Khắc Họa Chân Dung – Ngoại Hình, Hành Động Nhân Vật


còn vì nó được hoài thai bởi một người phụ nữ đã để tuột khỏi đôi tay mình những quy tắc đạo đức, tình yêu thương và trân trọng đối với máu mủ, gia đình, quê hương; soi rọi cho cô trong những bước đi từ ruộng đồng thôn quê bình yên lên thành phố ồn ào cám dỗ không phải con mắt sáng suốt của hiểu biết và đạo lý mà là con mắt vô luân của dục vọng, của bản năng. Những khoảnh khắc dại dột, nông nổi đã khiến một cô gái hiền lành, chất phác đến cuối tác phẩm trở thành một thiếu phụ chưa chồng già nua, nhàu nhĩ và tội nghiệp, khiến phía trước của cuộc đời cô trở thành một chuỗi ngày dài buồn bã, cô độc và đầy ám ảnh.

Xây dựng những nhân vật tha hóa, các nhà văn muốn phản ánh thực trạng về sự suy thoái nhân cách, sự tan rữa những chuẩn mực đạo đức trong xã hội hiện đại. Đó cũng là cách để họ thể hiện lương tâm nghề nghiệp và trách nhiệm của người cầm bút đối với cuộc đời: họ muốn dùng tác phẩm để lên án cái xấu đang ngày càng xâm lấn sâu rộng vào nhân tâm và chắt chiu cái đẹp, cái thiện của cuộc sống. Sự hãi hùng, ghên rợn trước cái xấu và khao khát cái đẹp là điểm tựa để người đọc không bị mất phương hướng và niềm tin vào cuộc đời, vào tương lai. Đó cũng chính động cơ và mục đích của các tác giả khi xây dựng các nhân vật tha hóa trong tác phẩm.

Nhân vật tự chủ và nhân vật tha hóa về cơ bản là hai kiểu nhân vật trái ngược, đối lập nhau. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, ranh giới giữa hai kiểu nhân vật này là hết sức mong manh, khó có thể nói một cách dứt khoát là nhân vật thuộc hẳn về kiểu nào. Sự phức tạp và khốc liệt của hoàn cảnh khiến cho nhiều nhân vật trong một khoảnh khắc trớ trêu nào đó bị sa ngã, nhưng sự sa ngã đó trở thành nỗi ám ảnh khôn nguôi đối với họ, và với lương tri, với ý thức của mình, họ đã nhận ra sự tha hóa của chính mình, bừng tỉnh trong khát vọng trở về với cái tốt, cái đẹp nguyên thủy. Trong tập truyện ngắnBãi vàng, đá quý, trầm hương của Nguyễn Trí, biết bao con người ở những hoàn cảnh, những số phận khác nhau: những tay giang hồ hảo hán, những người vật vã kiếm kế sinh nhai, những cô gái làng chơi… tưởng như sẽ chỉ luôn là biểu tượng cho một thế giới xô lệch của sự tranh giành khốc liệt, của mưu toan, của cái ác và hận thù, nhưng trong sâu thẳm họ vẫn là những tâm hồn

khát khao yêu thương, khát khao hướng thiện, họ đang tìm đến nhau, nương tựa vào


nhau để chắt chiu những khát khao ấy. Người chồng trong Màu xanh man trá, cô con gái trong Một mình của Lê Minh Khuê đã không để cho sự ích kỷ tiếp tục làm mờ mắt mình mà trở về với lối sống lành mạnh của trách nhiệm và tình thương. Khán trong Đồng tiền trong tay mỗi người dù đã bị đồng tiền đày ải, quăng quật và có lúc sa ngã, nhưng rồi cuối cùng lại tìm được chốn neo đậu, an ủi của tâm hồn trong hình ảnh khắc khổ nhưng có sức cảm hóa của người đàn bà mang bóng hình của mẹ mình. Và có những nhân vật thậm chí đã lựa chọn một kết thúc bi thảm cho cuộc đời mình để đổi lấy sự thanh sạch của tâm hồn như Thùy Châu tự rút máu, tự hủy hoại thân thể mình trong Vũ điệu địa ngục… Những nhân vật này là con người đã từng trở nên tha hóa, song nhìn từ một phương diện khác, lại là con người tự chủ. Xây dựng những nhân vật này, nhà văn đã quan tâm đến tính biện chứng và phức tạp của tâm hồn con người, thấy được sự vận động logic của tính cách trước sự phát triển của hoàn cảnh. Người đọc, vì thế, phải có một tư duy nhạy bén và linh hoạt trong tiếp nhận tác phẩm.


3.2. CÁC PHƯƠNG THỨC XÂY DỰNG NHÂN VẬT


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Tìm hiểu thế giới nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam sau năm 1975, người đọc có thể tiếp cận được với những kiểu số phận, những tính cách khác nhau của con người qua cái nhìn của các nhà văn đương đại. Trên một phương diện khác, thế giới ấy còn cho thấy tài năng của các tác giả trong việc xây dựng nhân vật, tạo cho nhân vật một gương mặt riêng, một sức sống trong ký ức của độc giả. Có nhiều yếu tố liên quan mật thiết đến quá trình xây dựng nhân vật như sáng tạo tình huống truyện, kiến tạo không gian, thời gian nghệ thuật, nghệ thuật trần thuật, nghệ thuật phân tích tâm lý, lựa chọn và sử dụng chi tiết nghệ thuật… Ở đây, trong giới hạn của luận án, chúng tôi xin đi vào ba phương thức xây dựng nhân vật nổi bật là khắc họa chân dung – ngoại hình nhân vật, phân tích tâm lý nhân vật và sáng tạo chi tiết nghệ thuật.


Truyện ngắn Việt Nam sau 1975 - Nhìn từ góc độ thể loại - 15

3.2.1. Khắc họa chân dung – ngoại hình, hành động nhân vật

Sau cái tên thì chân dung – ngoại hình là yếu tố trực tiếp mang đến một đời sống cụ thể cho nhân vật. Khác với truyện ngắn thời kháng chiến thường xây dựng chân dung nhân vật trong tính tượng trưng, trong cảm hứng lãng mạn, truyện ngắn đương đại có xu hướng miêu tả nhân vật trong tính hiện thực với tất cả sự đa dạng, nhiều màu sắc, đường nét của nó. Ngoại hình nhân vật có thể được miêu tả chi tiết, kỹ lưỡng, hoặc với đôi nét phác thảo, nhưng đã góp phần đắc lực vào việc lột tả tính cách, cá tính hóa nhân vật. Nhân vật truyện ngắn Bảo Ninh rất được ông chú trọng miêu tả ngoại hình: từ dáng người thô kệch của Mộc trong Trại bảy chú lùn, vẻ dị dạng đáng sợ của ông lão trong La Mác-xây-e, sự hào nhoáng bóng bảy của Vinh trong Hà Nội lúc không giờ, đến vẻ u sầu thăm thẳm của người phụ nữ trong Ba lẻ một, vẻ đẹp hoang dại, quyến rũ của Diệu Nương trong Gió dại, nét mong manh, mơ hồ như sương khói nhưng chứa đựng tuổi thanh xuân bất diệt của chị Giang trong Hà Nội lúc không giờ, hay những bức ảnh, bức họa về các nhân vật,… Tất cả đều được nhà văn diễn tả vừa đầy màu sắc sống động, vừa chứa chan cảm xúc, tạo nên một thế giới nhân vật sinh động, hấp dẫn ngay từ vẻ bề ngoài, và gắn liền với đó là sự phong phú của tâm hồn.

Khi miêu tả ngoại hình nhân vật, các tác giả thường gắn liền ngoại hình ấy với thiên nhiên và bối cảnh xã hội bao bọc lấy nhân vật. Vẻ đẹp thanh khiết, ngây thơ của người phụ nữ trong truyện ngắn Đỗ Bích Thúy thường gắn liền với cảnh trí thiên nhiên và khung cảnh sinh hoạt của vùng núi cao Hà Giang. Ngoại hình nhân vật truyện của Sương Nguyệt Minh, Nguyễn Quang Thiều mang nét khỏe khoắn, mộc mạc, bình dị bên những dòng sông, trong những xóm làng của vùng đồng bằng Bắc bộ. Trong khi đó, Nguyễn Ngọc Tư có thế mạnh trong việc khắc họa chân dung của những người lao động ở vùng miệt vườn, đồng ruộng hay sông nước miền Tây Nam Bộ… Mỗi chân dung vừa là một nét riêng biệt của nhân vật, vừa mang dáng dấp của một vùng miền, một hoàn cảnh cảnh sống nhất định.


Bên cạnh rất nhiều những bức chân dung phong phú và sinh động về nhân vật, nhiều truyện ngắn đương đại lại có xu hướng giản lược tối đa việc miêu tả ngoại hình và chú trọng thuật lại ngôn ngữ, hành động của nhân vật. Truyện của Nguyễn Huy Thiệp và Phan Thị Vàng Anh là những trường hợp tiêu biểu. Cả hai nhà văn đều rất ít khi khắc họa khuôn mặt, dáng hình, trang phục nhân vật, và thường kể lại hành động của nhân vật một cách hết sức kiệm lời. Thậm chí, trong nhiều trường hợp, ngay cả cái tên của nhân vật cũng được lược bỏ. Trong Sang sông, không một nhân vật nào được giới thiệu tên. Trong thế giới nhân vật của Phan Thị Vàng Anh, những “tôi”, “nàng”, “nó”, “cô tôi”… là những đại từ được dùng để định danh nhân vật trong suốt tác phẩm. Trong những tác phẩm như vậy, nhà văn đã cố tình xóa mờ, “tẩy trắng” những yếu tố hình thức, những ấn tượng bề ngoài, để cho hành động, ứng xử của nhân vật nói lên tất cả tính cách, và số phận của nhân vật chính là một chuỗi nhân quả của những hành động được diễn tả.

Ngoại hình và hành động – những cánh cửa đầu tiên mở vào thế giới nhân vật, có thể được chú trọng khắc họa cụ thể, chi tiết hay giản lược tối đa, nhưng đều gắn với tình huống, bối cảnh của câu chuyện, và gắn với sự vận động trong tính cách nhân vật. Quan sát các yếu tố trên, chúng ta có thể thấy được cách nhìn, quan niệm của nhà văn về nghệ thuật xây dựng nhân vật.

3.2.2. Phân tích tâm lý nhân vật


Nếu sáng tạo tình huống là phác họa một cái nền cho bức tranh để trên đó nhân vật xuất hiện, khắc họa chân dung – ngoại hình là chạm trổ những đường nét căn bản nhất lên khuôn mặt và dáng hình nhân vật, khiến cho nhân vật có được bản sắc riêng, ấn tượng và sức sống riêng, thì phân tích tâm lý chính là phơi bày chiều sâu thế giới nội tâm để người đọc có thể thấu hiểu nhân vật ở mức độ tối đa. Truyện ngắn đương đại có xu hướng đi sâu vào thế giới bên trong, nội tâm của nhân vật – một thế giới hết sức bí ẩn, phong phú, phức tạp và khó giải mã. Mô tả thế giới ấy, nhà văn giúp độc giả có thể nắm bắt được những bí ẩn sâu kín trong tâm hồn con


người, đồng thời cũng chứng minh sự hiểu biết, tinh tế cũng như trình độ điêu luyện trong ngòi bút của mình.

Để phơi bày tâm lý nhân vật, có khi nhà văn để cho nhân vật trực tiếp bộc bạch, tâm sự về mình với một nhân vật khác. Người cậu trong Nước mắt đàn ông của Nguyễn Thị Thu Huệ là một người đàn ông giàu có, từng trải và nếu nhìn bề ngoài, ông có thừa những yếu tố tạo nên hạnh phúc: tiền bạc đầy đủ, vợ con đề huề. Nhưng ông luôn mang bộ mặt trầm buồn của một kẻ nhiều âu lo và thất vọng. Và người đọc đã hiểu được lý do của điều đó bằng những lời tâm sự của ông trong cuộc đối thoại với đứa cháu của mình. Thông qua cuộc chuyện trò, nhân vật đã tự bộc bạch, tự phơi bày thế giới tâm hồn mình: những khát vọng, nỗi cô đơn, sự chán chường, buồn bã… Nhờ đó, đứa cháu hiểu và lý giải được những mảng khuất lấp trong con người và cuộc đời cậu mình, và cũng nhờ đó tiến trình của câu chuyện được thúc đẩy. Cũng là một cuộc đối thoại để giãi bày tâm tư, người phụ nữ trong Chuyện bếp núc của Lê Minh Khuê đã tìm đến với anh họa sĩ để bộc lộ những trăn trở của mình từ khi người em chồng xuất hiện, và tâm sự của chị đã giúp người đọc thấy được những vấn đề sâu sắc về nhân sinh, thế sự trong thời buổi cái tốt, cái xấu nhập nhằng và mang cùng một bộ mặt, một dáng hình.

Cũng là một cách để cho nhân vật tự giãi bày tâm tư tình cảm của mình, nhưng thay vì đối thoại trực tiếp, trong nhiều truyện, các tác giả đã xây dựng những cuộc đối thoại tưởng tượng giữa nhân vật trung tâm với một nhân vật khác. Nhân vật cô gái cũng là người kể chuyện trong Bức thư gửi mẹ Âu Cơ đã khẩn thiết bộc bạch tấm lòng mình với Mẹ: “Mẹ ơi, từ bấy đến nay hai mẹ con ta cùng mang nỗi đau. Mẹ mang nỗi đau của người mẹ, nỗi đau có đứa con hư hỏng. Con đau nỗi đau của con, và cũng là nỗi đau của người mẹ…”. Từ câu chuyện và nỗi đau đớn, xót xa của cô gái trót một lần dại dột để rồi mãi mãi sống trong nỗi ám ảnh và mặc cảm tội lỗi, cô đã đối thoại với mẹ Âu Cơ, với những xác tín ngàn đời làm nên nỗi đau cho những người con, người mẹ, và khẩn cầu một sự thấu hiểu: “Mẹ ơi, mẹ hãy quan tâm đến chúng con, đến nỗi đau của những cô gái, những bà mẹ. Mẹ kính yêu ơi !

Xin mẹ hãy tha thứ cho con.”. Cũng là đối thoại tưởng tượng, sau khi phải trả giá


quá đắt cho lối sống buông thả, xô bồ bằng sự ruồng rẫy, chối bỏ của người yêu, Hoài trong Xin hãy tin em của Nguyễn Thị Thu Huệ đã cay đắng thốt lên: “Bố mẹ ơi, sao bố mẹ không dạy con rằng mọi chuyện đều xảy ra có một lần trong đời. Mọi chuyện qua đi không lấy lại được. Sao bố mẹ chỉ nhăm nhăm gửi tiền cho con mà không ở bên con mỗi sáng mỗi chiều cho con bớt cô đơn? Học mà làm cái gì khi trong đầu con rỗng tuếch, chẳng có tí kiến thức nào ngoài sự lo toan cho cuộc sống sắp tới”. Đó phải chăng là tiếng gọi chới với của một trái tim khao khát một tình yêu đích thực, một tâm hồn khao khát trở về với sự trong trắng nguyên sơ, một ước vọng níu giữ chút niềm tin dẫu mong manh mà đẹp đẽ cho cuộc đời. Như vậy, đối thoại tưởng tượng thực chất chính là một cách để nhân vật đối diện với chính mình, nhìn nhận rò hơn bản thân mình, từ đó giải tỏa những ẩn ức về tâm lý bị dồn nén trong đáy sâu tâm hồn mình, để hóa giải nỗi đau, nỗi cô đơn đang bủa vây cuộc sống của mình; là cách để nhân vật vượt lên chiến thắng những trở ngại của hoàn cảnh bằng chính sức mạnh tinh thần của bản thân.

Thế giới tâm hồn con người bao giờ cũng phong phú, phức tạp và không ngừng vận động. Nhà văn thấu hiểu sự tinh vi đó là nhà văn có thể tái hiện được quá trình vận động, dòng chảy không ngừng nghỉ của tâm lý nhân vật trong tác phẩm của mình. Lan man trong lúc kẹt xe của Bảo Ninh là một diễn biến miên man trong suy nghĩ của nhân vật trên quãng đường đông đúc tình cờ bắt gặp cô bạn gái mà mình đang cố về cho kịp giờ hẹn lại đang thân mật sau xe người đồng nghiệp nhiều duyên nợ của mình. Trong diễn biến ấy, nhân vật đã có sự xê dịch từ hiện tại về quá khứ, từ sự tình cờ này sang nỗi trái ngang kia, với những suy tư vừa hài hước, vừa chua chát, thấm thía về cuộc đời. Và dù chỉ như những câu chuyện phiếm bông lơn, nhẹ nhàng, nhưng tác phẩm đã cho thấy sự sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời của người kể chuyện.

Để diễn tả thành công tâm lý nhân vật, có một hiện tượng thường gặp trong nhiều tác phẩm, đó là câu văn nửa trực tiếp, là sự thay đổi về ngôi kể và điểm nhìn trần thuật, ở đó chủ thể của phát ngôn có sự dịch chuyển từ người kể chuyện sang

nhân vật một cách thầm lặng và tinh vi. Trong Tình yêu ơi, ở đâu?, cuộc gặp gỡ


giữa Quyên với chàng thi sĩ nát rượu và thô bỉ đã kết thúc trong những câu văn nửa kể, nửa giãi bày: “Đó là buổi chiều cuối cùng nàng gặp chàng. Một thần tượng thi ca sụp đổ trong lòng nàng. Nàng yêu những vần thơ của chàng nhưng không thể yêu chàng – người đã viết nên những vần thơ đó. Thôi, đành xếp vào góc cuộc đời một cuộc tình và chỉ nên đọc những bài thơ chàng in trên báo”. Đó không chỉ là lời của người trần thuật câu chuyện một cách khách quan mà còn đan xen nỗi lòng chua xót, đắng cay của Quyên sau một lần thất vọng vì tình yêu. Trong Con chó và vụ ly hôn của Dạ Ngân, khi tòa yêu cầu trình bày rò hơn lý do của việc xin ly hôn, tình cảnh của Đoan được diễn tả qua những câu văn vừa như kể, vừa như độc thoại, vừa như căn vặn:

Chị nói gì nữa bây giờ? Toàn những chi tiết thuộc về cảm giác. Bà chánh án đó, trang trọng trong chiếc áo bà ba bằng soie trắng, trông bà cổ kính như một quá khứ đáng tôn thờ. Chắc là bà may mắn có ông chồng hợp ý và yên ấm, bà yên phận. Bà có hiểu được nhu cầu tình cảm của những chị em trẻ hơn bà, còn ham muốn hoàn thiện cuộc sống mình? Còn cô thư ký trẻ, da ngăm ngăm, môi tô màu cam đỏ, tóc uốn xù theo mốt, quần chẽn và áo sọc ca rô, cô ta thuộc về niên đại mới, quá mới, mới đến mức sẵn sàng "gút-bai” cái người cản trở ý thích của cô ta hoặc ngược lại, sẵn sàng mỉm cười khi người đó chào tay trái với cô nhưng chắc cô ta chưa chồng, cô xa lạ với loại cảm giác mà chị buộc phải kể ra.

Ở đây, chủ thể của lời kể chuyện vẫn là một người kể hàm ẩn, tức là câu chuyện vẫn được kể từ ngôi thứ ba, nhưng nội dung của lời kể lại là những cảm nhận, tâm trạng mang tính chủ quan – là thế giới bên trong nội tâm nhân vật. Nói cách khác, bản chất của trần thuật từ chỗ tái hiện một câu chuyện về người khác đã ngầm chuyển thành tự giãi bày nội tâm của bản thân mình, qua đó, những phân tích của chính nhân vật về cảnh ngộ và tâm tư của mình được thực hiện.

Thay vì chú trọng đến diễn tiến của sườn cốt truyện, đến sự kiện và hành động, truyện ngắn đương đại có xu hướng đi sâu vào đời sống tâm lý của nhân vật.


Như một hệ quả tất yếu, trật tự niên biểu của cốt truyện thường bị phá vỡ, câu chuyện được tái hiện theo quy luật tâm lý của nhân vật hơn là theo diễn tiến thông thường của thời gian vật lý. Dòng ý thức, đồng hiện, lắp ghép là những thủ pháp quen thuộc trong nghệ thuật tâm lý của các nhà văn. Ba lẻ một của Bảo Ninh là câu chuyện của người cựu chiến binh đi tìm lại một hình ảnh lung linh trong ký ức chiến tranh của mình: chiếc xe tăng mang số hiệu 301 với những kỷ niệm về tình đồng đội, về máu lửa, hy sinh… Sự gặp gỡ tình cờ với người phụ nữ chủ quán cà phê - nơi treo tấm ảnh chụp những người đồng đội trên chiếc 301 trong vườn nhà chị năm 75, đã khiến câu chuyện ngày ấy ùa về trong tâm trí anh, để rồi thực tại và kỷ niệm cứ đan xen trong câu chuyện của hai người cũng như trong thời gian nghệ thuật của truyện, và tâm trạng của nhân vật mở ra miên man: “Cuộc đời có hậu đã cho tôi, một số phận lẻ một, khi đã luống tuổi, lúc đã xế tà vẫn còn ruổi kịp đà tiến công vũ bão của thời thanh xuân để gặp lại được số phận chung bốn anh em. […]. Và tôi cũng vậy, sau hai chục năm trời, lệ chiến tranh lại tràn mi…”. Sự lắp ghép những mảng hiện thực khác nhau đã khiến cho nội tâm nhân vật được khai thác trong một độ mở về không gian, thời gian, và trong tính hiện đại của trần thuật với sự giao thoa rất rò nét giữa văn học và điện ảnh.

Ở tầng sâu nhất của nội tâm, tiềm thức, vô thức, trực giác, tâm linh của con người cũng đã được khai phá trong nhiều truyện ngắn. Giấc mơ là một chi tiết, thậm chí, một biểu tượng nghệ thuật được nhiều tác giả vận dụng để biểu hiện những khát vọng, những mong ước, những ám ảnh, những ẩn ức nằm trong vùng khuất lấp của tâm hồn con người. Những ám ảnh về quá khứ, về thực tại thường trực trong tâm trí, trong nỗi băn khoăn của nhân vật được diễn tả thông qua các giấc mơ với Ám ảnh, Phù thủy của Nguyễn Thị Thu Huệ, Người sót lại của rừng cười của Vò Thị Hảo. Lão Khúng trong Phiên chợ Giát của Nguyễn Minh Châu tái hiện, tổng kết những biến thiên trong cuộc đời mình một cách chập chờn, thoát ẩn thoắt hiện qua giấc mơ trên đường xuống chợ. Những ẩn ức tâm lý và bản năng được thể hiện ở giấc mơ của các nhân vật trong Không có vua của Nguyễn Huy Thiệp, Bóng đè của Đỗ Hoàng Diệu. Và giấc mơ là nơi để các nhân vật hiện thực hóa khát vọng của

Xem tất cả 201 trang.

Ngày đăng: 22/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí