Những Nghiên Cứu Về Các Tác Giả, Tác Phẩm Cụ Thể


được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, phê bình. Bên cạnh cách tiếp cận từ đề tài sáng tác (truyện ngắn chiến tranh, hôn nhân và tình yêu, vấn đề gia đình, đề tài người lính, truyện ngắn viết về nông thôn, truyện ngắn miền núi, giới tình và tình dục) là những hướng tiếp cận về sự đổi mới hình thức thể loại, về nghệ thuật tự sự.

1.2.2.2 Tiếp cận từ những hiện tượng

Trong suốt hơn hai mươi năm đổi mới, đời sống thể loại truyện ngắn đã có một số hiện tượng đáng chú ý.

Văn đàn những năm cuối thập kỷ tám mươi từng dấy lên cuộc tranh luận về sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp. Tuy nhiên, ngay từ trước đó, truyện ngắn Nguyễn Minh Châu đã gây được chú ý. Cùng với những tuyên ngôn nghệ thuật, đặc biệt bài viết “Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa”, nhiều sáng tác của ông như Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Khách ở quê ra, Cỏ lau, Phiên chợ Giát đã cho thấy một sự thay đổi đáng kể trong tư duy nghệ thuật. Nhiều bài viết đánh giá cao những cách tân nghệ thuật và khẳng định đóng góp của Nguyễn Minh Châu trên tiến trình đổi mới văn học những năm sau chiến tranh (Đọc Nguyễn Minh Châu (từ Bức tranh đến Phiên chợ Giát) - Hoàng Ngọc Hiến [56]), Đọc Phiên chợ Giát của Nguyễn Minh Châu (Đỗ Đức Hiểu) [63]. Đọc Phiên chợ Giát, Đỗ Đức Hiểu nhận định: “Phiên chợ Giát là một truyện mở; từ cái lô gic của ngôn ngữ trên bề mặt, truyện đi tới ngôn ngữ thứ hai, ngôn ngữ biểu tượng, xiêu vẹo, những ảo giác, với những cơn sốc, những nghịch lý, tức là một thế giới quyện nhòe của hư và thực, đó là những ký hiệu riêng của Nguyễn Minh Châu trong truyện ngắn này. Truyện không khép kín ở một ý nghĩa nào, nó mở ra cho mỗi nhóm người đọc một chân trời, người đọc tham dự vào văn học” [63, tr.381]. Phạm Vĩnh Cư nhận thấy tư duy tiểu thuyết đã làm nên những thay đổi đáng kể ở cây bút này (Về những yếu tố tiểu thuyết trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu) [26]. Trong cuộc hội thảo kỷ niệm 1 năm và 5 năm ngày mất của ông, nhiều tham luận đã đánh giá cao vai trò của Nguyễn Minh Châu ở tư cách người mở đường cho sự đổi mới văn học mà cũng có thể coi là đổi mới truyện ngắn.

Nguyễn Huy Thiệp là hiện tượng nổi bật của văn học thời kỳ đổi mới. Ngay khi công bố tác phẩm, đã có những dư luận trái chiều về sáng tác của ông. Năm


1987, truyện ngắn Tướng về hưu xuất hiện, tiếp sau đó là các truyện ngắn Con gái thủy thần, Không có vua, Những ngọn gió Hua Tát và nhất là chùm truyện ngắn lịch sử Vàng lửa, Kiếm sắc Phẩm tiết. Sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp đã dấy lên những cuộc tranh luận trên văn đàn với những ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Xung quanh cuộc tranh luận này đã có nhiều bài viết đáng chú ý: Có nghệ thuật Ba - rốc trong các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp hay không?, Về truyện ngắn “Vàng lửa” của Nguyễn Huy Thiệp (Tạ Ngọc Liễn), Đọc văn phải khác với đọc sử (Lại Nguyên Ân), Có một cách đọc “Vàng lửa” (Đỗ Văn Khang), “Đọc” Nguyễn Huy Thiệp (Văn Tâm), Khi ông tướng về hưu xuất hiện (Đặng Anh Đào). Các bài viết quan trọng về sáng tác Nguyễn Huy Thiệp được tập hợp giới thiệu trong Nguyễn Huy Thiệp tác phẩm và dư luận Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp. Phần lớn các ý kiến đều ghi nhận những đóng góp nổi bật của Nguyễn Huy Thiệp, về cái mới trong sáng tác của ông từ cách tiếp cận đề tài, xử lý chất liệu hiện thực đến đổi mới bút pháp. Dù có những ý kiến, chỉ trích, phê phán truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp nhưng đa phần lại thừa nhận tài năng của tác giả. Các bài viết chủ yếu tập trung vào việc tìm hiểu những cách tân nghệ thuật truyện ngắn của ông trong việc tìm tòi, tiếp cận và xử lý chất liệu hiện thực (trong đó có hiện thực huyền ảo), về “quyền” được hư cấu ở mức độ nào của người viết truyện ngắn lịch sử. Có thể nói, Nguyễn Huy Thiệp đã làm dậy sóng văn đàn và khơi mở một cách viết mới về đề tài lịch sử.

Hiện tượng truyện ngắn nữ vào nửa cuối thập niên 80 và trong suốt thập niên 90 cũng gây được sự chú ý của người đọc và giới nghiên cứu phê bình. Có thể thấy phần lớn các cây bút nữ đương đại thường chọn truyện ngắn để thử sức và dấn thân, được độc giả nhìn nhận như những cây bút truyện ngắn và nhiều người trong số họ cũng sớm thành danh ở thể loại này. Đây được coi là thời kỳ thăng hoa của truyện ngắn nữ, là giai đoạn “âm thịnh”. Những cây bút như Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo, Lê Minh Khuê, Y Ban, Phan Thị Vàng Anh,… đã sớm thành danh trên văn đàn, sáng tác của họ đã tạo được dư luận, gây được sự chú ý của độc giả bởi cách đặt và xử lý vấn đề, bởi những quan niệm mới mẻ, táo bạo về nhân sinh. Xung quanh hiện tượng này đã có nhiều ý kiến, phân tích lý giải. Tạp chí Văn học số


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.

6/1996 đăng tải tường thuật buổi tọa đàm Phụ nữ và sáng tác văn chương [120] trong đó tập trung ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu, phê bình lẫn sáng tác như Đặng Anh Đào, Lê Minh Khuê, Lại Nguyên Ân, Phạm Xuân Nguyên, Vương Trí Nhàn. Các ý kiến tập trung lý giải sự xuất hiện đông đảo các cây bút truyện ngắn nữ sau 1975 cũng như những đổi mới về hướng tiếp cận đời sống và phương thức thể hiện trong sáng tác của họ. Đồng thời, có rất nhiều bài viết lựa chọn văn xuôi nữ, truyện ngắn nữ làm đối tượng khảo sát: Văn xuôi của phái đẹp (Bích Thu) [162], Ý thức phái tính trong văn xuôi nữ đương đại (Nguyễn Thị Bình) [12], Phác thảo vài nét về diện mạo truyện ngắn đương đại và sự góp mặt của một số cây bút nữ (Nguyễn Thị Thành Thắng) [156],… Từ những góc độ khác nhau, các tác giả đã có sự nhìn nhận trên nhiều bình diện của truyện ngắn các cây bút nữ, đề cập đến những đặc điểm nổi bật trong sáng tác của họ. Các bài viết khẳng định sự tiếp nối về đội ngũ cũng như những đặc điểm của giới tính bộc lộ qua cách nhìn hiện thực và con người. Những năm gần đây trong đời sống lý luận phê bình văn học đang hình thành xu hướng tiếp cận sáng tác của các cây bút nữ, của truyện ngắn nữ từ góc độ nữ quyền luận. Trên thế giới, việc áp dụng lý thuyết nữ quyền vào nghiên cứu sáng tác của các cây bút nữ đã có ở nhiều nước phương Tây như Pháp, Mỹ - nơi mà phong trào đấu tranh cho nữ quyền đã trở thành một xu hướng chính trị có ảnh hưởng rộng rãi trong đời sống. Ở Việt Nam tình hình có khác vì việc đấu tranh cho nữ quyền không trở thành một hiện tượng có ảnh hưởng sâu rộng. Tuy nhiên một số bài viết cũng đã bước đầu tiếp cận với sáng tác của các cây bút nữ từ lý thuyết này. Cũng cần lưu ý một thực tế là khi tiếp cận với sáng tác văn học Việt Nam từ lý thuyết phương Tây đã có những công trình, bài viết ứng dụng có hiệu quả các lý thuyết vào nghiên cứu thực tiễn (lý thuyết tiếp nhận) nhưng cũng có trường hợp không tránh khỏi khiên cưỡng và vì thế chưa có được kết quả khả quan.

Đầu thế kỷ XXI, cùng với những chuyển động của đời sống văn học là hiện tượng Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư, Bóng đè của Đỗ Hoàng Diệu, truyện ngắn 8X. Cánh đồng bất tận in lần đầu trên báo Văn nghệ năm 2005 và được trao tặng giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2006. Ngay từ khi xuất hiện, truyện ngắn này đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía người phê bình,

Truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến nay nhìn từ góc độ thể loại - 3


nghiên cứu cũng như người đọc, được chuyển thể thành kịch bản điện ảnh, được chuyển ngữ ra nhiều thứ tiếng và xuất bản ở nước ngoài. Từng có nhiều tập truyện ngắn trước đó nhưng đến Cánh đồng bất tận, Nguyễn Ngọc Tư đã có sự bứt phá ngoạn mục với cách viết táo bạo. Dù có nhiều luồng ý kiến xung quanh nó nhưng dư luận nhìn chung đánh giá cao Cánh đồng bất tận: những nỗi đau, bất hạnh của con người, những thực trạng đời sống được Nguyễn Ngọc Tư khai thác đến tối đa, đẩy đến tận cùng nhưng tác phẩm lại thấm đẫm tinh thần nhân văn cao cả. Bên cạnh đó những thành công trong nghệ thuật tự sự như thay đổi bút pháp và giọng điệu, nghệ thuật kết cấu và ngôn ngữ tác phẩm cũng được ghi nhận.

Năm 2005, tập truyện Bóng đè của Đỗ Hoàng Diệu được xuất bản và ngay lập tức nhận được những luồng dư luận trái chiều. Các ý kiến tập trung vào truyện ngắn Bóng đè – tác phẩm được lấy làm tên chung cho cả tập. Một bộ phận người đọc đánh giá cao truyện ngắn, cho rằng đây là một tác phẩm hay cả về nội dung và lối viết (ý kiến của Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Xuân Nguyên, Nguyên Ngọc). Một bộ phận độc giả lại cho rằng tác phẩm khá dung tục, đã hạ bệ quá khứ, phỉ báng truyền thống, cần phê phán về tư tưởng (Nguyễn Hòa). Có thể thấy, mỗi nhận định, đánh giá về hiện tượng này đứng trên những lập trường, tư tưởng và quan niệm văn học khác nhau, tuy nhiên thực tế là có những ý kiến chưa xuất phát từ chính tác phẩm mà mang nặng thiên kiến cá nhân hoặc tâng bốc một hiện tượng.

Những năm gần đây một số cây bút trẻ thế hệ 8X bắt đầu xuất hiện trên văn đàn và các sáng tác của họ nhận được sự quan tâm của người đọc. Sự quan tâm đó, trước tiên là sự quan tâm đến một thế hệ mới, tương lai của văn đàn. Sự xuất hiện của các tập Truyện ngắn 8X Vũ điệu thân gầy đã dấy lên những tranh luận trên văn đàn và Ban nhà văn Trẻ của Hội nhà văn đã mở cuộc trao đổi với nhiều ý kiến. Thực tế cho thấy, sáng tác của họ có những cái khác, cái mới so với thế hệ trước. Những người viết thế hệ 8X gần như được sống trong bầu sinh quyển mới, khi tổ quốc không còn tiếng súng, khi đời sống xã hội đã có những biến chuyển ở nhiều phương diện. Họ được nuôi dưỡng và trưởng thành trong điều kiện kinh tế không còn khó khăn của thời bao cấp và bản thân sớm được tiếp xúc với những kỹ nghệ mới (như công nghệ thông tin, kỹ thuật số, truyền thông đa phương tiện) - điều mà


thế hệ cha chú, anh chị của họ không thể có được. Bởi vậy cách họ chiếm lĩnh và khắc họa đời sống cũng có những khác biệt. Bên cạnh việc ghi nhận những nỗ lực sáng tác của các cây bút mới cũng có nhiều ý kiến phê bình, thẳng thắn chỉ ra những hạn chế trong truyện ngắn của các cây bút thế hệ này. Dù sao, theo chúng tôi, các sáng tác trong hai tập truyện ngắn này cần được xem như những sáng đầu tay mang tính chất thể nghiệm của một thế hệ, “đang nỗ lực đi tìm cách viết”, để rồi hoặc họ không còn tái xuất văn đàn, hoặc sẽ vững vàng hơn trên bước đường văn chương của mình bằng những sáng tác mới.

1.2.2.3. Những nghiên cứu về các tác giả, tác phẩm cụ thể

Cụm bài này rất nhiều được đăng tải trên các báo và tạp chí cũng như trong các công trình nghiên cứu, phổ biến nhất là trên báo Văn nghệ, Văn nghệ trẻ, tạp chí Văn nghệ quân đội, tạp chí Sông Hương,… Ngoài Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Minh Châu, các bài nghiên cứu, phê bình thường tập trung vào một số tác giả xuất hiện đều đặn và đã thành danh, tiêu biểu cho truyện ngắn một giai đoạn như Xuân Thiều, Ma Văn Kháng, Nguyễn Khải, Đỗ Chu, Lê Minh Khuê, Y Ban, Võ Thị Xuân Hà, Nguyễn Thị Thu Huệ cùng một số tác giả trẻ đang dần định hình về phong cách như Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Bích Thúy, Phạm Duy Nghĩa, Phong Điệp,… Những bài viết này thường xuất hiện cập nhật với tình hình sáng tác: từ những bài đọc sách, giới thiệu tác phẩm mới đến những bài viết nhận diện sáng tác của từng cây bút, từng chặng đường sáng tác khẳng định những tìm tòi, đóng góp của người viết trên tiến trình đổi mới văn học. Ngoài ra còn có nhiều luận văn, luận án lựa chọn một tác giả truyện ngắn làm đối tượng nghiên cứu. Các tác giả công trình thường triển khai luận án theo hướng tự sự học, thi pháp học, theo đó thường đi vào các phương diện như nhân vật, cốt truyện, người kể chuyện, ngôn ngữ, giọng điệu, điểm nhìn trần thuật - những phương diện chính yếu trong lý thuyết trần thuật.

1.2.2.4. Tiếp cận truyện ngắn từ góc độ vận dụng lý thuyết

- Tiếp cận từ thi pháp học, tự sự học. Đây được coi là khuynh hướng nghiên cứu chủ đạo khi tiếp cận với đời sống thể loại. Với việc ứng dụng lý thuyết thi pháp học (của Bakhtin), tự sự học (Roland Barthes, Genette,…), lý thuyết tiếp nhận của H.R. Jauss, R.Ingarden vào nghiên cứu trường hợp truyện ngắn Việt Nam đương đại, các


nhà nghiên cứu đã giải mã nhiều vấn đề thuộc về thi pháp sáng tác và nghệ thuật tự sự như cảm hứng nghệ thuật, thế giới nhân vật, cốt truyện, kết cấu, không gian, thời gian nghệ thuật,… Khuynh hướng này có ý nghĩa trong việc giải mã những vấn đề thuộc về bút pháp và nghệ thuật trần thuật – những phương diện chính yếu trong một tác phẩm tự sự và trên thực tế đã đem lại nhiều thành tựu nghiên cứu. Vận dụng lý thuyết trần thuật vào nghiên cứu truyện ngắn, nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra những thành tựu và giới hạn của người viết. Tuy nhiên, việc tuân thủ duy nhất vào một lý thuyết và việc áp dụng rập khuôn, máy móc một lý thuyết cũng đã cho thấy những bất cập, những hạn chế khi nghiên cứu trường hợp truyện ngắn đương đại cũng như ứng dụng vào việc giải phẫu một tác phẩm cụ thể.

- Tiếp cận từ góc độ phân tâm học. Đây là khuynh hướng tiếp cận mới với những bài viết tiêu biểu của Hồ Thế Hà (Một số tác phẩm văn xuôi Việt Nam qua cái nhìn phân tâm học [53], Trần Thanh Hà (Hướng tiếp cận từ phân tâm học trong truyện ngắn Việt Nam [52]. Với việc ứng dụng lý thuyết phân tâm học (chủ yếu của Freud), người viết đã khảo sát truyện ngắn thời kỳ đổi mới qua những vấn đề của học thuyết này như vô thức, tính dục, tâm lý học sáng tạo nghệ thuật.

- Tiếp cận từ lý thuyết huyền thoại. Đã có một số công trình, bài viết chọn cách tiếp cận theo khuynh hướng này nhằm nghiên cứu và lý giải sự xuất hiện của yếu tố kỳ ảo trong văn xuôi Việt Nam nói chung và truyện ngắn đương đại nói riêng (Yếu tố kỳ ảo trong văn xuôi đương đại Việt Nam, luận án tiến sỹ của Bùi Thanh Truyền).

- Vận dụng những lý thuyết mới như hậu hiện đại, lý thuyết hiện sinh vào nghiên cứu truyện ngắn thời kỳ đổi mới. Nếu như chừng năm bảy năm về trước, khái niệm hậu hiện đại còn được đề cập khá dè dặt thì đến nay đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Nhiều nhà nghiên cứu và dịch giả đã có những công trình dịch thuật lý thuyết hậu hiện đại (Hoàn cảnh hậu hiện đại – Lyotard) [88] và vận dụng khảo sát qua nhiều trường hợp, với các bài viết tiêu biểu như Những dấu hiệu của chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học Việt Nam qua sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp và Phạm Thị Hoài của Lã Nguyên [100], Lịch sử trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp và dấu vết của hệ hình thi pháp hậu hiện đại của Cao Kim Lan [79]. Cho


dù còn có những ý kiến tranh luận về việc có nên quy một số hiện tượng vào phạm trù văn học hậu hiện đại hay không nhưng những động thái nghiên cứu này đã cho thấy những biến chuyển của đời sống thể loại, cho thấy một thực tế là tâm thức và kỹ thuật viết hậu hiện đại đang là trạng thái hiện tồn trong nhiều tác phẩm, dù hoàn cảnh, điều kiện hậu hiện đại ở Việt Nam hiện nay chưa phải đã xuất hiện đầy đủ.

- Ngoài ra còn các có hướng tiếp cận từ góc độ liên ngành: xã hội học văn học, nhân học văn hóa,…

Qua việc khảo sát lịch sử vấn đề nghiên cứu, chúng tôi đi đến một số nhận định sau:

- Trong chặng đường hơn hai mươi năm đổi mới, thể loại truyện ngắn đã được các nhà nghiên cứu, phê bình văn học đương đại quan tâm khảo sát với tính chất là những bài viết riêng rẽ hoặc những nhận định về thể loại trong hướng nghiên cứu về những vấn đề của văn xuôi, văn học thời kỳ này. Một vài công trình chuyên biệt khác thì đối tượng nghiên cứu dừng lại ở thời điểm hơn mười năm về trước (Những đặc điểm cơ bản của ruyện ngắn Việt Nam 1975 – 1995) [74] trong khi đời sống thể loại từ đó đến nay đã có những thay đổi đáng kể. Chú ý tới tính cập nhật của đối tượng, chúng tôi coi đó là cơ sở gợi dẫn để tìm hiểu nhận diện những đặc điểm và quy luật vận động của thể loại trên tiến trình đổi mới văn học.

- Đời sống truyện ngắn nhìn từ góc độ thể loại là phương diện còn ít được các nhà nghiên cứu, các công trình, bài viết đề cập đến. Luận án hướng tới việc nghiên cứu đời sống thể loại trong sự phát triển nội tại và sự tương tác thể loại với hy vọng sẽ phần nào khắc phục, bổ khuyết việc nhận diện và lý giải đời sống thể loại truyện ngắn từ sau 1986.

- Trên cơ sở khảo sát truyện ngắn từ 1986 đến nay từ góc độ thể loại, góp phần nhận diện truyện ngắn giai đoạn này; lý giải quy luật vận động của thể loại, đồng thời có sự đánh giá những đổi mới về tư duy nghệ thuật, xu hướng chuyển đổi trong ý thức sáng tạo của các cây bút truyện ngắn.

1.3. Diễn trình truyện ngắn thời kỳ đổi mới

Năm 2008, báo Văn nghệ cho ra mắt bạn đọc bộ tuyển tập 60 năm truyện ngắn báo Văn nghệ. Với bộ tinh tuyển này người đọc cũng đã phần nào hình dung


được chặng đường 60 năm qua của truyện ngắn Việt Nam. Nhìn vào năm tập của bộ tuyển tập gắn liền với 5 giai đoạn: 1945 - 1954, 1954 - 1965, 1965 - 1975, 1975 - 1986, 1986 - 2007 với tiêu đề mỗi tập là tác phẩm được lựa chọn tiêu biểu cho mỗi giai đoạn Con đường sống (Minh Lộc), Bút máu (Vũ Hạnh), Mầm sống (Triệu Bôn), Muối của rừng (Nguyễn Huy Thiệp) và Nợ trần gian (Nguyễn Bản) người đọc có thể thấy được sự vận động của đời sống thể loại, qua đó thấy được bước chuyển, dấu ấn của lịch sử, thời đại và bước đi của nghệ thuật viết truyện ngắn qua từng chặng đường. Quan sát đời sống thể loại, có thể thấy, trong vài ba thập niên trở lại đây, với xu hướng chuyển đổi trong ý thức và hành vi sáng tác, truyện ngắn đã và đang có những chuyển biến trước đòi hỏi của đời sống và sự cảm thụ của người đọc. Với khả năng biến hóa linh hoạt, truyện ngắn đã chứng tỏ là thể loại thuận lợi trong việc phát huy khả năng tiếp cận hiện thực trong giai đoạn mới nhanh nhạy và sắc bén.

1.3.1. Giai đoạn từ 1986 đến 2000 với vai trò chủ đạo của thế hệ nhà văn thế hệ thứ ba, thế hệ thứ tư

Sau quãng thời gian mười năm giao thời khi chiến tranh kết thúc, từ nửa sau thập kỷ 80 của thế kỷ XX, đời sống văn học mới thực sự có những chuyển đổi: từ tính thống nhất với tư duy sử thi là chủ đạo đến tư duy tiểu thuyết, từ chịu ảnh hưởng của các quy luật chiến tranh đến chịu tác động của các quy luật thời bình. Bước chuyển của văn học được thể hiện qua thơ, kịch, văn xuôi trong đó truyện ngắn là thể loại ghi dấu rõ rệt. Cùng với những chuyển động của thể loại tiểu thuyết với sự xuất hiện của những tác phẩm từng gây dư luận như Cù lao Tràm, Đứng trước biển (Nguyễn Mạnh Tuấn), Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng), Chim én bay (Nguyễn Trí Huân), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường,...) là sự trở lại, lên ngôi của truyện ngắn với những cây bút gạo cội từng có những đóng góp cho nền văn học kháng chiến. Các nhà văn Xuân Thiều, Bùi Hiển, Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Mai Ngữ, Đỗ Chu, Nguyễn Kiên, Nguyễn Quang Sáng vẫn thường xuyên có tác phẩm đăng đàn. Bùi Hiển với các tập Tâm tưởng, Ngơ ngẩn mùa xuân; Nguyễn Minh Châu với các tập truyện Bến quê, Cỏ lau, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành; Ma Văn Kháng

Ngày đăng: 17/09/2023