Tư Duy Tiểu Thuyết Trong Truyện Ngắn


gian rất ngắn là những ngày giáp Tết và sau tết, người viết đã diễn tả thành công tâm trạng và cảnh huống của nhân vật bằng cách sử dụng những chi tiết và tình huống đắc địa: chi tiết dọn lá cho vườn mai. Giọng điệu uể oải, rời rạc do người viết cố tình tạo ra phù hợp với việc diễn tả tâm trạng và thực tại của một cô gái quá lứa lỡ thì. Đọc Hoa muộn, độc giả khó có thể tránh khỏi cảm giác buồn chán, mệt mỏi nhưng điều này là nằm trong ý muốn của tác giả nhằm diễn tả một cuộc sống tù đọng và bế tắc của nhân vật Hạc. Truyện quả là rất ngắn theo đúng nghĩa đen của từ này nhưng lại có sức lan tỏa lớn. Khách thương hồ (Hào Vũ) cũng là một tác phẩm khá đặc sắc. Đề cập đến nỗi đau và số phận của những con người thời hậu chiến, cả nỗi đau thể xác (khi thân thể không còn nguyên vẹn, bị mất một chân) và nỗi đau đã đánh mất hạnh phúc tuổi thanh xuân của mình trong một tác phẩm chưa đầy ba trang viết, người viết đã tạo dựng được không khí của truyện bằng sự thay đổi các sắc thái giọng điệu cũng như lựa chọn những chi tiết đắc địa nhưng cũng đầy chất trào tiếu “thật đơn giản, chân giả thì sợ gì khô với ướt”. Với một dung lượng ngắn, khai thác đề tài không mới với văn học hôm nay nhưng truyện đã chuyển tải được nhiều thông điệp, có chiều sâu tư tưởng, có sức ám ảnh với người đọc.

Truyện cực ngắn trong bối cảnh hiện nay được xem như một phương tiện mới để chuyên chở ý tưởng, là một cách thức xử lý chất liệu hiện thực trong sự giới hạn về ngôn từ. Qua khảo sát các truyện rất ngắn, có thể thấy truyện rất ngắn là một thể loại chưa có quy phạm rõ nét: có truyện gần với tản văn, có truyện như một kịch bản ngắn, có truyện như một phân mảnh trong một truyện ngắn. Đương nhiên, truyện rất ngắn chỉ hay khi nó đạt những tiêu chí nghệ thuật của truyện ngắn. Có những truyện rất ngắn, người đọc cảm thấy sự hụt hơi, bởi sự thiếu gia công người viết, hay nói đúng hơn đó mới là một đoạn văn ngắn, chưa mang tính chỉnh thể hoàn chỉnh của một tác phẩm nghệ thuật. Theo đó, người đọc cũng có thể nghi ngờ về sức sống của những truyện rất ngắn mà văn bản tác phẩm được tối giản đến mức chỉ gồm một từ, một câu.


2.2.3.2. Sự “phức hợp thể loại”


Tính phức hợp theo định nghĩa của Edgar Morin trong công trình Nhập môn tư duy phức hợp là: “Thoạt tiên, đó là một hiện tượng lượng tính, liên quan đến khối lượng khổng lồ những tương tác và giao thoa giữa một số lượng rất lớn các đơn vị” [90, tr.49]. Nghiên cứu tư duy phức hợp trong lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật, ông cho rằng: “Phải thừa nhận những hiện tượng, như tự do hoặc sáng tạo, là những hiện tượng không thể giải thích được, nếu không đặt chúng trong khuôn khổ phức hợp” [90, tr.49]. Nghĩa là trong hoạt động sáng tạo, cũng như với một tác phẩm thuộc một thể loại nào đó có thể phải chấp nhận một “sự mơ hồ xác thực” (chữ của Edgar Morin), những nét nhòe mờ. Trong văn học, sự phức hợp, tương tác thể loại là phạm trù từng được Bakhtin đề cập đến (theo Bakhtin, lịch sử văn học trước hết là lịch sử hình thành, phát triển, tương tác giữa các thể loại). Sự phức hợp thể loại tạo nên tính lưỡng hợp, mang đặc điểm của các phương thức phản ánh đời sống khác nhau, những hình thức kỹ thuật, chất liệu phản ánh đời sống khác nhau.

Từ góc độ thể loại có thể thấy văn học thời kỳ đổi mới chứng kiến một quá trình xâm nhập, di trú của nhiều loại hình, nhiều thể loại trong cùng một tác phẩm. Người ta vẫn thường nói đến sự xâm nhập của chất văn xuôi vào thơ sau 1975, chất thơ trong văn xuôi, sự pha trộn giữa yếu tố tự truyện và tiểu thuyết (trong tiểu thuyết tự truyện),… Sự phức hợp pha trộn thể loại này gắn liền với sự giao thoa của các thể loại trong tự sự nghệ thuật đương đại với sự xuất hiện của một hình thái tư duy trong một bối cảnh mới.

Sự pha trộn thể loại trong truyện ngắn, tiểu thuyết ít nhiều đã có trong văn học trước đây. Tuy nhiên, phải đến thời kỳ đổi mới, với sự thay đổi quan niệm văn học và quan niệm thể loại, dấu hiệu của sự pha trộn, dung nạp thể loại mới được thể hiện rõ rệt và với tần suất cao. Không ít truyện ngắn đã “chạm đến ranh giới vốn mờ nhạt giữa truyện ngắn với các thể loại văn học khác như bút ký, tản văn, tùy bút, tiểu luận”, thậm chí có cả yếu tố thơ và kịch. Thực tế này làm đứt gãy những giới hạn thể loại truyền thống. Nỗ lực cách tân của người viết trên phương diện thể loại có thể bị coi là cực đoan nhưng có người lại coi đó là thử nghiệm táo bạo, chẳng


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.

hạn như ý kiến sau đây của một nhà nghiên cứu, một dịch giả và đồng thời cũng là người sáng tác:

“Truyện ngắn có thể là văn xuôi nhưng cũng có thể chuyển thành thơ, chuyển thành một dấu hỏi, một công án, một trích dẫn, một tùy bút, một kịch bản... Đó là nói về hình thức. Về cấu trúc, truyện ngắn của tôi là tương duyên của những thể loại văn học khác nhau, chứ không có một biên độ, biên thùy nào cho chính nó. Đơn giản là không có rào cản về mặt thể loại” [21].

Truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến nay nhìn từ góc độ thể loại - 8

Nghĩa là trong quan niệm của người viết, truyện ngắn không còn là thể loại văn tự sự đơn giản, mà có khả năng biến hóa với việc vận dụng thủ pháp xóa mờ lằn ranh thể loại. Với ý thức đó, phá bỏ rào cản về mặt thể loại, phá vỡ dạng thức tồn tại khá ổn định của truyện ngắn bằng cách thay đổi diện mạo của văn bản với sự đan xen kết hợp nhiều kiểu văn bản trong một văn bản là hiện tượng dễ thấy trong nhiều truyện ngắn đương đại.

Người viết truyện ngắn hiện nay khá tự do trong việc làm thay đổi khuôn diện của truyện ngắn truyền thống, bằng cách để cho những yếu tố thuộc về phẩm tính của thơ ca hay chất thơ xâm nhập vào tác phẩm tự sự, không chỉ ở giai điệu, hình ảnh, xúc cảm – những đặc điểm của tác phẩm thơ (khi nói đến tư duy thơ trong một tác phẩm văn xuôi, trong đó có truyện ngắn dĩ nhiên có thể nghĩ đến những biểu hiện ở nhịp điệu trần thuật, ở việc xây dựng nhân vật giàu suy cảm, hoài niệm) mà còn ở bình diện hiển ngôn trên bề mặt văn bản.,... Sự xâm nhập của chất thơ vào truyện ngắn có thể được biểu hiện ở nhịp điệu, nhạc điệu, ở hình ảnh trữ tình, ở sự cô đọng, hàm súc và một dấu hiệu “ngoại hiện” rõ rệt nhất là sự hiện diện của ngôn ngữ thơ trong truyện ngắn.

Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp có sự hòa phối của nhiều thể loại khác nhau (có cả thơ, văn xuôi và kịch). Nguyễn Huy Thiệp có ý thức rõ về sự xâm nhập của thơ vào truyện ngắn, về sự mở rộng ranh giới của truyện bằng thơ và sự cô đúc, dồn nén của tiểu thuyết trong truyện ngắn. Trong 2 tập truyện ngắn Như những ngọn gió (Nxb Văn học, 1995) và Thương cả cho đời bạc (Nxb Văn hóa - Thông tin, 2001) ngôn ngữ thơ ca chiếm một tỷ lệ lớn. Đó có thể là những câu thơ do chính tác giả


sáng tác, cũng có thể là tác giả mượn của người khác (Nguyễn Bính, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Đồng Đức Bốn, Nguyễn Bảo Sinh), cũng có khi là lời hát cổ, những câu hát đồng dao, câu ca dân gian được nhà văn sử dụng nguyên văn hoặc có chỉnh sửa.

Nguyễn Huy Thiệp từng chia sẻ về những ám ảnh của đồng dao trong quá trình sáng tác và trên thực tế, ông cũng đã vận dụng hình thức này vào truyện ngắn của mình. Mở đầu truyện ngắn Những người thợ xẻ là những câu hát đồng dao quen thuộc của trẻ nhỏ: Kéo cưa lừa xẻ/Ông thợ nào khỏe/ Thì về cơm vua/ Ông thợ nào thua/ Thì về bú tí”. Chất thơ, tư duy thơ còn biểu hiện qua việc sử dụng hình thức điệp, hình thức tái lặp, ở giai điệu, ngôn ngữ giàu nhạc điệu với hình thức cấu trúc đoạn thơ lặp đi lặp lại trong Chảy đi sông ơi: Chảy đi sông ơi/ Băn khoăn làm gì?/ Rồi sông đãi hết/ anh hùng còn chi? Kết thúc Con gái thủy thần là những câu: “Con gái thủy thần! Nàng ở đâu? Nàng ở chỗ nào? Vì cái gì? Bởi lẽ gì? Để tôi mượn màu son phấn ra đi…” Cấu trúc này được lặp lại 2 lần như một điệp khúc ngân dài ngay cả khi tác phẩm kết thúc. Bên cạnh đó là việc sử dụng ngôn ngữ giàu chất thơ, giàu sức gợi: “Đoạn sông chảy qua bến Cốc lia một vòng cung đẩy những doi cát bên bồi mãi về phía tây. Bến đò ở ngay gốc gạo đơn độc đầu xóm. Con sông bến nước mơ màng và buồn cô liêu, nửa như chờ đợi, nửa như hờn dỗi. Mùa hoa, trên ngọn cây gạo màu đỏ xao xuyến lạ lùng” (Chảy đi sông ơi). Có thể nói những năm tháng sống ở vùng núi Lai Châu, thiên nhiên đã là một tác nhân quan trọng đưa lại cho nhiều trang văn Nguyễn Huy Thiệp chất trữ tình sâu lắng. Nhiều tiêu đề truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp cũng mang tính thơ, ở sự thi vị, chất trữ tình (Chảy đi sông ơi, Thương nhớ đồng quê, Tâm hồn mẹ, Truyện tình kể trong đêm mưa,…). Ở truyện ngắn Phạm Thị Hoài chất thơ lại được biểu hiện bởi những suy cảm từ những sự việc, những ý nghĩ của nhân vật trong từng trạng huống (Trong cơn mưa). Trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (Cái nhìn khắc khoải, Dòng nhớ, Chiều vắng, Hiu hiu gió bấc,...) có sự dung nạp yếu tố trữ tình vào truyện ngắn bằng việc không hướng vào khai triển hệ thống sự kiện với cốt truyện mạch lạc, mà chú ý khắc họa nhân vật trong nhiều trạng huống tâm trạng (gần với chủ thể - nhân vật trữ tình trong thơ).


Sự xâm nhập của thơ vào truyện ngắn còn được biểu hiện trong việc nhà văn đã đưa thơ làm đề từ, chẳng hạn đề từ truyện ngắn Tri âm (Phạm Hải Anh): “Đoạn trường sổ rút tên ra/ Đoạn trường thơ phải đưa mà trả nhau (đề từ truyện Tri âm - Phạm Hải Anh), trong truyện ngắn Năm mười mười lăm hai mươi của Nguyễn Vĩnh Nguyên là những câu: “Năm mười mười lăm hai mươi/Con trai mới lớn đừng chơi năm mười”. Trong Con gái thủy thần mở đầu Truyện thứ nhất tác giả dẫn một lời hát cổ: Cái tình chi/ Mượn màu son phấn ra đi. Mở đầu Truyện thứ ba lại là một câu thơ của Nguyễn Bính: “Giang hồ sót lại mình tôi/ Quê người đắng khói, quê người cay men”. Với nhiều truyện ngắn, thơ không chỉ đóng vai trò là lời đề từ với chức năng dẫn dụ mà có khi thơ còn là một tâm sự nhà văn muốn gửi gắm, thơ đóng vai trò là những đoạn trữ tình ngoại đề thể hiện tâm trạng nhân vật. Thơ được đưa vào truyện ngắn nương theo cốt truyện và tâm trạng nhân vật. Việc đưa thơ vào truyện ngắn sẽ tạo nên cấu trúc “thơ song hành với văn xuôi”. Đây cũng là ý thức tránh sự câu thúc bởi những ràng buộc thể loại: truyện ngắn không chỉ là câu chuyện được kể mà còn là khả năng liên tưởng, năng lực tưởng tượng.

Cũng cần phải nói rằng, sự tương tác thể loại giữa truyện ngắn và thơ không phải là sự tác động một chiều mà ngay cả trong nhiều tác phẩm thơ đương đại cũng có sự xâm nhập của chất văn xuôi vào thơ. Trong bài viết về thơ Mai Văn Phấn gần đây trên Tạp chí Văn học, nhà nghiên cứu Văn Giá nhận thấy trong bài thơ Gương mặt em Vẫn trấn tĩnh tiễn khách ra ngõ của Mai Văn Phấn “có đầy đủ tính cách của một truyện ngắn mini mang hình thức thơ”, là “một kiểu thơ – truyện rất ngắn (không phải truyện ngắn thông thường hoặc truyện dài)”. Lý giải cho điều này ông cho rằng: giữa hai thể loại tưởng như rất xa nhau này lại có những điểm tương hợp, ở “tính cô đúc, tính gợi, tình huống nghệ thuật (tứ), nhân vật tâm trạng, coi trọng chi tiết nghệ thuật, kết mở” [46]. Điều này cho thấy tính năng động của mỗi thể loại trong quá trình vận động và phát triển.

Một đặc điểm dễ nhận thấy trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp là tính kịch. Không phải ngẫu nhiên mà truyện ngắn Không có vua gần đây đã được chuyển thể thành kịch nói. Ở các truyện ngắn Không có vua, Tướng về hưu, tính


kịch được thể hiện cao độ qua xung đột, qua nhân vật với các vai nhân vật tính cách và nhân vật hành động, qua ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ đối thoại. Tướng về hưu là truyện ngắn giàu xung đột kịch, hành động kịch. Không chỉ là xung đột trong nội tâm nhân vật mà còn là xung đột giữa nhân vật với nhân vật, ở đây là giữa ông Thuấn và con dâu, giữa ông Thuấn và con trai, xung đột của những thói quen, nếp nghĩ của một người vốn là một vị tướng, nghỉ công tác, trở về với cuộc sống đời thường. Ngôn ngữ đối thoại trong truyện ngắn này là một biểu hiện rõ của chất kịch. Các phát ngôn luôn được đặt trong trạng thái xung đột các quan điểm, ý kiến: Cái Mi với cái Vi trêu: “Chị Lài xinh nhất”. Cô Lài cười thỏn thẻn: “Chả phải. Mợ mới xinh nhất” Vợ tôi bảo: “Em đi chú ý đỡ ông những khi tàu xe”. Cha tôi bảo: “Hay thôi không đi”. Ông Cơ giãy nãy: “Chết, cháu đã điện rồi. Mang tiếng chết”. Cha tôi thở dài: “Tôi có tiếng gì mà mang” (Tướng về hưu). Đọc Kịch câm (Phan Thị Vàng Anh), người đọc như được dõi theo một vở kịch ngắn trong đó có không gian kịch (không gian gia đình với hai nhân vật chính là đứa con và ông bố), thời gian kịch (kể từ khi đứa con phát hiện ra việc bố mình ngoại tình bằng một mẩu giấy tình cờ nhặt được) và hành động kịch (hành động, ý nghĩ, sự thay đổi trạng thái đời sống cùng những việc làm trong sự đối kháng ngầm của người con với người bố cũng như những tình huống nảy sinh giữa người con với những thành viên trong gia đình).

Một số truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh được viết dưới hình thức nhật ký, thư từ. Dưới hình thức nhật ký, Mười ngày của Phan Thị Vàng Anh là sự thuật lại mười ngày chờ đợi mà mỗi ngày qua đi cùng với diễn biến của thời gian đang trôi là những cung bậc của cảm xúc từ lo lắng thấp thỏm chờ đợi, hy vọng đến thất vọng. Trong Bức thư gửi mẹ Âu Cơ, Y Ban đã mượn hình thức viết thư để qua đó nhân vật được giãi bày tâm sự, được thỏa lòng nói ra những khát vọng thầm kín của chính mình mà trong hoàn cảnh khác nhân vật khó có cơ hội bộc lộ. Phù phiếm truyện (Phan Việt) – tập truyện ngắn đoạt giải trong Cuộc thi Văn học tuổi 20 do Nxb Trẻ, Hội nhà văn TP. Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức từng gây sự chú ý của dư luận chừng năm bảy năm về trước dung chứa nhiều yếu tố của tùy bút, bút ký. Trong


truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư có sự dung nạp yếu tố trữ tình vào truyện ngắn, truyện ngắn giàu chất thơ (trong Cải ơi, Dòng nhớ, Hiu hiu gió bấc). Còn ở Nguyễn Huy Thiệp, có thể dễ dàng nhận ra trong nhiều truyện ngắn của ông có sự đan xen của các thể loại: truyện kiểu truyện ngắn – tư liệu (Thương cả cho đời bạc), truyện ngắn - nhật ký (Mưa), truyện ngắn – chân dung (Nguyễn Thị Lộ, Mưa Nhã Nam).

Có thể, với nhiều truyện ngắn hiện nay, người đọc sẽ băn khoăn về tính thể loại của tác phẩm, chẳng hạn như khi đọc Phù phiếm truyện của Phan Việt hay Người ăn gió và quả chuông bay đi của Nhật Chiêu. Ở Phù phiếm truyện có những dấu hiệu của truyện ngắn phá cách, bởi trong truyện ngắn đó nhân vật dường như chỉ tồn tại dưới dạng những ý nghĩ đan xen, đồng hiện, theo đó sự tồn tại của hình thức nhân vật hành động, cốt truyện với sự liên kết của các chuỗi sự kiện – những thành tố quan trọng trong truyện ngắn truyền thống dường như không còn ý nghĩa. Chính những thay đổi trong quan niệm thể loại và cách khai triển kết cấu cốt truyện đã làm cho việc định dạng thể loại sẽ trở nên khó khăn và có khi là không còn cần thiết.

Quan sát thực tiễn đời sống thể loại truyện ngắn thời kỳ đổi mới, dễ nhận thấy, nhiều truyện ngắn đương đại đã được viết với sự phức hợp thể loại. Điều này cho thấy những thay đổi trong tư duy nghệ thuật của chủ thể sáng tạo. Tuy nhiên, không phải với trường hợp nào sự pha trộn thể loại cũng mang lại hiệu quả nghệ thuật. Cũng không khó để nhận ra trong một số truyện ngắn sự dềnh dàng và ôm đồm bởi sự pha trộn không hợp lý các yếu tố thể loại, sự non tay, thể nghiệm không thành công của người viết.

2.2.3.3. Tư duy tiểu thuyết trong truyện ngắn


Tư duy tiểu thuyết là phạm trù được chúng tôi sử dụng khi đề cập đến những tác phẩm truyện ngắn có yếu tố tiểu thuyết, chất tiểu thuyết. Sự biểu hiện của tư duy tiểu thuyết trong truyện ngắn được hiểu theo nghĩa: “truyện ngắn biến đổi trong bối cảnh chịu tác động của tiểu thuyết, tiếp thu đặc điểm của thể loại này” (Nguyễn Thành Thi) [158, tr.56]. Thực ra sự tương tác thể loại ở dạng thức truyện ngắn tiểu thuyết hóa đã từng có trong văn học trước đây, ở các truyện ngắn Chí Phèo, Đời


thừa, Lão Hạc của Nam Cao và một số nhà văn khác. Tuy nhiên đến thời kỳ đổi mới cùng với sự thay đổi tư duy nghệ thuật và tư duy thể loại, khuynh hướng truyện ngắn tiểu thuyết hóa mới xuất hiện phổ biến tạo nên một “ngã rẽ” của thể loại trong quá trình vận động và phát triển. Có thể nói, sự tác động giữa hai hay nhiều thể loại trong cùng một tác phẩm là điều đã từng có trong lịch sử, chỉ có điều đến thời kỳ đổi mới, các nhà văn mới có ý thức sâu sắc hơn về sự tương tác và coi đó như một chủ định nghệ thuật trong ý thức tìm tòi, thể nghiệm nhằm tạo nên những không gian nghệ thuật mới. Truyện ngắn đang mở rộng giới hạn thi pháp thể loại truyền thống. Giữa truyện ngắn và tiểu thuyết có những đặc điểm giao thoa, những đặc điểm tương đồng và dị biệt, lằn ranh giữa truyện ngắn và tiểu thuyết đôi lúc rất mờ nhòe.

Với những đặc điểm tương đồng và dị biệt, trong quá trình phát triển giữa truyện ngắn và tiểu thuyết có sự tương tác ảnh hưởng lẫn nhau. Theo kinh nghiệm của nhà văn Nguyễn Kiên thì tác động qua lại giữa truyện ngắn và tiểu thuyết là điều hiển nhiên, chí ít thì nó cũng đã dẫn đến những tìm tòi có chủ định về sự trộn lẫn hoặc đan xen, tận dụng khả năng liên phối với các hình thức tự sự khác: “Truyện ngắn trong suốt quá trình phát triển, luôn đứng trước một thách thức: phải làm sao sức chứa và sức nặng vượt thoát được ra ngoài cái khuôn khổ bé nhỏ mà nghệ thuật khuôn nó vào. Lẽ dĩ nhiên, truyện ngắn phải tự tìm tòi, đồng thời, nó cũng nhìn sang tiểu thuyết” [115, tr.69]. Về sự tương tác thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết, Nguyễn Thành Thi cho rằng: “Tiểu thuyết và truyện ngắn là những thể loại mới hình thành, đang phát triển và biến đổi, “nòng cốt” của chúng chưa kịp rắn lại, còn trong trạng thái mềm, lỏng. Do vậy quá trình tương tác ở đây càng dễ tạo ra hiện tượng thâm nhập, giao thoa, tổng hòa khá tinh tế, phức tạp” [158, tr.54].

Tư duy tiểu thuyết trong truyện ngắn được đặc trưng bởi các yếu tố. Thứ nhất, ở “sự dài hơi”, (không đơn thuần là dung lượng tác phẩm mà ở khả năng phản ánh, sức ôm chứa nhiều vấn đề của đời sống). Thứ hai, ở phương diện nghệ thuật trần thuật: những bút pháp vốn nổi bật trong tiểu thuyết - sự luân chuyển các ngôi

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/09/2023