Nguyên Nhân Hưng Thịnh Tiểu Thuyết Tài Tử Giai Nhân.

hợp với tình, không có “lý”, tình không trọn vẹn. Một mối tình hoàn hảo là trai tài gái sắc sánh đôi và chiếu chỉ của hoàng thượng ban hôn. Đánh giá về căn nguyên bản chất tình yêu tài tử giai nhân, Đổng Nhạn có một nhân xét tinh tế: “Tiểu thuyết tài tử giai nhân viết một dạng thức văn học tâm linh lý tưởng, nó không lấy phản ánh hiện thực làm tôn chỉ, mà là trên một kết cấu lý tưởng, tiến hành chỉnh lý nội dung cuộc sống hiện thực cho phù hợp với lý tưởng đó. Lý tưởng thẩm mỹ ở tác giả, khách thể thẩm mỹ phải thông qua quá trình mỹ hoá và tinh lọc, tạo thành một loại tinh thần lý tưởng và cảnh giới hoàn mỹ”[70, tr. 4]. Qua nhận định này chúng ta có thể giải mã được tại sao các tài tử gia lại kết cấu tiểu thuyết hoàn mỹ đến như vậy. Để hiểu thêm vấn đề này, xem thêm nguyên nhân hưng thịnh của tiểu thuyết tài tử giai nhân dưới đây.

1.1.6. Nguyên nhân hưng thịnh tiểu thuyết tài tử giai nhân.

Khi tiến hành tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự hưng thịnh của tiểu thuyết tài tử giai nhân, người viết giới thiệu các góc nhìn khác nhau của các học giả Trung Quốc nhìn và luận giải về vấn đề này.

1.1.6.1. Nguyên nhân hưng thịnh của tiểu thuyết tài tử giai nhân - từ góc nhìn “lạ hóa”. [Xem thêm 73, tr. 58 , 61]

Lý luận “lạ hóa” cho rằng, trong tác phẩm văn học cái gọi là tồn tại nghệ thuật chính là kích thích được sự cảm thụ nghệ thuật ở người đọc. Trong khi đọc tác phẩm, quá trình cảm thụ sự vật, tình cảm được phát huy, tức là quá trình thẩm mỹ. Vấn đề mấu chốt để tiểu thuyết đánh động nhân tâm tất cả nằm ở khâu sáng tạo nhân vật, sáng tạo tiểu thuyết “lạ hóa”, thực chất đó là sự sáng tạo ra những nhân vật tươi mới, đặc biệt, duy nhất, “lạ hóa”. Để nhân vật đạt được hiệu quả “lạ hóa” cần phải là chỉ duy nhất trong một thời gian, chỉ có một phương thức tồn tại duy nhất không trùng lặp, vĩnh viễn người khác cũng không thể thay thế được cá thể tồn tại duy nhất đó. Tóm lại, nhân vật được coi là “lạ hóa” đạt được những tiêu chí sau: tươi mới, độc đáo, duy nhất, đó chính là đặc trưng của “lạ hóa”. Tiểu thuyết tài tử giai nhân cuối Minh đầu Thanh sáng tạo ra một nhóm hình tượng tài nữ thể hiện đầy đủ tiêu chí nêu trên về sự tươi mới, độc đáo, duy nhất. Chính việc sáng tạo ra nhóm nhân vật tài nữ mang đặc trưng “lạ hóa” này chính là nguyên nhân thẩm mỹ quan trọng đưa tới sự hưng thịnh của tiểu thuyết tài tử giai nhân.

Trong nhóm tiểu thuyết tài tử giai nhân, một số tác phẩm như Ngọc Lê Kiều, Bình Sơn Lãnh Yến, Kim Vân Kiều …là những tác phẩm thể hiện rõ nét nhất đặc trưng “lạ hóa”. Trong khuôn khổ hạn hẹp của phần giới thiệu một trong những nguyên nhân dẫn đến sự hưng thịnh của tiểu thuyết tài tử giai nhân, người viết xin giới thuyết qua một nhân vật tiêu biểu trong số đó là Bạch Hồng Ngọc trong Ngọc Lê Kiều. Bạch Hồng Ngọc là một tài nữ, nhưng không giống với tài nữ trong những tiểu thuyết trước đây. Đó là một tài nữ độc đáo, đặc biệt, “lạ hóa”. Bạch Hồng Ngọc rất tài hoa, nhưng tài hoa của nàng biểu hiện xuất sắc hơn so với nam nhi quanh mình, làm các nam nhi phải thán phục, thậm chí mất mặt. Trong gia đình, Bạch Hồng Ngọc thể hiện rõ là người tài hoa hơn cha mình, kiến thức uyên bác hơn cha mình. Mọi việc trong nhà đều dựa vào Bạch Hồng Ngọc, cha nàng đều hỏi ý kiến nàng , thậm chí cả những việc bên ngoài, giao tiếp xã hội cha nàng cũng tham khảo ý kiến của nàng. Hơn nữa, tài năng thơ ca, nàng cũng vượt cha mình….Những tài nữ như vậy chưa hề có trong tiểu thuyết trước đây. Trước đây, có những mỹ nữ đáng yêu, nhưng họ toàn dựa vào các trang nam nhi, nguyện phụng sự hy sinh vì nam nhi, họ sống nhờ vào cái bóng của nam nhi, vẻ đẹp của họ làm cho nam nhi tự hào. Hơn nữa, họ dũng cảm, tự tin vào tài năng của mình, khẳng định tài năng của mình, dùng tài năng của mình giải thoát khỏi hoàn cảnh khó khăn, đem tài năng của mình làm thay đổi vận mệnh của mình, đề cao giá trị của mình. Trước đây có rất nhiều người đẹp nhưng họ chủ yếu là bị động, bạc nhược, số mệnh của mình dựa vào tài tử, tài hoa của họ chỉ là vật trang sức cho họ. Vì tự tin, dũng cảm nên họ chủ động trong tình yêu, chủ động tìm kiếm hạnh phúc. Họ càng chủ động họ càng tươi mới, càng độc đáo, duy nhất. Vì những đặc điểm trên, nên Bạch Hồng Ngọc mang lại cho người đọc cảm giác mới lạ, trước đó chưa hề có, gây ấn tượng thẩm mỹ cho người đọc. Tài năng của Hồng Ngọc rất độc đáo, duy nhất đến thời điểm này mới xuất hiện, trước đó chưa hề có kiểu tài hoa như vậy. Tóm lại, kiểu tài nữ như vậy là vô cùng mới mẻ, độc đáo, thực sự mang lại ấn tượng cho người đọc.

Nếu tác phẩm sáng tạo ra nhân vật càng lạ hóa, càng độc đáo, tiểu thuyết càng tạo ra cảm giác lạ hóa càng mãnh liệt, ý nghĩa thẩm mỹ càng mãnh liệt, sức lay động nhân tâm càng lớn. Tiểu thuyết tài tử giai nhân ra đời mang lại những nhân vật mới lạ, những

tài nữ độc đáo hơn người, chưa từng tìm thấy trước đó, nó tạo ra hiệu quả thẩm mỹ rất lớn, tạo được sự hưởng ứng mạnh mẽ, sâu rộng. Chính sự độc đáo, mới lạ này, lạ hóa này là nguyên nhân quan trọng giải thích vì sao tiểu thuyết tài tử giai nhân với mô thức tự sự được công thức hóa mà lại nhanh chóng hưng thịnh đến như vậy. Đây là một góc nhìn khá độc đáo của tác giả Khâu Giang Ninh trong luận án tiến sĩ của mình.

1.1.6.2 Nguyên nhân hưng thịnh của tiểu thuyết tài tử giai nhân - nhìn từ bù đắp sự thiếu hụt/ tìm kiếm sự cân bằng. [Xem thêm 66, tr. 44-47]

Nguyên nhân nội tại trực tiếp dẫn đến sự hưng thịnh của tiểu thuyết tài tử giai nhân mang đặc thù thời đại là tâm lý bù đắp sự thiếu hụt/ tìm sự cân bằng của các văn nhân. Đối với các văn nhân Trung Quốc trong xã hội phong kiến, sự nghiệp của họ chính là mục tiêu “Tu thân tề gia trị quốc bình thiên hạ.” Ngay từ thời Xuân Thu, Khổng Tử đã nói “học nhi ưu tắc sỹ”, câu này đã nói rõ phương hướng trong toàn bộ sự nghiệp của văn nhân Trung Quốc là học để làm quan. Nhà Tuỳ bắt đầu mở khoa thi đầu tiên và tồn tại suốt đến thời kỳ Minh Thanh. Từ đó dựa vào khoa cử để bước vào con đường làm quan trở thành con đường chủ yếu nhất để mang lại giá trị cá nhân và cuộc sống vương giả. Chỉ cần đỗ đạt cao là có thể ngay lập tức bước vào con đường quan lộ, làm rạng rỡ tổ tiên. Có thể nói địa vị, vị trí của công danh khoa cử của văn nhân Trung Quốc chiếm vị trí trọng yếu, và rất được tôn sùng. Lực ngưng tụ và sức mê hoặc cực lớn của khoa cử đã dần hình thành tâm lý phổ biến trong văn nhân là ý thức công danh, thi đỗ làm quan, làm cho văn nhân cổ đại Trung Quốc vốn có tâm lý phổ biến “tâm lý khoa cử”. Mặt khác, đối với văn nhân Trung Quốc cổ đại mà nói, cũng giống như công danh, hôn nhân cũng là vấn đề vô cùng trọng yếu. Bất luận là trong tác phẩm văn học hay là trong hiện thực cuộc sống, tình yêu và hôn nhân trước sau đều được coi là vận mệnh vốn có của hạnh phúc cá nhân. Thi đỗ làm quan và xứng đôi vừa lứa là kỳ vọng lớn nhất của văn nhân, là lý tưởng nhân sinh lớn nhất của họ. Đương nhiên đối với văn nhân cổ đại Trung Quốc, đỗ đạt cao là khởi điểm để bước vào con đường làm quan, đồng thời cũng là cơ sở và tiền đề của hôn nhân tương xứng. Mà ngược lại, hôn nhân tương xứng lại có thể ảnh hưởng một cách sâu sắc đến bước đường làm quan của họ. Hai phương diện này tương bổ tương hỗ cho nhau. Có thể nói, đỗ đạt cao và hôn nhân tương xứng là tiêu chí giá trị cá thể và giá trị xã

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 158 trang tài liệu này.

hội nhân sinh của văn nhân thời đại phong kiến, là cảnh giới cao nhất của lý tưởng nhân sinh và mục tiêu theo đuổi của họ. Vậy mà, thời kỳ cuối Minh đầu Thanh, thời đại lịch sử đặc thù này đã vô tình phá vỡ lý tưởng nhân sinh của họ.

Thời kỳ cuối Minh đầu Thanh là thời kỳ xã hội hỗn loạn, có biến đổi lớn lao. Trên thực tế, thời kỳ cuối nhà Minh con đường khoa cử bị chặn lại. Cuộc sống của rất nhiều văn nhân bế tắc, hỗn loạn. Bước sang thời kỳ nhà Thanh giới thống trị Mãn Tộc, đối với người Hán, đặc biệt là đối với phần tử trí thức chú ý lôi kéo, khoa cử đã dần dần khôi phục lại, nhưng con đường khoa cử đã thu hẹp lại (đối tượng chủ yếu là con dân Bát Kỳ). Hơn nữa, giới thống trị Mãn Tộc lại ghi kỵ đối với Hán tộc, không ngừng đánh vào “Ngục văn tự”, làm cho chế độ khoa cử đương thời vốn đã hủ bại còn hủ bại hơn, người có tài thường bị trượt, làm cho tuyệt đại đa số văn nhân không thể thi đỗ làm quan, hôn nhân tương xứng lý tưởng của họ cũng không trở thành hiện thực. Trong xã hội tàn khốc như vậy, tuyệt đại đa số văn nhân lớp dưới chỉ còn cách trốn vào trú ngụ ở lâu đài hoang vu mộng tưởng do chính mình tạo ra, mượn tiểu thuyết tài tử giai nhân kí thác vào đó những phiền muộn trong lòng mình, tìm kiếm sự an ủi và giải thoát về mặt tinh thần, kí thác những tư tưởng và lý tưởng mà không tìm thấy trong hiện thực. Đương nhiên mượn tiểu thuyết tài tử giai nhân để thoả mãn trên hai phương diện: một là sáng tạo tiểu thuyết tài tử giai nhân, hai là đọc tiểu thuyết tài tử giai nhân. Đây chính là một loại vận mệnh vấp phải và hoàn cảnh thời đại mang tính đặc thù, làm cho đại bộ phận văn nhân lớp dưới có một tâm lý phổ biến là tìm kiếm sự thiếu hụt. Tiểu thuyết tài tử giai nhân chính là một loại sản phẩm của tâm lý đó.

Truyện Kiều nhìn trong hệ thống tiểu thuyết tài tử giai nhân - 5

Dưới sự câu thúc của tâm lý tìm kiếm sự thiếu hụt, văn nhân lớp dưới lấy Thiên Hoa Tàng chủ nhân làm đại biểu, mượn tiểu thuyết tài tử giai nhân kí thác lý tưởng nhân sinh không thực hiện được trong thực tiễn vào trong giấc mơ của mình, càng nhiều văn nhân lớp dưới mượn tiểu thuyết tài tử giai nhân để tìm kiếm sự an ủi và giải thoát về mặt tinh thần, mà loại tâm lý đọc tiểu thuyết tài tử giai nhân là một hình thức tìm kiếm sự thiếu hụt lại có tác dụng kích thích cực kỳ lớn và thúc đẩy việc sáng tạo tiểu thuyết tài tử giai nhân, cuối cùng nhanh chóng thúc đẩy sự hưng thịnh của tiểu thuyết tài tử giai nhân.

1.1.6.3. Nguyên nhân hưng thịnh của tiểu thuyết tài tử giai nhân- nhìn từ sự phát triển của thị trường in ấn. [66, tr.44-47]

ảnh hưởng của nhân tố thị trường và sự tham gia của các chủ nhà in sách là nguyên nhân bên ngoài đưa tới sự hưng thịnh của tiểu thuyết tài tử giai nhân. Sau thời nhà Minh, kinh tế tư bản chủ nghĩa bắt đầu manh nha, kinh tế thương nhân và ý thức kinh tế thương phẩm của thương nhân đã có sự phát triển rất lớn so với trước đây, có thể nói là phát đạt đến mức trước đây chưa từng có. Thương nhân nắm trong tay một lượng tiền lớn, họ từ địa vị tứ dân bước lên địa vị của tứ danh. Trong bối cảnh xã hội như vậy, đối với các chủ nhà in mà nói, tiểu thuyết chỉ là một thương phẩm mà thôi, hơn nữa việc in ấn xuất bản và tiêu thụ sách vở in ấn như thế nào đều phụ thuộc vào việc lưu thông sản phẩm, quy tắc trao đổi trên thị trường quyết định, trong thời kỳ cổ đại việc giao lưu thông tin chưa phát triển, nhà sách căn cứ vào lộ trình tiêu thụ tác phẩm có thế phán đoán được đó là tác phẩm tốt hay xấu, nó là cầu nối quan trọng nhất giữa tác giả và độc giả, nhưng chủ nhà sách cũng không phải là đồng thời đưa tiếng gọi của độc giả đến cho tác giả, cũng không phải là lấy những tác phẩm ưu tú để dẫn dắt, nâng cao khí vị thẩm mỹ của độc giả mà nguyên nhân duy nhất chỉ là thấy lợi là lao vào. Có thể nói sức tiêu thụ của thị trường là tiêu chí duy nhất của các nhà xuất bản. Tuy đây chỉ là một mắt xích trong quá trình lưu hành của tác phẩm nhưng nó lại có ảnh hưởng vô cùng to lớn đới với sự lưu truyền tác phẩm, chất lượng nghệ thuật, sự hưng thịnh của lưu phái và sự biến đổi của tác phẩm. Thị trường của tiểu thuyết tài tử giai nhân là vô cùng rộng lớn. Như trên đã nói, cuối Minh đầu Thanh một loại tâm lý phổ biến của văn nhân lớp dưới là họ mượn việc sáng tạo tiểu thuyết tài tử giai nhân và việc đọc tiểu thuyết tài tử giai nhân để gửi gắm u phiền trong lòng mình, kí thác lý tưởng nhân sinh. Một số lượng lớn văn nhân lớp dưới này đã trở thành một thị trường cực lớn tiêu thụ sản phẩm. Hơn nữa, chế độ khoa cử bị dừng lại đã nảy sinh ảnh hưởng sâu sắc đối với văn nhân cổ đại Trung Quốc, nó cũng sớm ảnh hưởng đến toàn bộ người dân Trung Quốc nói chung. Bởi vì, một khi đỗ đạt sẽ mang lại sự thoả mãn tột đỉnh về vật chất và tinh thần, rạng danh tổ tiên, đáp ứng sự kỳ vọng của cha mẹ, vợ và người thân, làm cho người bình dân vốn không có đường đi, dựa vào khoa cử, một người quen biết sau khi đỗ đạt sẽ được mọi người hoặc ngưỡng mộ, hoặc đố kỵ, hoặc tán

thưởng, hoặc hưng phấn, bất luận là anh ta có biểu hiện như thế nào, đều nói rõ anh ta rất lưu ý đến công danh. Dưới chế độ khoa cử này đã sản sinh ra công danh. Thậm chí có thể nói tâm lý khoa cử đã được quốc dân hoá. Từ đây mà nói, đối với bách tính biết một chút chữ nghĩa tuy không nảy sinh tâm lý bù đắp sự thiếu hụt, mượn sự sáng tạo tiểu thuyết tài tử giai nhân nhưng ngược lại cũng rất dễ nẩy sinh tâm lý đọc hình thức bù đắp sự thiếu hụt này, từ đó mà dẫn đến việc mua các tiểu thuyết tài tử giai nhân. Như vậy, có thể nói thị trường tiêu thụ tiểu thuyết tài tử giai nhân vốn đã rộng lớn càng rộng lớn hơn. Như vậy, các chủ nhà xuất bản có ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với sự hưng thịnh của tiểu thuyết tài tử giai nhân. Để tạo sự ảnh hưởng này, các nhà xuất bản đã tiến hành ba phương thức chính như sau: Một là mở rộng khắc in tiểu thuyết tài tử giai nhân, đối với những tác phẩm tiêu thụ với tốc độ nhanh lập tức được tái bản( Bình Sơn Lãnh Yến, Kiều Ngọc Lê…); hai là, mời những tác giả nổi tiếng làm “mỹ nhân sách” đến để viết lời giới thiệu, hiệu đính, đề tên trên sách để hấp dẫn độc giả (tiêu biểu Yên Thuỷ Tản), ba là, các chủ nhà xuất bản tự mình ra tay sáng tác tiểu thuyết tài tử giai nhân. Tuy ngày này chúng ta không thể tìm thấy một tác phẩm cụ thể nào là do nhà xuất bản tự sáng tác nhưng căn cứ trên một số tác phẩm chất lượng rất thấp chúng ta có thể khẳng định một cách khách quan nhất định tồn tại loại hiện tượng này. (hai tác giả Lý Hán Thu và Hồ ích Dân cho rằng Lưỡng giao hôn căn cứ vào Bình Sơn Lãnh Yến để sáng tác ra, nhưng so với tác phẩm gốc có rất nhiêu chỗ thô ráp, có thể coi là sách giả. Ông Trần Đại Khang cho rằng, phương thức lưu truyền của tiểu thuyết thông tục không giống như thơ ca, phú, kịch dựa vào truyền miệng là kênh lưu truyền chính, tiểu thuyết thông tục thông qua các nhà xuất bản nên diện ảnh hưởng vô cùng rộng lớn. Mặc dù triều đình đã rất nhiều lần nghiêm cấm vì cho rằng đó là “tiểu thuyết dâm từ” nhưng do lợi nhuận kếch sù mang lại cho các nhà sách nên bằng cách này cách khác họ vẫn cho xuất bản loại tiểu thuyêt này. ảnh hưởng của nhân tố thị trường và sự tham gia của các chủ nhà xuất bản đã làm cho loại tiểu thuyết này nhanh chóng hưng thịnh.

1.1.6.4. Nguyên nhân hưng thịnh của tiểu thuyết tài tử giai nhân - nhìn từ sự hỗn loạn của phong khí thời đại. [66, tr. 44-47]

Phong khí thời đại cuối thời kỳ nhà Minh cũng lại là một nhân tố bên ngoài thúc đẩy tiểu thuyết tài tử giai nhân hưng thịnh. Thời kỳ cuối Minh, một mặt là do sự manh nha của kinh tế tư bản chủ nghĩa mang đến sự thức tỉnh ý thức cá thể chủ thể, một mặt là sự khởi xướng của tư tưởng dị đoan, trong xã hội xuất hiện sự phản bác rất mạnh đối với sự đè nén của Lý học. Nhưng “chữa lợn lành thành lợn què” rất nhiều người đi từ cực đoan này sang cực đoan khác, từ “cấm dục” chuyển sang “theo dục”. Sự hỗn loạn thời kỳ này đã mang đến một hình thức hết sức nguy hại cho xã hội: nhân tâm khắc nghiệt, thế tục phong hoá ngày càng đi xuống, tựa hồ như thế giới của cầm thú. Thể hiện trên lĩnh vực tiểu thuyết sự lan tràn của các tiểu thuyết diễm tình. Đương nhiên hiện tượng này đem lại sự ảnh hưởng nghiêm trọng đối với luân lý đạo đức xã hội. Từ đó nó sản sinh sự ô nhiễm, đồng thời không có lợi cho sự phát triển và hoàn thiện bản thân con người, chính phủ bèn ra lệnh cấm chỉ “tiểu thuyết dâm từ”. Đồng thời rất nhiều văn nhân đã bắt đầu phản tư lại đối với sự tràn lan của loại tiểu thuyết này. Đương thời, với sự xuất hiện tiểu thuyết tài tử giai nhân với khí vị thẩm mỹ cao nhã đã tiến hành phản bác lại tư trào dâm dục đương thời. Tài tử giai nhân cực lực miêu tả nhân tố tinh thần: tài học, khí chất, tình cảm…ca ngợi tình yêu thanh khiết, vượt qua trở ngại, đoàn viên mỹ mãn …từ đó có thể khẳng định sự xuất hiện số lượng lớn tác phẩm tài tử giai nhân cuối Minh đầu Thanh là yêu cầu và sự vẫy gọi của thời đại.‌

1.2. Về nghệ thuật : Mô hình tự sự tiểu thuyết tài tử giai nhân

[xem thêm Trung Quốc phân thể văn học sử, tiểu thuyết quyển, tác giả Lý Tu Sinh, Triệu Nghĩa Sơn chủ biên, Thượng Hải cổ tịch xuấn bản hội, 2001,tr. 354)( tiếng Trung) và (xem thêm bài viết: ý nghĩa tự sự học của tiểu thuyết tài tử giai nhân, đăng trên Nhật Kỳ Thu Cảo, ngày 9 - 01 - 2003, tr 100 - 103) ( Bành Long Kiện sinh (1996 - )( Luận văn thạc sĩ, tác giả Bành Long Kiện, đề tài : Giải thích văn hoá mô hình tự sự tiểu thuyết tài tử giai nhân, năm 2003, Đại học Tương Đàm, phần thư mục tham khảo luận văn này]

Mô thức tự sự của tiểu thuyết tài tử giai nhân gần đây được giới nghiên cứu Trung Quốc đặc biệt chú ý, và sự nhận thức lại giá trị văn học của nhóm tiểu thuyết này đã mang lại cho tiểu thuyết tài tử giai nhân vị trí xứng đáng trong lịch sử văn học Trung Quốc và có đóng góp đặc biệt cho lịch sử phát triển tự sự học Trung Quốc.

1.2.1. Mô thức tự sự của tiểu thuyết tài tử giai nhân.

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đều cho rằng tiểu thuyết tài tử giai nhân có chung một mô thức tự sự cố định, nó thông thường gồm các tình tiết tự sự sau :

1. Tài tử và giai nhân tài sắc hơn người.

2. Tài tử ra ngoài tìm giai nhân làm vợ.

3. Tài tử và giai nhân tương kiến, làm thơ, tình yêu bắt đầu nảy nở.

4. Cha mẹ giai nhân lấy thơ để kén rể.

5. Tài tử giai nhân dùng thơ để bày tỏ tình cảm, tìm hiểu lẫn nhau.

6. Giả tài tử lừa hôn, thông qua thi cử lật tẩy thói xấu, lộ nguyên hình, ôm hận trong lòng.

7. Tài tử giai nhân vừa gặp đã yêu, tặng thơ cáo biệt.

8. Nam đóng vai nữ, nữ đóng vai nam, gửi bạn, gửi chị.

9. Giả tài tử do xúi giục quyền quý, trẻ hư bức hôn, cướp hôn.

10. Cha của giai nhân bị bãi quan, hãm hại.

11. Người cùng gia tộc mưu đồ phá hoại, tài tử trượng nghĩa tương trợ.

12. Vì trẻ hư bức hôn, chiến loạn, tuyển vào cung hoặc hiểu lầm, làm cho giai nhân lập tức li tán.

13. Giai nhân trung trinh không đổi, lấy tài trí, lòng can đảm, sự hiểu biết bảo về bản thân.

14. Tài tử đỗ đạt cao, quyền quý bức hôn kết thân, vua muốn gả giai nhân cho phò mã.

15. Tài tử giữ lời thề xưa, gặp phải khó khăn, hãm hại.

16. Tài tử lập công, vì họa được phúc, tiểu nhân nịnh bợ nghênh đón.

17. Hiểu lầm được giải quyết.

18. Hoàng thượng ban thưởng hôn nhân, trai tài gái sắc sánh vai, phu thê đoàn tụ.

Đương nhiên, không nhất thiết tất cả các tiểu thuyết tài tử giai nhân đều nhất thành bất biến phải trải qua tất cả các tình tiết nêu trên. Nhưng mỗi tác phẩm đa phần đều tồn tại các tình tiết đó. Nếu đem 18 tình tiết này tiến thêm một bước giản hóa, có thể xuất hiện từ tình tiết 1~ 8 là một đơn nguyên, 9 ~17 là một đơn nguyên, 18 là một đơn nguyên

Xem tất cả 158 trang.

Ngày đăng: 30/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí