Nghiên Cứu Ở Việt Nam Về Vấn Đề Từ Hoa Tiên Đến Truyện Kiều.

triển tương đối dài, kéo theo sự liên kết lâu dài với lịch sử, làm cho nghệ thuật tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc trong thời gian dài không thoát khỏi sự trói buộc của lịch sử. Trong Sưu thần ký, tuy nhấp nháy ánh hào quang của mô thức tự sự tưởng tượng của loại linh quái ảo tưởng, nhưng ngụ ý của tác giả muốn viết một bộ “sử thần quỷ”. Truyện truyền kỳ đời Đường đằng sau nó kéo theo một cái đuôi “giả sử liệu”, sáng tạo tiểu thuyết diễn nghĩa lịch sử, hấp thụ sự quấy nhiễu và chế ước của chính sử. Kỳ thực đây là loại ỷ lại đối với văn học sử truyện. Tình hình này cho thấy, chỉ đến thời Minh Thanh tiểu thuyết phồn thịnh chưa từng có, tiểu thuyết mới thực sự chính thức được coi là hoàn toàn độc lập thoát khỏi sự trói buộc của lịch sử.

Tự sự học tưởng tượng và tự sự học hiện thực vốn cùng sinh ra trong thần thoại, truyền thuyết, nếu dùng nhãn quan của một người đương đại mà nhìn nhận, bắt đầu từ thần thoại truyền thuyết chủ yếu phải là loại tự sự học tưởng tượng. Nói như vậy thì tức là không phải tự sự tưởng tượng chiếm ưu thế tuyệt đối, thậm chí phải là hai loại mô thức cùng nhau tiến lên mới là hợp lý. Nhưng tại sao lại xuất hiện tình trạng như vừa nêu ở trên? Nguyên nhân ở đâu? Chủ yếu là truyền thống nhất quán coi trọng lịch sử của người Trung Quốc cổ đại. Vì vậy Lục kinh đều là sử, nó thể hiện sự tôn sùng sách sử, tôn sùng ý nghĩa trong đó. Như Xuân thu đã trở thành đệ nhất kinh của Hoa Hạ, sau này có ba loại sách được coi là truyện: Công dương, Tả thị Cốc lương, trong thiên hạ nó được coi là chuẩn mực đem ra xử thế. Vậy mà đứng ở trên phương diện lịch sử mà xét, trong cái nhìn của người đương đại khởi đầu từ thần thoại và truyền thuyết là loại mô thức tưởng tượng, trước con mắt của người dân nó là một loại “lịch sử chân thực”, người ta đem nó làm thành một loại tự sự hiện thực, và cùng với quá trình phát triển sau này, do ảnh hưởng của ý thức trọng lịch sử của người Trung Quốc cổ đại, tự sự tưởng tượng không ngừng chuyển hóa, dựa vào tự sự hiện thực, hiện tượng này xuất hiện có thể coi là biểu hiện của lịch sử hóa thần thoại. Tư Mã Thiên viết Ngũ đế bản kỷ đã cải biến thần thoại cổ. Đây chính là một loại truyền thống trọng sử của Trung Quốc cổ đại, tạo nên sự phồn vinh đặc biệt của văn học sử truyện thời kỳ Lưỡng Hán và Xuân Thu chiến quốc, mà trong đó tự sự tưởng tượng và tự sự hiện thực về bản chất là đối lập nhau, thực chất của sự phồn vinh này là sự kiềm chế và bài xích đối với nghệ thuật tiểu thuyết, bởi vì tiểu thuyết chính là

một loại mô thức tự sự tưởng tượng sớm nhất, điển hình nhất. Nghệ thuật tiểu thuyết chỉ có thể lấy phương thức tiềm ẩn, như một ẩn số của tự sự tưởng tượng từ trong nội tại thể văn lịch sử mà phát triển. Từ đó quá trình phát triển của nghệ thuật tiểu thuyết là một quá trình cởi bỏ sự trói buộc của lịch sử và bù đắp sự khuyết thiếu của tự sự tưởng tượng bẩm sinh yếu ớt, trở thành mơ ước và phương hướng phấn đấu của các tiểu thuyết gia sau này.

1.2.2.2. Với sự xuất hiện của mô thức tự sự tài tử giai nhân đồng thời nó khắc phục được quan niệm tự sự “trọng kết quả coi thường quá trình” trong lịch sử tiểu thuyết Trung Quốc. Đây là quan niệm tự sự tồn tại dai dẳng lâu dài, thâm căn cố đế. Từ đó, việc thay đổi loại quan niệm tự sự này trở thành mong muốn và phương hướng phấn đấu của các tiểu thuyết gia sau này.

Lịch sử là thuật lại sự việc đã qua. Trên thực tế, toàn bộ tự thuật lịch sử là dây xích xâu chuỗi các sự kiện lại với nhau, thường gọi là các sự kiện lịch sử. Toàn bộ sự kiện lịch sử này đều là lịch sử luận mục đích, chỉ có sau khi xuất hiện kết cục lịch sử, người ta mới có thể lựu chọn và lý giải các sự kiện lịch sử. Điều đó nói với chúng ta rằng, trong một thời kỳ dài của xã hội Trung Quốc cổ đại, ghi chép lịch sử thực chất là sau khi có mục đích và kết quả mới làm. Giống như trong sử sách Trung Quốc cổ đại, sự việc sau khi có kết luận rõ ràng lại quyết định lấy làm tiêu chuẩn. Mục đích luận lịch sử này, giới sử gia Trung Quốc coi là bình giá luân lý, thực chất vẫn là sự cắt hay bỏ, lược bớt hay cắt xén, quyền chí cao vô thượng phụ thuộc vào ngòi bút các sử gia. Mục đích của Khổng Tử sớm nhất khi viết Xuân Thu là muốn làm cho “loạn thần tặc tử sợ hãi”. Về sau, ý thức mục đích lịch sử này đựợc giới sử học tôn làm mực thước. ý thức lịch sử trọng kết quả làm cho Trung Quốc từ rất sớm trong quan niệm tự sự tuyên bố một tiêu chuẩn trọng kết quả sau cùng, đồng thời thúc đẩy sự hình thành truyền thống tâm lý đem luân lý đạo đức làm chẩn mực ghi chép lịch sử. Quan niệm trọng kết cục lịch sử tựa hồ như đã trở thành ý thức tiềm ẩn, mang tính chất tiên nghiệm vốn có của người Trung Quốc cổ đại.

Truyền thống coi trọng kết cục lịch sử, làm cho dân tộc Trung Hoa mỗi khi kết luận, bình luận, chú trọng cân nhắc cái được mất lợi hại mà ít khi chú ý tìm hiểu nguyên nhân và nguồn gốc của sự vật. Phương thức tư duy lịch sử này lâu dần biến thành một loại vô thức tập thể dân tộc. Khi mà chúng ta đang nói về nghệ thuật và ghi chép sự kiện lịch sử

há chẳng phải là tri thức “sau đó” sao? Mà ít khi chú ý đi tìm hiểu tại sao? Khi mà chúng ta mang mô thức tư duy lịch sử để tiến hành tự sự , rất ít có thể thu hút người ta vào cấu trúc tình tiết , mà chỉ chú trọng kết thúc của sự việc.

Từ những phân tích trên đây có thể thấy, chính truyền thống coi trọng kết thúc coi thường quá trình của người Trung Quốc cổ đại, hình thành quan niệm tự sự “trọng kết quả coi thường quá trình”, quan niệm tự sự này lại mượn văn học sử truyện rất phát triển thời cổ đại mà ảnh hưởng sâu sắc đối với hậu thế. Thể hiện trên lĩnh vực tiểu thuyết, đầu tiên là phải phù hợp với tâm lý dân tộc “trọng kết quả”, vì vậy, đều thích một kết cục cuối cùng phải sắp xếp cho được: người tốt phải được hưởng phúc lành, kẻ xấu phải bị quả báo, hơn nữa “tình tiết tương đối bạc nhược”, vấn đề mà mọi người quan tâm nhất là, không phải người tốt là tốt như thế nào, người xấu là xấu như thế nào, mà người ta quan tâm nhất là sau cùng người tốt và người xấu rút cục là như thế nào. Chỉ cần kết cục sau cùng phù hợp với sự chờ đợi của nhân dân, như vậy, không có sự li kỳ, khúc khuỷu của bên trong tình tiết, tác giả không phải chú ý tìm kiếm, độc giả cũng không thật sự để ý.

1.2.2.3. Mô thức tự sự học tiểu thuyết tài tử giai nhân đã khắc phục hai nhược điểm lớn của tự sự học Trung Quốc: một là tự sự tưởng tượng bẩm sinh yếu ớt, hai là tình tiết bạc nhược.

Một số lượng lớn tiểu thuyết tài tử giai nhân xuất hiện cuối Minh đầu Thanh với những tình tiết quanh co kì diệu, biến đổi bất thường, đồng thời bổ khuyết cho hai nhược điểm lớn, đó là ý nghĩa tự sự học không nhỏ của tiểu thuyết tài tử giai nhân.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 158 trang tài liệu này.

Mô thức cố định, hay như trên gọi là “nhân tố hằng định bất biến” gồm ba bước:Vừa gặp đã yêu (nhất kiến chung tình); tiểu nhân phá hoại; đại đoàn viên. Vậy mà chúng ta đọc kỹ một chút có thể phát hiện, tuy kết cục được công thức hóa như vậy, nhưng mỗi tác phẩm phát triển đến kết thúc như thế nào? chúng ta lại không biết. Đây chính là những nhân tố khả biến. Những chỗ mà chúng ta không biết, biểu thị ý nghĩa tự sự học không nhỏ của tiểu thuyết tài tử giai nhân. Phương thức chung vừa gặp đã yêu là như vậy, nhưng trăm nghìn trạng thái khác nhau, không hề giống nhau. Ví dụ như thi thơ kén rể trong Kiều Ngọc Lê, Bạch Thái Huyền tổ chức thi thơ kén rể cho Hồng Ngọc, thơ của Phương Hữu Bạch bị Hồng Ngọc nhìn thấy, từ đó mà hai người yêu thương lẫn nhau, có

trường hợp đi dạo nhìn thấy thơ, như trong Uyển như ước, Triệu Nhu Tử để chọn phu quân như ý mà cải trang đi du ngoạn, chọn được Tư Không học sỹ, muốn chọn Tư Không làm chồng, nhưng phải sau khi xem thơ của Tư Không học sỹ như thế nào, thưởng thức tài hoa, chủ động gửi gắm thân phận của mình, có khi thì tiến hành “hội trao đổi thơ” như trong Lưỡng giao hôn , hoặc Phụng chiếu đề thơ trong Bình Sơn Lãnh Yến

Truyện Kiều nhìn trong hệ thống tiểu thuyết tài tử giai nhân - 7

Mô thức chung của vượt qua thử thách là “hằng định bất biến” nhưng quá trình cụ thể vượt qua thử thách ngược lại hoàn toàn khác nhau, tức là tiểu thuyết tài tử giai nhân chú ý đến quá trình, diễn biến của tình tiết để đi đến kết cục. Nhìn trên đại thể, có thể phân làm mấy loại như sau: một là tiểu nhân phá hoại, làm cho chuyện tình của tài tử và giai nhân bị thất bại, như trong Kiều Ngọc Lê, Trương Quỹ Như âm thầm lấy tên đổi thơ của Phương Hữu Bạch thành thơ của mình đến nhà Phương Hữu Đức kết thân, hoặc Hoàng Thượng tuyển Phi làm cho tài tử giai nhân li tán như trong Định tình nhân, hoặc một loại là vì hiện thực chiến tranh tài tử giai nhân phải li tàn như trong Cẩm hương đình

Kết cục đại đoàn viên cũng vậy, trước sau cũng sẽ dẫn đến kết cục phu thê đoàn viên nhưng quá trình, diễn biến, con đường đi đến đoàn viên là hoàn toàn khác nhau. Có con đường đoàn viên là do thi cử đỗ đạt cao như trong Bình Sơn Lãnh Yến, hoặc lập công được thưởng như trong Hảo Cầu truyện, hoặc chết đi sống lại trong Kim Vân Kiều,….Hoặc là để tăng thêm sự hấp dẫn cho tác phẩm, các tác giả tài tử giai nhân có ý thức sáng tạo thêm những tình tiết li kỳ hấp dẫn, khúc khuỷu, quanh co mà từ trước giờ chưa bao giờ có ví dụ tình tiết trong Kim Vân Kiều truyện , mỹ nữ Vương Thúy Kiều thông minh tài sắc thông thạo âm luật thơ phú, cùng với thư sinh Kim Trọng đính hôn, Kim Trọng về Liễu Đông chịu tang chú, cha Thúy Kiều bị kẻ gian hãm hại. Để cứu cha, Kiều bán mình chuộc cha, kết quả là bị lừa vào nhà chứa, sau khi có những ngày tháng đẹp đẽ với Thúc Sinh, Thúy Kiều bị Hoạn Thư đánh ghen, buộc phải xuất gia, sau đó lại bị bắt vào kỹ viện, gặp được Từ Hải, Từ Hải cứu giúp Kiều, giúp Kiều báo thù, khi quân triều đình chiêu an, Kiều khuyên Tử Hải ra hàng, Hồ Tôn Hiến giết chết Từ Hải, Kiều đâm đầu xuống sông tự tử, được một ni cô cứu vớt, sau này trùng phùng với Kim Trọng…

Các tác giả tài tử giai nhân đa phần đều đan dệt, sáng tạo, mở rộng các tình tiết, tìm kiếm những tình tiết éo le, khúc khuỷu. Đây thực chất là sự tìm kiếm của nghệ thuật một cách tự giác. Tuy mô thức tự sự tiểu thuyết tài tử giai nhân có những hạn chế nhất định, nhưng đồng thời với việc “trọng kết cục”, cũng vô cùng coi trọng đối với quá trình đi đến kết cục đó. Tiểu thuyết tài tử giai nhân Minh Thanh chính là đã lấy tình tiết biến hóa liên tục để thay đổi quan niệm tự sự “trọng kết quả coi thường quá trình”, đồng thời tích cực bù đắp những khuyết thiếu của mô thức tự sự tưởng tượng bẩm sinh yếu ớt. Có thế nói tiểu thuyết tài tử giai nhân có công “mở đường” - chuẩn bị cho thời khắc ra đời của những đỉnh cao tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc.

Như vậy chúng tôi đã tiến hành giới thiệu tương đối chi tiết những vấn đề cần tham khảo để nghiên cứu Truyện Kiềuvà truyện thơ Nôm tài tử giai nhân Việt Nam. Chúng tôi coi đây là mô hình lý thuyết để ứng dụng nghiên cứu Truyện Kiều và truyên thơ Nôm tài tử giai nhân Việt Nam. Vấn đề đặt ra là rất rộng, nhưng do khuôn khổ của luận văn nên chúng tôi chỉ chứng minh một số vấn đề nêu trên. Khi chúng tôi chứng minh đến vấn đề nào sẽ giới thuyết cụ thể đến đó.

Chương 2‌


Truyện Kiều - những yếu tố của tiểu thuyết tài Tử giai nhân


2.1. Nghiên cứu ở Việt Nam về vấn đề từ Hoa tiên đến Truyện Kiều.


“Truyện Hoa tiên đã mở đường cho Truyện Kiều, Hoa tiên là truyện thơ Nôm tài tử giai nhân tiêu biểu ở Việt Nam, ra đời trước Truyện Kiều Hoa tiên đưa vào văn học Việt Nam một nội dung mới, một nghệ thuật mới khiến cho sau đó Kim Vân Kiều sinh ra” [17, tr. 155]. Thứ nhất, về phương diện nội dung, Hoa tiên đưa vào văn học Việt Nam một nội dung hoàn toàn mới đó là tình yêu của trai tài và gái sắc. Khẳng định cho luận điểm này giáo sư Trần Đình Hượu viết: “tình yêu trai tài gái sắc chắc chắn không phải là điều mới lạ, phải chờ có Hoa tiên ký họ mới được biết đến. Nhưng một tình yêu tinh tế, sâu sắc, phong phú thì phải có một đời sống văn hóa cao mới có được. Mà điều đó thì ít ra trong văn chương chữ Hán chữ Nôm của ta lúc đó chưa hề nói tới…Cái hấp dẫn họ ( nhà nho tài tử) hay chủ đề văn học mà họ theo đuổi là tình yêu và điều đó biểu hiện rõ trong công phu gọt rũa văn chương những đoạn mô tả tình yêu tinh tế sâu sắc” [17, tr.157]. Hơn nữa khi nội dung tươi mới này xuất hiện, nó thu hút được đông đảo các nhà nho tham gia nhuận sắc và dịch các tác phẩm của Trung Quốc. Tham gia nhuận sắc Hoa tiên Nguyễn Thiện và Vũ Đại Vấn rồi Cao Bá Quát. Mục đích của các nhà nho tài tử này khi nhuận sắc Hoa tiên là làm “làm chọn vẹn thêm cái đẹp” của nguyên tác, tiêu điểm nhuận sắc của các nhà nho tài tử này là “công phu gọt rũa văn chương những đoạn mô tả tình yêu tinh tế và sâu sắc….theo hướng trau dồi nghệ thuật, trau dồi lời thơ” [17, tr. 158]. Hiệu ứng của nó còn kéo theo cả sự chuyển dịch một loạt các tác phẩm mới và sáng tạo ra những tác phẩm mới, ảnh hưởng sâu sắc đến các văn nhân, thậm chí cả tầng lớp thống trị: “Được cái mới kích thích nhiều người đua nhau dịch các tác phẩm từ ngoài vào để lại cho ta Hoa tiên, Phan Trần, Truyện Kiều, loại mà chúng tôi gọi là “truyện Nôm tài tử giai nhân”. Mê say loại truyện đó không chỉ có các công tử danh sỹ cuối đời Lê mà cả các ông vua đầu đời Nguyễn như Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức.” [17, tr. 175]. Về mặt nghệ thuật, cũng theo giáo sư Trần Đình Hượu, với Hoa tiên, “Nguyễn Huy Tự đã khai sinh ra loại truyện Nôm tài tử giai nhân…Nguyễn Huy Tự - một Phương Châu Việt Nam lúc đó - đã dốc tài

năng văn chương quốc âm ra làm một việc hoàn toàn mới: chuyển dịch một ca bản chữ Hán ra một truyện thơ” [17, tr. 157]. Tóm lại đánh giá vai trò của Hoa tiên, và ảnh hưởng của Hoa tiên đến Truyện Kiều, giáo sư Trần Đình Hượu khẳng định: “Hoa tiên mở đường cho Truyện Kiều nhưng có Truyện Kiều, Hoa tiên trở thành mờ nhạt; có Thúy Kiều, Dao Tiên trở thành mờ nhạt. Hoa tiên là một chuyện ái tình, một chuyện hôn nhân và gia đình, không phải là một tiểu thuyết xã hội, không chứa đựng nhiều dung lượng xã hội. Nhưng đó là một truyện thơ ái tình đầu tiên và Nguyễn Huy Tự đã có công mở đầu cho một con đường không phải không có ý nghĩa lớn trong cuộc sống tinh thần của xã hội phong kiến nước ta lúc đó…Hoa tiên không hay bằng Truyện Kiều là điều hiển nhiên …Nhưng nếu chúng ta không nhìn sự ra đời của truyện thơ - truyện Nôm tài tử giai nhân - như một bước phát triển đột xuất của văn học Việt Nam, không nhìn việc viết về tình yêu trong đó là một đóng góp lớn vào đời sống tinh thần, không hiểu đúng nguyên tắc “trung hậu” mà Vũ Đại Vấn dùng để chữa nguyên tác, thì chúng ta hiểu không thật đúng nội dung thực của trào lưu văn học từ giữa thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX.” [17, tr. 179].

Năm 2002, công trình Thi pháp Truyện Kiều của nhà thi pháp học Trần Đình Sử ra mắt bạn đọc. Trong chương III : “Truyện Kiều và văn hoá, văn học Việt Nam”, phần “Truyện thơ Nôm và Truyện Kiều” của cuốn sách này, tuy ông Trần Đình Sử không trực tiếp đưa ra vấn đề đánh giá ảnh hưởng của Hoa tiên với Truyện Kiều, nhưng liên quan đến hướng nghiên cứu của mình, tác giả cũng thừa nhận sự ảnh hưởng to lớn của Hoa tiên đối với Truyện Kiều. Thứ nhất, là những dấu vết những câu Kiều đã có trước đó trong Hoa tiên (Theo Hoàng Xuân Hãn, Truyện Hoa tiên ra đời trước Truyện Kiều 40, 50 năm. Theo Đào Duy Anh, thì khoảng 30, 40 năm) : “ảnh hưởng của Truyện Hoa tiên đối với Truyện Kiều là có thể xác định được, bởi không chỉ có mối quan hệ quê hương, thuộc “Văn phái Hồng Sơn” mà còn có thể tìm thấy những câu thơ trong Truyện Hoa tiên của Nguyễn Huy Tự làm ta nhớ đến những câu Kiều. Chẳng hạn: “Thiên nhiên sẵn đúc dày dày, Mực hoen sá thấm phấn rơi thông giồi” của Nguyễn Huy Tự sẽ làm ta nhớ tới câu của Nguyễn Du: “Rõ ràng trong ngọc trắng ngà, Day dày sẵn đúc một toà thiên nhiên” Hoặc câu thơ của Nguyễn Huy Tự: “Nỗi riêng riêng chạnh đòi nau một mình” làm ta nhớ đến câu Kiều: “Nỗi riêng riêng chạnh tấc riêng một mình”. Nguyễn Huy Tự đã tạo ra

hàng loạt từ vựng mà Nguyễn Du đã kế thừa, tạo ra hàng loạt thế câu miêu tả, biểu cảm mà Nguyễn Du hấp thụ..” [45, tr. 103]. Thứ hai, ảnh hưởng về mặt chương pháp: “Mở đầu của Truyện Hoa tiên thường là tả cảnh thì mở đầu Truyện Kiều cũng như vậy, đó là điều ít có ở các truyện Nôm khác” [45, tr. 104]. Đánh giá chung về ảnh hưởng của truyện thơ Nôm đối với Truyện Kiều, giáo sư Trần Đình Sử khẳng định: “Xét về nội dung Truyện Kiều tiếp tục những vấn đề của ngâm khúc và truyện Nôm trước nó, đặc biệt là của Hoa tiên để đạt được đỉnh cao của thể loại truyện Nôm” [45, tr. 104].‌

2.2. Về nội dung và nghệ thuật, Truyện Kiều có nhiều dấu ấn của tiểu thuyết tài tử giai nhân.

2.2.1. Về nội dung.

2.2.1.1. Loại hình nhân vật.

Truyện Kiều cũng có ba kiểu loại nhân vật tiêu biểu : Tài tử, giai nhân và tiểu nhân.

Trước hết là loại hình nhân vật tài tử. Trong Truyện Kiều, Kim Trọng là một trang tài tử tiêu biểu, thể hiện đầy đủ nhất đặc trưng của kiểu loại nhân vật này : Tài, sắc, tình, hiệp. Trước hết, Kim Trọng là một thanh niên tài hoa, cụ thể là tài thơ văn:

Nền phú hậu bậc tài danh,

Văn chương nết đất, thông minh tính trời.

Kim Trọng, ngoài vẻ đẹp về tài hoa văn chương ra, còn có sắc mạo của một trang tài tử tiêu biêu:

Thiên tư tài mạo tuyết vời,

Vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa.

Nhưng một đặc trưng không thể thiếu được của tài tử là tình. Tình là tình yêu. Mục đích cả cuộc đời của một trang tài tử là có được tình yêu của giai nhân. Tình yêu là lẽ sống duy nhất của tài tử. Vì thế nên vừa gặp giai nhân, tiếng sét ái tình đã đến :

Người quốc sắc, kẻ thiên tài Tình trong như đã mặt ngoài còn e.

Tài tử cậy tài, dựa vào tài của mình, sống theo sở thích và thường đối lập với xã hội, tự do phóng khoáng, thậm chí coi thường cả công danh sự nghiệp. Kim Trọng từ khi gặp

Xem tất cả 158 trang.

Ngày đăng: 30/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí