Kiều thì đã “mặt mơ tưởng mặt, lòng khao khát lòng”, chểnh mảng việc học hành thi cử, tìm cách tiếp cận với giai nhân Vương Thúy Kiều :
Tần ngần đứng suốt giờ lâu, Dạo quanh chợt thấy mé sau có nhà.
Là nhà Ngô Việt thương gia,
Buồng không để đó, người xa chưa về.
Lấy điều du học hỏi thuê,
Túi đàn cặp sách đề huề dọn sang.
Cùng với tài tử, giai nhân là hình tượng trung tâm trong tiểu thuyết tài tử giai nhân. Tiêu chí của một giai nhân trong tiểu thuyết tài tử giai nhân gồm: Tài, tình, mạo, thức. Tài là tài hoa. Tình là tình cảm, là tình yêu. Mạo là dung mạo, vẻ đẹp bên ngoài, hình thể. Thức là lòng dũng cảm. Một giai nhân lý tưởng phải đạt được những tiêu chí nêu trên. Vương Thúy Kiều có thể coi là một giai nhân tiêu biểu. Trước hết là vẻ đẹp về tài hoa. Đó là tài đàn và tài thơ. Giới thiệu chung về vẻ đẹp tài hoa của Kiều, Nguyễn Du viết trong sự so sánh với người đẹp Thúy Vân:
Kiều càng sắc sẳo mặn mà So về tài sắc lại là phần hơn.
Khi Kiều đàn, tiếng đàn làm Kim Trọng nể phục:
Trong như tiếng hạc bay qua, Đục như nước suối mới sa nửa vời. Tiếng khoan như gió thoảng ngoài, Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa.
Có thể bạn quan tâm!
- Nguyên Nhân Hưng Thịnh Tiểu Thuyết Tài Tử Giai Nhân.
- Ý Nghĩa Tự Sự Học Tiểu Thuyết Tài Tử Giai Nhân. [64, Tr 100 - 103]
- Nghiên Cứu Ở Việt Nam Về Vấn Đề Từ Hoa Tiên Đến Truyện Kiều.
- Khác Biệt Giữa Truyện Kiều Và Hệ Thống Tiểu Thuyết Tài Tử Giai Nhân - Nhìn Từ Vấn Đề Kiểu Nhân Vật Giai Nhân: Kiều Là Một Kĩ Nữ.
- Truyện Kiều nhìn trong hệ thống tiểu thuyết tài tử giai nhân - 10
- Nhân Vật Kĩ Nữ - Lần Đầu Tiên Trong Văn Học Việt Nam Trung Đại, Một Nhân Vật Lớp Dưới Chính Thức Được Bước Vào Đời Sống Văn Học, Với Tư
Xem toàn bộ 158 trang tài liệu này.
Tài thơ ca của Kiều khiến một bậc văn nhân “văn chương nết đất, thông minh tính trời” cũng phải ngả mũ bái phục:
Tay tiên gió táp mưa sa,
Khoảng trên dừng bút thảo và bốn câu.
Khen tài nhả ngọc phun châu, Nàng Ban ả Tạ cũng đâu thế này.
Một vẻ đẹp không thể thiếu được của giai nhân là tình. Tình ở đây là tình yêu. Giai nhân sống chung tình, trung trinh, hết lòng với tình yêu. Đồng thời cũng yêu cầu người tình của mình phải thủy chung với tình yêu. Tình yêu đối với giai nhân không phải là sự sắp đặt của cha mẹ, để có được tình yêu, giai nhân chủ động, đấu tranh giành lấy tình yêu. Vì thế khi gặp và yêu Kim Trọng, Kiều đã nguyện gắn bó trọn đời với Kim Trọng:
Vầng trăng vằng vặc giữa trời Đinh ninh hai miệng một lời song song.
Tóc tơ căn vặn tấc lòng,
Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương.
Lần đầu tiên trong văn học Việt Nam, một cô gái chính thức chủ động tìm kiếm tình yêu, mà các cụ nói là “cọc đi tìm trâu”. Đây là một nét mới, chỉ có ở giai nhân thời đại này:
- Cửa ngoài vừa rủ rèm the
Xăm xăm bằng lối vườn khuya một mình
- Nàng rằng khoảng vắng đêm trường Vì hoa nên phải đánh đường tìm hoa.
Sau này khi trải qua nhiều tủi nhục, bị hành hạ về mặt tiết hạnh, nhưng Kiều vẫn dành cho Kim Trọng một thứ trinh tiết đặc biệt :
Chữ trinh còn một chút này
Chẳng cầm cho vững lại giày cho tan.
Trước đây, phu thê lấy nhau mới biết mặt nhau. Phụ nữ không cần sắc đẹp chỉ cần đức. Trong tiểu thuyết tài tử giai nhân, tài tử tuyên bố không có sắc đẹp không phải là giai nhân. Coi sắc đẹp là điều kiện đầu tiên của tình yêu. Yếu tố đầu tiên làm Kim Trọng mê Kiều chính là sắc đẹp “nghiêng nước nghiêng thành” của Kiều :
Tuần trăng khuyết, đĩa dầu hao Mặt mơ tưởng mặt, lòng khao khát lòng.
Buồng văn hơi lạnh như đồng, Trúc si ngọn thỏ, tơ chùng phím loan.
Trước đây, người phụ nữ không cần đẹp chỉ cần có đức. Tiểu thuyết tài tử giai nhân thêm một bước hoàn thiện nhân cách người phụ nữ trong xã hội phong kiến, đó là nhận thức đúng, ngợi ca và khẳng định vẻ đẹp sắc mạo, tức là vẻ đẹp hình thức, vẻ đẹp tự nhiên của con người. Và đồng thời khẳng định, sắc mạo là điều kiện đầu tiên của tình yêu. Tình yêu không có sắc đẹp không phải là tình yêu. Trong Truyện Kiều, Nguyên Du cực lực ca ngợi về đẹp sắc mạo của Kiều:
Mai cốt cách tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười.
Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang, Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.
Kiều càng sắc sảo mặn mà, So bề tài sắc lại là phần hơn. Làn thu thủy nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm, liễu hơn kém xanh.
Lần đầu tiên trong văn học Việt Nam trung đại, một bức khỏa thân bằng văn chương được xuất hiện từ ngòi bút của Nguyễn Du, mà cảm hứng ngợi ca vẻ đẹp sắc mạo của người phụ nữ. Chính vẻ đẹp hình thể này là yếu tố đầu tiên làm cho Thúc Sinh say mê Thúy Kiều :
Rõ màu trong ngọc trắng ngà Dày dày sẵn đúc một toàn thiên nhiên
- Trước còn trăng gió sau ra đá vàng.
Một bước tiến nữa trong nhận thức về vẻ đẹp của người phụ nữ đó là vẻ đẹp về lòng dũng cảm. Trong quan niệm của lễ giáo phong kiến, người phụ nữ phải là e lệ, e dè, mới là chuẩn mực, đặc biệt trong tình yêu, người phụ nữ hoàn toàn bị động và buộc phải tuân theo mệnh lệnh của cha mẹ: “phụ mẫu chi mệnh, môi ước chi hôn”. Một hình thức không nghe lời, hoặc tự ý yêu đương khi chưa có sự nhất trí của cha mẹ là phản lễ giáo. Trong
Truyện Kiều, Kiều không chỉ chủ động lựa chọn người tình của mình, mà còn chủ động tìm đến với tình yêu:
- Cửa ngoài vừa rủ rèm the
Xăm xăm bằng lối vườn khuya một mình
- Nàng rằng khoảng vắng đêm trường Vì hoa nên phải đánh đường tìm hoa.
Như vậy quan niệm về tài, mạo, tình, thức là một bước tiến mới, bổ sung trong nhận thức về giá trị của người phụ nữ so với nhận thức của quan niệm Nho giáo.
Một nhân vật luôn xuất hiện với vai trò phá hoại mối tình của tài tử và giai nhân là tiểu nhân. Trong Truyện Kiều, Kiều phải đối mặt với rất nhiều các loại tiểu nhân. Đầu tiên là với sự xuất hiện của “thằng bán tơ” làm cho gia đình Kiều gặp nạn :
Hỏi ra sau mới biết rằng: Phải tên xưng xuất là thằng bán tơ.
Một nhà hoảng hốt ngẩn ngơ, Tiếng oan dậy đất, án ngờ dựng mây.
Tiếp theo “thằng bán tơ”, Kiều tiếp tục đối mặt với một loại tiểu nhân khác, một tên bợm gái giả dạng thư sinh là Mã Giám Sinh. Mã Giám sinh là kẻ đầu tiên lừa Kiều, sau đó chiếm đoạt trinh tiết nàng :
Gần miền có một mụ nào,
Đưa người viễn khách tìm vào vấn danh.
Hỏi tên, rằng: “Mã Giám Sinh”
Hỏi quê, rằng: “Huyện Lâm Thanh cũng gần” Quá niên, trạc ngoại tứ tuần,
Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao.
Trước thầy sau tớ xôn xao,
Nhà băng đưa mối rước vào lầu trang.
Ghế trên ngồi tót sẵn sàng,
Buồng trong mối đã giục nàng kíp ra.
Đây chính là bản chất của Mã Giám Sinh
Chẳng ngờ gã Mã Giám Sinh Vẫn là một đứa phong tình đã quen.
Quá chơi lại gặp hồi đen,
Quen vùng lại kiếm ăn miền nguyệt hoa.
Nếu như Mã Giám Sinh là người đầu tiên chiếm đoạt thân xác Kiều thì Sở Khanh là kẻ buộc Kiều phải tiếp khách làng chơi. Kiều chính thức trở thành một kĩ nữ :
Nàng càng thổn thức gan vàng, Sở Khanh đã rẽ dây cương lối nào!
Một mình khôn biết làm sao,
Dặm dừng bước thấp, bước cao hãi hùng.
Ngoài ra, trong Truyện Kiều còn có Tú Bà, Hoạn Thư, và cả quan tổng đốc trọng thần Hồ Tôn Hiến ….
Như vậy, xét về loại hình nhân vật, Truyện Kiều có đầu đủ loại hình và đặc điểm của kiểu nhân vật trong tiểu thuyết tài tử giai nhân.
2.1.1.2. Quan niệm tình yêu, hôn nhân trong Truyện Kiều.
Quan niệm tình yêu và hôn nhân trong Truyện Kiều có những dấu ấn của quan niệm tình yêu, hôn nhân trong tiểu thuyết tài tử giai nhân. Trước hết là quan niệm tình yêu trong Truyện Kiều. Quan niệm tình yêu trong Truyện Kiều có nhiều dấu ấn quan niệm tình yêu trong tiểu thuyết tài tử giai nhân thể hiện trên các phương diện: Mô hình tình yêu lý tưởng, tìm kiếm tình yêu tự chủ, tình yêu thuần tình.
Trước hết mô hình tình yêu lý tưởng trong Truyện Kiều vẫn có dấu ấn của mô hình tình yêu lý tưởng tiểu thuyết tài tử giai nhân. Mô hình tình yêu lý tưởng của tiểu thuyết tài tử giai nhân là “tài sắc kiêm bị”. Trong Truyện Kiều, Thuý Kiều - Kim Trọng là cặp đôi tài tử giai nhân “tài sắc kiêm bị”. Nguyễn Du gọi cặp đôi này là “Người quốc sắc kẻ thiên tài”.
Trước hết là vẻ đẹp sắc mạo của cả tài tử và giai nhân. Về sắc mạo của Kiều, Nguyễn Du viết :
-Mai cốt cách tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười.
-Kiều càng sắc sảo mặn mà, So bề tài sắc lại là phần hơn. Làn thu thủy nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm, liễu hơn kém xanh
Viết về phong mạo của Kim Trọng, Nguyễn Du viết:
Thiên tư tài mạo tuyệt vời,
Vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa.
Kim Trọng - Thuý Kiều không chỉ đẹp về sắc mạo bề ngoài, họ còn là những bậc tài hoa. Tài hoa của họ, trước hết và chủ yếu nhất là tài năng thơ ca. Thơ ca là tiêu chí quan trọng nhất của một tài tử và một giai nhân đích thực. Kiều là một tài nữ thực sự. Tài thơ của nàng làm Kim Trọng nể phục :
Tay tiên gió táp mưa sa,
Khoảng trên dừng bút thảo và bốn câu.
Khen tài nhả ngọc phun châu, Nàng Ban ả Tạ cũng đâu thế này.
Một giai nhân hoàn hảo thì không chỉ có tài thơ ca, một loại tài năng nữa cũng rất quan trọng đối với một giai nhân đó là tài chơi đàn. Tài này của Kiều cũng làm Kim Trọng kinh ngạc:
thơ :
Trong như tiếng hạc bay qua, Đục như nước suối mới sa nửa vời. Tiếng khoan như gió thoảng ngoài, Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa.
Kim Trọng cũng là một tài tử tiêu biểu, với tài năng không thể thiếu được đó là tài
Nền phú hậu bậc tài danh
Văn chương nết đất thông minh tính trời Phong tư tài mạo tuyệt vời
Vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa
Như trên đã phân tích, tài thơ ca của tài tử và giai nhân là một tiêu chí bắt buộc không thể thiếu được. Bởi lẽ thơ ca không chỉ là môi giới ái tình, thơ ca, hoặc tiếng đàn còn thể hiện phong cốt, khí phách tâm hồn của cả tài tử và giai nhân. Hơn nữa, người có tài thơ là người có tình “Phàm người tài bao giờ cũng có tình” (Bình Sơn Lãnh Yến). Tình yêu là mục đích cao nhất của tiểu thuyết tài tử giai nhân. Thông qua thơ ca, Thúy Kiều đẹp hoàn mỹ hơn, càng khiến cho Kim Trọng ngây ngất “Xem trong âu yếm có chiều lả lơi”. Thông qua thơ ca, Kiều càng thêm yêu và gắn kết cùng chàng Kim “tạc một chữ đồng đến xương”. Đây chính là những nhân vật mới, luồng sinh khí mới hấp dẫn các chàng nho sinh tài tử và các “Phương Châu Việt Nam”(Trần Đình Hượu). Chính tình yêu của trai tài gái sắc này là một “đóng góp lớn vào đời sống tinh thần” Việt Nam, nó đánh dấu “một bước phát triển đột xuất của văn học Việt Nam”[17,tr. 179] như nhận xét của cố giáo sư Trần Đình Hượu.
Hơn nữa, một tiêu chí quan trọng nữa của quan niệm tình yêu tài tử giai nhân là tình yêu tự chủ. Tình yêu tự chủ là tình yêu mà tài tử và giai nhân tự lựa chọn người tình của mình. Trước đây trong quan niệm truyền thống, tình yêu đều do cha mẹ sắp đặt và điều kiện là phải “môn đăng hộ đối”, đặc biệt phải do cha mẹ quyết định. Hoặc tình yêu muốn thể hiện ra thì cũng phải thông qua những sự hoá trang biến cải nào đó. Hay nói như ông Trần Ngọc Vương: “Trước khi trong lịch sử văn học Trung Quốc và lịch sử văn học Việt Nam những mối tình hiện thực “trần thế” được phản ánh, thì các tác giả tiền bối đã phải tưởng tượng ra những cuộc “kỳ ngộ” giữa tiên với người, thậm chí giữa ma quỷ hồ tinh… với người. Và về phía “siêu thực”, dĩ nhiên, chủ yếu là phái nữ. Để đi tới những mối tình Kim Trọng - Thuý Kiều, Phạm Kim - Quỳnh Thư, Lương Sinh - Giao Tiên… cần phải có những cuộc tình kiểu Liêu Trai chí dị!”[59, tr. 83]. Vì vậy, tình yêu tự chủ là nét mới trong quan niệm tình yêu trong văn học Việt Nam. Nó có vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần Việt Nam, nói như giáo sư Trần Đình Hượu: “tạo ra luồng sinh khí mới và đóng góp đột xuất đối với văn học Việt Nam”. Tình yêu tự chủ Trong Truyện Kiều thể hiện rõ nét ở hành động Kiều chủ động tìm đến với Kim Trọng :
Cửa ngoài vừa rủ rèm the
Xăm xăm bằng lối vườn khuya một mình
Và giải thích cho lý do này là :
Nàng rằng khoảng vắng đêm trường Vì hoa nên phải đánh đường tìm hoa.
Tình trong tài tử giai nhân là thuần tình, là tình yêu ban sơ, tình che lấp dục, tình và lễ hoà hợp với nhau. Trong Truyện Kiều cũng vậy, Mối tình giữa riêng Kim Trọng và Thuý Kiều là tình yêu thuần tình. Bởi khi Kim Trọng nảy sinh dục vọng, Kiều tìm cách dập tắt dục vọng bản năng của Kim Trọng theo kiểu “tình trong lễ”:
Sóng tình dường đã xiêu xiêu, Xem trong âu yếm có chiều lả lơi. Thưa rằng: “Đừng lấy làm chơi, Rẽ cho thưa hết một lời đã nao.
Vĩ chi một đoá yêu đào,
Vườn hồng chi dám ngăn rào chim xanh.
Đã cho vào bậc bố kinh,
Đạo tòng phu lấy chữ trinh làm đầu.
Ra tuồng trên bộc, trong dâu, Thì con người ấy ai cầu làm chi Phải điều ăn xổi ở thì,
Tiết trăm năm, nỡ bỏ đi một ngày.
Như vậy, xét về quan niệm tình yêu, Truyện Kiều cũng có đầy đủ tiêu chí của một tình yêu tài tử giai nhân đúng nghĩa. Xét trên phường diện này, Truyện Kiều là một truyện thơ Nôm tài tử giai nhân.
- Quan niệm hôn nhân trong Truyện Kiều.
Quan niệm hôn nhân trong Truyện Kiều là quan niệm hôn nhân dựa trên nền tảng tình yêu. Kim Trọng - Thuý Kiều đến với nhau hoàn toàn là do trọng sắc nể tài của nhau: “Người quốc sắc kẻ thiên tài, tình trong như đã mặt ngoài còn e”. Kim Trọng - Thuý Kiều thề ước trăm năm gắn bó hoàn toàn là tự nguyện không hề có sự sắp đặt của cha mẹ:
Vầng trăng vằng vặc giữa trời Đinh ninh hai miệng một lời song song.