn học và đời sống thể loại đã có những thay đổi đáng kể. Năm 1976, tác phẩm truyện ngắn được xem là một trong những “cột mốc” của quá trình đổi mới Hai người trở lại trung đoàn của Thái Bá Lợi ra đời ít nhiều gây nên bất ngờ cho người đọc, cho thấy những thay đổi trong cách nhìn về con người và những vấn đề thế sự, đời tư. Trong số những nhà văn chống Mỹ, Nguyễn Minh Châu là người có ý thức cách tân khá sớm. Tập truyện Bến quê đánh dấu sự chuyển đổi tư duy nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu sau Dấu chân người lính, Mảnh trăng cuối rừng. Tiếp sau đó là những dư luận xung quanh truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (với chùm truyện ngắn lịch sử Vàng lửa, Phẩm tiết, Kiếm sắc; truyện ngắn Tướng về hưu,…),


Phạm Thị Hoài (với Thiên sứ, các truyện ngắn trong tập Mê lộ). Không chỉ với nhà văn sáng tác trong thời kỳ đổi mới mà với thế hệ nhà văn xuất hiện từ sau khi hòa bình lập lại, thế hệ nhà văn trưởng thành trong chiến tranh chống Mỹ như Xuân Thiều, Đỗ Chu, Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Nguyễn Sáng,… sáng tác của họ cũng cho thấy sự đổi mới trong tư duy nghệ thuật cũng như có sự kết hợp lối viết truyền thống với việc đổi mới nghệ thuật dựng truyện: trong kết cấu, bố cục tác phẩm, trong việc sử dụng ngôn ngữ và sử dụng bút pháp đa dạng, hiệu quả để thể hiện con người bên trong với nhiều ẩn khuất tầng bậc. Nhiều người trong số họ đã tạo dựng được phong cách và cá tính nghệ thuật độc đáo, góp phần quan trọng vào thành tựu của truyện ngắn Việt Nam đương đại. Không khí sáng tác và phê bình văn học trở nên sôi động với nhiều tiếng nói, nhiều sự phản biện.

Văn học Việt Nam từ thời kỳ đổi mới cho thấy những thay đổi căn bản trong cách tiếp cận đề tài và xử lý chất liệu hiện thực. Ý thức cách tân, ý thức về sự đổi mới lối viết là yếu tố căn bản cho sự thay đổi diện mạo đời sống văn học. Tuy nhiên, những thay đổi trong tư duy và ý thức nghệ thuật của người cầm bút lại xuất phát từ những điều kiện lịch sử xã hội cụ thể: sự thay đổi trạng thái đời sống từ chiến tranh sang hòa bình, công cuộc đổi mới trong mọi lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, xã hội đến văn hóa, văn học; sự xâm nhập, tác động của cơ chế thị trường vào đời sống vật chất và tinh thần của con người hôm nay.

Từ sau 1975 đời sống xã hội rẽ sang một bước ngoặt mới với sự trở về cuộc sống thời bình, xóa bỏ cơ chế bao cấp và điều này đã làm nên những thay đổi căn bản trong đời sống. Với người sáng tác, trước đây, do yêu cầu của lịch sử, người ta vẫn thường nói tới phong trào đi thực tế sáng tác và kết quả của những chuyến đi đó là các sáng tác được viết theo đề tài đã được khuôn định như đề tài hợp tác hóa nông nghiệp, đề tài công nhân, đề tài chiến tranh và người lính,… Chiến tranh kết thúc, đại hội VI của Đảng với chủ trương “cởi trói” cho văn học nghệ thuật đã mở những cánh cửa cho nghệ sỹ. Trong cuộc gặp gỡ của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh với văn nghệ sỹ năm 1987, Nguyễn Minh Châu viết “Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa”. Đây có thể coi là sự nhận thức lại, là nhu cầu tự vấn và là khát vọng được thành thật của người cầm bút, điều trăn trở lâu nay có lẽ của


không chỉ Nguyễn Minh Châu. Ông thẳng thắn chỉ ra những thực trạng của văn học thời gian trước: “phải nói thật với nhau rằng: mấy chục năm qua, tự do sáng tác chỉ có đối với lối viết minh họa, văn học minh họa, với những cây bút chỉ quen với công việc cài hoa, kết lá, vờn mây cho những khuôn khổ đã có sẵn mà chúng ta quy cho đấy đã là tất cả hiện thực đời sống đa dạng và rộng lớn” [18]. Những luận điểm của Nguyễn Minh Châu về cái gọi là “văn học minh họa” cũng như ý kiến về một nền “văn học phải đạo” của Hoàng Ngọc Hiến từ chỗ gây xôn xao trong đời sống văn học đã trở thành một “cú hích” cho sáng tạo nghệ thuật. Cùng với những “tuyên ngôn” là sự thay đổi về lối viết. Sau Dấu chân người lính, Mảnh trăng cuối rừng Nguyễn Minh Châu đã có sự “lột xác” với Bức tranh, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Cỏ lau, Phiên chợ Giát: từ âm hưởng hào hùng, chất giọng lãng mạn, sử thi về cuộc chiến tranh thần thánh của dân tộc đến giọng điệu thâm trầm, day dứt về thân phận của con người sau chiến tranh, những ám ảnh khôn nguôi về quá khứ. Một thời lãng mạn lùi về phía sau nhường chỗ cho sự chiêm nghiệm và nhận thức lại. Trong truyện ngắn Một thời lãng mạn (viết sau 1986), qua hình tượng nhân vật nhà văn – người đã sống và viết cả trong và sau chiến tranh - Nguyễn Khải cho thấy một thực tế là sự thay đổi trong nhận thức về thực tiễn và suy nghĩ của nhà văn trước đời sống. Hai thời điểm của lịch sử, trong và sau chiến tranh, nhà văn đã có

những thay đổi căn bản trong nhận thức cũng như hành động và dĩ nhiên điều này sẽ tác động trực tiếp đến những gì họ thể hiện trên trang viết. Không ít những truyện ngắn sau chiến tranh đi vào nhiều góc cạnh của đời sống, những góc khuất của số phận con người thời hậu chiến (Cỏ lau – Nguyễn Minh Châu, Mảnh vườn xưa hoang vắng, Mê lộ - Đỗ Chu, Xưa kia chị đẹp nhất làng - Tạ Duy Anh, Người sót lại của rừng cười – Võ Thị Hảo, Họ đã trở thành đàn ông – Phạm Ngọc Tiến, Hai người đàn bà xóm Trại – Nguyễn Quang Thiều, Bản lý lịch tự thuật (Y Ban),…) được thể hiện với giọng điệu chiêm nghiệm, nhiều suy cảm. Đó là chưa kể đến nhiều mặt trái khác của đời sống trong xã hội hiện đại đã được các nhà văn đề cập đến trong truyện ngắn của mình.


Cơ chế thị trường với sự chi phối của quy luật cung cầu cũng đã tác động mạnh mẽ đến văn học nghệ thuật, từ người sáng tác, người đọc đến hoạt động xuất bản, phát hành lưu thông sản phẩm. Với người viết vấn đề viết cái gì và viết như thế nào lại được đặt ra: làm sao để tác phẩm vừa có người đọc vừa có giá trị thẩm mỹ? Thị hiếu thẩm mĩ của người đọc khác trước, chuẩn mực thẩm mỹ của người đọc không còn giữ những tiêu chí cũ khiến người cầm bút không thể viết như cũ. Sự thay đổi từ phía người đọc là một trong những nhân tố quan trọng tác động vào đời sống văn học đương đại. Không phải ngẫu nhiên mà những năm gần đây hình thức tiểu thuyết ngắn được nhiều nhà văn lựa chọn. Hàng loạt cuốn tiểu thuyết dung lượng ngắn có mặt trên thị trường sách như là một sự tìm kiếm khả năng thích ứng của thể loại trong bối cảnh mới. Có thể thấy hoạt động xuất bản, thị trường sách văn học trong những năm gần đây đang đứng trước những thách thức bởi sự cạnh tranh, sự xuất hiện của các phương tiện truyền thông hiện đại. Khái niệm “thế giới phẳng” đã cho thấy bức tranh mới về thế giới mà trong đó mỗi người chúng ta đang sống. Con người ngày càng có nhiều sự quan tâm, quỹ thời gian dành cho việc đọc ngày một thu hẹp dần. Điều này đe dọa đến văn hóa đọc, đến cách thức và lối viết của nhà văn, của các cây bút truyện ngắn đương đại. Nhìn vào thị trường sách hiện nay, có thể thấy chủng loại sách trở nên vô cùng phong phú, còn sách văn học bên cạnh những tác phẩm văn chương thì thực tế là những cuốn sách thị trường, sách giải trí đang có xu hướng gia tăng và thu hút sự đọc của giới trẻ.

Cơ chế thị trường cũng là một phương diện tác động đến sự thay đổi đề tài sáng tác. Trong truyện ngắn Lê Minh Khuê, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái, Lý Lan và nhiều tác giả khác người đọc bắt gặp đa dạng các trạng thái đời sống của con người hôm nay: sự tha hóa nhân cách vì đồng tiền, những cách thức mưu sinh và tồn tại, những thay đổi trong quan niệm và lối sống của mỗi cá nhân, sự lại căng về văn hóa,… Muôn mặt đời sống được tái hiện trên trang viết. Đồng thời cũng có những tác phẩm đi vào những đề tài “câu khách”, thu hút sự chú ý nhất thời của một bộ phận người đọc.

Đổi mới văn học nói chung và truyện ngắn nói riêng không phải là hiện tượng riêng lẻ, cá biệt mà là xu thế chung của đời sống xã hội, chính trị văn hóa thời

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/09/2023